Đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Nhưng từ xa xưa cho đến ngày nay có một dân tộc ở vùng Tây Bắc vẫn còn đang hiện hữu một tục cưới rất đặc biệt đó là văn hóa dân tộc H’Mông.Và dưới đây là phần tìm hiểu của tôi về tục kéo vợ của người H’Mông - nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Hôn nhân của người H’Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Người Mông có tục "háy pù", tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó bạn trai dắt tay bạn gái về làm vợ. Vợ chồng người H’Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè.
Người H’Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ. như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ. Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.
Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng.
Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ (Cướp vợ).
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8153 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lễ hội tục “kéo vợ” của người H’mông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Nhưng từ xa xưa cho đến ngày nay có một dân tộc ở vùng Tây Bắc vẫn còn đang hiện hữu một tục cưới rất đặc biệt đó là văn hóa dân tộc H’Mông.Và dưới đây là phần tìm hiểu của tôi về tục kéo vợ của người H’Mông - nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ lại cho đến ngày nay.
Hôn nhân của người H’Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Người Mông có tục "háy pù", tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó bạn trai dắt tay bạn gái về làm vợ. Vợ chồng người H’Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè...
Người H’Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ... như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ... Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.
Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng.
Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ (Cướp vợ).
Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp. Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm.
Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi người công nhận và làm theo. Có những phong tục mang tính cổ hủ, song có phong tục tô đẹp bản sắc văn hóa người dân Việt Nam.
Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc. ở vùng Tây Bắc giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới.
Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới.
Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể, một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn). Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất tiếng hát:
“Tao có chiếc yếm lưỡi cày
Chẳng để cho mày thì để cho ai”
Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi, ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng. Nếu chàng đưa cô gái sang bờ bên kia an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn. Bằng không thì ngược lại.
Nhìn chung, tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song tựu chung lại vẫn là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời tạo nên nét độc đáo riêng cho nền văn hóa nước nhà.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Khái niệm về tục kéo vợ
Tục “kéo vợ” hay còn gọi là cướp vợ, cướp dâu là nét riêng độc đáo trong hôn nhân của người H’Mông. Nó chứa đựng các yếu tố nhân văn, được xử lý linh hoạt trên cơ sở đoàn kết thương yêu.
Ở Hà Giang, người Mông có dân số đông nhất, với hơn 190.000 người, phân bố chủ yếu ở các huyện vùng cao phía Bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và hai huyện phía Tây là Xín Mần và Hoàng Su Phì. Dân số đông, sống tương đối tập trung nên người Mông ở Hà Giang vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống đặc sắc của mình.
Mỗi độ xuân về, khi cành đào tung hoa, cây ngô trổ mầm, những phiên chợ rộn ràng người mua bán, cũng là lúc thanh niên nam nữ người Mông có cơ hội tìm hiểu nhau. Đó chính là tục"Kéo vợ" - một nét văn hóa riêng, độc đáo của người Mông huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
2. Nguồn gốc của tục “kéo vợ”
Ngày xưa, theo phong tục của người H’Mông, nhà gái thách cưới gồm 70 đồng bạc trắng, 2 con lợn, 20 vò rượu và toàn bộ phí tổn tổ chức đám cưới nhà hai họ. Phong tục này đã ngăn cản những chàng trai nghèo có được hạnh phúc cho mình. Và tục kéo vợ ra đời chẳng ai biết từ khi nào, đó là một hình thức “lách luật” thách cưới để những chàng trai nghèo có thể đến được với hạnh phúc và xây dựng gia đình.
Trong thực tế có rất nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ không đồng ý mà trái gái khác tự tìm đến sống với nhau thì không những bị coi là bất hiếu mà cuộc hôn nhân còn không được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình.
Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thông thường thì khi đi ăn hỏi, hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới nhưng nếu nhà trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thông cảm và thường phạt bằng cách đòi lễ cao hơn bình thường.
Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu để tránh sự chê cười của làng xóm. Chính vì những lệ này mà không phải gia đình nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai. Những gia đình muốn dùng tục “kéo vợ” thường phải là những gia đình, dòng họ tương đối khá giả thì mới có thể đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có không ít gia đình phải mất vài ba năm mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra.
"Kéo vợ" không phải cứ thấy cô nào xinh xắn, giỏi giang, muốn lấy làm vợ thì kéo về nhà mình, mà thực tế đôi nam nữ đã tìm hiểu nhau rất cặn kẽ và đã ưng nhau. Cho nên kéo vợ chỉ là cái tục phải có để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng. Sau khi kéo cô gái về nhà, ba ngày sau chàng trai chỉ việc sang nhà gái thông báo họ đã thành vợ chồng. Cho đến khi con đàn, cháu đống, của cải dư thừa họ mới tổ chức đám cưới.
