Tiểu luận Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai

Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vụ án dù đơn giản đến đây thì luật sư cũng phải dành thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện có hệ thống, khách quan giúp luật sư nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng của mình, trên cơ sở đó hình thành các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Nguyên tắc là nghiên cứu một cách toàn diện nhưng không nhất thiết phải nghiên cứu lại những vấn đề mà mình đã biết trước đó. Về thực chất, nghiên cứu hồ sơ toàn diện là nghiên cứu lướt qua toàn bộ hồ sơ để nắm bắt được phần cốt lõi của hồ sơ và kiểm tra xem những gì mình đã biết được thông qua các chứng cứ . Sau khi đã lướt qua một lượt toàn bộ hồ sơ, luật sư sẽ đi vào nghiên cứu kỹ chi tiết, nhất là những phần mà chưa được biết trứơc đó hoặc biết nhưng chưa kỹ. Thực tiễn hành nghề của luật sư đã cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, luật sư nghiên cứu không toàn diện dẫn đến việc bỏ sót nhiều tình tiết quan trọng của vụ án. Điều này đã dẫn đến hiện tượng ra trứơc toà luật sư đưa ra những luận cứ kém thuyết phục, do có mâu thuẫn với các tài liệu khác trong hồ sơ. Để khắc phục tình trạng này , khi nghiên cứu hồ sơ , luật sư cần cẩn trọng xem xét kể cả các tài liệu không liên quan đến thân chủ của mình. Chính những tài liệu tưởng như không liên quan này lại có thể có những mối liên hệ mang tính dẫn dắt. Nếu không nghiên cứu chúng hoặc nghiên cứu không kỹ có thể sẽ không đưa ra được nhựng kết luận logic và xác thực .

pdf16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 1 Tiểu luận KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH và HÀNH VI HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI. Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vụ án dù đơn giản đến đây thì luật sư cũng phải dành thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách toàn diện có hệ thống, khách quan giúp luật sư nắm bắt được những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng của mình, trên cơ sở đó hình thành các luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Nguyên tắc là nghiên cứu một cách toàn diện nhưng không nhất thiết phải nghiên cứu lại những vấn đề mà mình đã biết trước đó. Về thực chất, nghiên cứu hồ sơ toàn diện là nghiên cứu lướt qua toàn bộ hồ sơ để nắm bắt được phần cốt lõi của hồ sơ và kiểm tra xem những gì mình đã biết được thông qua các chứng cứ . Sau khi đã lướt qua một lượt toàn bộ hồ sơ, luật sư sẽ đi vào nghiên cứu kỹ chi tiết, nhất là những phần mà chưa được biết trứơc đó hoặc biết nhưng chưa kỹ. Thực tiễn hành nghề của luật sư đã cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, luật sư nghiên cứu không toàn diện dẫn đến việc bỏ sót nhiều tình tiết quan trọng của vụ án. Điều này đã dẫn đến hiện tượng ra trứơc toà luật sư đưa ra những luận cứ kém thuyết phục, do có mâu thuẫn với các tài liệu khác trong hồ sơ. Để khắc phục tình trạng này , khi nghiên cứu hồ sơ , luật sư cần cẩn trọng xem xét kể cả các tài liệu không liên quan đến thân chủ của mình. Chính những tài liệu tưởng như không liên quan này lại có thể có những mối liên hệ mang tính dẫn dắt. Nếu không nghiên cứu chúng hoặc nghiên cứu không kỹ có thể sẽ không đưa ra được nhựng kết luận logic và xác thực . Việc nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện có thể đựơc tiến hành nhiều lần, lặp đi lặp lại . Mỗi một lần như thế giúp luật sư phát hiện ra những điều quan trọng giúp luật sư đưa ra các lập luận cụ thể hơn. Sau khi nghiên cứu Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 3 hồ sơ một cách toàn diện thì luật sư bắt đầu nghiên cứu chi tiết. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ cần chú ý những nội dung sau : A. Về mục đích yêu cầu : * Hệ thống được diễn biến, nội dung các tình tiết và hệ thống chứng cứ của vụ án hành chính. Trong giai đoạn điều tra, việc thu thập tài liệu chứng cứ chưa được tập hợp đầy đủ, còn phân tán, rời rạc ở từng mảng khác nhau. Do vậy khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ, cần tập hợp, sắp xếp phân loại sao cho các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ có mối liên hệ trong một hệ thống nhất định giúp hiểu rõ nội dung vụ án. * Bước đầu đánh giá được các chứng cứ đã thu thập được trong quá trình xác minh thu thập chứng cứ. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có sự phân tích, đánh giá bước đầu nhằm có nhưng nhận xét, kết luận nhất định, tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, đòi hỏi luật sư phải nắm vững một số yêu cầu sau : + Việc nghiên cứu hồ sơ cần phải đựơc tiến hành một cách thận trọng , kỹ lưỡng. Với yêu cầu này, việc nghiên cứu hồ sơ không đựơc tiến hành một cách hời hợt , qua loa, đại khái mà cần phải hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng , phải rà đi soát lại để không bỏ sót những yếu tố, những nội dung , những chi tiết có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. + Khi nghiên cứu hồ sơ tuyệt đối không được để lẫn lộn , tránh tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch hồ sơ vụ án. Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ là kết quả của quá trình thụ lý điều tra, xác minh..vụ án hành chính. Việc trành tẩy xoá, thêm bớt tài liệu chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ vụ án sẽ dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án có thể thiếu khách quan , chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của toà án. Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 4 + Qua nghiên cứu hồ sơ, đòi hỏi luật sư phải có sự nhận định, đánh giá bước đầu về diễn biến vụ án, xác định tính đúng sai và ý nghĩa của các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ, đồng thời phát hiện những ưu , khuyết điểm sai phạm của các hoạt động tố tụng trong giai đoạn trứơc (nếu có). + Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần kết hợp với việc đánh giá chứng cứ trên cơ sở đối chiếu với các qui định của pháp luật và chứng cứ khác. Việc ghi chép trên có hệ thống, theo trình tự thời gian của các sự kiện liên quan , thực tế xảy ra. Mỗi sữ kiện nên kèm theo cách đánh giá của mình và của các chủ thế khác. Mỗi tài liệu nên ghi rõ ngày xác lập, số bút lục, người ban hành (nếu có) . Trong hoạt động hành nghề luật sư, tranh tụng về nhà đất chiếm 80% của hoạt động chung của luật sư . Vì hầu hết các vụ án đều có liên quan đến tranh chấp quyền lợi về nhà đất, không nhiều thì ít. Nhưng ở đây , chúng ta chỉ đề cập đến vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất trong các vụ án hành chính , tranh chấp về vấn đề quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ( người khởi kiện cơ quan hành chính ) và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhiều khi là vấn đề chính của vụ án vì nó là cơ sở để xem xét quyết định hành chính có phù hợp với pháp luật về đất đai hay không, nhất là vấn đề thẩm quyền . Điều quan trọng trứơc tiên là cần xem xét UBND có thẩm quyền giải quyết hay vấn đề tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân. B. Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành chính , hành vi hành chính về quản lý đất đai Yêu cầu khởi kiện của khách hàng được giải quyết theo 2 hướng : Khiếu nại và trình tự tố tụng. * Theo hướng khiếu nại : Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 5 Khiếu nại là gì? Theo khoản 1 điều 1 Luật Khiếu Nại Tố Cáo qui định : “ Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật , xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. “ Đối tượng khiếu nại là gì ? Là quyết định hành chính và hành vi hành chính. Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chinh nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể , về một vấn đế cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước , của ngừơi có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật . Trong lĩnh vực đất đai, đối tượng khiếu nại được qui định tại điều 162 NĐ181/2004/NĐ-CP “ Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại : a. Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bao gồm : - Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. - Quyế định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư. - Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . - Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. b. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ công chức nhà nứơc khi giải quyết công việc thuộc phạm vi qui định tại khoản 1 điều này. Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 6 Người khiếu nại là ai ? Người khiếu nại “ là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại” qui định tại khoản 3 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo. Người bị khiếu nại là ai ? Tại Khoản 6 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo qui định “ người bị khiếu nại là cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính “ “ Người giải quyết khiếu nại là cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại “, qui định tại khoản 8 điều 2 Luật Khiếu Nại Tố Cáo. Đối với vụ án hành chính về lĩnh vực đất đai thì ngừơi giải quyết khiếu nại được qui định tại khoản 2 điều 163 và khoản 2 điều 164 nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai là chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã, TP trực thuộc tỉnh hoặc chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các qui định tại điều 165 nghị định 181/2004/NĐ-CP giải quyết theo Luật Khiếu Nại Tố Cáo. Về thời hạn khiếu nại, luật sư kiểm tra xem hồ sơ vụ án hành chính còn thời hạn khiếu nại không? Theo khoản 1 điều 63 nghị định 84/2007/NĐ- CP ngày 25.5.2007 của chính phủ qui định “ Trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày chủ tịch UBND cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai qui định tại điều 162 nghị định 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.” * Theo hướng trình tự tố tụng : Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án xem khách hàng đã