Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục. Thế nhưng, bầu trời phía trước vẫn còn rất ảm đạm, bởi đám mây đen nợ công khổng lồ ngày càng lan rộng, phủ lên nhiều nước, sau khi đã gây ra lốc lớn làm chao đảo nền kinh tế Băng Đảo Iceland, suýt "hất đổ" toà tháp cao nhất thế giới ở Dubai hoa lệ, làm sụn lưng thần Héc-quyn và đã đánh sập nền tài chính hùng mạnh Ireland. Từ đó, ta có thể thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Eurozone đang trên bờ vực sụp đổ. Vấn đề chỉ còn là thời điểm. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu rõ ràng là không thể giải quyết được bằng các chính sách như hiện nay. Một khi Hy Lạp và Ai-len từ bỏ đồng ơ-rô, thì Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thậm chí cả I-ta-li-a cũng có thể bị buộc phải làm như vậy. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho đồng ơ-rô.
Như vậy trong bối cảnh các thể chế trong khu vực đồng ơ-rô đang đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công này, các nhà phân tích Việt Nam có nghĩ tới chưa chuyện sẽ xoay sở thế nào nếu cuộc khủng hoảng này xảy ra ở Việt Nam . khi mà “hiệu ứng đô-mi-nô” đã bắt đầu? Nguyên nhân của “căn bênh trầm kha” này và hậu quả mà nó mang lại như thế nào? Liệu có “thần dược” nào để có thể chấm dứt được “căn bệnh” này không? Tất cả sẽ được trình bày ở những phần sau.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hậu quả và giải pháp cho nợ công ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Tổng quan và sơ lược vấn đề nợ công trên thế giới 3
1.1. Tổng quan 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại 3
1.1.3. Các hình thức vay nợ của chính phủ 3
1.2. Sơ lược về nợ công trên thế giới 4
2. Thực trạng và nguyên nhân nợ công ở Việt Nam 6
2.1. Thực trạng nợ công của Việt Nam 6
2.2. Nguyên nhân nợ công ở nước ta – Nỗi lo chẳng của riêng ai. 8
2.2.1. Nguyên nhân nợ công 8
2.2.2. Nỗi lo chẳng của riêng ai 8
3. Hậu quả và giải pháp cho nợ công ở Việt Nam 9
3.1. Hậu quả của nợ công 9
3.1.1. Nợ công làm giảm GDP 9
3.1.2. Nợ công làm cho sự tăng trưởng của sản phẩm tiềm năng chậm lại 10
3.1.3. Nợ công ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia 11
3.1.4. Các hậu quả khác 11
3.2. Giải pháp cho nợ công ở Việt Nam 12
3.2.1. Phải sửa lỗi hệ thống 12
3.2.2. Phải quản lí nợ công hiệu quả 13
3.2.3. Thành lập Quỹ tích lũy trả nợ 13
3.2.4. Công khai thông tin về nợ công 13
MỞ ĐẦU
Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục. Thế nhưng, bầu trời phía trước vẫn còn rất ảm đạm, bởi đám mây đen nợ công khổng lồ ngày càng lan rộng, phủ lên nhiều nước, sau khi đã gây ra lốc lớn làm chao đảo nền kinh tế Băng Đảo Iceland, suýt "hất đổ" toà tháp cao nhất thế giới ở Dubai hoa lệ, làm sụn lưng thần Héc-quyn và đã đánh sập nền tài chính hùng mạnh Ireland. Từ đó, ta có thể thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Eurozone đang trên bờ vực sụp đổ. Vấn đề chỉ còn là thời điểm. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu rõ ràng là không thể giải quyết được bằng các chính sách như hiện nay. Một khi Hy Lạp và Ai-len từ bỏ đồng ơ-rô, thì Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thậm chí cả I-ta-li-a cũng có thể bị buộc phải làm như vậy. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho đồng ơ-rô.
