Lăng Tự Đức là m ột quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc
trong m ột thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn
Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc m ới xây dựng, lăng có tên làVạn Niên Cơ,
sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng
được đổi tên thành Khiêm Lăng
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là m ột trong những lăng tẩm
đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lăng Tự Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Lăng Tự Đức
2
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc
trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn
Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên làVạn Niên Cơ,
sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng
được đổi tên thành Khiêm Lăng
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm
đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Quá trình xây lăng
Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây lăng mộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi
thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được
chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong
muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại
đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôicủa dân phu xây lăng.
Tương truyền, dân chúng ta thán:
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân
Ngày 8-9 âm lịch năm Bính Dần (1866), tức năm Tự Đức thứ 19, do việc xây dựng Vạn
niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, có nhiều người oán giận. Nhân sự bất
mãn đó, với lý do tôn phù Đinh Đạo (cháu ruột Tự Đức, nguyên tên là Ưng Đạo, do cha
là An Phong công Hồng Bảo làm loạn nên phải đổi thành Đinh Đạo) lên ngôi vua, Đoàn
Hữu Trưng cùng với các em là Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực, cùng các đồng chí là
Trương Trọng Hòa, Phạm Lương, Tôn Thất Cúc, Tôn Thất Giác, Bùi Văn Liệu, Nguyễn
Văn Quí phát động khởi nghĩa. Những người tham gia khởi nghĩa phần đông là nhân
3
công đang uất hận vì bị bắt lao dịch khắc nghiệt để xây dựng Vạn niên cơ. Họ dùng chầy
vôi - dụng cụ lao động - làm võ khí nên tục gọi là "giặc chày vôi". Tuy nhiên, cuộc đảo
chính thất bại. Cả nhà Ưng Đạo đều bị hại. Đoàn Hữu Trưng và hai người em bị giết lúc
mới 22 tuổi.
Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài
biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn
sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời.
Toàn cảnh lăng
Nhà bia trong lăng Tự Đức
Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ
Khiêm trong tên gọi. Lối đi lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua
trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ
Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của
vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy
tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn - một công trình hai tầng dạng vọng
lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Giữa hồ có đảo Tịnh
Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu
Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc
sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.
Điện Lương Khiêm
4
Nhà hát Minh Khiêm
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính
giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng
hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo
hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau
được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm
là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà
hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất
của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và
Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống
cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi
nai của vua.
Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên
văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung
Ký” do chính Tự Đức soạn. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi
nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác.
Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp
cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử.
Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu
Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.
5
Huế xưa và nay - Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân
Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế). Đây là một trong những công
trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát,
cách Huế 8km.
Tự Đức ở ngôi 36 năm, là ông vua tại vị lâu nhất trong 13 ông vua triều Nguyễn. Trong số 13
vua Nguyễn. Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học.
Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn học nghệ thuật và rất yêu thơ. Tự Đức ở ngôi trong hoàn
cảnh đất nước khó khăn, thực dân Pháp đe dọa và tấn công, nội bộ anh em lục đục giành nhau
ngôi báu, nhà vua thì đau yếu, bệnh hoạn, không có con. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt, Tự
Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi
bất chợt”.
Hồ Lưu Khiêm - lăng Tự Đức
6
Sau khi các quan địa lý chọn được vị trí ở làng Dương Xuân Thượng, nhà vua đã chuẩn định
đồ án kiến trúc lăng tẩm theo ý muốn của mình và đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Tháng
12-1864, công trình được khởi công xây dựng. 6000 lính và thợ được huy động đến đây để đào
hào, đắp lũy, xây thành quách, cung điện, lăng mộ. Theo dự kiến ban đầu, công trình sẽ được xây
dựng trong 6 năm, nhưng hai viên quan coi thi công là Nguyễn Văn Chất và Lê Văn Xa đã bắt
binh, dân phải lao động cực nhọc để hoàn thành chỉ trong 3 năm. Kết quả của việc cưỡng bức lao
động đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa do Đoàn Trưng lãnh đạo lính thợ và
dân binh chống lại triều đình vào đêm 16 rạng ngày 17-9-1866. Cuộc khởi nghĩa không thành, bị
đàn áp, nhưng uy tín của vua Tự Đức bị tổn thất lớn… Công việc xây lăng bị gián đoạn hơn một
tháng. Tự Đức đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Sau khi vua qua đời nó mới được gọi là
Khiêm Lăng.
