Tiểu luận Gói kích cầu 01 tỷ đôla của Chính phủ nên cho vay vào những ngành nào? Lãi suất và thời hạn cho vay như thế nào cho hiệu quả?

Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước hết s ức phức tạp từ lạm phát trong những tháng đấu năm chuyển sang giảm phát trong những tháng cuối năm. Và để ổn định và tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã sự dụng hàng loạt công cụ và các gói giải pháp để kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm, những giải pháp ấy đang dần mang lại hiệu quả khi tỷ lệ lạm phát đã bắt đầu dừng lại và có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, với việc khủng hoảng tài chính thế giới, bắt đầu là Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta và sự suy thoái kinh tế của những cường quốc kinh tế lớn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu và trong những tháng cuối năm nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Để ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong nước, cũng như đảm bảo tiếp tục duy trì sự tăng trưởng cao, mà vẫn kiểm soát được lạm phát là mục tiêu mà chính phủ đề ra. Và để thực hiện được mục tiêu đó chính phủ đã đưa ra gói kích cầu kinh tế tổng thể khoảng 06 tỷ đôla Mỹ, trong đó 01 tỷ đôla sẽ được thực hiện kích cầu qua kênh Ngân hàng bằng cách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn. Vậy, để việc thực hiện gói kích cầu 01 tỷ đôla Mỹ này làm sao có hiệu quả là một bài toán chưa có lời giải. Chính vì lý do trên, mà tôi chọn đề tài “Gói kích cầu 01 tỷ đôla của Chính phủ nên cho vay vào những ngành nào? Lãi s uất và thời hạn cho vay như thế nào cho hiệu quả?” làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Gói kích cầu 01 tỷ đôla của Chính phủ nên cho vay vào những ngành nào? Lãi suất và thời hạn cho vay như thế nào cho hiệu quả?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Gói kích cầu 01 tỷ đôla của Chính phủ nên cho vay vào những ngành nào? Lãi suất và thời hạn cho vay như thế nào cho hiệu quả? LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước hết sức phức tạp từ lạm phát trong những tháng đấu năm chuyển sang giảm phát trong những tháng cuối năm. Và để ổn định và tăng trưởng kinh tế Chính phủ đã sự dụng hàng loạt công cụ và các gói giải pháp để kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm, những giải pháp ấy đang dần mang lại hiệu quả khi tỷ lệ lạm phát đã bắt đầu dừng lại và có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, với việc khủng hoảng tài chính thế giới, bắt đầu là Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta và sự suy thoái kinh tế của những cường quốc kinh tế lớn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các ngành sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu và trong những tháng cuối năm nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Để ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong nước, cũng như đảm bảo tiếp tục duy trì sự tăng trưởng cao, mà vẫn kiểm soát được lạm phát là mục tiêu mà chính phủ đề ra. Và để thực hiện được mục tiêu đó chính phủ đã đưa ra gói kích cầu kinh tế tổng thể khoảng 06 tỷ đôla Mỹ, trong đó 01 tỷ đôla sẽ được thực hiện kích cầu qua kênh Ngân hàng bằng cách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn. Vậy, để việc thực hiện gói kích cầu 01 tỷ đôla Mỹ này làm sao có hiệu quả là một bài toán chưa có lời giải. Chính vì lý do trên, mà tôi chọn đề tài “Gói kích cầu 01 tỷ đôla của Chính phủ nên cho vay vào những ngành nào? Lãi suất và thời hạn cho vay như thế nào cho hiệu quả?” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1. LÝ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP 1.1. Các vấn đề chung về cho vay doanh nghiệp 1.1.1. Các khái niệm về cho vay doanh nghiệp Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời hạn có thể chia cho vay doanh nghiệp thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. + Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. + Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. + Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. 1.1.2. Nguyên tắc vay vốn Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Khách hàng vay vốn ngân hàng phải đảm bảo 02 nguyên tắc: 1.1.2.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì, do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. 1.1.2.2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.3. Điều kiện vay vốn: Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc như vừa nêu trên, nhưng thực tế không phải khách hàng nào cũng có thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Theo quy chế cho vay khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các điều kiện vay vốn mà khách hàng cần có, bao gồm: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hàng vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của Pháp luật. - Có mục đích vay vốn hợp pháp - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả - Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Tuy nhiên, các điều kiện vay vốn trên đây chỉ là những hướng dẫn chung cần thiết cho các Ngân hàng