Như vậy trong bối cảnh các thể chế trong khu vực đồng ơ-rô đang đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công này, các nhà phân tích Việt Nam có nghĩ tới chưa chuyện sẽ xoay sở thế nào nếu cuộc khủng hoảng này xảy ra ở Việt Nam….. khi mà “hiệu ứng đô-mi-nô” đã bắt đầu? Nguyên nhân của “căn bênh trầm kha” này và hậu quả mà nó mang lại như thế nào? Liệu có “thần dược” nào để có thể chấm dứt được “căn bệnh” này không? Tất cả sẽ được trình bày ở những phần sau.
1. Tổng quan và sơ lược vấn đề nợ công trên thế giới
1.1. Tổng quan
1.1.1 Định nghĩa
Luật Quản lý nợ công mới được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm nay (2010), nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và chính phủ phải chịu trách nhiệm và nợ của chính quyền địa phương. Còn các khoản nợ khác như các khoản nợ riêng của doanh nghiệp, không do Chính phủ bảo lãnh, nhiều người - kể cả một số tổ chức quốc tế - gọi là "nợ ngầm"
Ngoài ra cần chú ý thêm khái niệm “nợ nước ngoài của quốc gia”, là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả. Vốn vay từ ADB hay WB đương nhiên là nợ nước ngoài rồi nhưng một doanh nghiệp vay từ đối tác nước ngoài vài trăm triệu đô-la, chẳng hạn, dù có hay không có bảo lãnh của chính phủ, thì khoản tiền đó vẫn phải tính vào tổng nợ nước ngoài của quốc gia.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ công là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.1.2. Phân loại
Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:
Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước)
Nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).
Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
1.1.3. Các hình thức vay nợ của chính phủ
1.1.3.1. Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu Chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.
1.1.3.2. Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ:Quỹ tiền tệ thế giới)... Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ của họ không cao
1.2. Sơ lược về nợ công trên thế giới
Xuất hiện vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đã tạm lắng, cuộc khủng hoảng nợ công đang tàn phá “mái nhà chung” châu Âu, cản trở đà phục hồi vốn đã mong manh của nền kinh tế thế giới.
Dù các “thầy thuốc” trong và ngoài khu vực đang phối hợp “bắt mạch-kê đơn”, song “căn bệnh” nợ công vẫn đang ám ảnh nhiều nền kinh tế trong khu vực đồng euro.
“Mầm bệnh” bắt nguồn từ Hy Lạp, quốc gia có mức nợ công cao nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), tương đương 144% GDP năm 2010. Đây là hậu quả của thói quen “vung tay quá trán” của người dân Hy Lạp cũng như thuật “tô hồng” thống kê kinh tế của Athens những năm trước đây, nhằm đáp ứng các tiêu chí gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Việc Ireland vỡ nợ không lâu sau Hy Lạp, bất chấp quốc đảo này có nền tài chính từng được cho là lành mạnh, có nguồn ngân sách quốc gia dồi dào, lại được coi là hình mẫu về tăng trưởng trong EU, cho thấy nợ công đã trở thành “căn bệnh truyền nhiễm” có khả năng lây lan nhanh.
Các khoản trợ giúp hàng trăm tỷ euro phối hợp giữa EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho hai “con bệnh” trên cùng những phản ứng tiêu cực trên thị trường tài chính thế giới thời gian qua chứng tỏ lãnh đạo EU, IMF và thị trường tài chính thực sự lo ngại nợ công có thể bùng phát thành “đại dịch” trong toàn khu vực.Trên thực tế, các con số thống kê của IMF về tình hình kinh tế EU cho thấy nguy cơ đó đã thực sự hiện hữu. Tổng nợ công của EU có thể lên tới 100% GDP vào năm 2014; tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2% năm 2010 và 1,5% năm 2011; trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã lên mức cao kỷ lục 8,3% và có khả năng tiếp tục tăng.
