Tiểu luận Khủng hoảng nợ Châu Âu

Cuộc khủng hoảng nợ công đang giáng những “đòn chí mạng” vào các nền kinh tế châu Âu. Nước đầu tiên bị khủng hoảng nợ tấn công là Hy Lạp, rồi tới Ireland và hiện nay, nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia. cũng đang có lâm vào hoàn cảnh tương tự. Trước đó nhiều nước đang phát triển, trong đó có Argentina cũng lâm vào khủng hoảng nợ, còn ở châu Á, năm 1997 cuộc khủng hoàng tài chính đã xảy ra bắt đầu từ cảnh nợ nần của Thái Lan. Vậy nguyên nhân nào khiến các nền kinh tế phát triển của châu Âu cũng lún sâu vào khủng hoảng nợ, và hiện nay các nước đang phải đối phó với tình hình nợ công như thế nào? Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu đến các nước còn lại của thế giới? Tư ơng lai của đồng tiền chung euro sẽ đ i về đâu?

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng nợ Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Khủng hoảng nợ Châu Âu 2 Cuộc khủng hoảng nợ công đang giáng những “đòn chí mạng” vào các nền kinh t ế châu Âu. Nước đầu tiên bị khủng hoảng nợ tấn công là Hy Lạp, rồi tới Ireland và hiện nay, nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, It alia... cũng đang có lâm vào hoàn cảnh tương tự. Trước đó nhiều nước đang phát triển, trong đó có Argentina cũng lâm vào khủng hoảng nợ, còn ở châu Á, năm 1997 cuộc khủng hoàng tài chính đã xảy ra bắt đầu từ cảnh nợ nần của Thái Lan. Vậy nguyên nhân nào khiến các nền kinh tế phát triển của châu Âu cũng lún sâu vào khủng hoảng nợ, và hiện nay các nước đang phải đối phó với t ình hình nợ công như thế nào? Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu đến các nước còn lại của t hế giới? Tương lai của đồng tiền chung euro sẽ đ i về đâu? 1. Nguyên nhân của khủng hoảng nợ Châu Âu Theo Paul De Grauwe (02/2010) có 3 nguyên nhân: - Hy Lạp : Quản lý yếu kém và sự không minh bạch. - Thị trường t ài chính :  Phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ quốc tế kỳ hạn dài với mức lãi suất thấp => dẫn đến bong bóng giá trái phiếu, sau vài tuần giá trái phiếu sụt giảm  Cơ quan xếp hạng đánh giá sai mức độ tín nhiệm và khi có khủng hoảng xảy ra thì họ cố tình làm cho nó bùng nổ hơn (hạ mức tín nhiệm xuống).(vd : bán trái phiếu, rút vốn đầu tư).  Khủng hoảng nợ trong khu vực tư nhân xảy ra trước rồi sau đó chính phủ tham gia huy động bằng vay nợ gây ra tình trạng khủng hoảng nợ công. Lý do chính phủ tham gia :  Nguồn thu giảm nhưng chi tiêu xã hội t ăng lên.  M ột phần của khoản nợ tư nhân ngầm đảm bảo bởi chính phủ (nợ ngân hàng), chính phủ buộc phải giảm nợ cho khu vực tư nhân => nợ chính phủ gia tăng. - Các nhà lãnh đạo trong khu vực đồng EURO : Chính phủ các nước trong khu vực đồng tiền chung EURO và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). 3  Chính phủ các nước trong khu vực đồng tiền chung EURO không thống nhất trong việc giải cứu Hy Lạp.  Trước khi khủng hoảng thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) dựa vào cơ quan xếp hạng của M ỹ để cho chính phủ Hy Lạp vay đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ (xét trái phiếu chính phủ đủ điều kiện làm tài sản thế chấp). Khi khủng hoảng xảy ra t hì ECB hạ hạng mức t ín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống và việc làm này đã làm cho những tổ chức tài chính nắm giữ trái phiếu bán tháo ra. Theo Carlo Panico (09/2010): - Bị tấn công đầu cơ do lỗi quản lý của khu vực đồng t iền chung Châu Âu (EM U) mắc phải 3 lỗi : lỗi trong quá trình phối hợp chính sách tiền t ệ và chính sách tài khóa, sự vắng mặt của cơ quan siêu quốc gia đối phó với tình hình kinh tế khác nhau của mỗi quốc gia, sự vắng mặt của Quỹ bình ổn bảo vệ khu vực đồng tiền chung Châu Âu- The European Financial Stability Facility (EFSF) tránh khỏi bị tấn công đầu cơ.