Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng tư tưởng Mác Lênin, hành loạt Đảng Cộng sản đã ra đời như: Đảng xã hội - dân chủ Nga (1903); Đảng Cộng sản Pháp (1920)
Khi lần đầu tiếp xúc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lấy đó làm hệ tư tưởng cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm Đường Cách mệnh ra đời dựa trên nền tảng tư tưởng Mác Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình Việt Nam bấy giờ, nêu lên một cách cụ thể nhưng dễ hiểu những vấn đề cốt lõi của Cách Mạng Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng cho việc thành lập chính đảng ở Việt Nam sau này.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6889 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giới thiệu nội dung Cách Mệnh trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng tư tưởng Mác Lênin, hành loạt Đảng Cộng sản đã ra đời như: Đảng xã hội - dân chủ Nga (1903); Đảng Cộng sản Pháp (1920)…
Khi lần đầu tiếp xúc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lấy đó làm hệ tư tưởng cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm Đường Cách mệnh ra đời dựa trên nền tảng tư tưởng Mác Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình Việt Nam bấy giờ, nêu lên một cách cụ thể nhưng dễ hiểu những vấn đề cốt lõi của Cách Mạng Việt Nam, là bước chuẩn bị quan trọng cho việc thành lập chính đảng ở Việt Nam sau này.
2.Nội dung cách mệnh trong tác phẩm Đường Cách Mệnh:
Sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đường cách mệnh là một cuốn sách "phác thảo đường lối cứu nước” nhưng "là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc" . Con đường cứu nước ấy – con đường Cách mạng mang những nội dung cơ bản sau :
2.1Con đường đi lên của cách mạng Việt Nam : Việt Nam phải trải qua dân tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh và đi theo con đường CMXHCN _ CM vô sản theo tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê nin.
Nguyễn Ái Quốc đưa ra khái niệm “cách mệnh”: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Từ đó, Người xác định “mấy thứ cách mệnh” như sau:
“- Tư bản cách mệnh như cách mệnh Pháp năm 1789, Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776; Nhật cách mệnh năm 1864.
- Dân tộc cách mệnh như: Italia đuổi cường quyền Áo năm 1859; Tàu đuổi Mãn Thanh 1911.
- Giai cấp cách mệnh như công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy chính quyền 1917.”
Theo người, mỗi loại cách mạng đều nảy sinh từ những mâu thuẫn : Mâu thuẫn giữa địa chủ với tư bản mới, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, những mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng Cách mạng. Dân tộc cách mệnh là “dân tộc nô lệ đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi” để giành độc lập tự do. Giai cấp cách mệnh là “giai cấp bị áp bức cách mệnh để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình.”
Người dẫn dắt những ví dụ về mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở chính An Nam, đó là một cách khẳng định chúng ta cần phải tiến hành cả dân tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh, tiến hành giải phóng dân tộc để tiến lên giải phóng giai cấp.
Từ việc phân tích bài học lịch sử của Cách mạng Tư sản Pháp 1789 và cách mạng tư sản Mỹ 1776, người nhận định “là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi” Chỉ có Cách mệnh Nga, sau khi giành chiến thắng thì “ Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra chính phủ công nông binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”. Theo Người, Cách mạng như thể là “thành công và thành công đến nơi”, và đúc rút quan điểm muốn cách mạng thành công thì “nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lenin”. Tức, Người vạch ra con đường Cách mạng Việt Nam là CM đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin.
2.2Về lực lượng cách mạng, Công – nông chính là nòng cốt của cách mạng. Trong đó, công nhân là giai cấp lãnh đạo. Lí luận và thực tiễn đã chứng minh cách mạng Việt Nam chỉ có thể dành được thắng lợi khi đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
Người chỉ rõ “Công nông là người chủ Cách mệnh” vì “bị áp bức nặng hơn”, vì “đông nhất nên sức mạnh hơn hết”, vì “là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”.
Nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội, nguồn sống chính là lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê, làm mướn, bị áp bức bóc lột bằng đủ thứ tô, thuế. Giai cấp công nhân là những người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương nhưng không được sở hữu phương tiện sản xuất, đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị áp bức, đánh đập tàn nhẫn. Tuy nhiên, ở họ sớm hình thành những phẩm chất cách mạng: kiên quyết, triệt để, có tính tổ chức, kỉ luật cao. Phần lớn công nhân lại đều có xuất thân là nông dân. Do vậy, họ có sự gắn bó máu thịt với giai cấp nông dân. Đó là cơ sở tiền đề để xây dựng nên khối liên minh công – nông vững chắc.
Người còn nhận định học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là “bầu bạn cách mệnh của công nông”. Tư duy đương thời của nhiều người cho rằng, đã địa chủ tất nhiên sẽ là kẻ thù của cách mạng, là đối tượng đứng về phía đế quốc. Nhưng Người phân loại: “điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh công nông” tư tưởng ở đây là phân hóa tối đa và cô lập kẻ thù, từ đó mới làm cơ sở tăng thêm sức mạnh của cách mạng. Phải nói đây là tư duy hết sức khoa học và tiến bộ, việc áp dụng nó thực tế đem lại nhiều thành quả cho lịch sử cách mạng nước nhà.
