Báo cáo của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (năm 2004) nhận định đến năm
2020 “xung đột lớn giữa các cường quốc rất khó xảy ra”. Điều đó cho thấy các
cực sẽ tránh đối đầu trực diện, dù vẫn cạnh tranh và kiề m chế lẫn nhau. Hơn nữa,
ngày nay nhân loại đang ở vào giai đoạn văn minh hậu công nghiệp, văn minh tri
thức, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, là một
quá trình không thể đảo ngược được của tiến trình lịch sử phát triển của nhân
loại. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm cho thế giới dường
như trở nên nhỏ bé hơn, các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn
trong tiến trình hợp tác và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Ngày nay, không một
quốc gia nào muốn phát triển lại có thể đứng ngoài tiến trình này.
Bên cạnh đó, bước sang những năm đầu thập kỷ 90, với sự sụp đổ của Liên
bang Xô Viết, trật tự thế giới hai cực tan rã, tình hình thế giới trở nên hòa dịu
hơn, các nguy cơ an ninh truyền thống giảm đi mức độ nóng bỏng, gay gắt thì
nhân loại lại phải đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống đang ngày
càng trở nên cấp bách hơn như khủng bố, biến đổi khí hậu, tội phạ m có tổ chức,
khủng hoảng kinh tế Các nguy cơ này hết sức nguy hại và nó có phạm vi toàn
cầu, không một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu có thể tự mình giải quyết
được, nó đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc không phải chung tay đối phó vì
một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Liên kết trong nhóm Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Liên kết trong nhóm Asean
2
CƠ SỞ CỦA ĐỀ XUẤT
Tình hình thế giới
Báo cáo của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (năm 2004) nhận định đến năm
2020 “xung đột lớn giữa các cường quốc rất khó xảy ra”. Điều đó cho thấy các
cực sẽ tránh đối đầu trực diện, dù vẫn cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Hơn nữa,
ngày nay nhân loại đang ở vào giai đoạn văn minh hậu công nghiệp, văn minh tri
thức, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, là một
quá trình không thể đảo ngược được của tiến trình lịch sử phát triển của nhân
loại. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã làm cho thế giới dường
như trở nên nhỏ bé hơn, các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn
trong tiến trình hợp tác và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Ngày nay, không một
quốc gia nào muốn phát triển lại có thể đứng ngoài tiến trình này.
Bên cạnh đó, bước sang những năm đầu thập kỷ 90, với sự sụp đổ của Liên
bang Xô Viết, trật tự thế giới hai cực tan rã, tình hình thế giới trở nên hòa dịu
hơn, các nguy cơ an ninh truyền thống giảm đi mức độ nóng bỏng, gay gắt thì
nhân loại lại phải đối mặt với những nguy cơ an ninh phi truyền thống đang ngày
càng trở nên cấp bách hơn như khủng bố, biến đổi khí hậu, tội phạm có tổ chức,
khủng hoảng kinh tế…Các nguy cơ này hết sức nguy hại và nó có phạm vi toàn
cầu, không một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu có thể tự mình giải quyết
được, nó đòi hỏi tất cả các quốc gia, dân tộc không phải chung tay đối phó vì
một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ thì xu hướng liên
kết khu vực cũng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ như Liên minh Châu Âu
3
(EU), liên minh Châu Phi (AU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)…Các liên kết khu vực này đang ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, tạo ra sức mạnh
tổng hợp cần thiết để phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi quốc gia cũng như
đối phó với các nguy cơ và thách thức bên ngoài. Liên minh châu Âu và ASEAN
là những ví dụ điển hình cho tính hiệu quả của xu hướng liên kết khu vực này.
Tình hình khu vực
Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã và đang
nổi lên như là một khu vực năng động, mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN. Đây cũng là khu vực đang ngày càng
đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế cả về chính trị, kinh tế, quân sự và
ngoại giao với sự có mặt của hầu hết các cường quốc thế giới và khu vực hiện
nay như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga.