( Quỹ này sau đó được lập vào ngày 9 tháng 5 năm 2010) - Do chính phủ quản lý yếu kém và nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng t ài chính toàn cầu => Chính phủ tăng chi nhưng nguồn thu không đảm bảo nên phải vay nợ. 2. Diễn biến khủng hoảng nợ Châu Âu - Ngày 07/04/2010: Hy Lạp công bố năm 2009 thâm hụt ngân sách của nó là 12,7%GDP trên mong đợi và không t hể trấn an các nhà đầu tư rằng Hy Lạp có thể xử lý cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách, và nó cần sự cứu trợ của Liên minh Châu Âu/ IMF. Tin này làm cho đồng euro giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ. - Tổng số nợ của Hy Lạp vào cuối tháng 4/2010 khoảng 319 tỷ Euro. Trong đó khoảng 294 tỷ Euro dưới hình thức là trái phiếu, số còn lại là tín phiếu kho bạc với mệnh giá là 8.6 Euro. Hầu như tất cả các khoản nợ này đều bằng Euro, số nhỏ (khoảng 2%) nợ bằng USD, JPY, CHF. 4 - Ngày 27/04/2010: Giá cổ phiếu trên toàn thế giới sụt giảm sau khi Standard & Poor, một trong những cơ quan xếp hạng t ín dụng hàng đầu thế giới, hạ giá trái phiếu chính phủ Hy Lạp đến mức độ rất thấp. Trong khi đó, chủ tịch của Liên minh châu Âu nói rằng cuộc đàm phán về các khoản nợ Hy Lạp đang tiến hành. M ột gói cho vay 45 tỷ Euro đang được xem xét, nhưng Đức vẫn chưa thông qua. - Tháng 5/2010, Hy Lạp ký kết một thỏa thuận về gói cứu trợ 110 tỷ Euro của các quốc gia thành viên khu vực đồng euro và IMF. Trong đó 80 tỷ từ EUROZONE và 30 tỷ Euro từ IMF) với lãi suất thấp 5%. Đồng thời gói cứu trợ này cũng nhằm tránh sự lây lan tình trạng nợ này đến các nước khác trong khu vực Châu Âu. Tuy nhiên tình trạng nợ chưa đư ợc giải quyết. - Cuộc khủng hoảng lây lan sang các nước khác trong EUROZONE. Cuối tháng 11/2010, Ireland đã yêu cầu, và nhận được gói cứu trợ tài chính 85 tỷ Euro từ EU và IMF. - Để làm dịu thị trường, ngày 28/11/2010 Bộ trưởng t ài chính của năm nước thành viên lớn nhất của EU công bố rằng "bất kỳ sự tham gia của khu vực tư nhân trong Eurozone tái cơ cấu nợ sẽ không được có hiệu lực trước giữa năm 2013” . - Tháng 03/2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp công bố rằng gói cứu trợ 110 tỷ Euro có thể là không đủ cho đến năm 2013. - Ngày 06/04/2011, Bồ Đào Nha đã yêu cầu cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu. - Ngày 21/05/2011: Ông Papandreou nói rằng Hy Lạp phải tránh cơ cấu lại nợ và thay vào đó t iếp tục cắt giảm ngân sách để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. - Ngày 04/06/2011: Ông Papandreou nói rằng Hy Lạp s ẽ cắt giảm "đáng kể" việc làm của khu vực công. Các cuộc biểu t ình tiếp tục ở trung tâm Athens. 5 - Ngày 26/10/2011: Các nhà đầu tư tư nhân đồng ý chấp nhận thua lỗ 50% trái phiếu Hy Lạp, loại bỏ các rào cản cuối cùng với một kế hoạch toàn châu Âu giải quy ết cuộc khủng hoảng nợ của châu lục. - Ngày 27/10/2011: Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của Hy Lạp tăng mạnh sau khi đạt một t hỏa thu ận nợ của các nhà lãnh đạo châu Âu. Gói cứu trợ cho phép Hy Lạp được xóa tới một nửa số nợ của nước này với khu vực tư nhân cũn g như n hận được khoản cho vay mới trị giá 100 tỷ euro. - Ngày 13/02/2012: Quốc hội Hy Lạp bỏ phiếu biểu quy ết thông q ua kế hoạch khắc khổ gây tranh cãi mà kh u vực đồng euro và Quỹ tiền t ệ quốc tế IMF đòi hỏi để được cấp gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro (với 199 phiếu đồng ý và 74 phiếu không đồng ý). Các biện pháp khắc khổ này bao gồm cắt giảm 15.000 việc làm trong khu vực công, tự do hóa luật lao động, hạ 20% mức lương tối thiểu từ 751 euro xuống còn 600 euro một tháng. 