Tiểu luận Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta công tác chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với tuyến đường chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên bộ nổi tiếng thế giới, dân tộc ta còn lập một kỳ tích nữa trong lịch sử, đó là tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một kỳ tích có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong bức điện gửi cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 125 (khi mới thành lập có phiên hiệu là đoàn 759- đơn vị trực tiếp xây dựng tuyến chi viện chiến lược và làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển) hải quân nhân kỷ niệm 35 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (1961- 1996), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá: “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của những “con tàu không số” của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển”. Những đóng góp hiệu quả của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển (1959- 1975) đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, vượt lên những tính toán thông thường về chiến tranh của chính quyền Mỹ- ngụy, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hôm nay và mai sau. Với lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp của các thế hệ cha anh, tôi xin chọn “Đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975)” làm đề tài tiểu luận của mình. Hy vọng qua đó không chỉ tôi mà nhiều người khác không những hiểu biết sâu sắc hơn về những hoạt động, kết quả đóng góp của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiệm vụ chi viện cho chiến trường mà qua đó cũng thấy được sự sáng tạo, thành công của Đảng ta trong tổ chức lãnh đạo, chỉ huy tuyến chi viện chiến lược này. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phương pháp so sánh, liệt kê Lịch sử nghiên cứu: Nghiên cứu về đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã có nhiều công trình nghiên cứu: Năm đường mòn Hồ Chí Minh của Đặng Phong; Có một đường mòn trên biển Đông của Nguyên Ngọc, các bài báo của Đại tá- TS Vũ Tang Bồng- Viện Lịch sử Quân sự đăng tải trên các tạp chí Song xung quanh đề tài này còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất về quan điểm đánh giá, nhìn nhận. Vai trò, sứ mệnh lịch sử lớn lao của tuyến chi viện chiến lược này còn chưa được đánh giá đúng. Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu đề cập cụ thể, sâu sắc về “tổ chức, hoạt động” của tuyến chi viện chiến lược này. Do đó, bài tiểu luận này tập trung làm rõ quá trình ra đời, tổ chức và hoạt động cũng như vai trò chi viện của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975). Kết cấu bài tiểu luận gồm ba chương: Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chương III: Một vài nhận xét về tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. Lời mở đầu 2 B. Phần nội dung 4 Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên biển 4 1. Đôi nét về tình hình cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và yêu cầu chi viện cho chiến trường 4 a, Tình hình miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 4 b, Chủ trương của Đảng về công tác chi viện lực lượng và vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam- Đoàn 559 được thành lập 5 c, “Tập đoàn đánh cá sông Gianh” 6 d, Những chiếc thuyền vượt biển từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí 7 2.Thành lập Đoàn 759- tuyến vận chuyển chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập 8 a, Thành lập Đoàn 759 8 b, Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bãi 9 c, Chuyến đi trinh sát mở đường 11 Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962- 1975) 12 1.Âm mưu, thủ đoạn phong tỏa trên biển Đông và vùng biển Tây Nam của hải quân Mỹ- ngụy 12 2. Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên biển (1962- 1975) 14 a, Giai đoạn (1962- 1965) 14 b, Giai đoạn (1965- 1968) 15 c, Giai đoạn (1968- 1975) 17 3. Vai trò của đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 20 a, Phục vụ chi viện chiến trường 21 b, Tính ưu việt của việc vận chuyển chi viện bằng đường biển 22 Chương III: Sự sáng tạo trong tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển 25 C. Phần kết luận 30 Danh mục tài liệu tham khảo 32 A.PHẦN MỞ ĐẦU Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta công tác chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với tuyến đường chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên bộ nổi tiếng thế giới, dân tộc ta còn lập một kỳ tích nữa trong lịch sử, đó là tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một kỳ tích có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong bức điện gửi cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 125 (khi mới thành lập có phiên hiệu là đoàn 759- đơn vị trực tiếp xây dựng tuyến chi viện chiến lược và làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển) hải quân nhân kỷ niệm 35 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (1961- 1996), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá: “Năm tháng sẽ qua đi, nhưng chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của những “con tàu không số” của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển”. Những đóng góp hiệu quả của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển (1959- 1975) đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, vượt lên những tính toán thông thường về chiến tranh của chính quyền Mỹ- ngụy, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hôm nay và mai sau. Với lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp của các thế hệ cha anh, tôi xin chọn “Đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975)” làm đề tài tiểu luận của mình. Hy vọng qua đó không chỉ tôi mà nhiều người khác không những hiểu biết sâu sắc hơn về những hoạt động, kết quả đóng góp của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiệm vụ chi viện cho chiến trường mà qua đó cũng thấy được sự sáng tạo, thành công của Đảng ta trong tổ chức lãnh đạo, chỉ huy tuyến chi viện chiến lược này. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phương pháp so sánh, liệt kê… Lịch sử nghiên cứu: Nghiên cứu về đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã có nhiều công trình nghiên cứu: Năm đường mòn Hồ Chí Minh của Đặng Phong; Có một đường mòn trên biển Đông của Nguyên Ngọc, các bài báo của Đại tá- TS Vũ Tang Bồng- Viện Lịch sử Quân sự đăng tải trên các tạp chí… Song xung quanh đề tài này còn có nhiều vấn đề chưa thống nhất về quan điểm đánh giá, nhìn nhận. Vai trò, sứ mệnh lịch sử lớn lao của tuyến chi viện chiến lược này còn chưa được đánh giá đúng. Đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu đề cập cụ thể, sâu sắc về “tổ chức, hoạt động” của tuyến chi viện chiến lược này. Do đó, bài tiểu luận này tập trung làm rõ quá trình ra đời, tổ chức và hoạt động cũng như vai trò chi viện của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959- 1975). Kết cấu bài tiểu luận gồm ba chương: Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chương III: Một vài nhận xét về tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển. B.PHẦN NỘI DUNG Chương I: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên biển 1. Đôi nét về tình hình cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và yêu cầu chi viện cho chiến trường a, Tình hình miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành những thắng lợi lớn lao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Song, hiệp định này còn có những hạn chế nhất định. Nó do cả hoàn cảnh khách quan hoặc có yếu tố chủ quan quy định. Vì vậy mục tiêu thống nhất, độc lập chưa được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đất nước “tạm” bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc. Trong khi miền Bắc bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh thì đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Âm mưa bá chủ toàn cầu của Mỹ không phải chỉ mới “ngày một, ngày hai” mà nó đã hình thành từ lâu. Vì thế mà sau khi Pháp “sa lầy” trong “vũng bùn” do chính mình tạo ra ở Đông Dương, Mỹ đã có tham vọng nhảy vào “thế chỗ”. Mà bằng chứng là việc Mỹ không đặt bút kí vào bản hiệp định Giơnevơ, không tham gia vào việc công nhận nền độc lập của Việt Nam. Phải chăng Mỹ đã có dự định trước? Việc Mỹ can thiệp vào tình hình miền Nam Việt Nam là nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, căn cứ quân sự tiến công miền Bắc và ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống khu vực Đông Nam châu Á. Thâm độc hơn chúng dùng chính sách trả thù, khủng bố dã