Với mức nợ công “chẳng kém ai”, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Italy được dự báo có thể là những “con bệnh” tiếp theo. Ảm đạm hơn, những “đàn anh” về trình độ quản trị quốc gia trong EU như Anh, Đức cũng đang có nguy cơ vướng vàobẫy nợ công.
Với tỷ trọng xấp xỉ 20% GDP toàn cầu từ nay đến năm 2014 theo tính toán của IMF, EU sẽ tiếp tục giữ vị trí một trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính quan trọng hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, nếu chẳng may xảy ra một cuộc đổ vỡ trong EU thì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế thế giới.
Giới phân tích nhận định nếu không được ngăn chặn kịp thời, khả năng bệnh nợ công vượt ra khỏi Đại Tây Dương và gây ra một cuộc đổ vỡ mới ở Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Đầu tàu kinh tế thế giới có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và tài chính với EU, nhưng lại đang là “chúa chổm” lớn nhất thế giới với mức nợ công năm 2010 dự kiến lên tới 12.500 tỷ USD.
Những diễn biến nguy hiểm tại châu Âu cũng tác động không nhỏ tới châu Á do khu vực này phụ thuộc quá lớn vào nhu cầu từ bên ngoài. Trên bình diện quốc tế, IMF cảnh báo nợ công của toàn cầu trong năm 2010 có thể lên tới hơn 40.000 tỷ USD, phần lớn các con nợ thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển (G-7).
Đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) có thể lên tới 118% GDP. Một khi bùng phát thành “đại dịch” toàn cầu, căn bệnh nợ công khó tránh khỏi để lại “di chứng” là sự tụt dốc về tăng trưởng kinh tế thế giới, từ đó làm phát sinh khủng hoảng xã hội
“Mái nhà chung” châu Âu được xây dựng trên ba trụ cột “hòa bình-tăng trưởng-liên kết." Một trụ cột sụp đổ sẽ khiến hai trụ cột còn lại bị lung lay. Để ngăn chặn viễn cảnh ảm đạm trên, liều thuốc đầu tiên mà EU, IMF đưa ra là cứu trợ đi kèm với giải pháp hạn chế chi tiêu của các chính phủ
Các nước mạnh sẽ phải hỗ trợ các nước yếu, trong khi các nước yếu phải tự khắc phục những sai lầm. Dù không thể tránh khỏi tác dụng phụ là hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, song liều thuốc này trước mắt tạm được coi là “át chủ bài” cho căn bệnh nợ công.
Ngoài ra, một loạt liều thuốc khác cũng được “kê đơn” như thiết lập cơ chế cứu trợ dài hạn, siết chặt kỷ cương ngân sách và tăng mức trừng phạt đối với những nước vi phạm mức trần nợ công và thâm hụt ngân sách.
Có thể nói việc EU sẵn sàng huy động các loại “biệt dược” như sửa đổi Hiệp ước Lisbon để thành lập quỹ cứu trợ thường trực đối với các quốc gia khu vực đồng euro, thực thi các chính sách thắt lưng buộc bụng, mua lại trái phiếu chính phủ và cơ cấu lại nợ, …chứng tỏ những nỗ lực và quyết tâm của tổ chức này với hy vọng không để nợ công làm chao đảo và kéo sập “mái nhà chung” châu Âu.
/
Hình 1.1. Biểu đồ thâm hụt nhân sách của một số nước
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Natixis, UB Ngân sách QH Mỹ (2010))
2. Thực trạng và nguyên nhân nợ công ở Việt Nam
2.1. Thực trạng nợ công của Việt Nam
Từ 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối về mức nợ bình quân đầu người và tỉ lệ nợ công trên GDP
/
Hình 2.1 Biểu đồ nợ công và cán cân ngân sách Việt Nam (20012009)
(Nguồn: EIU (số liệu 2009 là ước tính)
Theo báo cáo của Chính phủ công bố đầu tháng 10, nợ công năm nay ước sẽ lên tới 52,6% GDP, trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP. Chính phủ dự kiến nợ công trong năm 2011 sẽ là 57,1% GDP, cao hơn gần 5% so với năm nay. Nếu tính bình quân đầu người, thì mỗi người Việt Nam gánh 578,65 USD nợ công. Và theo mức dự báo của Chính phủ đưa ra trong năm 2011, thì chắc chắn số nợ công bình quân chia theo đầu người sẽ không dừng ở mức hơn 578 USD như hiện nay.
