Tiểu luận Kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, pháp luật ngày càng đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, tạo thành hành lang pháp lý phát triển kinh tế, văn hoá cho đất nước cũng như từng địa phương, cộng đồng, gia đình. Trong hệ thống chính trị của chúng ta, cấp cơ sở có vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nơi quan hệ giữa người dân và Nhà nước thể hiện một cách trực diện, đa dạng phong phú. Trợ giúp pháp lý là chính sách nhân đạo thể hiện việc uống nước nhớ nguồn, phù hợp đạo lý dân tôc Việt Nam, nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên, cần phải nâng cao kiến thức pháp luật nhằm bảo vệ cho đối tượng được trợ giúp với điều kiện được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất, trên cơ bản dựa trên giáo trình, tôi xin trình bày một số điểm cơ bản về “kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự”

pdf21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 1 Tiểu luận Kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 2 PHẦN I Lời nói đầu Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, pháp luật ngày càng đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội, tạo thành hành lang pháp lý phát triển kinh tế, văn hoá cho đất nước cũng như từng địa phương, cộng đồng, gia đình. Trong hệ thống chính trị của chúng ta, cấp cơ sở có vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nơi quan hệ giữa người dân và Nhà nước thể hiện một cách trực diện, đa dạng phong phú. Trợ giúp pháp lý là chính sách nhân đạo thể hiện việc uống nước nhớ nguồn, phù hợp đạo lý dân tôc Việt Nam, nhằm giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên, cần phải nâng cao kiến thức pháp luật nhằm bảo vệ cho đối tượng được trợ giúp với điều kiện được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất, trên cơ bản dựa trên giáo trình, tôi xin trình bày một số điểm cơ bản về “kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự” Trong Khóa luận tôi tập chung nêu những “kỹ năng tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc dân sự” của Trợ giúp giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên pháp lý, hy vọng qua khoá luận này thể hiện được tầm quan trọng của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong tác thực thi pháp luật, rất mong sự đóng gốp đánh giá của quý thầy, cô! Xin trân thành cảm ơn! Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 3 PHẦN II KỸ NĂNG THAM GIA TỐ TỤNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ 1. Trình tự, thủ tục thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng Theo Điều 39 Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định khi người được trợ giúp pháp lý đến cơ quan thực hiện trợ giúp pháp lý, yêu cầu củ ngừơi tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Điều 29, mà người yêu cầu được trợ giúp thuộc đối tượng được quy định tại Điều 10, vụ việc trợ giúp tại Điều 5 Luật trợ giúp pháp lý, trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng bằng văn bản. 2. Kỹ năng tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý 2.1. Trao đổi với người được trợ giúp pháp lý về nội dung vụ tranh chấp Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên pháp lý khi tham gia trợ giúp pháp lý cần xác định tầm quan trọng của việc trao đổi, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý trước khi khởi kiện. Yêu cầu người được trợ giúp trình bày rõ ràng về nội dung tranh chấp, những vấn đề cần làm rõ trong quá trình trao đổi với người được trợ giúp pháp lý: + Quan hệ pháp luật có tranh chấp; + Thời điểm phát sinh tranh chấp; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 4 + Tranh chấp đã được cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết chưa? + Các yêu cầu cụ thể của người được trợ giúp pháp lý. Hỏi những điểm chưa rõ hoặc mâu thuẩn, có thể đặt những câu hỏi cho người được trợ giúp pháp lý, từ yêu cầu cụ thể của người được trợ giúp pháp lý, nội dung trao đổi phải bám sát vào quy định đặc trưng của pháp luật tương ứng