2.3Về phương pháp cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những quan điểm cơ bản về phương pháp cách mạng Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tổng kết kinh nghiệm cách mạng các nước mà cốt lõi là khai thác và sử dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Người nhận định làm cách mạng là công việc vô cùng khó, nhưng “Biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó”. Điều ấy chứng tỏ, phương pháp giữ vai trò quan trọng trong việc thành hay bại của Cách mạng. Và Cách làm Cách mệnh được người đưa ra với những lưu ý sau:
- Phải làm cho dân giác ngộ.
- Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu.
- Phải hiểu phong trào thế giới, phải bày sách lược cho dân.
- Tập trung sức mạnh Bắc Trung Nam “Sức Cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng Cách mệnh”. Có lẽ chính tư duy này là một trong những lý lẽ thuyết phục để hợp nhất ba tổ chức Đảng thành 1 Đảng thống nhất sau này.
Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy những phương pháp tăng cường sức mạnh cách mệnh khi Người đưa ra những bài học từ lịch sử Cách Mạng thế giới trong đó có:
- Phải đoàn kết toàn dân như bài học từ Cách Mạng Pháp
- Phải giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng, phải biết chọn thời cơ như bài học từ Cách Mạng Nga 1917
2.4.Về Đảng Cộng sản; Người nêu quan điểm về vai trò của Đảng:“Sức Cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng Cách mệnh” điều ấy chứng tỏ : sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đầu tiên để đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mệnh và Người còn nhấn mạnh “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Hơn nữa Đảng phải lấy Chủ nghĩa Mác Lenin làm nền tảng tư tưởng vì theo người “Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” và “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo đó, Người phân tích lịch sử cách mạng Nga để quán triệt bài học kinh nghiệm về xây dựng Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam, trong đó, vấn đề “Lấy thợ thuyền làm cốt cách mệnh, và dân cày phụ vào” được đặt lên hàng đầu.
Đồng thời Người còn nêu quan điểm về “tư cách một người cách mệnh” – chính là những cán bộ, Đảng viên, những người lãnh đạo Đảng sau này ở ngay phần đầu tác phẩm: tự mình rèn luyện những đức gì, đối với người ra sao, làm việc thế nào; rèn luyện mình theo đạo đức ấy thì người làm cách mệnh mới xây dựng đảng vững mạnh, dẫn dắt cách mệnh đến sự thành công.
Bằng tư tưởng xây dựng Đảng Cộng sản ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng yêu cầu bức bách của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.5.Về đoàn kết quốc tế. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ rằng, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng cách mạng thế giới. Trong đó có 3 vấn đề lớn:
-Cách mạng Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa trên thế giới;
Điều này thể hiện ở sự khẳng định “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng Cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa.” Và sự đồng tình với khẩu hiệu của Quốc tế thứ 3 “Vô sản giai cấp và các dân tộc bị áp bức trên thế giới liên hợp lại”.
-Xác định rõ quan hệ lợi ích dân tộc và cách mạng thế giới, giữa quyền lợi và trách nhiệm, sự thống nhất của quan hệ này, Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mệnh trên thế giới cũng đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam. Đã là đồng chí thì sung sướng cực khổ phải có nhau
-Xác định rõ quan hệ cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc là tác động qua lại. Điều này được cụ thể trong mối liên hệ giữa cách mệnh dân tộc ở An Nam và giai cấp cách mệnh ở Pháp “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”. Nói thêm ở đây, Người đã xác định rõ bạn và thù của cách mệnh Việt Nam và phân biệt rạch ròi giữa đế quốc Pháp và nhân dân Pháp, một bên là kẻ thù của Cách mạng Việt Nam, một bên là bạn hữu của Cách mạng Việt Nam.
Nhưng bên cạnh đó, Người vẫn khẳng định Cách mạng thuộc địa không thụ động ngồi chờ cách mạng chính quốc, điều này thể hiện xuyên suốt tác phẩm, trong bất cứ nội dung nào của Cách mệnh, Người cũng kêu gọi bản thân dân tộc phải tự lực, rồi sau đó mới đề cập đến sự giúp đỡ của chính quốc và cả Quốc tế “ Nhưng muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.
Với những luận điểm trên, tác phẩm đã đặt nền tảng đúng đắn cho đường lối quốc tế của đảng, và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế trong thời kỳ thành lập Đảng.
3. Giá trị của nội dung cách mạng trong Đường Cách Mệnh:
Về tư tưởng: xác lập hệ tư tưởng mới - tư tưởng của giai cấp công nhân, xây dựng và củng cố nền tảng tư tưởng vững chắc cho Cách mạng Việt Nam.
- Về chính trị:. Vạch ra được phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cơ sở cho việc xây dựng Cương lĩnh chính trị của Đảng sau này.
- Về tổ chức: Xây dựng cở sở cán bộ cách mạng, tổ chức quần chúng,… thống nhất về ý chí, đường lối đấu tranh để tập hợp quần chúng cách mạng, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Ngoài giá trị lý luận là nền tảng tư tưởng cho Cách mạng Việt Nam, Đường Cách Mệnh còn có giá trị thực tiễn lớn lao: những nội dung cách mạng mạng cơ bản được để cập :con đường cách mạng, lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản và các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản, của Đảng Cộng sản, về phương pháp cách mạng, … vẫn luôn luôn là cẩm nang, là bó đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi, điều ấy được chứng minh bằng sự thành lập một Đảng Cộng Sản thống nhất trong cả nước chỉ sau khi tác phẩm ra đời ít lâu cùng với sự thành công trong việc thống nhất ý chí và phương hướng cách mạng cả nước làm tiền đề cho Cách mạng thắng lợi.