2.1. Hy Lạp 6 2.2. Hy Lạp (Greece’s Debt Crisis: Ove rvie w, Policy Responses, and Implications_ Re be cca M. Nelson, Paul Belkin và Derek E. Mix(14/05/2010); Muhammad Akram*, Liaqat Ali, Hafsa Noreen và Monazza Karamat (6/2011)) Nguyên nhân nội sinh: Chi tiêu Chính phủ tăng cao trong k hi các khoản thu của Chính phủ lại thấp Từ năm 2001-2007, GDP của Hy Lạp đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 4,3%, s o với Khu vực châu Âu thì mức trung bình là 3,1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao xuất phát từ sự gia tăng trong t iêu dùng tư nhân (mà chủ yếu là các khoản vay quá dễ dàng), bên cạnh đó là các khoản đầu tư công được hỗ của chính phủ đã tăng lên 87% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 31% dẫn đến thâm hụt ngân sách vượt trên giới hạn thỏa thuận với EU là 3%. Theo OECD, năm 2004, tỷ lệ tổng chi tiêu công ở Hy Lạp cao hơn so với hầu hết các thành viên OECD khác. M ức chi tiêu của chính phủ Hy Lạp trong năm 2009 lên tới 50% GDP. Nguyên nhân do sự phối hợp và tổ chức kém trong quá trình quản lý ngân sách. Các hệ thống quản lý thiếu năng lực về đánh giá và theo dõi hiệu quả của chi tiêu dẫn đến việc chi tiêu quá mức và sự mơ hồ trong ‘dòng ngân sách’. Hình 1: Lị ch sử thâm hụt ngân sách của Hy Lạp Nguồn: Ủy ban Châu Âu, tài liệu thâm hụt ngân sách năm 2009 7 Bên cạnh đó, chính phủ Hy Lạp đặc biệt chi tiêu là rất lớn trong lĩnh vực y tế và giáo dục, không chỉ là rất lớn mà còn quản lý không hiệu quả. Ngoài ra, tỳ lệ dân số già (trên 64 tuổi) của Hy Lạp dự kiến sẽ tăng từ 19% năm 2007 đến 32% trong năm 2060 điều này làm tăng gánh nặng cho chi tiêu công (Hy Lạp được coi là một trong những nước có hệ thống hưu trí hào phóng nhất của châu Âu). Theo OECD, mức yêu cầu để được hưởng lương hưu đầy đủ tại Hy Lạp chỉ cần 35 năm đóng góp trong khi các quốc gia khác trong khu vực là 40 năm. Tính tổng trợ cấp thanh toán tiền lương hưu t ại Hy Lạp dự kiến sẽ tăng từ 11,5% GDP năm 2005 đến 24% của GDP vào năm 2050. Sự kết hợp của t ập quán chính trị, tức là tham nhũng và sự không can t hiệp vào cấu trúc của nền dân chủ là một sự phi lý khác mà chính phủ Hy Lạp đang phải đối mặt (Mitsopoulos & Pelagidis, 2006, 2010). Điều này có nghĩa là văn hóa chính trị chậm và t ạm thời là trở ngại lớn nhất trong các chương trình cải cách về chương trình hưu trí, y tế và văn hóa lao động (Feat herstone & Papadimitrious, 2008). Cải cách khó hành động bởi sự tăng lên giữa hệ thống phúc lợi yếu kém, luật lao động cứng nhắc (Featherstone, 2005; Papadimitriou 2005; Katrougalos & Lazaridis, năm 2003; và Featherstone & Tinios, năm 2006). Trong hơn một thập niên Hy Lạp đã phải đối mặt với các vấn đề khó khăn của thất nghiệp cơ cấu đặc biệt là trong lực lượng lao động trẻ. Sự yếu kém này được áp đặt bởi luật không linh hoạt được bồi thường, lên đến 29,5% GDP. 8 Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp (% của lực lượng lao động dân sự) - Khu vực Euro (2005-10) Nguồn: Ủy ban Thống kê Liên minh Châu Âu (2009) Chi tiêu công tăng cao trong khi nguồn thu lại tỏ ra yếu kém. Điều này được lý giải do tham nhũng tràn lan ở H y Lạp, thêm vào đấy tình trạng trốn thuế tại Hy Lạp do mức thuế cao và hệ thống mã số thuế phức t ạp, quá nhiều quy định nhưng lại quản lý lỏng lẻo, kém