Michael Dell thành lập Dell vào năm 1984 khi ông còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp tại
đại học Texas. Hai thập niên sau, Dell đã phát triển thành một trong những công ty máy tính
lớn nhất thế giới, với thị phần dẫn đầu trong ngành máy tính cá nhân và kinh doanh máy
chủ. Trong năm tài chính 2004, năm mà hầu hết các công ty máy tính thua lỗ do sự sụt giảm
toàn cầu về nhu cầu máy tính cá nhân, doanh thu của Dell vẫn tăng vọt từ 6 tỷ USD lên 41
tỷ USD, lợi nhuận đạt 3,5 tỷ USD và thị phần toàn cầu tăng 2%. Xấp xỉ 1/3 doanh số bán
hàng của Dell là ở bên ngoài nước Mỹ. Dell tin rằng phần lớn thành tích ấn tượng đạt được
trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt là nhờ có được một cấu trúc chi phí thấp nhất
trong ngành. Cấu trúc chi phí này là một phần kết quả của chiến lược quản trị chuỗi cung
ứng và sản xuất toàn cầu của Dell.
Dell có những địa điểm sản xuất ở Brazil, Ireland, Malaysia và Trung Quốc, bên cạnh ba địa
điểm sản xuất ở Mỹ (địa điểm thứ tư đang xây dựng). Địa điểm được lựa chọn do có chi phí
nhân công thấp, năng suất cao của lực lượng lao động địa phương, và sự gần gũi với các thị
trường khu vực quan trọng. Dell thích sản xuất ở gần những thị trường khu vực để cắt giảm
chi phí vận chuyển và tăng tốc độ phân phối tới khách hàng (Dell vẫn sản xuất máy tính ở
Mỹ bởi vì lực lượng lao động Mỹ có năng suất cao và Mỹ là thị trường lớn nhất của công
ty).
Bên cạnh việc sản xuất, hầu hết các hoạt động hỗ trợ khách hàng của Dell được thực hiện
bên ngoài nước Mỹ với một trung tâm chính ở Bangalore, Ấn Độ (khách hàng ở Mỹ khi gọi
tới trung tâm hỗ trợ khách hàng của Dell sẽ được kết nối tới một đại lý dịch vụ ở Ấn Độ).
Ấn Độ được chọn không chỉ bởi tỉ lệ lương thấp mà còn vì sự sẵn có của lực lượng lao động
biết nói tiếng Anh và được đào tạo. Tuy nhiên, di chuyển việc hỗ trợ khách hàng ra nước
ngoài không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Sự khác biệt về giọng nói và văn hóa
giữa người gọi ở Mỹ và nhân viên người Ấn Độ đã dẫn đến việc không thể tiếp thu tốt
những phàn nàn từ khách hàng. Theo sau việc khai trương trung tâm hỗ trợ ở Bangalore vào
năm 2001, năm 2004 Dell đã di chuyển vài hoạt động hỗ trợ của công ty cho những khách
hàng tổ chức lớn về Mỹ. Hoạt động hỗ trợ của Dell cho các khách hàng bán lẻ vẫn đặt ở
Bangalore và ban quản lý của Dell cam kết tiếp tục duy trì hoạt động của trung tâm hỗ trợ
tại Ấn Độ này.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5438 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lợi thế cạnh tranh của dell, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
MỤC LỤC
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL ................................................................................... 2
Câu hỏi thảo luận:..................................................................................................................... 3
1. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ là gì?
