Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với
các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một trường hợp ngoại lệ.
Hòa vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh và tiến kịp thời đại thì Việt Nam
cần phải phát huy được những lợi thế vốn có của mình. Từ lâu, xuất khẩu đã trờ
thành hoạt động kinh doanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và của các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một lượng ngoại tệ
lớn cho đất nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và nhà nước ta
nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm
1986.
Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu tăng trưởng
góp phần đẩy mạnh cho sự phát triển của nền kinh tế. Với tư duy đổi mới “ Việt Nam
mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện
cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Với dân số khoảng trên 80 triệu, và đặc biệt là những ưu thế về điều kiện tự
nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa và cả yếu tố con người. Tận dụng triệt để lợi thế
này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại cây có giá trị xuất khẩu như
lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu Đây là những mặt hàng góp phần không
nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất
khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất
khẩu cà phê thứ ba trên thế giới .
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6414 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoạt động xuất khẩu nông sản tại
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Tổng hợp I - VN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với
các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không thể là một trường hợp ngoại lệ.
Hòa vào xu hướng hội nhập ấy, để có thể tiến nhanh và tiến kịp thời đại thì Việt Nam
cần phải phát huy được những lợi thế vốn có của mình. Từ lâu, xuất khẩu đã trờ
thành hoạt động kinh doanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và của các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một lượng ngoại tệ
lớn cho đất nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và nhà nước ta
nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm
1986.
Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu tăng trưởng
góp phần đẩy mạnh cho sự phát triển của nền kinh tế. Với tư duy đổi mới “ Việt Nam
mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện
cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Với dân số khoảng trên 80 triệu, và đặc biệt là những ưu thế về điều kiện tự
nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa và cả yếu tố con người. Tận dụng triệt để lợi thế
này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại cây có giá trị xuất khẩu như
lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu… Đây là những mặt hàng góp phần không
nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước cũng như kim ngạch xuất
khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, xuất khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất
khẩu cà phê thứ ba trên thế giới…..
Trong điều kiện Việt Nam và đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
trong nước phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ do sự suy thoái của các nền kinh
tế., nhận thức rõ được vấn đề và diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng như trước
những đòi hỏi thực tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản, cùng với
những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những thực tế tìm hiểu được trong
quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I -VN, tác giả nhận
thấy việc mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của Công ty trong giai đoạnh hiện nay. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài:
“Hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp
I - VN”
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản
cũng như các biện pháp mà công ty cổ phần xuất nhập Tổng hợp I – VN đã thực hiện
để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, từ đó tiến hành đánh giá khả năng xuất khẩu nông
sản của chính công ty và đưa ra một số giải pháp khả thi hơn, khắc phục được một số
nhược điểm mà công ty chưa giải quyết được nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất
khẩu nông sản của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng
nông sản tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở việc xuất khẩu nông sản trên
các thị trường truyền thống của Công ty trong khoảng từ năm 2005 cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số liệu của
các mặt hàng được xuất khẩu chủ đạo trong những năm gần đây tại công ty. Đề tài
còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đồng thời vận dụng các quan
điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như của
Công ty để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu
như sau:
Chương 1: Khái quát về Công Ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I - VN.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp I - VN
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - VN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP I - VN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Đầu những năm 1980 Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm
đẩy mạnh công tác xuất khẩu, nhờ đó hoạt động xuất khẩu trong cả nước trở nên khá
sôi động và cũng vì vậy mà hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả khả
quan.
Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực, đã nảy sinh nhiều vấn đề như là
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay phá giá thị trường, các doanh nghiệp
trong nước chịu nhiều thiệt hại, lợi nhuận thấp, uy tín bị giảm nghiêm trọng trên thị
trường thế giới. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho hoạt động xuất
nhập khẩu là bên cạnh việc khuyến khích phát triển công tác xuất nhập khẩu, Nhà
nước phải đồng thời chấn chỉnh và từng bước lập lại trật tự, kỷ cương ban hành chính
sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
Trong hoàn cảnh đó, Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I – VN ra đời, nhận
nhiệm vụ góp phần giải quyết những vấn đề này bằng các biện pháp kinh tế dựa trên
tình hình thực tế của thị trường xuất nhập khẩu.