với loại vụ, việc có yêu cầu trợ giúp. Làm cơ sở để xác định các tình tiết, sự kiện, chứng cứ ban đầu để xem xét việc tư vấn có căn cứ hay không đối với yêu cầu khởi kiện. 2.2. Tư vấn cho người được trợ giúp pháp lý quyết định khởi kiện hay không khởi kiện -Trợ giúp viên, Luật sư là cộng tác viên pháp lý cần phân tích cho người được trợ giúp rõ những điểm lợi và bất lợi trong việc khởi kiện cần khởi kiện hay không khởi kiện, những lợi thế hoặc bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý nếu thương lượng được với phía bên kia và những lợi ích đạt được, những bất lợi cho người được trợ giúp trong trường hợp khởi kiện. - Xác định các điều kiện khởi kiện của người được trợ giúp pháp lý quyền khởi kiện, thẩm quyền, thời hiệu, có được toà án giải quyết chưa, thủ tục khởi kiện. + Điều kiện về chủ thể khởi kiện người được trợ giúp pháp lý không có quyền khởi kiện, ngươi được trợ giúp mất quyền khởi kiện, người được trợ giúp pháp lý không thỏa mãn các điều kiện khởi kiện; + Điều kiện về thời hiệu Đ 159, 160 BLTTDS; + Điều kiện về thẩm quyền, thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp toà án (đồi với các án có yếu tố nườc ngoài K3. Đ33 BLTTDS), thẩm quyền theo lãnh thổ; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 5 + Các điều kiện khác. 2.3 Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý về thủ tục tố tụng trong quá trình khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án Tư vấn những trường hợp không phải nộp án phí, làm đơn miễn giảm án phí, tạm ứng án phí, thu thập, bảo quản và xuất trình chưng cứ. 3. Khởi kiện vụ án dân sự và khởi kiện vụ án dân sự 3.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Là người đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp, hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý soạn thảo đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện là văn bản trong đó người khởi kiện trình bày diễn biến của vụ án cũng như những lý lẽ, tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện dùng làm chứng cứ. Ngoài ra, đơn khởi kiện còn thể hiện rõ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và là căn cứ để Toà án đưa ra những nhận định ban đầu về vụ án. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện; các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có căn cứ và hợp pháp. + Nội dung chính của đơn kiện có đầy đủ các nội dung chính được quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự và theo mẫu ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. - Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý chuẩn bị các giấy tờ nộp kèm theo đơn khởi kiện. 3.2. Khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án - Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý nộp đơn khởi kiện tại toà án; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 6 - Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và nộp các tài liệu, chứng cứ bổ sung theo yêu cầu của toà án; - Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý làm thủ tục khiếu nại về việc trả lại đơn kiện của toà án. 3.3. Những việc sau khi toà án quyết định thụ lý vụ án Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên pháp lý liên hệ với toà án để được cấp giấy chứng nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý. Bộ hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp gồm; đơn yêu cầu trợ giúp của người được trợ giúp, quyết định của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc Trưởng Chi trợ giúp pháp lý gọi cho là cơ quan thực hiện trợ giúp pháp lý cấp, thẻ trợ giúp viên pháp lý. - Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý làm thủ tục xin miễn, giảm tạm ứng án phí; - Chuẩn bị văn bản trả lời cho Toà án (nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, người liên quan); Cùng với việc phải nộp văn bản, hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý nộp cho toà án các tài liệu, chứng cứ kèm theo. - Chuẩn bị tài liệu cho yêu cầu phản tố của bị đơn (nếu người được trợ giúp pháp lý