Những bất lợi tiềm năng là gì? ................................................................................................. 4
a. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ ............ 4
b. Những điểm bất lợi từ các địa điểm sản xuất bên ngoài nước Mỹ là: ............................. 4
2. Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là tự mình sản
xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)? ............................ 5
3. Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và lợi
nhuận của Dell? ........................................................................................................................ 6
4. Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy tính cá
nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không? ........................ 7
5. Những nhân tố nào khiến cho các công ty máy tính khác gặp khó khăn trong việc bắt
chước mô hình của Dell? .......................................................................................................... 7
6. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của Dell là gì? Lợi thế này vững chắc như thế nào? ........... 9
a. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của Dell ............................................................................. 9
b. Lợi thế cạnh tranh của Dell .............................................................................................. 9
7. Những rủi ro tiềm năng trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell? Làm thế nào
để giảm bớt các rủi ro đó? ...................................................................................................... 10
a. Những rủi ro tiềm năng trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell .............. 10
b. Các giải pháp để giảm bớt rủi ro chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell ............................ 12
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 1
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL
Michael Dell thành lập Dell vào năm 1984 khi ông còn là một sinh viên chưa tốt nghiệp tại
đại học Texas. Hai thập niên sau, Dell đã phát triển thành một trong những công ty máy tính
lớn nhất thế giới, với thị phần dẫn đầu trong ngành máy tính cá nhân và kinh doanh máy
chủ. Trong năm tài chính 2004, năm mà hầu hết các công ty máy tính thua lỗ do sự sụt giảm
toàn cầu về nhu cầu máy tính cá nhân, doanh thu của Dell vẫn tăng vọt từ 6 tỷ USD lên 41
tỷ USD, lợi nhuận đạt 3,5 tỷ USD và thị phần toàn cầu tăng 2%. Xấp xỉ 1/3 doanh số bán
hàng của Dell là ở bên ngoài nước Mỹ. Dell tin rằng phần lớn thành tích ấn tượng đạt được
trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt là nhờ có được một cấu trúc chi phí thấp nhất
trong ngành. Cấu trúc chi phí này là một phần kết quả của chiến lược quản trị chuỗi cung
ứng và sản xuất toàn cầu của Dell.
Dell có những địa điểm sản xuất ở Brazil, Ireland, Malaysia và Trung Quốc, bên cạnh ba địa
điểm sản xuất ở Mỹ (địa điểm thứ tư đang xây dựng). Địa điểm được lựa chọn do có chi phí
nhân công thấp, năng suất cao của lực lượng lao động địa phương, và sự gần gũi với các thị
trường khu vực quan trọng. Dell thích sản xuất ở gần những thị trường khu vực để cắt giảm
chi phí vận chuyển và tăng tốc độ phân phối tới khách hàng (Dell vẫn sản xuất máy tính ở
Mỹ bởi vì lực lượng lao động Mỹ có năng suất cao và Mỹ là thị trường lớn nhất của công
ty).
Bên cạnh việc sản xuất, hầu hết các hoạt động hỗ trợ khách hàng của Dell được thực hiện
bên ngoài nước Mỹ với một trung tâm chính ở Bangalore, Ấn Độ (khách hàng ở Mỹ khi gọi
tới trung tâm hỗ trợ khách hàng của Dell sẽ được kết nối tới một đại lý dịch vụ ở Ấn Độ).
Ấn Độ được chọn không chỉ bởi tỉ lệ lương thấp mà còn vì sự sẵn có của lực lượng lao động
biết nói tiếng Anh và được đào tạo. Tuy nhiên, di chuyển việc hỗ trợ khách hàng ra nước
ngoài không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Sự khác biệt về giọng nói và văn hóa
giữa người gọi ở Mỹ và nhân viên người Ấn Độ đã dẫn đến việc không thể tiếp thu tốt
những phàn nàn từ khách hàng. Theo sau việc khai trương trung tâm hỗ trợ ở Bangalore vào
năm 2001, năm 2004 Dell đã di chuyển vài hoạt động hỗ trợ của công ty cho những khách
hàng tổ chức lớn về Mỹ. Hoạt động hỗ trợ của Dell cho các khách hàng bán lẻ vẫn đặt ở
Bangalore và ban quản lý của Dell cam kết tiếp tục duy trì hoạt động của trung tâm hỗ trợ
tại Ấn Độ này.
Việc cung cấp của Dell cũng mang tính toàn cầu. Dell có khoảng 200 nhà cung cấp, hơn
một nửa là ở bên ngoài nước Mỹ. Ba mươi nhà cung cấp chiếm khoảng 75% tổng thu mua
của Dell. Hơn 50% nhà cung cấp chính là ở châu Á.