Công ty được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TTCB
của Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Công thương) nhưng phải đến tháng 3/1982 Công
ty mới đi vào hoạt động.
Năm 1993, Công ty Promexim được sát nhập vào Công ty và hình thành Công
ty mới nhưng vẫn lấy tên cũ là Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng Hợp I – VN. Theo
quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 340/BTM-TCBB ngày 31/03/1993,
Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, có tư cách pháp nhân,
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tiền Việt Nam và
ngoại tệ tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định.
Đầu năm 2006, theo quyết định số 3014/QĐ-BTM và số 0417/QĐ-BTM của
Bộ Thương Mại về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Xuất Nhập Khẩu
Tổng Hợp I – VN chính thức cổ phần hóa lấy tên là Công ty cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Tổng Hợp I – VN.
Tên giao dịch của Công ty: THE VIETNAM NATIONAL GENERAL
EXPORT- IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO I (GENERALEXIM)
Trụ sở chính và các chi nhánh của công ty:
Trụ sở chính: Tại Hà Nội
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền
Điện thoại: 84-4-8264009 Fax: 84-4-8259894
Email: gexim@generalexim.com.vn
Website: www.generalexim.com.vn
Các chi nhánh- Xí nghiệp trực thuộc:
Tại TP.Hồ Chí Minh
Tại TP.Đà Nẵng
Tại TP.Hải Phòng
Xí nghiệp may Hải Phòng
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài, sự thay
đổi của cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty. Quá trình phát triển của
Công ty có thể chia làm 3 giai đoạn, đó là:
1.1.2.1. Giai đoạn I ( 12/1981-12/1992)
Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương
hướng phát triển và đặt nền móng về mọi mặt cho việc xây dựng lại Công ty. Với
biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật
chất còn nghèo nàn, số vốn ban đầu Nhà nước cấp là 139.000VND. Trong thời gian
này, cơ chế chính sách quan liêu, đường lối đổi mới đang ở mức tư duy, chưa cụ thể
hóa bằng văn bản nhất là đối với lĩnh vực quản lý kinh tế. Tuy gặp rất nhiều khó khăn
trong hoạt động kinh doanh nhưng Công ty đã từng bước khắc phục được những khó
khăn và phát huy được những thành quả đạt được.
Về vốn, Công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo 2 cơ quan liên Bộ (ngân
hàng và ngoại thương) đưa ra những văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt
động của Công ty. Các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng
hóa là cơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau này. Đồng thời
Công ty cũng xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
được vững chắc.
Về xây dựng bộ máy, đào tạo cán bộ: Với nhận thức con người là nhân tố
quyết định, do đó việc làm đầu tiên của công ty là đã xây dựng được mô hình bộ máy
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Công ty. Công ty thực hiện đào
tạo đội ngũ cán bộ và ổn định lực lượng lao động thông qua việc thực hiện phát triển
yếu tố con người, chăm lo mọi mặt của đời sống lao động, cử người đi đào tạo ở
nước ngoài khi có tiêu chuẩn. Công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ được quan tâm
thường xuyên. Trong 11 năm, Công ty đã đề bạt tại chỗ 25 trường hợp vào các vị trí:
Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng/phó phòng, Giám đốc chi nhánh…. Đến năm
1992, Công ty có tổng số lao động là 140 người.
1.1.2.2. Giai đoạn II (1/1993-12/2004)
Đây là thời kỳ tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty trên nền hợp nhất giữa
Công ty XNK tổng hợp và Công ty phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu, gắn với
thời kỳ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã được
định hình, tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành phần kinh tế tham gia và
những ưu đãi dành cho doanh nghiệp Nhà nước dần dần bị thu hẹp và hầu như không
còn áp dụng được. Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các chủ
thể có hình thức sử hữu khác nhau tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như xuất
nhập khẩu… như ban hành luật khuyến khích đầu tư từ nước ngoài. Các cơ chế quản
lý trực tiếp kinh tế và xuất nhập khẩu không ổn định, thay đổi hàng năm nhiều khi đã
gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch dài hạn.
