Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến hấp dẫn của đất nước Việt Nam, nơi đây không chỉ
nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những công trình kiến trúc đương đại
đặc sắc như: Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Chợ Bến Thành, khách sạn Majestic và nhiều
công trình kiến trúc khác mang trong mình những nét truyền thống pha lẫn hiện đại. Đặc biệt đây là
những công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế xây dựng nên mang một phong vị Pháp rất riêng,
rất đặc trưng và độc đáo nhưng cũng rất Sài Gòn. Chính những nét đẹp tinh tế ấy đã đưa đến ý tưởng để
nhóm thực hiện đề tài “Khai Thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn
kiến trúc Pháp ở Tp.Hồ Chí Minh”
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc pháp ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số
công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc
pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
Lời mở đầu.
Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến hấp dẫn của đất nước Việt Nam, nơi đây không chỉ
nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những công trình kiến trúc đương đại
đặc sắc như: Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Chợ Bến Thành, khách sạn Majestic…và nhiều
công trình kiến trúc khác mang trong mình những nét truyền thống pha lẫn hiện đại. Đặc biệt đây là
những công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế xây dựng nên mang một phong vị Pháp rất riêng,
rất đặc trưng và độc đáo nhưng cũng rất Sài Gòn. Chính những nét đẹp tinh tế ấy đã đưa đến ý tưởng để
nhóm thực hiện đề tài “Khai Thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn
kiến trúc Pháp ở Tp.Hồ Chí Minh”…
Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố hồ chí minh dựa trên một số
công trình mang dấu ấn kiến trúc pháp
1.1. Kiến trúc Pháp và những nét đặc trưng trong các công trình kiến trúc ở thành phố
Hồ Chí Minh.
1.1.1. Kiến trúc Pháp.
Thời kỳ La Mã đô hộ (thế kỷ I trước Công Nguyên – thế kỷ V sau Công Nguyên),
nghệ thuật La Mã đã để lại nhiều công trình kiến trúc công cộng: đấu trường, rạp hát
ngoài trời, đền đài, cổng, khải hoàn môn, cổng dẫn nước, mộ xây…
Đến thế kỷ XI và XII, tinh thần Thiên Chúa giáo đã phát triển cùng với sự ra đời
của nhiều dòng tu và những cuộc Thập tự chinh. Từ đó, nghệ thuật kiến trúc tôn giáo đã
đẻ ra hai phong cách trong xã hội phong kiến Trung cổ Châu Âu phong cách rô-măng
(Style roman) và phong cách gô-tích (Style gothique).
Thế kỷ XVI là thế kỷ Phục Hưng nghệ thuật cổ Hy Lạp qua con đường Ý, trào lưu
kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và
phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, dựa trên cơ sở hệ
thức cột cổ điển, trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa
học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.
Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc Phục Hưng thời kỳ này chỉ
chú ý đến tổ hợp công trình.
Cuối thời kỳ Phục Hưng, chống lại tinh thần khắc khổ của Cải cách tôn giáo, nghệ
thuật Ba-rốc xuất hiện. Nó chủ trương một phong cách phóng túng, để mặc tình cảm chi
phối sáng tạo: tìm cái đồ sộ, cái động, đường cong, xoáy ốc hơn là đường thẳng, thích
trang trí dồi dào.
Thế kỷ XVII và XVIII kiến trúc của Pháp vẫn tiếp tục phát triển theo khuynh
hướng nghệ thuật Phục Hưng. Chủ nghĩa cổ điển chú trọng phục hồi tinh thần và hình
thức cổ Hy Lạp - La Mã, đề cao lý tính, đòi hỏi hài hoà, trong sáng. Nghệ thuật cổ điển
thịnh hành vào thời kỳ quân chủ chuyên chế, nó tìm cái uy nghi, đường bệ, sự cân đối,
đối xứng, đường thẳng.
Sang thế kỷ XVIII, cái trịnh trọng, nguy nga của đường thẳng bớt dần. Phong cách
thời vua Louis XV đề cao đường cong, uốn lượn, vận động, trở lại Ba-rốc. Phong cách
thời vua Louis XVI cố gắng hoà giải cái duyên dáng với đường thẳng và được đối xứng
cổ điển.