II. Tục kéo vợ của người H’Mông
Khi xuân về, tết đến cũng là dịp để thanh niên nam nữ H’Mông có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau, đó có thể là các phiên chợ cuối năm, hội hè trong những ngày tết hay đơn giản chỉ là những buổi đi lấy củi, địu nước chuẩn bị cho một năm mới... Khi đôi trai gái ưng ý và thề nguyền đi đến hôn nhân thì về báo cáo với bố mẹ và dòng họ. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì nhà trai sẽ tiến hành mời ông mối sang đánh tiếng dạm hỏi, rồi tiến tới lễ ăn hỏi (hẹn cưới) và cuối cùng là lễ cưới ( đón dâu).
Đám cưới của người Mông thường được tổ chức linh đình vào ngày lành tháng tốt mà thường là vào mùa xuân, vì người dân kiêng làm đám cưới vào những tháng có sấm sét. Và người ta cho rằng mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con người không nằm ngoài vòng quay đó. Thế nhưng, không phải câu chuyện tình yêu nào cũng có một cái kết có hậu mà không phải trải qua sóng gió.
Tục kéo vợ là một biểu hiện rõ nét trong văn hóa của người Mông . Họ thường dùng từ kéo cô dâu hay kéo vợ. Trong cuộc sống mặc dù đôi trai gái yêu nhau đắm đuối, từng thề thốt cùng chung sống với nhau cả đời, lúc lấy nhau thật cũng phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về nhà chồng, không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng cả, ý nghĩa chính của việc kéo vợ thể hiện sự danh giá của người con gái qua ba nghĩa chính:
- Thứ nhất: Cô gái không bị xã hội đánh giá thấp hèn cam chịu chay theo con trai một cách mù quáng hạ thấp mình để hầu hạ nhà trai.
- Thứ hai: Người con trai thực sự cần lấy cô gái làm vợ thật với thiên chức của người mẹ mới tổ chức kéo vợ, thể hiện thái độ rõ ràng cụ thể.
- Thứ ba: Tránh sự đồn thổi tai tiếng xấu của xã hội và sự ngược đãi sau này của người chồng và người nhà trai.
1.Chuẩn bị đi kéo vợ:
Khi đã được nhà trai cho phép con trai được lấy vợ, cả nhà tập trung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, cô chú cùng đi giúp kéo vợ, đoàn người kéo vợ thường có ít nhất 5 người chính thức và một số người khác phụ giúp. Một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ nhà trai làm phù dâu, một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, một người anh hoặc bác ruột có hiểu biết cầm trịch, và chú rể chồng của cô dâu, một người thường là bà cô hay bà dì đại diện mẹ chú rể với một số bạn trai trẻ biết cách kéo vợ đi giúp chàng trai kéo vợ. Tiêu chí những người được chọn tham gia đoàn người kéo vợ gồm 03 tiêu chí chính:
- Thứ nhất: Phù dâu, phù rể phải là người chưa có chồng, chưa có vợ, có lối sống đạo đức tốt, kính trên, nhường dưới, nói năng nhẹ nhàng có hiểu biết.
- Thứ hai: Người cầm trịch và người nữ đại diện cho nhà trai là những người có vợ chồng, con cái đầy đủ (không hoá vợ, hoá chồng), làm ăn phát đạt sống có uy tín với bản làng.
- Thứ ba: Tất cả số người này phải biết cách kéo vợ, bởi cách kéo vợ của người H’Mông là cả nghệ thuật sống thực sự, chính cô gái bị kéo là người chịu ảnh hưởng lớn, nếu không biết cách kéo, khi kéo sẽ bị sứt đầu mẻ chán làm đau đớn cho người bị kéo, khi đôi co với người thân và cô gái bên nhà gái.
Trước khi đi cả đoàn người hội ý thống nhất, khi đi chia theo tốp để tránh sự nghi ngờ của người khác. Con trai và phù rể đi trước, phù dâu và người đại diện mẹ nhà trai theo sau, người đàn ông cầm trịch nhà trai và tốp con trai đi kéo hộ đi sau cùng. Khi tới điểm hẹn nhà trai bố trí sẵn cho con trai mình hẹn gặp người yêu đến cùng tâm sự tại một địa điểm thuận lợi như đón đường nhà gái đi làm, đi chợ hay đi chơi xuân ngày tết… Mọi người nấp vào các bụi rậm hai bên đường để lại chàng trai và phù rể dạo bộ để đón gặp bạn gái, khi thấy người yêu xuất hiện thì chàng trai chủ động chào hỏi tán tỉnh giữ chân cô gái lại nói chuyện một lúc để cô gái không đề phòng nữa
2. Bắt đầu kéo
Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp.
Mọi chuyện được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết, cô gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu toáng lên.