Từ lúc khởi đầu, mô hình kinh doanh của Dell đã dựa trên việc bán hàng trực tiếp cho khách
hàng, bỏ qua các nhà bán sỉ và bán lẻ. Ý tưởng ban đầu nằm ở chỗ bằng việc cắt giảm khâu
phân phối giữa, Dell có thể cung cấp máy tính cho khách hàng với giá rẻ hơn. Lúc đầu, việc
bán hàng trực tiếp đã đạt được thành công thông qua điện thoại và thư tín, nhưng từ giữa
thập niên 1990, đa số các giao dịch của Dell được thực hiện qua Internet, và tới năm 2004,
85% giao dịch được thực hiện qua kênh này. Bán hàng qua mạng đã cho phép Dell cung cấp
cho khách hàng khả năng tùy chỉnh đơn đặt hàng của họ, phối trộn và làm phù hợp các linh
kiện như bộ vi xử lí, bộ nhớ, màn hình, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD và DVD, bàn phím và chuột để
tạo thành một hệ thống phù hợp nhất với những đòi hỏi riêng biệt của họ.
Trong khi khả năng tùy chỉnh sản phẩm, khi kết hợp với giá thấp, đã tạo nên sự hấp dẫn của
Dell với khách hàng, sức mạnh thật sự của mô hình kinh doanh này nằm ở cái cách mà Dell
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 2
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu để tối thiểu hóa hàng tồn kho trong vòng ba ngày trong khi
lắp ráp PC cho các đơn đặt hàng của khách hàng cá nhân. Dell sử dụng Internet để báo
thông tin kịp thời về số lượng đặt hàng cho nhà cung cấp của công ty. Nhà cung cấp của
Dell, bất kể ở đâu, cập nhật thông tin từng phút về xu hướng nhu cầu linh kiện mà họ sản
xuất, cùng với số lượng trông đợi trong 4-12 tuần tới. Các nhà cung cấp của Dell sử dụng
thông tin này để điều chỉnh kế hoạch sản xuất của họ cho phù hợp, chỉ sản xuất đủ các linh
kiện theo nhu cầu của Dell và vận chuyển chúng bằng các hình thức phù hợp nhất, điển hình
là bằng xe tải hay chuyển phát nhanh bằng hàng không, để có thể có mặt kịp lúc sản xuất.
Sự hợp tác chặt chẽ này đã được đẩy xa tới mức Dell chia sẻ dữ liệu chủ chốt cho các nhà
cung cấp chính. Ví dụ, công ty Quanta của Đài Loan sản xuất máy tính xách tay cho Dell
với những con chip xử lí tín hiệu số của Texas Instruments. Để hợp tác tốt hơn, Dell chuyển
thông tin cho Texas Instruments bên cạnh việc chuyển cho Quanta. Điều này cho phép
Texas Intruments điều chỉnh kế hoạch của họ theo nhu cầu của Quanta dựa trên dữ liệu mà
Dell đã cung cấp.
Mục tiêu sau cùng của Dell là loại bỏ hoàn toàn hàng tồn kho ra khỏi chuỗi cung ứng giữa
các nhà cung cấp và Dell, thay thế hàng tồn kho một cách hiệu quả bằng thông tin. Mặc dù
Dell chưa đạt được mục tiêu này, công ty cũng đã cắt giảm lượng hàng tồn kho xuống mức
thấp nhất trong ngành. Năm 2004, Dell chỉ tích trữ hàng tồn kho có 3 ngày so với 30, 45
thậm chí 90 ngày của các đối thủ cạnh tranh. Đây là một lợi thế đáng kể trong ngành công
nghiệp máy tính, nơi mà chi phí linh kiện chiếm 75% doanh thu và mất 1% giá trị mỗi tuần
do tốc độ lỗi thời nhanh chóng. Ví dụ, khi những ổ đĩa cứng nhanh hơn, dung lượng lớn hơn
được giới thiệu cứ mỗi 3-6 tháng, giá trị của các ổ đĩa cứng đời cũ sẽ mất giá mạnh. Vì thế
nếu Dell tồn kho mất 1 tuần và đối thủ cạnh tranh tồn kho mất 4 tuần, điều này dẫn tới lợi
thế về chi phí linh kiện thấp hơn 3% cho Dell, đồng thời cũng có nghĩa lợi nhuận tăng 2%.
Loại bỏ hàng tồn kho khỏi hệ thống cũng giảm mạnh nhu cầu của Dell về vốn lưu động và
tăng lợi nhuận của công ty.