Thời kỳ cách mạng 1978 ít xây dựng. Đế chế I của Napoléon I muốn xây dựng
một Paris đồ sộ, người ta theo những mẫu của thời cổ La Mã: Khải Hoàn Môn – hệ thống
cột. Tiêu biểu ở Paris có: Khải Hoàn Môn Ngôi sao, nhà thờ Madelêin,…
Sau Đại chiến II , “Phong cách quốc tế”, “Phong cách hiện đại” của Le Corbusier
(Lơ Cooc-buy-đi-ê) (1887 – 1963), rất thịnh hành. Ông chủ trương dùng đường thẳng, bê
tông trần trụi, xây lên cao một cách táo bạo để có nhiều bãi xanh như nhà thờ Ronchamp
(Rông-săng), thủ đô xứ Punjab (Pun-giap) - Ấn Độ, là Chandighar (Sang-đi-ga) có những
phố riêng cho khách bộ hành.
Guillaume Gillet (Guy-ô-mơ Gi-lê) (đã làm nhà thờ Royan) gạt bỏ những khối
vuông bất động – đưa vào những hình hipebon động.
Không tán thành quan niệm xây thành phố theo “tính chức năng” của Perret và Le
Corbusier, xây dựng những “đảo nhỏ” không hồn, E.Aillaud (E-lô) tiếp tục đưa ra một
mẩu đô thị mới, chủ trương có những nơi để được cô đơn, mơ mộng.
Hiện nay, được canh tân từ những năm 70 sau cuộc nổi dậy 1968, nền kiến trúc
Pháp đang biến chuyển: tôn trọng ý kiến người ở, nó muốn là một nền kiến trúc đô thị
hoá (80% dân số ở thành phố), sử dụng công nghệ và kỹ thuật vào những mục đích khác
trước đây (không chạy theo xây dựng nhà ở nhiều, nhanh, rẻ). Làm thế nào ở có chất
lượng, chứ không tiếp tục xây hoài những cao ốc (tour) hay những nhóm nhà lớn (barre).
Tháng hai năm 1986, người ta phá toà cao ốc khổng lồ ở La Courneuve (La Cuôc-nơ-vơ),
Lyon (Ly-ông), thuộc loại HLM (nhà xây cho thuê rẻ tiền); đó là sự kiện điển hình chống
lại khuynh hướng chạy theo lợi nhuận thuần.
Kiến trúc Pháp hiện nay có rất nhiều khuynh hướng phát triển, nhất là cá nhân xây
nhà riêng ngày một nhiều. Trào lưu “hậu-hiện đại chủ nghĩa” có tính chất quốc tế, phản
ứng lại tính kỹ trị của “chủ nghĩa hiện đại” và “phong cách quốc tế” ngự trị trong nửa thế
kỷ. Nó được người Mỹ Ch.Jencks (Gienx) đưa thành lý luận. Nó có nhiều hướng đi:
hướng chiết trung và lịch sử, “tân cổ điển” (làm sống lại cột trụ tường, hình cung, vòm,
cuốn, các mô-tip địa phương…), hướng quay trở lại những đặc trưng của đô thị theo tầm
người và đặt trong quan hệ lân cận.
1.2. Một số phong cách kiến trúc tiêu biểu
1.2.1. Kiến trúc Roman
Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước
Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha... khi các thành phố
đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.
* Đặc điểm và loại hình kiến trúc
Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời
kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman
dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ
những đặc điểm sau:
* Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne, do một số
khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây.
* Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.
* Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu
viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
* Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần
nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa
đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
* Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái
vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận
thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
* Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp
này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được
cắt bằng một cánh ngang.
* Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng
hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.
1.2.2. Kiến trúc Gô-tích
Thế kỷ XII, Paris trở thành trung tâm văn hoá phương Tây Thiên Chúa giáo. Nghệ
thuật gô-tich xuất phát từ miền Ile-de France (I-lơ đơ Phrăng-xơ) với thủ đô Paris, lan
khắp châu Âu. Nghệ thuật gô-tích trải qua 3 giai đoạn: gô-tich thuần tuý, giản dị, hài hoà
(thế kỷ XII - XIII), gô-tích toả tia, nhẹ nhàng, đường dọc (thế kỷ XII - XIV), gô-tích hình
lửa, loè loẹt (thế kỷ XV).
Ta có thể nhận biết kiến trúc gô-tich bằng những đặc điểm chính sau đây:
- Các công trình thường có chiều cao lớn từ 38 - 42 mét, nếu có tháp lấy ánh sáng
cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8 - 12m.
- Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng.
- Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam
và Bắc.
- Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi.
- Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có
cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian
thờ nửa đường tròn.
- Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong.
- Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với
tỷ xích của con người.
- Cảm giác về chiều cao của các công trình theo phong cách gô-tích là do chiều cao
thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột
cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên.
1.3. Đặc trưng kiến trúc Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Phong cách kiến trúc Pháp cổ:
- Đặc điểm nhận dạng là bố cục cân đối, sử dụng nhiều thức cổ điển, mái
dốc lợp ngói tây hoặc ngói đá, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các chi
tiết cổ điển.
1.3.1.1.Phong cách kiến trúc Art Deco:
+ Đặc điểm nhận dạng: Hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là
mái bằng, sử dụng với liều lượng vừa phải các họa tiết trang trí trên mặt đứng.
1.3.1.2.Phong cách kiến trúc Đông Dương:
+ Đặc điểm nhận dạng: Bố cục mặt bằng hình khồi đăng đối kiểu Châu Âu kinh
điển. Sử dụng nhiều thức cột, mái và các chi tiết kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Khmer,
hệ thống cửa lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên được chú trọng.
1.3.1.3.Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa:
+ Đặc điểm nhận dạng: Nhà chính 2 tầng, mái dốc lợp ngói ống hoặc ngói tráng
men, trang trí cầu kỳ, sử dụng nhiều thức và chi tiết kiến trúc cổ điển Trung Hoa.
1.3.1.4. Phong cách kiến trúc Neo – Gothic:
+ Đặc điểm nhận dạng: Mặt đứng ba nhịp với ba cửa vào, phần trung tâm thấp
hơn có cửa sổ “hoa hồng”, hai tháp cao ở hai bên. Bố trí nhiều cửa sổ cuốn nhọn kiểu
Gothic, kính màu được sử dụng rộng rãi.
1.3.2. Kiến trúc tân cổ điển:
+ Đặc điểm nhận dạng:
Hình dạng đối xứng.
Cột cao toàn bộ chiều cao tòa nhà.
Hình tam giác là điển hình.
Trên mái là vòm lớn.
1.2. Dấu ấn của kiến trúc Pháp trong các công trình tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.1 . Nhà thờ Đức bà.
Nhà thờ Đức Bà còn gọi là nhà thờ Lớn, tọa lạc tại một địa điểm lý tưởng - trước
quảng trường Công xã Paris, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Mặt trước nhà thờ nhìn ra
đường Nguyễn Du, sau lưng là đường Lê Duẩn, trong một khoảng không rộng rãi thoáng
mát bên cạnh công viên 30/4. Điều đặc biệt là bốn con đường lớn dẫn tới nhà thờ giao
nhau tạo thành hình thánh giá. Nhà thờ có tên chính thức là Vương cung Thánh đường
Chánh toà Đức Bà Sài Gòn, đây là nhà thờ lớn nhất và có kiến trúc độc đáo nhất của
thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình được khởi công xây dựng ngày 7/10/1877 và được khánh thành vào
ngày 11/4/1880. Nhà thờ được thiết kế tại Pháp, do kỹ sư người Pháp tên là Bourad chỉ
huy thi công xây dựng. Đây là một công trình kiến trúc bề thế có hai tháp chuông cao đặc
trưng cho lối kiến trúc Pháp lúc bấy giờ. Ngôi giáo đường nguy nga tráng lệ và cổ kính
này là một công trình tiêu biểu cho kiểu thức kiến trúc Roman và Gothic( lối kiến trúc
mang đậm dấu ấn Pháp ). Nhà thờ làm theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình
chữ thập dài, gồm một gian lớn chính giữa, hai hành lang cánh( cột cao, lấy ánh sáng qua
các dàn của sổ trên cao) và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc làm theo phong
cách Roman có cải tiến ở bên ngoài nhưng với vòm cuốn gãy kiểu Gotic bên trong cùng
kết cấu thép hiện đại chống đỡ cả công trình. Do vậy, nó vừa mang một nét uy nghi cổ
kính, vừa mang nét hiện đại. Các vật liệu được sử dụng trong khi xây dựng nhà thờ đều
được đưa từ Pháp sang. Với kĩ thuật xây tuyệt đối chính xác và chất liệu đặc biệt, cho đến
nay công trình vẫn giữ được sắc hồng tự nhiên, không bị rêu phong bám vào tường.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là
hai dãy nhà để cầu nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133m, tính từ của ngăn đến
mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35m. Chiều cao của thánh
đường là 21m. Sức chứa tối đa của thánh đường là 1.200 người. Lúc đầu, nhà thờ có hai
tháp với chiều cao tính từ mặt đất là 36,6m. Sau xây thêm hai chóp nhọn lầu chuông 21m
nữa, do vậy chiều cao của tháp là hơn 57m (tính theo tháp chuông làm năm 1895). Nhà
thờ có sáu đại hồng chung, nặng 25.850kg được đặt dưới hai lầu chuông. Không gian bên
trong rộng gồm chính điện và hai gian phụ dài 93m, cánh ngang rộng 35m, hậu cung tròn
đặt dàn đồng ca, các khu cầu nguyện nhỏ hơn với hành lang bao quanh.