Khiêm Cung Môn - lăng Tự Đức
Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành
từng cụm trên những thế đất cao thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần
chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi
Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong lăng
ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.Toàn cảnh lăng Tự Đức như
một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vụ Khiểm và miếu thờ Sơn thần, có con đường chính dẫn
vào khu vực điện thờ mà trước đây là chỗ nghỉ ngơi giải trí của vua. Thoạt đầu là Chí Khiêm –
nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm cung môn – một
công trình hai tầng dạng vọng lâu. Hồ Lưu Khiêm nguyên là con suối nhỏ được đào rộng thàn h
hồ, giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm có đất trồng hoa và hang nhỏ để nuôi thú. Trên hồ có Xung
Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ – nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách,…Bên trong Khiêm
Cung môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua
làm việc, ngay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả hữu là Pháp Khiêm vu và
Lễ Khiêm vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm,
xưa là chỗ nghỉ của vua, sau được dùng để thờ bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức). Bên phải điện Lương
7
Khiêm là Ôn Khiêm đường – nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh
Khiêm để vua xem hát. Đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn. Trì
Khiêm và Y Khiêm viện là chỗ ở của cung phi theo hầu vua khi sống cũng như lúc vua đã
chết…Nhà cửa ở Khiêm cung đều làm bằng gỗ, còn các kiến trúc ở lăng mộ đều xây bằng gạch
đá. Ngày sau Bái đình (sân chầu) với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi đình (nhà
bia) với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất nước ta có khắc bài Khiêm cung ký do nhà vua soạn dài
4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro bệnh tật của mình… Trên
ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch, chính giữa có
ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.
Bi đình - lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một
“tâm hồn thơ mộng dịu dàng”
Du lịch lăng Tự Đức
Lăng T Đ c là m t trong nh ng công trình đ p nh t c a ki n trúc th i Nguy n.
Ông vua thi sĩ T Đ c (1848-1883) đã ch n cho mình m t n i yên ngh x ng đáng
v i ngôi v c a mình, phù h p v i s thích và nguy n v ng c a con ng i có h c
v n uyên thâm và lãng t b c nh t trong hàng vua chúa nhà Nguy n.
Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làngDương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là
thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân,thành phố Huế).
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vuanhà Nguyễn. Ông tên là
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vuaThiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong
kiến, lẽ ra anh trai ônglà Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính
khíngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, HồngNhậm được đưa
8
lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức - một vị vua, một nhàthơ hiền lành, thương dân, yêu nước
nhưng thể chất yếu đuối, tính cáchcó phần bạc nhược và bi quan.
Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấncông, bên trong huynh đệ
lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vualại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức
quả là một số phận củanhững bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức
choxây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu vàphòng lúc “ra đi bất
chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lochuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm
Cung Ký) .
Khi mới khởi công xây dựng, vua TựĐức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau
khởi nghĩa ChàyVôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành
KhiêmCung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bốtrí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng
Khiêm ở phíatrước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tốminh
đường.
9
Toàncảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suốichảy, thông reo,
muôn chim ca hát. Yếu tố được tôn trọng triệt để tronglăng Tự Đức là sự hài hòa của đường nét.
Không có những con đường thẳngtắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con
đường látgạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồiuốn lượn
quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàngcây sứ đại thụ ở gần lăng
Hoàng hậu Lệ Thiên Anh. Sự sáng tạo của conngười hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên một
khung cảnh thơ mộng,diễm lệ. Trong cái quyến rũ của mây nước, hương hoa đó, người ta
nhưquên đi rằng đó là lăng tẩm của một người quá cố mà ngỡ là thiên đườngcủa cỏ cây, của thi
ca và mộng tưởng...