là bị đơn có yêu cầu phản tố), căn cứ vào quy định tại Điều 176 và Điều 178 BLTTDS để nêu về sự cần thiết phải chuẩn bị thủ tục yêu cầu phản tố giúp cho người được trợ giúp pháp lý là bị đơn: + Soạn thảo văn bản gửi Toà án: yêu cầu phản tố của bị đơn; tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu phản tố là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà bị đơn xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 7 + Hướng dẫn bị đơn nộp cho toà án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố của bị đơn là có căn cứ và hợp pháp; + Hướng dẫn bị đơn nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố của mình (nếu bị đơn không thuộc trường hợp được miễn án phí). 4. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ 4.1 Xác định ý nghĩa các loại hồ sơ cần nghiên cứu Ý nghĩa của việc nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự đối với việc chuẩn bị tham gia phiên toà, xác định các vấn đề cần làm rõ khi nghiên cứu hồ sơ và phương pháp nghiên cứu để làm rõ các vấn đề đó (những bút lục trong hồ sơ vụ án cần nghiên cứu, các nội dung cụ thể trong các bút lục cần lưu ý khi nghiên cứu, các kết luận cần rút ra khi nghiên cứu). - Xác định quan hệ tranh chấp: Trên cơ sở việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định văn bản pháp luật nội dung cần thiết được áp dụng để giải quyết tranh chấp. - Xác định những vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng + Thẩm quyền giải quyết của toà án; + Thời hiệu khởi kiện; + Tư cách đương sự và đại diện cho đương sự tham gia tố tụng. - Đánh giá chứng cứ + Xác định chứng cứ có lợi và bất lợi của người được trợ giúp pháp lý, vấn đề thu thập và bổ sung chứng cứ; + Xác định chứng cứ có lợi và bất lợi của đối phương. - Xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý. Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 8 + Trao đổi với người được trợ giúp pháp lý về tình trạng pháp lý của họ; giúp người được trợ giúp thấy rõ vị trí lợi ích của họ; + Thảo luận về các phương án bảo vệ. 4.2 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ - Nghiên cứu hồ sơ bao gồm cả việc nghiên cứu hồ sơ tại Toà án xác minh thu thập được, của nguyên đơn và bị đơn. + Nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện; + Nghiên cứu hồ sơ chi tiết. Nếu bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn: - Nghiên cứu văn bản trả lời toà án của bị đơn và các tài liệu, chứng cứ mà bị đơn cung cấp cho toà án. - Nghiên cứu các bản tự khai của người được trợ giúp pháp lý và các đương sự khác trong vụ án. - Nghiên cứu các văn bản của toà án như biên bản lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng… - Ghi chép các sự kiện chính của vụ tranh chấp, những lưu ý, những vấn đề được quan tâm. Nếu bảo vệ quyền lợi cho bị đơn - Nghiên cứu đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ người khởi kiện nộp cho toà án. - Nghiên cứu bản tự khai của cả nguyên đơn và bị đơn. Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 9 4.3 Đề xuất với toà án sau khi nghiên cứu hồ sơ - Yêu cầu toà án áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS như lấy lời khai của người làm chứng; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ; uỷ thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ… - Bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết; - Đề xuất việc ra các quyết định cần thiết. + Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (quy định tại chương VIII - BLTTDS); + Đề nghị Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án (khi có căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS); + Đề nghị toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (khi có căn cứ quy định tại Điều 192 BLTTDS). 5. Kỹ năng thu thập, nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ 5.1. Kỹ năng thu thập chứng cứ Chúng ta cần lưu ý xem xét thế nào được xác định là chứng cứ: - Quyền và cách thức thu thập chứng cứ mà pháp luật cho phép; - Dùng những kinh nghiệm thực tiển để thu thập chứng cứ (thủ thật trong nghề nghiệ) mà pháp luật không cấm như khôi phục thời hiệu trong tranh chấp nợ vay bằng khôi phục sự giao dịch trong thời gian chuẩn bị khởi kiện. Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ - Bổ sung thêm các chứng cứ cần thiết cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý: Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 10 + Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện; + Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập và cung cấp chứng cứ liên quan đến yêu cầu phản tố; + Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý cung cấp chứng cứ liên quan đến các yêu cầu khác. Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý giao nộp chứng cứ cho Tòa án - Kỹ năng cung cấp chứng cứ trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử; - Cung cấp chứng cứ tại phiên tòa. Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ 5.2. Kỹ năng nghiên cứu đánh giá, sử dụng chứng cứ - Xác định nội dung của việc nghiên cứu chứng cứ; - Nguyên tắc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ; - Phương pháp nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Phân biệt sự đánh giá chứng cứ do Tòa án thu thập (trong hồ sơ vụ án) tìm ra cái đúng để hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý, chứng cứ yếu để tìm chứng cứ thuyết phục. 6. Kỹ năng tham gia hoà giải vụ án dân sự 6.1. Vai trò của người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong giai đoạn hoà giải vụ án dân sự Là người bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý: - Trợ giúp viên không được quyền tham gia hoà giải nhưng có quyền tham dự hoà giải để giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 11 - Thảo luận lên chương trình với người được trợ giúp pháp lý về tất cả những vấn đề cần thiết khi hoà giải; Nếu là người đại diện cho đương sự: - Trợ giúp viên được quyền thay mặt cho người được trợ giúp để tham gia hoà giải; - Trợ giúp viên được triệu tập đến toà án để hoà giải; - Thảo luận với người được trợ giúp pháp lý về tất cả những vấn đề cần thiết khi hoà giải. 6.2. Những việc Trợ giúp viên, Luật là cộng tác viên chuẩn bị trong giai đoạn hoà giải trước khi toà án mở phiên toà sơ thẩm Thảo luận với người được trợ giúp pháp lý về các phương án hoà giải Trợ giúp viên, Luật sư là cộng tác viên làm rõ những nội dung sau: - Thông báo cho người được trợ giúp về tình trạng pháp lý của họ; - Phân tích những ưu thế và bất lợi của người được trợ giúp cũng như những ưu thế và bất lợi của đối phương; - Lên các phương án hoà giải với phía bên kia và dự kiến các phản ứng của đối phương; - Thống nhất lựa chọn giải pháp tối ưu. Chuẩn bị cho người được trợ giúp tham gia hoà giải (trong trường hợp Trợ giúp viên là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) - Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ; - Chuẩn bị lý lẽ, cách lập luận; - Chuẩn bị về tâm lý cho người được trợ giúp pháp lý. Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 12 7. Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý - Bản luận cứ là thể hiện kết quả của quá trình chuẩn bị tham gia phiên toà. Bản luận cứ là cơ sở để Trợ giúp viên, Luật sư là cộng tác viên tranh luận bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp tại phiên toà, thể hiện trình độ, kiến thức của người được trợ giúp. - Chuẩn bị đề cương bản luận cứ; - Cơ cấu của bản luận cứ có phần mở đầu, nội dung và phần kết luận; - Cách viết bản luận cứ gồm; + Phần mở đầu; Kính thưa HĐXX vụ án, giới thiệu về bản thân, tổ chức cư tham gia, là người bảo vệ (người đại diện) cho ông (bà) là nguyên đơn (bị đơn, người có quyền lợi liên quan) trong vụ án, trình bày quan điểm của mình trong vụ án. + Nội dung; Trước khi viết phải xác định có mấy vấn đề cần gải quyết trong vụ án, trên cơ sở đó, sẽ trình bày và lập luận từng vấn đề viết đầy đủ hoặc viết những ý chính, phát triển lên trong khi nói nhưng phải có cơ sở pháp lý, rõ ràng, chặt chẽ, xúc tích. + Phần kết luận; Kíên nghị áp dụng luật và đề xuất cụ thể. 8. Kỹ năng của tham