Nếu số liệu ước tính này thành sự thật, nợ công năm nay cao hơn nhiều so với năm ngoái, giai đoạn phải tăng chi công để kích thích kinh tế vượt khủng hoảng. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội giữa năm, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài lần lượt bằng 41,9% và 38,9% GDP. Tuy nhiên Ngân hàng Thế giới tính toán, nợ công của Việt Nam thời gian này lên đến 47.5%
với tình hình bội chi ngân sách ở mức cao nhiều năm liên tục, và tốc độ phát hành trái phiếu Chính phủ như hiện nay, nguy cơ chỉ số nợ vượt ngưỡng an toàn rất dễ xảy ra trong trung hạn.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Lê Kim Sa, Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội cho rằng, định nghĩa nợ công của Bộ Tài chính chỉ bao gồm nợ của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh chứ không bao gồm nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc Chính phủ, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước như định nghĩa của Liên hiệp quốc. Nếu tính toán theo định nghĩa của Liên hiệp quốc thì nợ công của Việt Nam phải trên 70% GDP vì theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tổng dự nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến hết năm 2008 đã lên tới 20% GDP. Không những thế, mức tổng dư nợ này đã tăng lên đáng kể từ năm 2009 do chính sách kích cầu của Nhà nước. Bên cạnh đó, thống kê nợ của các doanh nghiệp Nhà nước cũng không đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ, tổng dư nợ thực tế của Vinashin có thể cao hơn nhiều con số 86.000 tỷ đồng như báo cáo của Chính phủ.
Cần nhấn mạnh là tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một cách hết sức phiến diện mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn. Như vậy, mức độ “an toàn” hay “nguy hiểm” của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP, mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
Ngày 1-2 năm nay, tạp chí The Economist cho đăng tải bài viết của Buttonwood nhan đề "The debt crisis - how countries rank" (tạm dịch: Khủng hoảng nợ: thứ bậc của các nước thế nào). Bài viết dựa trên một nguyên lý cơ bản là nợ thì phải trả và nguồn trả nợ chính là từ sự tăng trưởng của quốc gia. Do vậy, bài viết phân tích mối quan hệ giữa mức tăng GDP và lãi phải trả cho các khoản vay nợ. Hiệu số giữa hai đại lượng đó nói lên mức độ nợ nần của các quốc gia
2.2. Nguyên nhân nợ công ở nước ta – Nỗi lo chẳng của riêng ai.
2.2.1. Nguyên nhân nợ công
Ở mỗi nước và tuỳ từng thời kỳ lại có các nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nước ta do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước (lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng …), đặc biệt là hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục.
Thứ hai, sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nước ta.
Thứ ba, các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt như thuế quan và phí hải quan của nước ta phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà ta tham gia. Trong khi đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế, gặp không ít khó khăn do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng.
Mặc khác, nguồn thu của nước ta chủ yếu dựa vào xuất khẩu tài nguyên gia công chế biến; chỉ số ICOR ngày càng cao (năm 2007: 5,2, năm 2008: 6,6, năm 2009: trên 8) và phần lớn vốn ODA dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hồi vốn rất chậm, thậm chí có những dự án không có khả năng hoàn vốn.