thương mại. Khi cụ thể hóa các điều kiện cho vay này, các Ngân hàng thương mại có thể đặt ra các điều kiện riêng của mình. Chẳng hạn, ví dụ 1 dưới đây minh họa các điều kiện vay vốn khách hàng doanh nghiệp cần có khi vay vốn Sacombank. Khách hàng daonh nghiệp khi vay vốn Sacombank phải thỏa mãn các điều kiện sau: + Có năng lực pháp luật dân sự + Mục đích vay vốn hợp phàp + Có khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết + Có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh + Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi phù hợp với qui định của Pháp luật + Có tài sản đảm bảo hợp pháp cho khoản vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh. + Có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động với các đơn vị trực thuộc sacombank Không chỉ Sacombank mà các Ngân hàng thương mại khác đều có qui định cụ thể riêng đối với khách hàng vay vốn. 1.1.4. Mục đích vay vốn Các ngân hàng thương mại khi cho vay yêu cầu khách hàng vay phải có mục đích vay vốn hợp pháp và cam kết sự dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận. Cụ thể khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng có thể sử dụng vốn vay vào những mục đích gì ? thế nào là có mục đích vay vốn hợp pháp? Ví dụ dưới đây minh họa những mục đích vay vốn mà Sacombank và Vietcombank chấp thuận cho vay. Minh họa mục đích vay vốn Sacombank: Sacombank đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn để sử dụng vào các mục đích sau: - Bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. - Tài trợ vốn để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu - Thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán - Thanh toán tiền nah65p khẩu, mua nguyên vật liệu, hàng hóa - Thực hiện các phương án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất - Thực hiện di dời nhà máy vào khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư xây dựng mới. Khác với Sacombank, Vietcombank diễn tả cụ thể hóa mục đích vay vốn hợp pháp bằng cách chỉ ra những mục đích vay vốn nào được xem là bấ hợp pháp, còn lại là những mục đích vay vốn được xem là hợp pháp và ngân hàng có thể xem xét cho vay, cụ thể: Vietcombank cho vay các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống, trừ những nhu cầu vốn sau: - Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. - Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà Pháp luật cấm - Để đáp ứng các nhu cầu tài chính mà Pháp luật cấm 1.1.5. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ngân hàng một bộ hồ sơ vay vốn bao gồm giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho Ngân hàng. Ngân hàng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho Ngân hàng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có: 1. Giấy đề nghị vay vốn 2. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhận của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. 3. Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. 4. Báo cáo tài chính gần nhất 5. Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay 6. Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Trên đây là những hướng dẫn chung về các tài liệu mà khách hàng phải xuất trình trong hồ sơ vay vốn. Khi cụ thể hóa hồ sơ vay vốn, các ngân hàng thương mại có thể yêu cầu khách hàng nộp cho ngân hàng những tài liệu cần thiết phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng. 1.1.6. Thẩm định và quyết định cho vay Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều có xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắt bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng qui định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp, quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay. Trường hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng. Thẩm định và quyết định cho vay là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. 1.1.7. Hợp đồng tín dụng Việc cho vay của Tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên: khách hàng và ngân hàng. Khách hàng vay có quyền: (1) từ chối các yêu cầu của Tổ chức tín dụng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo qui định của Pháp luật. Về mặt nghĩa vụ, khách hàng vay có nghĩa vụ: (1) cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp, (2) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác, (3) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, (4) Chịu trách nhiệm trước Pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Về phía mình, ngân hàng có quyền: (1) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay, (2) từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với qui định của Pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, (4) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng, (5) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo qui định của Pháp luật, (6) Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn để thu hồi nợ theo qui định của Pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, (7) M iễn, giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thực hiện theo qui định. Về mặt nghĩa vụ, ngân hàng có nghĩa vụ: (1) Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; (2) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với qui định của Pháp luật. 1.1.8. Giới hạn cho vay Ngân hàng thương mại bị giới hạn cho vay theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Các giới hạn tín dụng khi cho vay bao gồm:  Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp, nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các ngân hàng thương mại có thể cho vay hợp vốn theo qui định của ngân hàng Nhà nước Việt nam.  Trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay theo qui định khi được Thủ tướng chính phủ cho phép với từng trường hợp cụ thể.  Việc xác định vốn tự có của các Ngân hàng để làm căn cứ tính toán giới hạn cho vay được thực hiện theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Ngoài ra, còn có một số hạn chế như ngân hàng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:  Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; kế toán trưởng của các tổ chức tín dụng cho vay;  Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng  Doanh nghiệp có một trong những đối tượng qui định tại khoản 1, điều 77 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. 1.1.9. Những trường hợp không cho vay Ngoài những giới hạn và hạn chế tín dụng như vừu trình bày, ngân hàng còn không được cho vay trong những trường hợp sau đây:  Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), phó Tổng giám đốc (phó giám đốc) của Tổ chức tín dụng;  Cán bộ, nhân viên của chính Tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;  Bố, mẹ, vợ, chồng con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc). 1.1.10. Các phương thức cho vay Phương thức cho vay là cách thức thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. Hiện nay trong cho vay đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại có thể thỏa thuận với khách hàng về sử dụng loại phương thức cho vay. Tùy theo đặc điểm chu chuyển vốn của khách hàng, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận, lựa chọn phương thức cho vay thích hợp. Đa số các ngân hàng thương mại đều đưa ra các phương thức cho vay của mình cho khách hàng tham khảo. Thực tiễn cho thấy, ngoài các phương thức cho vay phổ biến như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư, còn có nhiều phương thức cho vay khác dành cho những hoàn cảnh vay vốn khác nhau được thực hiện ở những ngân hàng khác nhau. 1.2. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Xác định nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh nghiệp thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Nhìn vào Bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có:  Các khoản nợ phải trả người bán  Các khoản ứng trước của người mua  Thuế và các khoản thuế phải nộp Nhà nước  Các khoản phải trả công nhân viên  Các khoản phải trả khác  Vay ngắn hạn từ ngân hàng. Về nguyên tắc, doanh nghiệp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được. Khi nào thiếu hụt, doanh nghiệp mới nên sử dụng nguồn vốn tài trợ ngắn hạn từ ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng nhu cầu vốn lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn theo thời vụ. 1.2.1.1. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và qui mô giữa tiền vào(inflows) và tiền ra 9outflows) của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì doanh nghiệp có dòng tiền vào. Ngược lại, khi doanh nghiệp mua nguyên liệu hoặc hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có dòng tiền ra. Nếu dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu hồi vào, doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu hụt này trước hết bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác mà các doanh nghiệp có thể huy động được. Phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của Ngân hàng. Đây là nguyên tắt mà cán bộ tín dụng cần nắm vững để xác định hạn mức tín dụng sau này. 1.2.1.2. Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ Ngoài nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên, doanh nghiệp còn có nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo thời vụ. Nhu cầu vốn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến. Tóm lại, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu tài trợ vốn thường xuyên hoặc thời vụ từ phía ngân hàng. Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Điều này có lợi cho cả hai phía, doanh nghiệp và ngân hàng. Về phía doanh nghiệp, việc cấp tín dụng của ngân hàng giúp doanh nghiệp bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp giúp ngân hàng tiêu thụ được sản phẩm của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 1.2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn 1.2.2.1. Cho vay từng lần Đặc điểm của cho vay từng lần là mỗi lần khách hàng vay món nào thì phải làm hồ sơ vay món đó. Do vậy, phương thức cho vay này còn gọi là cho vay theo món. Như vậy, mỗi lần xin vay khách hàng phải làm hồ sơ xin vay vốn, bộ phận tín dụng của ngân hàng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xé
Luận văn liên quan