Khu vực Đông Nam Á bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN là một khu
vực có vai trò quan trọng trong khu vực, như là chiếc cầu nối giữa Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và nhiều nền
kinh tế khác nhau trên thế giới. Bên cạnh đó, với số dân gần 500 triệu người, đây
là một thị trường rộng lớn với nền kinh tế trẻ trung năng động và phát triển liên
tục cao trong những năm vừa qua. ASEAN đã và đang ngày càng có vị trí quan
trọng hơn trên trường quốc tế. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều cường
quốc trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Trong những năm gần đây,
Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên con đường trở thành siêu cường
quốc tế và sức ép cũng như ảnh hưởng của nước này đối với khu vực ASEAN
đang ngày càng rõ rệt. Nước Mỹ sau nhiều thập kỷ lãng quên đã bày tỏ sự quan
tâm trở lại đến khu vực. Gần đây nhất, phát biểu khi tham dự Hội nghị cấp cao
4
Đông Á tại Hà Nội ngày 30 tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Cliton nói:
“Nơi nào bàn tới các hậu quả về an ninh, chính trị, kinh tế thì nơi đó Mỹ muốn
có sự hiện diện”. Bà cũng bảy tỏ Mỹ muốn có sự hợp tác nhiều hơn với các nước
ASEAN.
Bản thân khu vực ASEAN với 10 quốc gia thành viên sau nhiều thập kỷ đối
đầu chia rẽ trong Chiến tranh Việt Nam và trong Chiến tranh Lạnh ngày nay đã
chuyển sang đối thoại và hợp tác chặt chẽ với nhau. ASEAN đã và đang ngày
càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn trong tiến trình toàn cầu hóa cũng như trong
tiến trình khu vực hóa vì mục tiêu chung vì một ASEAN hòa bình, hợp tác, ổn
định và phát triển bền vững, thịnh vượng. ASEAN đang là một trong những mô
hình liên kết khu vực đạt hiệu quả trên thế giới. ASEAN đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á và
tạo ra sức mạnh chung đối phó với các thách thức bên ngoài. Khu vực này với số
dân gần 500 triệu người với kết cấu dân số trẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú đã và đang đạt được những bước phát triển kinh tế, xã hội ấn tượng
trong những năm gần đây. Vai trò và vị thế của ASEAN đang ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế.
Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN
và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa -
xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Các quốc
gia ASEAN đã thiết lập nhiều cơ chế thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu
vực cũng như các quốc gia ASEAN và các nước đối tác bên ngoài như các cuộc
họp thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị cấp Bộ trưởng thường niên ASEAN, các cơ
chế ASEAN+1, ASEAN+3, ASEAN+6, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn
đàn An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ARF, Diễn đàn Á-Âu (ASEM)…Tháng
11 năm 2007 các nước ASEAN đã ký kết Hiến Chương ASEAN, đây là một
5
bước tiến quan trọng để tiến tới một “cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu”. Bên
cạnh đó các nước ASEAN đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình thúc đẩy
hợp tác và liên kết giữa các nước thành viên trên tất cả các lĩnh vực Thương mại,
Đầu tư, Văn hóa, Thể thao, Giáo dục, Du lịch, An ninh…như việc thành lập Khu
vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) năm 1992, Khu vực đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA), Thỏa thuận khung của ASEAN về Thương mại và Dịch vụ
(AFAS) năm 1995, Thị trường Hàng không duy nhất ASEAN (SAM). Về văn
hóa có giải thưởng S.E.A Write Award trao cho các nhà thơ và nhà văn Đông
Nam Á từ năm 1979, bên cạnh đó các nước còn luân phiên tổ chức các Tuần văn
hóa ASEAN hay các sự kiện văn hóa trong khu vực, qua đó tăng cường giao lưu
văn hóa và hiểu biết giữa các nước thành viên. Về thể thao có Đại hội Thể thao
Đông Nam Á (SEAGAMES), Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (TigerCup),
Đại hội Thể thao Sinh viên Đông Nam Á…Về Giáo dục có Học bổng ASEAN
do Singapore tài trợ…
Bên cạnh những ưu điểm thì quá trình liên kết nội khối của ASEAN vẫn
còn bị cản trở bởi một số rào cản cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là sự can thiệp
từ các quốc gia bên ngoài cũng như các tranh chấp, bất đồng của các nước
ASEAN với các nước này. Bản thân bên trong ASEAN cũng còn tồn tại nhiều
hạn chế như thể chế chính trị khác nhau; trình độ phát triển của các nước trong
khu vực còn chênh lệch nhiều, có nước đạt mức GDP cao như Indonesia $ 510.8
bil (2008), Thái Lan $ 272.1 bil (2008), song cũng có nước đạt mức GDP còn
thấp như: Myanmar $ 13.7 bil (2008), Campuchia $10.82 bil, Lào $ 5.187 bil
(2008); ở nhiều nơi trong các nước ASEAN vẫn còn tình trạng đói nghèo, đời
sống nhân dân còn khó khăn. Các vấn đề xã hội khác còn tồn tại nhiều vấn đề
như vấn đề tôn giáo, sắc tộc. ASEAN là khu vực đa dạng về tôn giáo và văn hóa,
có nước theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia, Brunei, có nước theo Phật giáo
6
như Thái Lan, Myanmar, Lào, Việt Nam hay theo Cơ đốc giáo như Philippines,
ngay cả trong một nước cũng tồn tại nhiều tôn giáo, sắc tộc gây bất ổn xã hội
như ở Thái Lan và Philippines. Vấn đề sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên, quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ gây nhiều áp lực cho xã hội. Bên cạnh đó giữa
các nước ASEAN còn đang tồn tại nhiều tranh cãi, bất đồng như vấn đề Biển
Đông, vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia, Thái
Lan và Myanmar…Như vậy các nước ASEAN đã và đang bước vào kỷ nguyên
mới hợp tác và phát triển với nhiều cơ hội mới song cũng còn rất nhiều khó
khăn, thách thức. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên cần hợp tác chặt chẽ
hơn nữa trong nội khối và với các bên đối tác đảm bảo thực hiện thành công mục
tiêu xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển bền vững.