10
Gần 50 công trình trong lăng ở cảhai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên
gọi. Quakhỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đườngchính dẫn vào
khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giảitrí của vua. Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường
ở phía trái, nơi thờ các bàvợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung
Môn- một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồLưu Khiêm ở đằng
trước. Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảytrong khu vực lăng, được đào rộng thành
hồ. Đó là yếu tố “minh đường”để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo
cảnh.Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hangnhỏ để nuôi thú
hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ KhiêmTạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm
thơ, đọc sách... Ba cây cầu TuầnKhiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn người ta đến
đồi thông bạtngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên,mộng ảo
ngay giữa chốn đời thường.
11
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vựcdành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là
điện Hòa Khiêm đểvua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bêntả,
hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theohầu. Sau điện Hòa
Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi củavua, về sau được dùng để thờ vong linh bà
Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bênphải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường - nơi cất đồ ngự dụng.
Đặcbiệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xemhát, được coi là
một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn.Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm
dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Việnlà chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi
vua còn sốngcũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Việnvà vườn
nuôi nai của vua.
Lăng Tự Đức có vẻ mang nhiều nét cổ truyền Việt Nam hơn cả
12
Rakhỏi khu vực tẩm điện, du khách theo con đường quanh co dẫn sang khulăng mộ. Ngay sau
Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghilà Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh
nặng 20 tấn có khắc bài “KhiêmCung Ký” do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng
Tự Đức khôngcó con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thầncông”
trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tựthuật của nhà vua về cuộc đời,
vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnhtật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia khổng lồ đó
để kể công và nhậntội trước lịch sử. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việcbiết
người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội củata; hàng trăm việc không làm
được; đều là tội của ta cả...” và ôngnhường cho sử sách đời sau đánh giá công, tội của mình.
13
Trước khu mộ là hàng hoa Đại lớn và hồ rong
Tiếp sau tấmbia kia, hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy vàtài đức của
nhà vua cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưađể linh hồn vua rửa tội, thì đúng
là Tự Đức thật chu toàn đối với việcđón nhận cái chết. Mới hay, Tự Đức là hiện thân sự thâm
thúy siêu tuyệtcủa Nho gia! Giờ đây, yên nghỉ trong ngôi nhà bằng đá bên trong BửuThành, giữa
một rừng thông vi vu gió lộng hẳn nhà vua hoàn toàn mãnnguyện với sự dàn xếp, lựa chọn cho
cái chết của mình.
Ông vua thi sĩ đã nằm xuống giữa mộtkhông gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng
thể kiến trúctrác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời saumỗi khi đứng
trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câuthơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của
vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡngmộ:
“Tứ bề núi phủ mây phong,Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.
14
Bản đồ địa điểm Lăng Tự Đức
Xem Bản đồ cỡ lớn hơn
Tim hiểu thêm về vua Tự Đức
Hoàng đế Tự Đức (chữ Hán: 嗣德; 22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883) (tên sinh
thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối
cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任) hay còn có
tênNguyễn Phúc Thì (阮福蒔). Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị
vì từ năm 1847 đến 1883.
Là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Vì anh trai của ông là Nguyễn
Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành, vì vậy, Thiệu Trị trước
lúc qua đời, đã để di chiếu truyền ngôi cho ông. Bấy giờ ông mới 19 tuổi, nhưng học hành đã
thông thái. Đến tháng 10 năm 1847, ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên-
hiệu là Tự Đức, bắt đầu từ năm sau là 1848. Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị
tuân theo phong cách Nho giáo.
Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-
Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình
đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm
Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà
vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần.
Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình
cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ
15
trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh
hai phe chủ chiến và chủ hòa.