Phía mặt tiền nhà thờ có một cấu trúc thăng bằng và uy nghi. Những vòng cung đá
tỏa ra nhìn xa xa như những dải lụa đẹp mắt. Các kiến trúc sư đã kéo dài tuổi thọ của nhà
thờ bằng cách thiết kế để nước mưa hứng từ những máng xối, được chảy qua trong miệng
các hình làm bằng tượng chung quanh, để phun nước ra xa chân tường giúp cho nền
móng dưới chân tường khỏi bị hư hại theo thời gian. Móng của thánh đường được thiết
kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ nằm bên trên. Nhà
thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn –
Gia Định lúc bấy giờ.
Những cửa sắt lớn bị đóng lại khi thánh đường chưa làm lễ và mở cửa cho du
khách vào tham quan bên trong. Quan sát thấy có những tượng nổi lên một nền vàng
tượng trưng cho quyển thánh kinh bằng đá. Sáu cánh cửa lớn được trang trí bằng những
cốt sắt uốn nắn tuyệt đẹp và những hình tượng các thánh điêu khắc trên cạnh những vòm
cong. Bên trong, ngay tại giữa thánh đường, hai hàng cột với vòm trần trên cao, tượng
trưng cho lối kiến trúc Pháp với đường nét thanh thoát nhưng táo bạo với những chạm trổ
tinh vi. Để soi sáng phía trong nhà thờ người ta làm rộng những cửa sổ. Phía trên cửa
giữa nhà thờ, có một cửa sổ tròn bằng kính được ghép đủ màu sắc như một hào quang
cho tượng Đức mẹ và chúa hài đồng. Nội thất với kính màu trang trí nhiều hình tượng
phương đông nói lên ý muốn hòa nhập bước đầu vào phong cách phương đông cho một
công trình mang dấu ấn phương tây. Ánh sáng tự nhiên chiếu từ các khung cửa kính màu
đặt làm tại hãng nổi tiếng Lorin ở Sartres. Tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các
lỗ hơi trên và dưới các của sổ chứ không đóng kín như các nhà thờ bên Pháp. Nội thất
thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện chứ không phải bằng đèn cầy ngay từ
khi mới khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất
tạo nên phía trong thánh đường một ánh sáng êm diệu, tạo cảm giác an lành và thánh
thiện.
Phía trên cao của chính là “gác đàn” với cây đàn organ ống, là một trong hai cây
đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Cây đàn được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay,
thiết kế riêng để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không bị nhỏ và cũng không
bị ồn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cây đàn đã bị hư hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần
gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Vào bên trong, người ta đặc biệt chú ý đến những dòng chữ tôn vinh và cảm ơn
Đức mẹ. Đây là dấu ấn phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây. Các
dòng chữ như “ Cảm tạ Đức Mẹ”, “ Chúng con cảm tạ Người”,… được khảm ốp lên
tường rất công phu. Và đặc biệt là các khung khảm này có từ những năm thập niên 50,
60. Theo một bảo vệ của nhà thờ khu vực thánh đường thì việc làm những ô cảm tạ lên
tường như vậy rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt điều được chú ý nhiều nhất là kết hợp
sao cho hài hòa, đẹp mắt về kiến trúc mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm tôn giáo nơi
thánh đường. Đặc biệt kính màu khắc hình tín đồ Việt Nam cùng các trang trí hoa lá
phương Đông. Quảng trường trước của nhà thờ đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Bức tượng
cao 4,6m, nặng 5,8 tấn, được làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích
để nhìn từ xa nên không đánh bóng. Vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn
những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trắng toát và tinh khiết trong tư thế đứng thẳng,
tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn
lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và thế giới được hòa bình, hạnh phúc.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15m, giữa hai tháp chuông
được chế tạo tại Thụy Sỹ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m, ngang
độ hơn 1m nặng hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này dù thô sơ, cũ kĩ nhưng hoạt động khá
chính xác.