Việt Nam
Đối với Việt Nam, đứng trước những khó khăn to lớn nửa cuối những năm
80 thế kỷ 20 chúng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện qua đó thực hiện
đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa từng bước đưa nước ta hội
nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Trong quá trình hội nhập ấy, ưu tiên của
Việt Nam là tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực Đông Nam
Á và chúng ta đã tích cực tham gia hội nhập vào khu vực. Ngày 28 tháng 7 năm
1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Từ đó cho
đến nay, Việt Nam không ngừng tham gia tích cực vào việc thúc đẩy liên kết nội
khối thông qua chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, qua đó vị thế
của nước ta trong ASEAN ngày càng được nâng cao. Dựa trên việc hoàn thành
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Nên Đại hội
Đảng X đã đưa ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi
7
nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan
hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định
chính trị-xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng
cho đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Về chủ trương, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và chủ động
hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và
phát triển”.
Mục tiêu của đất nước đến năm 2020: xây dựng nước Việt Nam trở thành
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp
lý, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu,
nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm
2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Hoạt động đối ngoại bao giờ cũng phục vụ ba mục tiêu cơ bản là phát triển,
an ninh và nâng cao vị thế quốc tế trong sự gắn quyện và tác động qua lại lẫn
nhau.
Với tư cách là sự nối tiếp của chính sách đối nội đối với nước ta, chính sách
đối ngoại đương nhiên phải phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, trong đó xây dựng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Nói một cách khác,
chính sách đối ngoại phục vụ hai mục tiêu “phát triển” và “an ninh”, trong đó
mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu vì chỉ có đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội mới có điều kiện vật chất để giữ vững an ninh, nâng cao vị thế quốc tế.
8
Điều đó không có nghĩa tuyệt đối hóa mục tiêu phát triển và xem nhẹ mục tiêu
an ninh và vị thế của Việt Nam, trên trường quốc tế vì không thể phát triển được
nếu như không có an ninh và vị thế quốc tế thấp kém.
ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở phân tích về tình hình, đặc điểm của khu vực, thế giới cũng như
của Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại của Đại hội X của Đảng như trên
nhóm chúng em đưa ra một số đề xuất như sau:
Nguyên tắc chung của các đề xuất của nhóm em là tạo ra các cơ chế hợp tác
mà trong đó tạo điều kiện cho tối đa số lượng các nước thành viên có thể tham
gia cũng như có thể mở rộng cho các bên đối tác bên ngoài tham gia trên cơ sở
những lợi ích chung và các đặc điểm chung về chính trị, kinh tế, vă hóa, xã hội.
Ngoài ra đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp cho khối để tăng cường vị thế và ảnh
hưởng của chính quốc gia mình cũng như làm gắn kết mối quan hệ giữa Việt
Nam và ASEAN.
Về kinh tế: Hiện nay trong khu vực có khá nhiều cơ chế hợp tác kinh tế
song phương và đa phương, trong đó có các cơ chế đạt hiệu quả như Khu vực Tự
do Thương mại ASEAN (AFTA) song chưa có một cơ chế nào tạo điều kiện cho
tất cả các nước cùng tham gia cũng như một cơ chế giúp cả khối đối phó với các
biến động kinh tế bên ngoài như các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính. Trong
khi đó thì dù còn nhiều khó khăn nhưng các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng
“một cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu”, trong đó các quốc gia thành viên liên
kết chặt chẽ với nhau cả về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao. Để đạt được
điều này, các nước ASEAN trước hết phải đạt được một “liên minh kinh tế”,
trong đó nền kinh tế của các nước thành viên có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ.