Không những thế cô gái phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người Mông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà.
Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn.
Chàng trai tán tỉnh cô gái một lúc thấy thuận lợi, chàng trai tóm lấy tay cô gái nói: Lần này ta kéo nàng về làm vợ ta đây. Nói xong chàng trai giữ chặt lấy người yêu lại, những người kéo giúp sám vào hai người biết kéo tì vai vào nách cô gái, quẳng hai cánh tay vào vai của hai người kéo giữ chặt lại cứ thế nhấc bổng cô gái lên mà chạy về nhà chồng, kéo kiểu này là người biết cách kéo, không gây thương tích cho người bị kéo, chân người bị kéo không chạm đất, không có lực giằng co, không đánh trả được, mồm không thể cắn ai được. Hai người kéo cô gái đi một quãng xa thấy mệt thì hạ cô gái xuống và giữ chặt, hai người khác đến thay thế và đưa cô gái về đến nhà trai.
Nếu như gặp phải sự phản ứng gay gắt của người nhà gái thì hội kéo cứ thế kéo cô dâu đi, để lại người cầm trịch hát đối đáp với người nhà gái, chú rể ở lại với người cầm trịch để tạ lỗi với người nhà gái, phù dâu, phù rể cùng cô dâu về nhà trước. Khi về đến gần nhà trai, đoàn người kéo vợ cử một người chạy trước về báo với những người chờ sẵn trong nhà như bố, mẹ hay các cô, chú của chú rể bắt một đôi gà, một gà mái tơ, một gà trống chưa gáy đợi sẵn ở cửa chính khi đoàn người kéo cô dâu về đến đó thì người đó làm lý gọi hồn.
Người Mông quan niệm: con gái đã bị người ta dùng gà trống làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng không thể chấp nhận được vì cô ta đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy, khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có không đồng ý, có ấm ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý.
Lúc đoàn người về đến cửa thì chưa vội đưa cô dâu vào nhà, người ta giữ cô dâu, chú rể ở ngoài cửa chính, người làm lý đốt ba nén hương tay cầm đôi gà huơ huơ chân, cào cào từ đầu đến chân cô dâu, chú rể lẩm bẩm gọi hồn, xong xuôi mang gà mổ thịt làm cơm tiếp đãi đoàn người đi giúp kéo cô dâu.
Trong bữa cơm này nhà trai mời một người có hiểu biết cùng ăn cơm, sau đó giúp nhà trai sang nhà gái báo tin cho nhà gái biết, nhà trai đã kéo được con gái họ về làm dâu nhà trai. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm. Khi đã kéo cô gái về nhà mình được một ngày, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ một người đàn ông, gia đình phúc lộc đi làm mối cho con mình “Tua lểnh xa” (người làm mối). Người này còn được coi là bố mới “xí xi xu” của chàng trai nếu như đôi bạn trẻ nên vợ nên chồng. Người mối này sẽ để một lít rượu vào sừng trâu “cu nhùng trâu chớ” đi đến nhà gái với mục đích hỏi xem gia đình bên nhà gái cần những gì cho việc cưới của con.
Khi người mối đến nhà gái thì người mối không được đi vào gian giữa mà phải vào cửa phụ và ngồi ở bếp lò. Nhà gái đi mời một người đàn ông có phúc phận tốt để thay mặt nhà gái thách cưới cho khách quan; nhà gái đi mời ông mối( của nhà gái) đến nhà đại diện cho nhà gái tiếp người mối. Người mối sẽ mời thuốc, mời rượu đã mang sẵn từ nhà đến cho người đại diện nhà gái và cả những người có mặt trong nhà gái để mời mọi người uống. Chỉ cần những cử chỉ như vậy là bố mẹ nhà gái biết được họ hỏi lấy con gái mình. Người mối chính thức rót hai chén rượu đưa cho người đại diện nhà gái và dạm hỏi lễ vật mà nhà gái cần thách và thời gian để làm lễ cưới. Khi đã được nhà gái công bố các lễ vật xong, người mối sẽ về nhà trai báo lại toàn bộ sự việc các loại lễ vật cho nhà trai, thời gian để hai bên tổ chức lễ cưới.
Ông mối này có quyền thách những thứ cần thiết, số lượng phù hợp như những đám cưới khác. Hai ông mối này còn mang tính chất là hai người làm chứng của hai gia đình. Nếu hai đứa ưng thuận lấy nhau thì lễ vật nhà trai đem đến phải đầy đủ như ông mối của nhà gái thách cưới, không được thiếu một thứ gì.