Nhà thờ này được đánh giá như một công trình văn hóa tinh thần bước đầu mang
nét kiến trúc tây đông. Kiến trúc sư đã thành công khi tổ chức bố cục hợp lí lẫn sử dụng
kết cấu hiện đại phương Tây và nhất là đáp ứng điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới bản
địa để tới ngày nay, công trình này vẫn đẹp nguy nga tráng lệ, không bị thời gian phá hủy
nhiều.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên 6 chiếc tượng
trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều
khoang có những bàn thờ nhỏ cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá
tinh xảo. Bàn thờ nơi cung thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên
thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm
điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân
vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính
nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều
tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, rất mực tôn nghiêm và trang nhã.
Nhà thờ Đức Bà là một kiệt tác về kiến trúc Pháp ngay ở trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh. Nhà thờ là một công trình mà con người, cho tới ngày nay vẫn không ngừng
khám phá những khía cạnh mới qua lớp bụi của thời gian và không gian. Nơi đây là
nguồn cảm hứng bất tận cho họa sĩ, văn thi sĩ, kiến trúc sư,…đến tìm tòi, học hỏi và
khám phá.
Nhà thờ Đức Bà đã bước qua nhiều thăng trầm cũng như biến động lịch sử. Đây là
một kiệt tác mà thời gian và những biến cố lịch sử không làm ảnh hưởng nhiều đến
những kiến trúc của nó. Cho đến bây giờ, kiến trúc đó vẫn tỏa sáng rực rỡ mà bất cứ ai,
tôn giáo nào khi ngắm nhìn cũng phải trầm trồ thán phục. Trong tâm thức bao thế hệ, nhà
thờ Đức Bà không chỉ là một nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất và xưa nhất Việt Nam,
mà nó còn là một công trình kiến trúc độc đáo, xuất sắc và tiêu biểu của vùng đất Sài
Thành hơn 300 năm phát triển và xây dựng.
1.2.2 . Khách sạn Majestic.
Majestic Hotel SaiGon là một trong những khách sạn tuổi đời dài nhất của thành
phố Hồ Chí Minh. Năm 2007 Majestic được tổng cục du lịch xếp hạng khách sạn 5 sao.
Kiến trúc cổ điển của Pháp cộng thêm nét đẹp duyên dáng của một trong những khách
sạn lâu đời nhất Sài Gòn và dịch vụ chất lượng cao, khách sạn Majestic chắc chắn sẽ làm
du khách cảm thấy hài lòng và thoải mái.
Khách sạn Majestic được xây dựng từ năm 1925, mang nét cổ kính, thanh lịch với
lối kiến trúc Pháp nhưng vẫn không kém phần hoa lệ, hiện đại. Khách sạn nằm ở vị trí
trung tâm thành phố, gần các điểm mua sắm, du lịch. Và đặc biệt, Majestic còn sở hữu
một vị trí đẹp vào hàng nhất nhì Sài Gòn - mặt tiền hướng ra con sông Sài Gòn tạo ra
khung cảnh hữu tình và thơ mộng.
Hơn 85 năm hoạt động, khách sạn vẫn giữ được nét kiến trúc gốc cổ điển của
Pháp. Khách sạn cao 5 tầng, gồm 175 phòng và dãy phòng với 76 phòng Superior nhìn ra
cảnh thành phố, 38 phòng Deluxe Pool View, 32 phòng Deluxe River View, 20 phòng
Junior Suite và 9 phòng Majestic Suite. Đặc biệt là 2 phòng Executive Suite được thiết kế
theo kiểu Pháp với trần cao, sàn gỗ với các trang thiết bị hiện đại như bồn tắm thủy lực,
vòi tắm hoa sen lấp lánh ánh vàng của hãng Jacob Delafon, tường phòng tắm được ốp đá
cẩm thạch sang trọng. Majestic Suite có diện tích rộng đến 90m2, phòng khách và phòng
ngủ liền nhau. Hầu hết các phòng ngủ đều có ban sao và có hướng nhìn ra thành phố và
cảnh sông Sài Gòn, có đầy đủ các dịch vụ cao cấp, sang trọng, nhưng vẫn giữ nét cổ kính
với phong cách riêng Majestic. Không