Dựa trên nhận định này nhóm chúng em đề nghị các nước ASEAN nên thành
9
lập một “Ngân Hàng ASEAN- ASEAN Bank- AB”, theo đó đây sẽ là một ngân
hàng kiểu Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Việc thành lập ngân hàng
ASEAN sẽ có vai trò cung cấp vốn ưu đãi cho các nước thành viên trong chương
trình phát triển kinh tế xã-hội. Với tổng số 10 quốc gia cùng đóng góp nhân tài
và vật lực thì đây sẽ là một ngân hàng mạnh. Ngày nay nền kinh tế ở nhiều nước
ASEAN đã mở cửa cho các tập toàn tài chính nước ngoài tham gia với sự có mặt
của nhiều ngân hàng nước ngoài. Việc thành lập ngân hàng chung của các nước
ASEAN ngoài việc cung cấp vốn cho các nước thành viên phát triển kinh tế xã
hội thì còn giúp các nước này giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào các nước bên
ngoài. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn có thể giúp các nước thành viên đối phó
với các biến động của tình hình kinh tế, tài chính thế giới.
Xét theo mô hình liên kết EU thì việc sử dụng đồng tiền chung được coi
như là thành quả to lớn trong quá trình nhất thể hoá châu Âu, nhưng đối với
cộng đồng ASEAN thì về đồng tiền chung cho các nước nội khối hiện nay vẫn
còn là khá sớm để nói đến vấn đề này. Hiện nay nền kinh tế của các nước
ASEAN còn chênh lệch rất lớn, có nước xuất khẩu nhiều nhưng cũng có nước
nhập khẩu nhiều nên một đồng tiền chung hiện nay là chưa khả thi. Có thể trong
tương lai xa, khi nền kinh tế của các nước ASEAN có trình độ phát triển tương
đối đồng đều thì một đồng tiền chung cho cả khu vực sẽ phát huy vai trò tích
cực. Ta có thể lấy ví dụ về Đồng EURO, sau nhiều năm đóng vai trò tích cực đối
với nền kinh tế EU thì trong những năm khủng hoảng kinh tế và với việc EU kết
nạp thêm các quốc gia kém phát triển hơn ở Đông Âu thì đồng Euro không còn
vai trò tích cực như xưa nữa, thậm chí có người còn nghi ngại về khả năng tồn
tại của nó.
Về chính trị: Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam và các nước thành viên
ASEAN hiện nay là nỗ lực xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát
10
triển, tức là trọng tâm vào liên kết nội khối. Vì vậy việc thành lập một Cộng
đồng Đông Á hiện nay là không khả thi vì khu vực Đông Á bao gồm, 10 nước
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Nga.
Các quốc gia trong khu vực còn quá nhiều bất đồng do yếu tố lịch sử cũng như
yếu tố lợi ích dân tộc. Các bất đồng này không những không được giải quyết ổn
thỏa mà còn ngày càng có xu hướng gia tăng, niềm tin giữa các nước là không
cao. Bên cạnh đó khi thành lập cộng đồng Đông Á thì e rằng mối liên hệ giữa
các nước ASEAN sẽ trở nên lỏng lẻo bởi trong khu vực này có nhiều “ông lớn”
và các nước Đông Nam Á sẽ khó tránh khỏi bị lôi kéo theo “ông” này hay “ông”
khác. Vì vậy thay vì thành lập Cộng đồng Đông Á, các nước ASEAN nên tập
trung vào tăng cường liên kết nội khối, cùng nhau xây dựng một khu vực
ASEAN đoàn kết thống nhất theo kiểu liên minh châu Âu, trở thành một “ông
lớn” khác trong khu vực. Tất nhiên như vậy không có nghĩa là coi nhẹ cộng đồng
Đông Á, ASEAN vẫn nên tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác chặt chẽ hơn nữa
với các quốc gia trong khu vực Đông Á đảm bào môi trường hòa bình, ổn định
cho việc phát triển kinh tế xã hội của các nước trong khối.