hiệu quả của khu vực công. M ức độ trốn thuế trong năm 2006 đã được ghi nhận là 30% tức là của 3.4% GDP (in.gr, 2009a) trong khi đó chi tiêu của chính phủ lại rất cao so với thu nhập. Chính tất cả những y ếu t ố trên đã đặt Hy Lạp đứng thứ 86/133 quốc gia theo bảng xếp hạng quốc tế và ở mức thấp nhất trong Khu vực Châu Âu (Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2009) 9 Hình 2: So sánh chi phí và doanh thu thuế (trung bình từ năm 2000-2007) Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IM F), Thống kê GFS 2007 Nguyên nhân ngoại vi: Tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp Việc gia nhập vào khu vực Châu Âu năm 2001 đã góp phần làm t ăng tỷ lệ nợ của Hy Lạp. Với sự đóng góp của 2 nền kinh tế lớn như Đức và Pháp cộng với chính sách tiền tệ của ECB đã khiến cho các nhà đầu tư có một niềm tin nhất định đối với các thành viên trong khối cộng đồng tiền chung Châu Âu. Nhờ vào lợi ích ưu đãi với tư cách thành viên EU, Hy Lạp đã tiếp cận với những khoản vay nước ngoài với lãi suất tốt hơn, dễ dàng hơn nhằm bù đắp cho ngân sách chính phủ. Tuy nhiên điều đó góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề nợ của Hy Lạp. Việc “thiếu nghi êm túc” trong thực thi các nguyên tắc của EU Năm 1997, các thành viên EU đã thông qua Hiệp ước ổn định và tăng trưởng nhằm tăng cường giám sát và thực thi các quy tắc tài chính công trong Hiệp ước Maastricht năm 1992. Trong đó quy định mức thâm hụt ngân sách của chính phủ không vượt quá 3% GDP và nợ công không vượt quá 60% GDP. Mặc dù vậy, từ năm 2003 đã có hơn 30 trường hợp các quốc gia thâm hụt quá mức, tuy nhiên họ chỉ bị khiển trách và bị buộc phải củng cố tài chính công và EU chưa bao giờ xử phạt t ài chính đối với bất kỳ quốc gia nào. Việc thiếu 10 cưỡng chế thi hành Hiệp ước ổn định và tăng trưởng đã hạn chế vai trò của EU trong việc ngăn chặn nguy cơ nợ cao như Hy Lạp. Thêm vào đó, việc công bố sai lầm các con số của Hy Lạp làm việc dự đoán tài chính và khả năng vay vốn của chính phủ Hy Lạp trở nên khó khăn và sự tin tưởng của các nhà đầu tư đã bị lung lay. Trong bảng báo cáo của Eurost at ngày 12 tháng 01 năm 2010 đã nhận định rằng các dữ liệu của Hy Lạp là không đáng tin cậy, từ đó dẫn đến việc nghi ngờ về độ chính xác trong số liệu của Hy Lạp từ năm 2005-2009. Ngay cả cục thống kê quốc gia Hy Lạp cũng bị xem như là "trò đùa" của t ân Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou (Papandreou, 2010b). Vào thời điểm gia nhập khu vực Châu Âu 2001, Hy Lạp đã có một mức tỷ lệ nợ công rất cao lên đến 101,5%GDP. Điều đó đồng nghĩa với việc H y lạp đã không có khả năng giữ vững giới hạn của Hiệp ước Maastricht là 60%. 2.3. Ireland (The Europe an Sovereign Debt Crisis: Responses to the Financial Crisis- Lazaro Sandoval, Erika Beltran, Sodge rel Ulziikhutag, Temuun Zorigt/ 2011) Ireland có một ngành công nghiệp dịch vụ tài chính thành công và thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng t ài chính toàn cầu làm đóng băng thị trường bất động sản trong nước và gây ra thiệt hại cho các hộ gia đình, ngân hàng và chính phủ. Ireland đã trở thành quốc gia đầu t iên trong khu vực châu Âu rơi vào suy thoái trong năm 2008. Trong 2008-2009, GDP giảm 10%, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,5% năm 2007 lên gần 13% tháng 3 năm 2010. Năm 2009, tổng thâm hụt ngân sách đạt 14,5%% GDP. Không giống như Hy Lạp, thâm hụt ngân sách của Ireland phát sinh do sự gia tăng chi phí để chống đỡ cho các ngân hàng thiếu vốn. Đáp lại, chính phủ Ireland đã thực hiện một loạt các