2.2.2. Nỗi lo chẳng của riêng ai
"Hiệu quả sử dụng các khoản vay là một vấn đề rất quan trọng vì từ đó mới bảo đảm được dòng tiền trả nợ trong tương lai. Hiện nay, Việt Nam dường như mới chú trọng đến khía cạnh giải ngân cho các khoản vay, bán cho được trái phiếu, thu tiền về đã được xem là thành công. Còn theo nhiều đánh giá, các khoản đầu tư của nhà nước vẫn bị coi là dàn trải, chậm tiến độ, thất thoát, lãng phí lớn vốn nhà nước nhưng hiệu quả đầu tư thu được thấp, những “căn bệnh” kinh niên của các dự án đầu tư công không giảm sút mà còn có chiều hướng tăng mạnh", Tiến sỹ Lê Kim Sa, Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội
Đối với Việt Nam, đáng lo hơn cả là vay nợ nhưng làm ăn kém hiệu quả và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn hơn. Nguy cơ đã thấy rõ không giữ nổi tài chính quốc gia trong ngưỡng an toàn đang hiện ra trước mắt. Thiếu hụt ngân sách ngày càng tăng, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước thực hiện so với tỷ lệ ngân sách Quốc hội biểu quyết thường cách xa nhau khoảng 20%.
Bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại luôn là căn bệnh kinh niên vì tầm nhìn và tư duy nhiệm kỳ của không ít người có trách nhiệm luôn muốn có tỷ lệ tăng GDP cao để khoe khoang thành tích! Bởi vì có đặt mức tăng GDP cao, mới giải quyết được các đòi hỏi đầu tư công ở khắp các địa phương. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, ngày càng phình to, tệ nạn lãng phí, tham nhũng thể hiện rõ nhất qua chỉ số ICOR cao ngất ngưởng.
Sự lo lắng của nhiều người không phải không có lý do trước sự xuất hiện của những “siêu dự án” như dự án mở rộng Thủ đô Hà Nội (90 tỉ đô la), đường sắt cao tốc Bắc-Nam (56 tỉ đô la)... mà khả năng thu hồi vốn rất thấp. Chỉ riêng chuyện giao thông, bên cạnh việc làm đường sắt cao tốc, chúng ta còn muốn làm đường bộ cao tốc Bắc-Nam, làm sân bay mới (sân bay Long Thành)… thì vốn đầu tư sẽ rất dàn trải và nhỏ giọt nếu triển khai cùng lúc. Người dân không biết trật tự ưu tiên của các dự án đầu tư. Tổng khoản nợ nước ngoài hiện nay của chúng ta trên 30 tỉ đô la, chỉ cần vay thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam cũng đã lớn hơn mọi khoản nợ cộng dồn lại từ trước đến nay.
Trong khi đó, Quốc hội ở nước ta lại không hành xử như Quốc hội của các nước tiên tiến là phê duyệt từng khoản chi cụ thể thì đương nhiên nhà nước sẽ cứ việc chi thoải mái, rồi chỉ cần báo là vượt chỉ tiêu chi thế thôi! Quốc hội lại chỉ làm việc 2 lần trong một năm, phần lớn các đại biểu không chuyên nghiệp, kiêm nhiệm nhiều vai, cho nên nhiều vấn đề quan trọng lại do Ban thường vụ Quốc hội cứ thông qua là xong. Đúng là nỗi lo này chẳng của riêng ai!
3. Hậu quả và giải pháp cho nợ công ở Việt Nam
3.1. Hậu quả của nợ công
3.1.1. Nợ công làm giảm GDP
Có hai quan điểm chính về việc nợ công có tác động đến nền kinh tế hay không:
Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ công kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân. Sự gia tăng tiêu dùng làm tăng tông cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn.
Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người ta tiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽ lên giá.
3.1.2. Nợ công làm cho sự tăng trưởng của sản phẩm tiềm năng chậm lại
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ công lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên)
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.
Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiu lu7853n v297 m.docx
- TI7874U LU7852N MN KINH T7870 V296 M.docx