man, tàn bạo những người kháng chiến cũ và những người yêu nước, đặc biệt là những người cộng sản bằng các đợt “tố cộng, diệt cộng” gây nên bao đau thương tang tóc cho đồng bào miền Nam. Cách mạng mền Nam đứng trước những thử thách mới phải trực tiếp đương đầu với Mỹ, một đế quốc có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh, trở thành kẻ thù chính, kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta và nhân dân Đông Dương. Đối với cách mạng miền Nam, Đảng ta chủ trương phát triển hình thức đấu tranh chính trị đòi địch thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, đấu tranh đòi độc lập bằng con đường hòa bình. Nhưng Mỹ- Diệm đã có một loạt những hành động nhằm phá tan khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết chuyển hướng cho cách mạng miền Nam- Nghị quyết 15. Nhưng trước đó chúng ta còn có thể biết tới bản Đề cương cách mạng miền Nam của Lê Duẩn. Hội nghị Trung ương lần thứ 15(1/1959) xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân. Đây chính là bước ngoặt trong sự phát triển của tình hình ở miền Nam. Nắm chắc tình hình, Đảng ta đã nhanh chóng đề ra chủ trương mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng đặt ra nhằm tạo đà cho cách mạng miền Nam phát triển, giành những thắng lợi lớn hơn trong “cuộc đụng đầu lịch sử” này. b,Chủ trương của Đảng về công tác chi viện lực lượng và vũ khí trang bị cho chiến trường miền Nam- Đoàn 559 được thành lập Sau khi có nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam có bước phát triển mới. Đấu tranh vũ trang ngày càng lan rộng. Yêu cầu về cán bộ và vũ khí ngày càng lớn. Đường dây Thống Nhất- trên cơ sở đường giao liên bí mật xuyên Trường Sơn trong kháng chiến chống thực dân Pháp không thể đáp ứng được yêu cầu đó, nhất là đối với các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Để kịp thời đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, giữa năm 1959, Bộ chính ra chỉ thị: “tổ chức một đoàn giao thông quân sự đặc biệt mở đường đưa cán bộ, tiếp tế vũ khí và những hàng cần thiết khác vào miền Nam. Đây là một việc lớn, có tính chất chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”.. Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, ngày 19/5/1959, thường trực Tổng quân ủy Bộ Quốc phòng triệu tập Ban cán sự, chính thức giao cho đoàn 559 tổ chức mở đường giao thông quân sự vào Nam, dọc theo dãy Trường Sơn, vận chuyển hàng quân sự cho miền Nam, đưa, đón cán bộ từ Bắc vào Nam và ngược lại mà trước mắt là cho liên khu V. Tuy được tăng cường lực lượng, phương tiện nhưng hiệu quả vận chuyển của tuyến đường bộ vẫn rất thấp vì phương thức vận chuyển giai đoạn này chủ yếu là gùi, thồ trong điều kiện rất gian khổ và phải hết sức bí mật. bên cạnh đó Mỹ- ngụy dường như đã phát hiện ra việc ta đưa vũ khí vào Nam nên đã tăng cường càn quét chống phá. Trong khi đó, yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng trở nên cấp thiết. c, “Tập đoàn đánh cá sông Gianh” Đồng thời với quyết định mở đường vận chuyển trên bộ (đoàn 559) Bộ Chính trị quyết định tổ chức vận chuyển bằng đường biển để bảo đảm kịp thời yêu cầu của chiến trường và giao cho đồng chí Trần Văn Trà- Phó Tổng tham mưu trưởng trực tiếp phụ trách việc mở tuyến vận tải trên biển. Tháng 7/ 1959, tiểu đoàn 603- đơn vị vận tải đường biển được thành lập. Tiểu đoàn gồm 107 người (hầu hết là cán bộ miền Nam tập kết). Tiểu đoàn đóng quân ở thôn Thanh Khê- xã Thạch Trạch- huyện Bố Trạch- tỉnh Quảng Bình- bên bờ sông Gianh (do đó còn gọi là “Tập đoàn đánh cá sông Gianh”). Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, công an nhân dân vũ trang, Tiểu đoàn 603 nhanh chóng ổn định nơi ăn, ở và bắt tay vào đóng thuyền. Bước đầu Tiểu đoàn đóng đóng được 4 chiếc, mỗi chiếc có trọng tải 20 tấn. Thuyền có hai đáy, phía dưới chở vũ khí, phía để lưới và dụng cụ đánh cá để ngụy trang và các thuyền này đều được cải dạng theo các thuyền đánh cá ở miền Nam. Theo chủ trương của cấp trên, chuyến đi biển đầu tiên của tiểu đoàn 603 sẽ chở 5 tấn vũ khí và thuốc men bí mật vượt qua tuyến quân sự tiến vào vùng biển miền Nam, chi viện cho khu V mà địa điểm tập kết là chân đèo Hải Vân. Ngày 27/1/1960 tiểu đoàn 603 quyết định cho thuyền nhổ leo. Thuyền có 6 người- cả 6 người đều đã từng tham gia vận chuyển từ khu V vào khu VI trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng trong chuyến đi này đoàn không đến được nơi tập kết đã định. Chuyến vượt biển đầu tiên chi viện cho chiến trường miền Nam không thành công, Tổng quân ủy và Bộ quốc phòng chỉ thị cho tiểu đoàn 603 tạm ngừng hoạt động, điều động cán bộ, chiến sỹ sang Đoàn 301 để tập trung mở đường bộ chi viện cho chiến trường miền Nam. Song không vì vậy mà việc nghiên cứu mở đường biển lại bị lãng quên. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng hết sức quan tâm tới khả năng này bởi đây là loại hình vận chuyển có hiệu quả cao, có thể đi xa, đi nhanh với khối lượng lớn. Do đó, một mặt Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục nghiên cứu tình hình trên biển, tìm hiểu vùng kiểm soát trên biển của địch cũng như khả năng Tre, Bạc Liêu. Trà Vinh. Bà Rịa… đều khẩn trương chuẩn bị tàu, thuyền ra Bắc nhận vũ khí. Vừa đi, vừa nắm bắt hoạt động của ngư dân làm ăn trên biển cũng như tình hình tuần tra của địch trên biển; chuẩn bị bến bãi, kho tàng, hậu cứ để đón tàu chi viện vũ khí từ Bắc vào… Trong 3 năm (1960-1962) các tỉnh Nam Bộ đã tổ chức 6 chuyến, dùng thuyền gỗ đánh cá bí mật ra Bắc (2 thuyền của Bến Tre, 2 thuyền của Bạc Liêu, 1 thuyền của Trà Vinh và 1 thuyền của Bà Rịa) gồm 42 người (trong đó có 18 Đảng viên, 2 cán bộ xã, còn lại là ngư dân). Các tàu vượt biển ra Bắc đều gặp nhiều khó khăn nhưng đã có 5 trong 6 thuyền ra được Bắc. Mỗi thuyền ra Bắc lại báo cáo với Bộ Tổng Tham mưu những kinh nghiệm đi biển và tình hình hoạt động của Hải quân địch. 2. Thành lập Đoàn 759- tuyến vận chuyển chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển được hình thành. a, Đoàn 759 được thành lập Trước yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng nhận định: nhiệm vụ vận chuyển chiến lược phải theo kịp tình hình phát triển của chiến trường, nếu có điều kiện phải đi trước một bước. “Theo nhận định của Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, trong thời gian từ 3- 4 năm trước mắt dù cố gắng đến mức cao nhất, đoàn 559 cũng chưa thể mở được đường vận tải dọc theo phía Đông dãy Trường Sơn vào các chiến trường xa là Nam Trung Bộ và Nam Bộ”. Song vũ khí cho chiến trường Nam Bộ ngày càng trở nên cấp thiết, có tính sống còn đối với phong trào cách mạng miền Nam. Tiếp tế cho Nam Bộ vào thời điểm này, không còn con đường nào khác hơn là bằng đường biển. Qua tổng hợp tình hình chung và tình hình các chuyến đi vượt biển trước đó, Trung ương quyết định giao cho Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng vận tải đặc biệt bằng đường biển. Trung tướng Trần Văn Trà- Phó Tổng tham mưu trưởng- người đã hoạt động từ trước cách mạng và chỉ huy chiến đấu trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, được Quân ủy Trung ương giao cho nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức lực lượng đặc biệt này. Thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 97/ QP thành lập đoàn 759 vận tải đường biển. Đoàn có nhiệm vụ: “mua sắm phương tiện, tiến hành vận chuyển tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển” và phương châm hành động là “hết sức khẩn trương, tuyệt đối bí mật, độc lập chiến đấu”. Do tính chất nhiệm vụ quan trọng đặc biệt, Đoàn 759 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Trung tá Đoàn Hồng Phước- Nguyên Tham mưu trưởng sư đoàn 330 được bổ nhiệm làm đoàn trưởng, đồng chí Võ Huy Phúc được bổ nhiệm làm chính ủy Đoàn 759. Trụ sở làm việc của Đoàn 759 là số nhà 83 phố Lý Nam Đế- Hà Nội. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn dần dần được tăng cường. Lực lượng cán bộ, thủy thủ của Đoàn được tuyển chọn ở khắp các đơn vị trong và ngoài quân đội và chủ yếu là người thuộc các Khi mới thành lập, Đoàn 759 có 38 người, chủ yếu là cán bộ chiến sỹ thuộc tiểu đoàn 603 cũ, 20 người trên các tàu từ Nam Bộ ra và một số cán bộ, chiến sỹ giải phóng khu V và khu VI thạo nghề đi biển được lệnh vượt tuyến ra Bắc bằng đường bộ. Sau đó, Bộ quốc phòng điều động bổ sung cho Đoàn một số cán bộ, chiến sỹ (chủ yếu ở miền Nam) từ sư đoàn 338, các nông trường Quân đội, tàu đánh cá… Nguyên tắc nhân sự của Đoàn là tuyệt đối trung thành. Những người được chọn vào bộ phận này phải được kiểm tra rất kỹ về mặt lý lịch và phẩm chất cách mạng, tuyệt đối không khai báo, tuyệt đối không nói với bộ phận