biện pháp củng cố để không cho thâm hụt dưới 12% trong năm 2010. Vào tháng 11 năm 2010, Ireland chính thức kêu gọi hỗ trợ từ IMF và EU đồng ý 1 gói cứu trợ € 85 tỷ và soạn thảo một ngân sách mới. N gân sách mới của Ireland là kế hoạch bốn năm cắt giảm $ 20 tỷ USD thông qua giảm chi tiêu 11 và đưa ra các loại thuế mới, những cắt giảm này bao gồm trợ cấp thất nghiệp rộng rãi và các khoản thanh toán phúc lơi. Nợ công (% của GDP) Quốc gia 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Ireland 31,2 26,7 22,8 24,9 41,8 64,8 94,2 Nợ - bên ngoài (tỷ USD) Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ireland 11 11 11 11 11 11 1049 1392 1841 2312 2287 2253 (Nguồn: 2.4. Bồ Đào Nha(Paulo Vila Maior- Associat e Professor- Faculty of Human and Social Sciences-University Fernando Pessoa) Bồ Đào Nha đang nằm đằng sau các nước Tây Âu phát triển, 48 năm của chế độ độc tài cùng với một mô hình phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp, ngoài ra một trong những ưu t iên của các chính phủ dân chủ là t ăng các quỹ phúc lợi. Chi phí tăng đáng kể góp phần làm ngân sách t hâm hụt trầm trọng. Thâm hụt ngân sách thấp nhất 1989 (GDP 2,8%) và cao nhất trong năm 2009 (GDP 10,1% ). Thâm hụt trung bình GDP 5,3%. Nợ công cao nhất trong năm 2010 (GDP 93,0%), trong khi thấp nhất năm 2000 (GDP 48,4%). Cuộc khủng hoảng t ài chính trong năm 2007 t hay đổi chính sách tài chính của Bồ Đào Nha dẫn đến thâm hụt cao hơn đặt biệt là nợ công. G iữa năm 2008 và 2009 thâm hụt ngân sách tăng gần gấp ba lần (từ GDP 3,6% đến 10,1 GDP%). Trong thời gian này, trung bình thâm hụt GDP 7,6%. Nợ công cũng tăng lên rất nhiều, tăng từ 71,5% GDP tới 93,0 GDP%. Giữa cuộc khủng hoảng, chính phủ Bồ Đào Nha t iếp tục làm thâm hụt ngân sách quá mức với các khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng không cần thiết. 12 Ngoài ra, Chính phủ còn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tài chính do sự chống đối chính trị mạnh mẽ. Hơn nữa, vào ngày 23 tháng 3, Thủ tướng Jose Socrates của Bồ Đào Nha từ chức sau khi không giành chiến thắng hỗ trợ cho gói thắt lưng buộc bụng thứ tư trong một năm. Thị trường phản ứng bằng cách cắt giảm xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha ngày 29 tháng 3 năm 2011, trong khi lợi tức trái phiếu 10 năm t ăng trên 8%. Ngày 06 tháng 4, Thủ tướng Bồ Đào Nha thừa nhận rằng nước ông cần một khoản giải cứu từ EU với 78 tỷ Euro gắn liền với một gói thắt lưng buộc bụng .Bồ Đào Nha cùng “tham gia” với Hy Lạp và Ireland trong cuộc khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu. M ức nợ công của Bồ Đào Nha thấp hơn đáng kể hơn so với Hy Lạp, và ngành ngân hàng là tương đối ổn định hơn so với Ireland. Quỹ cứu hộ đang có đủ để đối phó với t ình hình của Bồ Đào Nha. 3. Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ Châu Âu tới các nước trên thế giới 3.1. Tác động đối với kinh tế Mỹ (The Europe an Sovereign Debt Crisis: Responses to the Financial Crisis- Lazaro Sandoval, Erika Beltran, Sodgerel Ulziikhutag, Temuun Zorigt/ 2011) Tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu đối với M ỹ chủ yếu thông qua các mối liên hệ về tài chính. Lo ngại nhất là các ngân hàng Mỹ có thể miễn cưỡng hơn trong việc cho vay, do không biết chắc họ sẽ chịu ảnh hưởng từ châu Âu như thế nào. Đến nay, lãi suất liên ngân hàng của Mỹ mới chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu có thể dẫn đến việc các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro ngày càng gia tăng ở Mỹ. Nếu lòng tin của nhà đầu tư và thị