Trong nội bộ từ 7/1993, công ty có biến động lớn trong công tác tổ chức cán
bộ, số lượng lao động tăng từ 146 lên thành 389 người và Công ty có 3 lần thay đổi
người đứng đầu doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, Công ty đã thực hiện và hoàn
thành được các hoạt động xuất nhập khẩu và tổ chức thành công bộ máy nguồn lực
lao động dựa vào những thành tựu của thời kỳ trước.
Trong thời kỳ này, danh mục mặt hàng xuất khẩu của Công ty rất phong phú
và luôn biến động, hình thức kinh doanh cũng luôn biến động, bám sát thị trường và
cơ chế. Từ thực tiễn đó, Công ty đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu làm tiền đề
cho việc phát triển kinh doanh XK sau này, đảm bảo sự cân đối hợp lý với hoạt động
nhập khẩu cũng như các hoạt động khác. Từ năm 1990-1995 là giai đoạn tình hình
trong nước có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Thị
trường lớn Đông Âu và Liên Xô không còn những biến động về chính trị, trong khi
khu vực thị trường tư bản thì bị các đơn vị khác cạnh tranh khá dữ dội. Các mặt hàng
ủy thác xuất khẩu của Công ty không còn nhiều. Trong giai đoạn này Công ty hoạt
động trong tình trạng chung diễn biến khác phức tạp nên việc giữ vững phát triển và
thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn của Công ty. Từ năm 1996-2004, tiếp theo
đà tăng trưởng của giai đoạn trước, năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
lên đến 78.4 triệu đôla cao nhất từ khi thành lập đến năm 1997. Tuy nhiên năm 1998
tổng kim ngạch của Công ty giảm xuống còn 44.5 triệu đô la bằng 82.17% tổng kim
ngạch năm 1997. Sự giảm xuống này là do môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu
của Công ty nói riêng và của cả nước nói chung có nhiều biến động xấu. Nền kinh tế
trong nước giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu Á và thảm họa thiên
tai xảy ra liên tiếp. Thị trường trong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm
tồn đọng khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều
khó khăn.
Từ sau giai đoạn khó khăn đó, Công ty đã có nhiều hướng đi mới như mở rộng
phạm vi kinh doanh ra các đơn vị bán lẻ, các quận, huyện kể cả các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ ủy thác sang tư doanh. Triển khai gia công các
mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam học
tập và công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế. Bên cạnh đó Công ty
còn tham gia khai thác địa sản, khai thác dịch vụ cho thuê kho bãi.
1.1.2.3. Giai đoạn III ( từ 2004 đến nay)
Trong những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với nguy cơ khủng bố, thiên
tai và dịch bệnh, nền kinh tế và các hoạt động mậu dịch trên thế giới vẫn phát triển
khá ổn định. Trong nước, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, kinh tế phát triển
với tốc độ khá cao với nhiều đỉnh cao mới về đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, phát triển
thị trường vốn, các ngành sản xuất khác cũng đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Quan hệ
ngoại giao và kinh tế đối ngoại được mở rộng, hầu như không còn giới hạn về không
gian và mức độ, với việc trở thành thành viên chính thức của WTO và việc Hoa Kỳ
chập nhận PNTR bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam cuối 2006.
Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, Công ty đã làm
đơn gửi lên Bộ Thương Mại để yêu cầu cho cổ phần hóa nhằm mở rộng hơn quy mô
về vốn hoạt động cũng như nguồn nhân lực. Đến đầu năm 2006, Công ty chính thức
cổ phần hóa, tách khỏi Bộ Thương Mại và trở thành một Công ty độc lập lấy tên mới
là Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I - VN với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng.
Đến nay, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa được 4 năm và đạt được nhiều
thành tựu và kết quả tốt đẹp đem lại lợi nhuận cao cho toàn thể Công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty
1.2.1. Chức năng của Công ty
Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải
sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dung phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch, theo yêu cầu của địa
phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của
Nhà nước.
Cung ứng vật tư, hàng hóa, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho
các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hàng hóa theo
thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.
Sản xuất và gia công chế biến hàng hóa để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác
liên quan đến nhập khẩu.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như ủy thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có
liên quan.
Tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thực hiện
tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao
dịch đối ngoại.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan.
Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước
ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty.
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác.
1.2.3. Quyền hạn
Đề xuất với Bộ Thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có liên
quan đến hoạt động của Công ty.
Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt.
Được ký kết các hợp đồng kinh tế trong nước và quốc tế .
Được mở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hóa theo quy định của nhà nước.
Dự các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của công ty trong và
ngoài nước
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.
Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ, công nhân viên.
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty tuy đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần
nhiều nhất. Vì vậy nên cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những
phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của Ban giám
đốc. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là mối quan hệ bình đẳng, hợp
tác giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện
tốt những nhiệm vụ chung của Công ty.
Mô hình này rất hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với hoạt động kinh doanh của
Công ty, vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng phòng ban vừa mang
tính thống nhất chung trong hoạt động của toàn Công ty.
a. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - VN tổ chức cơ cấu hoạt động của
mình theo mô hình trực tuyến chức năng dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Nguồn:Trang web www.generalexim.com.vn
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình doanh
nghiệp cổ phần, vì vậy các bộ phận cấu thành bộ máy quản lý được tổ chức theo
đúng quy định của Nhà nước:
BAN GIÁM
ĐỐC
Các phòng
quản lý
Các phòng
kinh doanh
Các CN &
XN trực thuộc
Các đơn vị
liên doanh
Công ty Phát
triển Đệ Nhất
Ngân hàng
TMCP XNK
Eximbank
Chi nhánh tại
TP Hải Phòng
Chi nhánh tại
TP Đà Nẵng
Chi nhánh tại
TP HCM
Xí Nghiệp
may Đoạn Xá
Phòng XNK 1
Phòng XNK 2
Phòng XNK 3
Phòng XNK 4
Phòng XNK 5
Phòng XNK 6
Phòng XNK 7
Phòng Tổ Chức-
Hành Chính
Phòng Tài
Chính – Kế
Toán
Phòng Tổng
Hợp
Phòng xây
dựng cơ bản
Đại hội cổ đông: Quyết định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức, quản lý và
hoạt động của Công ty.
Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh
hàng năm của Công ty, các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của
Công ty, chịu trách nhiệm báo cáo lại tình hình của Công ty với Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hoạt động quản lý điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty về tính hợp lý, hợp pháp. Đồng thời kiến ghị biện pháp bổ sung,
sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, báo cáo kết quả kiểm soát với đại
hội cổ đông, hội đồng quản trị.
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc: Người đứng đầu Công ty, quản lý mọi hoạt động của các
phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
của Công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước Nhà nước.
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản lý
một lĩnh vực nào đó do giám đốc ủy quyền. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trước tổng giám đốc.
Khối phòng ban nghiệp vụ: Tham mưu cho giám đốc gồm:
Phòng tài chính – kế toán
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng nghiệp vụ.
Ban xây dựng cơ bản.
Phòng tổng hợp.
Hệ thống các cửa hàng.
Các chi nhánh.
Các bộ phận sản xuất.
Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán kế toán,
đánh giá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm
vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình ban giám đốc.
Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ quan cấp trên và các cơ
quan hữu quan theo quy định.
Phòng tổ chức cán bộ: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của Công ty, tham mưu
cho giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng ban sao
cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược đào
tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực của Công ty, đưa ra các chính sách, chế
độ lao động và tiền lương của các cán bộ công nhân viên đồng thời tuyển dụng lao
động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình hình kinh doanh của công
ty.
Phòng tổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, lập báo
cáo cho các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình lên Ban giám đốc.
Ngoài ra, phòng còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, đàm phán giao dịch với
khách hàng và lập các chiến lược khuyến mại của Công ty.
Phòng hành chính: Chức năng của phòng này là phục vụ văn phòng phẩm của
Công ty, tiếp khách và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. Bên cạnh đó phòng có
trách nhiệm theo dõi, sửa chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồng thời giải
quyết các vấn đề liên quan đến hành chính sự nghiệp.
Phòng nghiệp vụ: Có tổng cộng 7 phòng nghiệp vụ có chức năng kinh doanh
tổng hợp hoặc đi sâu vào các mặt hàng có thế mạnh của mình như:
Phòng nghiệp vụ 1