thực hiện giai đoạn “tiền tố tụng” chưa? Nghĩa là khách hàng đã có văn bản khiếu nại gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết được qui định tại khoản 2 điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính “Cá nhân , cơ quan, tổ chức có Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 7 quyền khởi kiện để toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện qui định tại khoản 17 điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây: - Đối với quyết định hành chính , hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND quận, huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng y với wuyết định giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư phải kiểm tra hồ sơ còn thời hiệu khỏi kiện hay không ? Căn cứ khoản 3 điều 63 nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25.5.2007 của chính phủ qui định “ Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân..” hoặc tại điểm C khoản 2 điều 138 Luật Đất Đai qui định “ Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày , kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày , kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đế cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi khiện tại Toà án nhân dân.” Trong vụ án hành chính về lĩnh vực đất đai thì : - Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan tổ chức sử dụng đất được qui định tại điều 9 Luật Đất Đai 2009 : Điều 9 : Ngừơi sử dụng đất Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 8 Người sử dụng đất trong Luật này bao gồm: 1. Các tố chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội , tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế-xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo qui định của Chính phủ ( sau đây goi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất ; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước ( sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân ) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất , nhận chuyển quyền sử dụng đất. 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản , buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục , tập quán , hoặc có chung dòng họ đựơc Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. 4. Cơ sở tôn giáo gốm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện trừơng đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất. 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ việt Nam thừa nhận ; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, co quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất. 6. Người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 9 7. Tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được nhà nứơc Việt Nam cho thuê đất. - Ngừơi bị khởi kiện : + Chủ tịch UBND cấp quận, huyện trực thuộc tỉnh. + Chủ tịch UBND cấp tỉnh ,thành phố trực thụôc trung ương. + Thủ trưởng cơ quan nhà nước ban hành quyết định hành chính, hoặc có hành vi hành chính của cán bộ công chức do mình quản lý. - Đối tượng khởi kiện : + Quyết định hành chính + Hành vi hành chính - Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( nếu có ) Luật sư phải xác định toà án có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Luật sư căn cứ vào quyết định hành chính do UBND cấp nào ra quyết định hoặc căn cứ vào khu đất, nhà đó nằm ở đại phương nào thì toà án ở địa phương đó giải quyết. Luật sư cần tìm hiểu yêu cầu của khách hàng cần gì? Khởi kiện Quyết định hành chính , hành vi hành chính ra toà, để xác định xem: Đối với quyết định hành chính, khách hàng yêu cầu huỷ toàn bộ hay huỷ một phần quyết định hành chính đó. Hoặc với hành vi hành chính, khách hàng có yêu cầu gì? Ngoài ra khách hàng còn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ( căn cứ theo điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ). Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai, luật sư cần nghiên cứu kỹ nội dung sau: a. Xem xét đơn khởi kiện để xác định thời hiệu khởi kiện , xác định toà án có thẩm quyền, xác định “người bị kiện” , xác định ngừơi có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ( nếu có). Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 10 Nội dung đơn khởi kiện yêu cầu đề đạt huỷ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của ngừơi khởi kiện. Luật sư cần nắm rõ các vấn đề pháp lý trong đơn khởi kiện và có liên quan đến đơn khởi kiện , hiểu rõ mặt mạnh mặt yếu của đơn khởi kiện phải có tầm nhìn xa trên cơ sở đánh giá kết quả tương đối của nó. b. Xem xét nội dung quyết định hành chính , hành vi hành chính bị khiếu kiện. Luật sư cần xem xét quyết định hành chính có phù hợp với pháp luật về đất đai hay không? Nhất là vấn đề thẩm quyền, điều quan trọng nhất cần xem xét UBND có thẩm quyền giải quyết hay vấn đề tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân. c. Các tài liệu chứng cứ của “ngừơi bị kiện” cung cấp. Đó là các văn bản qui phạm pháp luật mà cơ quan hành chính dựa vào đó đễ ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Pháp