trường đối với EU tiếp tục giảm thì đồng euro có thể giảm về giá trị. Sự giảm giá của đồng euro có khả năng cản trở nền kinh tế M ỹ bằng cách giảm xuất khẩu Mỹ và tăng nhập khẩu từ EU. Với kết quả như vậy thì thâm hụt thương mại Mỹ sẽ tăng Theo số liệu mới công bố của N gân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng Mỹ đã cho châu Âu vay 1.400 tỷ USD, không bao gồm trái phiếu. Nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu xấu đi, các ngân hàng Mỹ sẽ phải tăng dự phòng cho các khoản nợ xấu. N gược lại, các ngân hàng châu Âu cho M ỹ vay 13 3.900 tỷ USD và những khó khăn về tài chính có thể buộc các ngân hàng này giảm chênh lệch thu chi toàn cầu, và do đó hạn chế khả năng của họ trong việc tiếp tục cho Mỹ vay tiền. Hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị tác động do tình hình xấu đi của châu Âu. Trong quý I/2010, khoảng 22% lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ là từ hoạt động ở nước ngoài mà châu Âu chiếm một phần quan trọng. Ngoài t ác động trực tiếp này, những khó khăn ở châu Âu cũng tác động đến giá cổ phiếu của các công ty Mỹ. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã giảm gần 10% so với hồi cuối tháng 4/2010. Mặc dù tình hình tồi tệ đi của châu Âu có thể tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như các nhà xuất khẩu của M ỹ, nhưng nó không t ác động mạnh đến nền kinh tế nói chung. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào EU chỉ chiếm khoảng 2,8% GDP của Mỹ, và do đó cũng không phải là một kênh để có thể lan truyền những khó khăn của châu Âu vào Mỹ. Việc đồng euro sụt giá làm hàng xuất khẩu của Mỹ giảm sức cạnh tranh cũng khó tác động lớn đến tăng trưởng GDP của Mỹ. 3.2. Khủng hoảng nợ công ở Eurozone đe dọa các thị trường mới nổi (theo nghiên cứu của BIS trong năm 2011) Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đưa ra nhận định này trong nghiên cứu công bố ngày 11/12. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng euro (Eurozone) đã t ác động đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là Đông Âu, do các nhà đầu tư thận trọng với rủi ro rút vốn khỏi những thị trường này. Nghiên cứu cho biết, trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, các nhà đầu tư đã rút hơn 25 tỷ USD ra khỏi các thị trường mới nổi. Các nước Trung và Đông Âu chịu tác động nhiều nhất từ quyết định này. Giá cổ phiếu trên các thị trường mới nổi cũng đã giảm mạnh trong tháng 9, chứng tỏ những tài sản có nguy cơ rủi ro cao đã được bán nhằm giảm thiểu biến động trong danh mục đầu tư. 14 Cùng thời gian này, khoảng 855 tỷ USD vốn đầu tư đã được hồi hương về Khu vực đồng euro, chủ yếu về Pháp, như kết quả của việc giảm đầu tư ngoài Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, các ngân hàng lớn như Commerzbank của Đức, Unicredit của Italy tuyên bố sẽ giảm nguồn tín dụng mới cấp cho các thị trường mới nổi. Áo áp dụng quy định nghiêm ngặt hơn đối với các ngân hàng của nước này đang là các chủ đầu tư lớn đối với Croatia, Cz ech, Hungary và Rumani. Một số nhà đầu tư cũng đã t ìm cách đầu tư vào những "thiên đường an toàn" như thị trường trái phiếu ở Mỹ, Canada, Australia và một số nước Bắc Âu khác, hoặc đầu tư vào thị trường Nhật Bản. Theo nghiên cứu của BIS, chiều hướng nói trên đang khiến các nhà đầu tư lo ngại bởi lẽ việc các ngân hàng Khu vực đồng euro hạn chế cho vay đối với các công ty hoặc hộ gia đình ở các thị trường mới nổi có thể làm gia tăng chiều hướng sụt giảm tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. 3.
Luận văn liên quan