Bên cạnh đó ASEAN cũng nên xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
ASEAN-Mỹ như quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Điều này
đảm bảo cho không chỉ ASEAN mà cả Việt Nam có thể thực hiện chính sách đối
ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc
không ngừng lớn mạnh và ảnh hưởng của họ ở khu vực Đông Nam Á đang
không ngừng gia tăng. Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc là hết
sức cần thiết nhưng cho dù với tiềm lực hiện nay thì tất cả các nước ASEAN có
hiệp lực cũng khó có thể đối phó với một “người khổng lồ” Trung Quốc. Để
tránh thua thiệt và yếu thế trong cuộc chơi với Trung Quốc, ASEAN nên tìm một
đối trọng và quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Mỹ là hết sức cần thiết. Thời
11
gian gần đây, sau nhiều năm lãng quên thì Mỹ đang ngỏ ý muốn quay trở lại khu
vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội tốt không chỉ cho ASEAN mà cho cả Việt Nam
tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ. Nếu chỉ riêng Việt Nam hay một nước nào
đó thì Mỹ còn phải cân nhắc trong quan hệ với Trung Quốc nhưng nếu cả một
ASEAN thống nhất thì Mỹ sẽ nhiệt tình hưởng ứng. Như vậy ASEAN có thể tạo
được một mối cân bằng ảnh hưởng tương đối giữa các cường quốc trong khu
vực.
Về văn hóa: ASEAN đã có khá nhiều các chương trình hợp tác văn hóa
trong khu vực như tuần lễ Văn hóa ASEAN được tổ chức luân phiên tại các nước
thành viên hay các liên hoan phim, liên hoan tiếng hát ASEAN…Các chương
trình này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưa, tăng cường hiểu biết
giữa các quốc gia thành viên. Ở đây nhóm em đề xuất một ý tưởng mới là các
nước ASEAN nên thành lập một tổ chức giống như UNESCO trong phạm vi
khu vực. Đông Nam Á là khu vực hết sức đa dạng về văn hóa, tự nhiên trong đó
có những di sản văn hóa, tự nhiên hết sức độc đáo đã được UNESCO công nhận.
Tuy nhiên tại các nước trong khu vực vẫn còn rất nhiều các di sản chưa được
UNESCO công nhận. Mô hình này cũng chưa có ở liên minh Châu Âu, việc
thành lập tổ chức này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa, tự
nhiên trong khu vực-những cái chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó,
việc này còn giúp quảng bá hình ảnh của các nước ASEAN rộng rãi hơn trong
khối, qua đó tăng cường hiểu biết giữa các nước thành viên. Đây cũng là một
biện pháp để quảng bá và thúc đẩy du lịch giữa các nước ASEAN phát triển hơn.
Về xã hội: Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á chưa có một tổ chức y tế
chung kiểu như Hội chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế hay như tổ chức
Bác sĩ không biên giới. Trong khi đó Đông Nam Á lại là khu vực hay bị thiên tai,
dịch bệnh do đa phần các nước đều còn chậm phát triển lại ở vào vị trí địa lý
12
tương đối đặc biệt. Vì vậy nhóm em đề xuất các nước ASEAN nên thành lập
một “Tổ chức Y tế chung gọi là ASEAN Common Health Organization -
ACHO”. Việc thành lập tổ chức Y tế chung sẽ tăng cường hợp tác giữa các nước
thành viên trong lĩnh vực Y tế. Tổ chức này sẽ có vai trò nghiên cứu và đưa ra
các dự báo về tình hình y tế, bệnh dịch trong khu vực cũng như sẽ là tổ chức sẽ
hỗ trợ các nước trong việc đối phó với dịch bệch hay thực hiện các hoạt động
cứu trợ tại các nước thành viên trong trường hợp xảy ra dịch bệnh hay thiên tai.
Bên cạnh đó, hiện nay ngoài chương trình “Học bổng ASEAN” do
Singapore tài trợ cấp cho học sinh các nước ASEAN khác thì nhóm em cũng đề
xuất các nước ASEAN nên có một chương trình học bổng toàn diện hơn, rộng
rãi hơn áp dụng cho tất cả các nước và có sự hợp tác chặt chẽ của cả 10 nước
thành viên. Việc xây dựng học bổng này có vai trò tạo điều kiện cho học sinh,
sinh viên trong các nước ASEAN có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục tiên
tiến hơn trong khu vực cũng như trên thế giới. Nó sẽ cho phép học sinh, sinh
viên trong các nước ASEAN có cơ hội được học tập tại các trường Đại học hàng
đầu trong khu vực cũng như trên thế giới, được tiếp thu những thành tựu tiên tiến
của các nước ph