khác, kể cả gia đình về những công việc của mình. Sau khi nghỉ hưu cũng tuyệt đối không kể lại công việc của mình. Công tác ngụy trang cũng là một vấn đề quan trọng. Đó là một nghệ thuật đạt tới mức huyền thoại. Cải trang thì có cờ đủ các nước, có những phương tiện cần thiết để thay đổi màu sơn của tàu. Nhưng quan trọng nhất là ngụy trang ban ngày. Khi tàu áp sát vào một vòm cây, một vách núi, lưới được căng lên và cành lá được mắc vào đó. Chính cách ngụy trang đó đã cứu được rất nhiều con tàu của Đoàn 125 trong những lúc phải ấn náu tại các vũng. Để tiến hành vận chuyển vũ khí vào Nam không chỉ có tàu, vũ khí, có con người mà còn cần đến “hai bộ phận phục vụ bí mật từ xa”. Thứ nhất là bộ phận chuẩn bị giấy tờ giả- hợp pháp hóa cho tất cả những người trên tàu cũng như giấy tờ các con tàu. Từ giấy tờ tùy thân, quê quán, độ tuổi, nghề nghiệp cho đến dáng vóc đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp. Hơn nữa còn có bộ phận “giả mạo chữ ký biệt tài”, “bộ phận làm ra những con dấu tương ứng”, bản khai thuế, hàng hóa … đều làm y như giấy tờ thật. Thứ hai là bộ phận thông tin- cung cấp thông tin chỉ đạo của Trung ương với các tàu, các bến bãi… Công tác chuẩn bị bến bãi cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tất cả những bến bãi đều do lãnh đạo cấp ủy địa phương am hiểu địa hình trực tiếp đi tìm, chọn và tổ chức. Bến bãi cũng có yêu cầu cụ thể chứ không phải tùy tiện lựa chọn và sử dụng. Hầu hết những bến bãi đều phải tổ chức lực lượng vũ trang cũng như đường dây cứu thương để khắc phục khi có “sự cố”. Sau khi “hàng" được bốc dỡ lên tại các bến sẽ được khẩn trương đưa vào các kho. Kho chứa vũ khí cũng là bài toán hóc búa.  Phương thức xây dựng các kho “thiên biến vạn hóa”, tùy theo địa hình và điều kiện của từng nơi. Những vùng thường xuyên ngập nước thì phải có hình thức kho chống ngấm nước. Những vùng không có rừng che phủ thì phải có hình thức kho mà máy bay không phát hiện được. Ngoài ra thì việc phân phối hàng “chi viện” cũng được tiến hành chặt chẽ và nghiêm chỉnh giữa các bến, các kho… c, Chuyến đi trinh sát mở đường Để chuẩn bị cho chuyến trinh sát mở đường đầu tiên, chỉ huy và cơ quan Đoàn khẩn trương tổ chức các đội tàu, tăng cường huấn luyện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Đoàn quyết định lấy một chiếc thuyền từ miền Nam ra (thuyền của Bạc Liêu) thực hiện nhiệm vụ trinh sát đó. Đêm 10/ 4/ 1962 thuyền Bạc Liêu rời của sông Nhật Lệ (Quảng Bình); Đoàn có 6 đồng chí, trưởng tàu- thuyền trưởng: Bông Văn Dĩa. Và đến 10h đêm ngày 18/ 4/1962 thuyền đi vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Chuyến vận chuyển vũ khí đầu tiên bằng đường biển đã thành công. Lập tức tin vui được báo với Hồ Chủ tịch, Người đã gửi ngay điện khen ngợi những người trực tiếp góp công sức làm nên chiến công đầu tiên. Người chỉ thị: “cán bộ, chiến sỹ Đoàn 559 hãy nhanh chóng rút kinh nghiệm, tiếp tục vận chuyển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa vũ khí cho đồng bào miền Nam giết giặc, cho Nam Bắc sớm sum họp một nhà”. Trung tuần tháng 8/ 1962, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết mở đường chiến lược trên biển. Bắt đầu từ đây Đoàn 759 bước vào giai đoạn vận chuyển để làm nên con đường huyền thoại trên biển Đông với những kỳ tích “có một không hai” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cũng từ đây, xuất hiện những con “tàu không số” lúc ẩn, lúc hiện vận chuyển vũ khí cho chiến trường. Sự ra đời của Đoàn 759 và tuyến vận chuyển cho chiến lược trên biển là biểu hiện ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, là tiền đề quan trọng tạo thế phát triển lực lượng, thế chiến lược vững chắc cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Chương II: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược- đường Hồ Chí Minh trên biển và vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962- 1975) Hải quân Ngụy được Pháp xây dựng từ năm 1952. Khi Pháp rút khỏi miền Nam (tháng 12/ 1954) hải quân Ngụy có khoảng 2000 quân; 100 tàu xuồng chiến đấu. Sau năm 1954, được Mỹ trang bị, huấn luyện và tổ chức nên lực lượng hải quân Ngụy phát triển nhanh. Đến năm 1960, hải quân Ngụy được xây dựng thành một quân chủng của “Quân lực Việt Nam cộng hòa” gồm đủ các thành phần “hải lực, giang lực v
Luận văn liên quan