Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn ODA và thực trạng quản lí dòng vốn ODA của Việt Nam

ODA( Official Development Assistance) là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn ODA và thực trạng quản lí dòng vốn ODA của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn ODA và thực trạng quản lí dòng vốn ODA của Việt Nam NHÓM 8 1. Mùa Thị Dính 2. Sùng Thị Giàng 3. Trịnh Mỹ Linh 4. Khoàng Thị Nhung 5. Nguyễn Thị Nhung 6. Lò Thị Thương I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA 1. Khái niệm ODA( Official Development Assistance) là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. 2. Nguồn viện trợ phát triển chính thức được cung cấp bởi các tổ chức - Chính phủ các nước phát triển - Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia bao gồm: Các tổ chức phát triển của liên hợp quốc như:  Chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP)  Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEFF)  Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc ( FAO)  Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNDIO)  Tổ chức y tế thế giới ( WHO)  Quỹ tiền tệ thế giới ( IMF) … 3. Các hình thức cung cấp vốn ODA - Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn không hoàn lại cho nhà tài trợ. - Vốn vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi) đây là khoản viện trợ mà các tổ chức cho chính phủ vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi, khoản viện trợ này chiếm phần lớn trong tổng vốn ODA (thông thường chiếm 67%); mức lãi suất của nguồn vốn này thường dưới 3%/năm, trung bình từ 1%-2%/năm; thời gian vay dài thường từ 30 đến 40 năm; thời hạn ra hạn lớn thường từ 10 đến 15 năm sau mới phải trả nợ vốn vay. - Vốn vay hỗn hợp: là hình thức vay hỗn hợp kết hợp giữa viện trợ và cho vay ưu đãi 4. Đặc điểm của nguồn vốn ODA - Vốn ODA mang tính chất ưu đãi (trong nguồn vốn ODA bao giờ cũng có thành tố không hoàn lại – cho không) thành tố không hoàn lại được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh giữa mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. - điều kiện để các nước đang và chậm phát triển nhận được vốn ODA : + Thu nhập bình quân đầu người thấp và mức thu nhập bình quân đầu người càng thấp thì tỉ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp , thời gian ưu đãi càng lớn. + Vốn ODA mang tính chất ràng buộc. ODA có thể ràng buộc ( một phần hoặc toàn bộ ) cách thức sử dụng nguồn vốn này . Mỗi nước cung cấp viện trợ đều có những ràng buộc khác nhau và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận vì mục tiêu sử dụng ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xét trong mối quan hệ giữa bên nhận và bên cấp ODA. - ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện, nếu sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào tình trạng nợ nần do không có khả năng trả nợ vì vốn ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu; trong khi việc trả nợ lại phải dựa vào việc xuất khẩu để thu ngoại tệ do đó khi hoạch định chính sách sử dụng vốn ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn khác để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. - Thành tố hỗ trợ phải đạt ít nhất 25% . thành tố hỗ trợ _ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số thể hiện tính “ưu đãi” của nguồn vốn ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường .thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất , thời gian ân hạn , thời gian cho vay, số lần trả nợ trong năm và tỉ lệ chiết khấu. 5. Phân loại ODA - Theo nguồn cung cấp: + ODA song phương: là nguồn vốn mà có hai nước , một nước viện trợ và một nước nhận viện trợ. + ODA đa phương : đây là hình thức ODA mà một hoặc nhiều tổ chức hoặc nhiều nước cùng liên kết để tài trợ vốn cho một nước. - Theo tính chất tài trợ : +Viện trợ không hoàn lại là các khoản vốn cho không mà nước nhận tài trợ không phải hoàn trả lại. + Viện trợ có hoàn lại là các khoản vay ưu đãi với điều kiện mềm. + Viện trợ hỗn hợp là hình thức tài trợ bao gồm một phần vốn là cho không, phần còn lại thực hiện theo hình thức tín dụng. Có thể là tín dụng ưu đãi hoặc là tín dụng thương mại. - Theo mục đích sử dụng vốn ODA: + Vốn ODA hỗ trợ cơ bản là những nguồn vốn được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và môi trường; đây thường là những khoản cho vay ưu đãi . + Nguồn vốn hỗ trợ kĩ thuật là những nguồn vốn dành cho chuyển giao tri thức công nghệ xây dựng, năng lực quản lý, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế nguồn nhân lực… loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. - Phân theo đối tượng sử dụng: + Hỗ trợ theo dự án là hình thức hỗ trợ chủ yếu của ODA để thực hiện một dự án đầu tư nào đó, có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. + Hỗ trợ phi dự án bao gồm :  Hỗ trợ cán cân thanh toán , thừơng là hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc hỗ trợ hàng hoá hoặc hỗ trợ qua nhập khẩu .  Hỗ trợ trả nợ.  Viện trợ chương trình, là khoản vốn ODA dành cho các mục tiêu với thời gian xác định. 6. Vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước dang và chậm phát triển - ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tê xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. - ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. - ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. - ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. - ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI. - ODA giúp các nước ĐPT tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. 7. Những tác động tích cực và tiêu cực của nguồn vốn ODA 7.1. Tích cực Thứ nhất, có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta. Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và cải thiện. Việt Nam là một địa chỉ như vậy. Thứ hai, ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân .... Việc sử dụng ODA có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, những công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn... Thứ ba, ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các luật, các văn bản dưới luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thứ tư, nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai... Thứ năm, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán… Thứ sáu, tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị trường tài chính Việt Nam và nước ngoài. Thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại. Thứ bảy,nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, góp phần hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ nếu sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. 7.2. Tiêu cực Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,…. Việc sử dụng và quản lý ODA không tốt sẽ dẫn đến: - Luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc nước ngoài.ODA mang yếu tố chính trị, Viện trợ thường gắn với điều kiện kinh tế.Xét về lâu dài các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế ,chính trị khi các nước nghèo phát triển.ODA còn là công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. -ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ : khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện , nếu sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào tình trạng nợ nần do không có khả năng trả nợ vì vốn ODA không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu; trong khi việc trả nợ lại phải dựa vào việc xuất khẩu để thu ngoại tệ do đó khi hoạch định chính sách sử dụng vốn ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn khác để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu -Vì lãi suất của vốn ODA thấp hoặc bằng không nên không thúc đẩy hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn này .Thường mang tính trông chờ ,ỷ lại. Hiệu quả đầu tư không cao. -Việc sử dụng nguồn vốn ODA chịu sự giám sát ,những điều kiện nhất định của nhà tài trợ.Ví dụ như nguồn vốn đầu tư này chỉ được đầu tư vào dự án này, hoặc khoản mục này mà không được đầu tư vào dự án khác theo quy định ,sự kiểm định của nước tài trợ, tuỳ theo những mục đích nhất định. Hay điều kiện phải sử dụng các chuyên gia, kĩ sư, công nghệ,máy móc của nước tài trợ…. -Trong điều kiện của vốn ODA, có điều kiện trong việc giải ngân, thường có phí bảo đảm về cam kết giải ngân,do đó thường gây áp lực trong công tác quản lý,giải ngân.dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn ODA không hợp lý về cơ cấu, các dự án đầu tư không hiệu quả . II.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA CỦA VIỆT NAM 1. Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam Sử dụng ODA của Việt Nam về cơ bản có hiệu quả: Thu hút ODA năm 2009: cao kỷ lục Tính đến ngày 17/11, tổng vốn viện trợ phát triển chính thức đã ký kết đạt trên 5,4 tỷ USD, trong đó, vốn vay đạt gần 5,23 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại đạt hơn 173 triệu USD. Nếu so với kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái, vốn ODA ký kết đến thời điểm này đã cao hơn 36,62%. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)và Nhật Bản. Tổng giá trị ODA dự kiến ký kết trong tháng còn lại của năm 2009 khoảng 449,5 tỷ USD, trong đó vốn vay khoảng 356,5 triệu USD; viện trợ không hoàn lại 93 triệu USD. Như vậy, nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA ký kết ước cả năm 2009 dự kiến sẽ đạt khoảng 5,85 tỷ USD, trong đó vốn vay là 5,585 tỷ USD; viện trợ không hoàn lại là 266 triệu USD. Đây là mức ký kết ODA cao nhất từ trước đến nay. Điểm đáng chú ý trong con số ODA năm 2009 là những nhà tài trợ lớn đều dành cho Việt Nam số vốn ký kết cao hơn so với cam kết trước đó. Xét về cơ cấu vốn ODA ký kết, chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,9%) là lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với 1,67 tỷ USD vốn ODA ký kết. Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo với gần 1,37 tỷ USD (chiếm 24,7%). Sau đó là giao thông vận tải với 899 triệu USD, chiếm tỷ trọng 16,7%; năng lượng với 818 triệu USD, chiếm 15,2%; cấp thoát nước và phát triển đô thị với gần 679 triệu USD, chiếm 12,6%. Việc hiện thực hóa 5,914 tỷ USD số vốn ODA đã cam kết tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2008, (bao gồm khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ Yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào tháng 2/2009), đã gần hoàn thành với trên 5,446 tỷ USD được ký kết với các nhà tài trợ trong 11 tháng qua. Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, Giải ngân: Vượt xa dự kiến Kết quả giải ngân năm 2009 đã vượt dự kiến mức 1,9 tỷ USD (bao gồm 1,6 tỷ vốn ODA và 300 triệu USD viện trợ không hoàn lại) theo kế hoạch đặt ra trước đó. Giải ngân vốn ODA năm nay ước tính sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 2,7 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 300 triệu USD. Năm 2009, mức giải ngân ODA đã được cải thiện đáng kể đó là nhờ sự điều hành sát sao của Chính phủ, nỗ lực to lớn của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA theo chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ. Cụ thể là: Chương trình vay giảm nghèo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và tài trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác, trị giá 350 triệu USD; Khoản vay khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế từ ADB, trị giá 500 triệu USD; Khoản vay kích thích kinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên (tương đương 609 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ… Đồng thời, công tác quản lý và thực hiện vốn ODA ở các Bộ, ngành và địa phương đã được cải thiện thông qua việc ban hành các quy chế nội bộ về vận động, thu hút và sử dụng vốn ODA tạo thuận lợi cho việc tinh giản quy trình, thủ tục và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành hoặc đơn vị liên quan. Các cơ quan Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ như WB, ADB… trong việc kiểm điểm tình hình thực hiện dự án, đặc biệt giữa Tổ công tác ODA của Chính phủ và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển. Tổ công tác ODA của Chính phủ đã phát hu
Luận văn liên quan