luật về nhà đất rất phong phú và thường xuyên được thay đổi, bổ sung. Hơn nữa, mỗi địa phương đều có nhiều qui định cụ thể trên cơ sỡ các qui định khung và trong các giới hạn cho phép của pháp luật chung và các qui định của cấp trung ương. Vì vậy, luật sư ngoài việc phải am từơng pháp luật chung còn phải nắm rõ các qui định của địa phương. Vì dụ : Giá đất tiền đền bù giải toả rất khác nhau giữa cá địa phương, hoặc cùng một địa phương cũng khác nhau về giá đền bù , vì mỗi dự án có một phương án đền bù riêng. Đặc biệt cần phải nghiên cứu kĩ những văn bản pháp lý mà người bị kiện dựa vào đó để ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính. Khi nghiên cứu các văn bản này, cần quán triệt nguyên tắc pháp chế XHCN để khẳng định văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất cho việc ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính . Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 11 Ví dụ: Khi hai hay nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấnđề nhưng có sự mâu thuẫn nhau thì văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn được xem là cơ sở pháp lý để ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính., Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính dựa vào một văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn trái với văn bản có hiệu lực pháp lý trên thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật. d. Các tài liệu chứng cứ do người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp. - Các tài liệu do nguời làm chứng cung cấp . - Các tài liệu chứng cứ do người khởi kiện cung cấp. Theo điều 20 pháp lệnh thủ tục giài quyết cá vụ án dân sự qui định “ Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. ..” Cho nên luật sư cần nghiên cứu kĩ xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ các bên cung cấp có chính xác hay không, có bị giả mạo hay không. Thực tế các tài liệu chứng cứ trong vụ án về nhà đất có nguồn gốc hàng thế kỹ, hàng mấy chục năm chứng cứ bị mai một theo thời gian, những tờ giấy cũ kỹ, nát rách….nhưng nội dung hết sức quan trọng. Chính vì “tính chất” chứng cứ cũ, nát…như vậy rất dễ có tính giả mạo. Nếu lậut sư nghi ngơ chứng cứ giả mạo cần đề xuất giám định chứng cứ . Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án đòi hỏi luật sư phải có phương pháp .Luật sư phải đọc toàn bộ hồ sơ vụ án và phân loại hồ sơ ra thành các tập khác nhau. + Tập tài liệu chứng cứ do Toà án + Tài liệu phía người khởi kiện + Tài liệu phía người bị kiện + Tài liệu phía người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Mỗi tập tài liệu của từng đương sự đều mang tính đặc thù riêng của đương sự đó. + Tập tài liệu phía người khởi kiện : Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 12 Trước tiên, luật sư phải hệ thống nội dung vụ kiện theo thứ tự thời gian, xác định các yêu cầu khởi kiện. Phân tích nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện. Xem xét các căn cứ để ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu kiện. Xem xét nội dung đơn khởi kiện. Nội dung văn bản giải quyết khiếu nại. Các tài liệu chứng cứ có liên quan (lời khai của người làm chứng, các tài liệu , qui định, phiên dịch…) Các tài liệu về hình thức khác ( giấy uỷ quyền, biên lai nộp tiền tạm ứng án phí) + Tập tài liệu phía ngừơi bị kiện : Những tài liệuchứng cứ loại này có vai trò rất quan trong trong việc xác định giá trị pháp lý của quyết định hành chính , hành vi hành chính bị khởi kiện. Để có cơ sở đánh giá giá trị pháp lý của đối tượng khởi kiện cần phải nghiên cứu kỹ nội dung quyết định hành chính hoặc diễn bếit của hành vi hành chính bị khởi kiện, xem xét thẩm quyền của nguời ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính. + Tập tài liệu phía người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cung cấp: Đây là loại tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án hành chính cũng cần phải được xem xét cẩn thận. Việc nghiên cứu các tài liệu này vừa có ý nghĩa vổ sung,. hiểu rõ hơn nội dung của vụ án , vừa có ý nghĩa xác định địa vị pháp lý của người có quyền lợi ích hợp pháp liên quan trong vụ án. + Tập tài liệu do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp : Đây là loại tài liệu mà theo yêu cầu của toà án và trong phạm vi qui định của pháp luật, các cơ quan nàh nước, các tổ chức hay cá nhân có liên quan có nghĩa vị cung cấp nhằm giúp toà án có để tài liệu , chứng cứ cần Học viện Tư Pháp HVTH : Trang 13 thiết và có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án vừa đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, vừa có ý nghĩa so sánh, đối chiếu và bổ sung. Tài liệu chứng cứ mà Toà án thu thập, xác minh được trong quá trình điều tra vụ án. Đây cũng là một bộ phận cơ bản có trong hồ sơ vụ án. Các tài liệu, chứng cứ loại này do Toà án chủ động xác minh, thu thập để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và nhất là để làm rõ các tình tiết của diễn biến vụ án vừa có đủ hệ thống chứn