gia phiên tòa sơ thẩm 8.1. Những quy định chung về phiên toà dân sự sơ thẩm Thành phần tham gia phiên toà dân sự sơ thẩm + Hội đồng xét xử; + Thư ký phiên toà; + Đại diện VKS (trong 1 số trường hợp do luật định); + Người giám định, người phiên dịch (nếu có); Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 13 + Các đương sự hoặc người đại diện cho các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự; thay đổi địa vị tố tụng của đương sự theo quy định tại Điều 219 BLTTDS, hậu quả của việc thay đổi địa vị tố tụng; + Người làm chứng. Xác định tầm quan trọng của các đối tượng được triệu tập, hậu quả của việc vắng mặt một hoặc một số đối tượng được triệu tập đến phiên toà dân sự sơ thẩm. Hoãn phiên toà - Các thời điểm hoãn phiên toà (trước ngày mở phiên toà; trước khi khai mạc phiên toà; sau khi khai mạc phiên toà). - Căn cứ hoãn phiên toà; - Thời hạn hoãn phiên toà; - Thẩm quyền hoãn phiên toà trong từng tình huống hoãn; - Quyết định hoãn phiên toà. 8.2. Kỹ năng tham gia thủ tục bắt đầu phiên toà - Về yêu cầu hoãn phiên toà; - Về yêu cầu thay đổi thẩm phán, hội thẩm, người phiên dịch, người giám định. 8.3. Kỹ năng tham gia thủ tục hỏi tại phiên toà - Trình bày yêu cầu của người được trợ giúp và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. - Đặt câu hỏi sau khi Hội đồng xét xử hỏi với những người tham gia tố tụng. - Mục đích đặt câu hỏi + Lấy thông tin; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 14 + Kiểm tra sự thấu hiểu; + Chứng inh điều ngược lại; + Gợi hướng tư duy. - Loại câu hỏi + Câu hỏi theo cấu trúc; Câu hỏi đóng, câu hỏi mở. + Câu hỏi theo nội dung; Câu hỏi tìm thông tin chung, câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi phát triển ý, câu hỏi tìm giải thích và câu hỏi tìm trả lời. - Cách đặt câu hỏi + Trao đổi trước với người được trợ giúp những câu hỏi, mục đích hỏi và cách trả lời của người được trợ giúp, chuẩn bị trước tâm lý cho người được trợ giúp. + Câu hỏi cho phía đối phương: các câu hỏi phải xoay quanh việc chuẩn bị cơ sở để tranh luận trong phần sau, các câu hỏi làm cho đối phương bộc lộ những điểm yếu về pháp lý và sẽ bất lợi cho đối phương. + Câu hỏi cho những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định phù hợp với vai trò của họ và phục vụ mục đích để tranh luận. * Thái độ khi đặt câu hỏi: với thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh ngay cả với đối phương, tránh thái độ căng thẳng, tức giận * Ghi chép trong thủ tục hỏi: nên ghi lại những câu hỏi hoặc ý hỏi của mình, của những người khác, các câu trả lời để dùng làm cơ sở cho việc tranh luận. 8.4. Tham gia tranh luận * Cách tranh luận; - Dựa vào kết quả hỏi tại phiên tòa và chứng cứ có trong hồ sơ vạ án; Khoá luận: Nguyễn Cẩm Nhuần - Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Cà Mau 15 - Dựa vào bản luận cứ và phương án bảo vệ đã được chuẩn bị trước; - Các lập luận phải chặt chẽ trên cơ sở quy định của pháp luật, các văn bản pháp luật phải được sử dụng và sử dụng chuẩn xác; - Cách trình bày rõ ràng, lời lẽ từ tốn và đặc biệt phải chọn những thuật ngữ pháp lý chuẩn xác theo pháp luật hiện hành. Tránh dùng những lời lẽ nặng về mô tả văn phong hoặc mang nặng tính ngôn ngữ, khó hiểu hoặc trìu tượng; - Tránh nói dài, nói vô nghĩa; * Cách đối đáp với phía bên đối kháng. 9. Kỹ năng tham gia trong giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự 9.1. Kỹ năng tham gia trong giai đoạn phúc thẩm - Xác định điều kiện kháng cáo, Xác định nội dung kháng cáo, hướng dẫn việc soạn thảo đơn kháng cáo, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ kháng cáo, chuẩn bị tham gia phiên toà phúc thẩm và tham gia phiên toà phúc thẩm. - Xác định tính chất của xét xử phúc thẩm; - Chủ thể và khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; - Đơn kháng cáo, thời hạn kháng cáo, vấn đề kháng cáo quá hạn; vấn đề kháng nghị của Viện kiểm sát và thời hạn kháng nghị; - Bổ sung các chứng cứ tài liệu, nếu có. Luật sư, Trợ giúp viên , cộng tác viên tham gia tố tụng từ khi đươ