3. Thủ tục khi “kéo vợ”
Từ lúc kéo đến lúc cưới trong vòng 3 tháng. Đây là thời gian cần thiết để nhà trai chuẩn bị những thứ cần thiết cho lễ cưới. Nếu sau 3 ngày kể từ ngày kéo cô gái về, cô gái không đồng ý làm vợ chàng trai thì xin phép nhà trai cho hai bát rượu - cô gái sẽ bưng mời chàng trai một bát và uống cạn một bát, cảm ơn chàng trai đã yêu thương đến mình đồng thời cô gái cũng nói lên điều trân trọng của mình với chàng trai đó và xin chỉ làm bạn.
Trong trường hợp này, chàng trai sẽ nài nỉ và nói nên tâm tình của mình. Nếu cô gái thay đổi thì họ sẽ lấy nhau. Nếu cô gái không thay đổi thì cả hai bên cùng uống cạn bát rượu và cô gái xin phép ra về. Trong trường hợp cô gái đồng ý làm vợ thì tâm sự với người chị gái của chàng trai. Sau đó người chị gái sẽ nói với chàng trai và gia đình chuẩn bị những thứ cần thiết cho những việc tiếp theo. (Chị gái của chàng trai ở với cô gái không chỉ để trông nom, giúp đỡ mà còn thuyết phục cô gái đồng ý làm vợ em trai mình.)
Từ khi kéo được cô dâu về, nhà trai bố trí cô dâu và phù dâu ngủ chung ba đêm. Sau 3 ngày, để chuẩn bị đám cưới, nhà trai giã bánh dầy để đưa cô dâu về nhà mẹ đẻ lấy đồ thay. Đoàn người đi sang nhà cô dâu lấy đồ gồm cô dâu, chú rể, phù dâu, cha hay mẹ chú rể, khi đến nhà gái chú rể phải quỳ lậy tất cả các thành viên nhà gái để làm quen. Nhà gái tổ chức bữa cơm tiếp đãi nhà trai, tại bữa cơm này người đại diện nhà gái bà dì hay bà cô hỏi cô gái thật kỹ có thể chung sống cả đời với nhà trai được không? Khi đến nhà gái, cô gái vui vẻ trả lời và đồng ý về làm dâu nhà trai. Thấy vậy nhà gái yên tâm dọn đồ tư trang của cô gái cho cầm về nhà chồng bắt đầu một cuộc sống mới được ăn nằm chung như vợ chồng thật, mọi việc chuẩn bị cho đám cưới bắt đầu. Cô gái về nhà để báo với bố mẹ mình là đồng ý làm vợ chàng trai và xin phép bố mẹ để sang bên đó ở. Cô gái đem theo quần áo, đồ thêu của mình sang nhà trai ở - Thời gian ở bên nhà trai trước khi cưới 3 tháng - cô gái đi lại cả hai bên và làm việc thêu thùa chuẩn bị cho ngày cưới.
Nếu như vừa đến nhà gái người con gái buồn rầu, khóc lóc van xin cha mẹ không muốn về nhà trai thì hôn nhân chấm dứt từ đó.Việc làm này gần như tạo điều kiện cho cô dâu tương lai được về sống thử với nhà trai trong thời gian ba ngày, nếu qua cảm nhận trong ba ngày đó được cô dâu chấp thuận thì cuộc sống làm dâu được chính thức bắt đầu diễn ra, nếu không coi như đã chấm dứt.
Sau 3 tháng ở nhà trai để làm quen với sinh hoạt nhà chồng và chuẩn bị xong trang phục cưới, nhà trai cũng chuẩn bị xong lễ cưới. Họ đưa cô gái về nhà bố mẹ đẻ và xin phép ngày tổ chức cưới. Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái trong vòng 1 ngày 1 đêm. Trong đám cưới diễn ra các cuộc mời rượu, hát đối đáp giữa các thanh niên nam nữ của hai họ.
Trước khi về ở hẳn nhà chồng, cô gái sẽ phải thắp hương cúng tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma cột cái... các ma tốt trong gia đình để bái về việc con gái đi ở với chồng. Khi về nhà chồng, chỉ tổ chức mâm cơm trong nội tộc và cúng tổ tiên gia đình nhà trai là xong lễ cưới. Cô dâu sẽ ở nhà chống chính thức từ đây. Người Mông quan niệm về hôn nhân không khắt khe như các dân tộc khác. Anh em trong vòng ba đời nội tộc có thể lấy được nhau hoặc con dà, con dì cũng có thể lấy được nhau.
Đây là kiểu quan niệm về hôn nhân khép kín từ xa xưa để lại nhằm bảo vệ một cách tuyệt đối về tài sản của họ cho con cháu.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Tục cướp vợ là một luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số H'Mông. khi con cái lớn người con trai đến nhà con gái cướp về làm vợ. Hủ tục ăn sâu bám rễ đến ngày nay vì nó bắt nguồn từ tập tục làm nương, ngư