Việc đặt hàng qua mạng và hệ thống thu mua của Dell cũng cho phép công ty đồng bộ cung
và cầu tới một mức độ chỉ vài công ty khác có thể. Ví dụ, nếu Dell thấy rằng nó hết một linh
kiện nào đó, chẳng hạn màn hình 17” từ Sony, nó có thể điều khiển cầu bằng cách cung cấp
một mẫu màn hình 19” với giá thấp hơn cho đến khi Sony phân phối nhiều màn hình 17”
hơn. Bằng những bước đi như vậy để cân bằng cung cầu, Dell có thể đáp ứng mong đợi của
khách hàng. Cân bằng cung cầu cũng cho phép công ty tối thiểu hóa lượng hàng tồn kho quá
mức và lỗi thời. Tồn kho quá mức và lỗi thời của Dell nằm trong khoảng 0,05-0,1% tổng chi
phí nguyên vật liệu so với 2-3% của các đối thủ cạnh tranh đã mang về cho Dell một lợi thế
chi phí đáng kể.
Câu hỏi thảo luận:
1/ Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ là gì?
Những bất lợi tiềm năng là gì?
2/ Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là tự mình sản
xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)?
3/ Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và lợi
nhuận của Dell?
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 3
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
4/ Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy tính cá
nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không?
5/ Những nhân tố nào khiến cho các công ty máy tính khác gặp khó khăn trong việc bắt
chước mô hình của Dell?
6/ Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của Dell là gì? Lợi thế này vững chắc như thế nào?
7/ Những rủi ro tiềm năng trong chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu của Dell? Làm thế nào
để giảm bớt các rủi ro đó?
Trả Lời Câu Hỏi
1. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ là gì?
Những bất lợi tiềm năng là gì?
a. Những lợi thế mà Dell có được từ các địa điểm sản xuất ở bên ngoài nước Mỹ
- Dell có những địa điểm sản xuất bên ngoài nước Mỹ như Brazil, Ireland, Malaysia,
Trung Quốc…Với những địa điểm này Dell có được lợi thế là:
+ Chi phí nhân công thấp
+ Nâng suất cao của lao động địa phương
+ Gần gũi với các thị trường khu vực quan trọng
+ Dell sản xuất ở gần những thị trường khu vực để cắt giảm chi phí vận
chuyển và tăng tốc độ phân phối tới khách hàng…
- Ngoài ra đầu tư ra nước ngoài là mở rộng thị trường xuất, đó là một cách để thâm
nhập vào thị trường nước ngoài, giúp người tiêu dùng nước sở tại làm quen với sản phẩm
của Dell thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bên cạnh đó thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp cho Dell kéo dài chu kỳ
sống của sản phẩm, đổi mới công nghệ thông qua việc di chuyển công nghệ cũ, đã hao mòn
về vô hình sang các nước nhận đầu tư.
- Mặt khác đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp Dell tránh được hàng rào thương mại.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng thuế quan, hạn ngạch và các hình thức phi
thuế quan khác để kiểm soát việc xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thông thường chính
phủ của các nước kiểm soát thương mại quốc tế nhằm mục đích tăng thu ngân sách, bảo hộ
các ngành công nghiệp và thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế của mình.
b. Những điểm bất lợi từ các địa điểm sản xuất bên ngoài nước Mỹ là:
- Khi Dell đặt các địa điểm sản xuất bên ngoài thì một số rủi ro là nhân viên ở các
nước có thể tiết lô thông tin của công ty ra ngoài, thậm chi cho đối thủ cạnh tranh.
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 4
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
- Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau do đó ảnh hưởng rất lớn đến
công tác quản lý của nhà lãnh đạo cấp cao, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất.
- Lao động ở các nước trình độ lao động chưa cao ảnh hưởng đến công tác đào tạo và
chất lượng sản phẩm.
- Rào cản về pháp luật, chính sách, văn hóa xã hội ở nước sở tại. Tại một số nền kinh
tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương
đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.
- Sự khác biệt về ngôn ngũ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang
nước ngoài .
2. Tại sao Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập hơn là tự mình
sản xuất (Dell chỉ làm khâu nhỏ cuối cùng là lắp ráp linh kiện vào máy tính)?
* Dell mua hầu hết các linh kiện từ các nhà cung cấp độc lập bên ngoài hơn là tự mình sản
xuất vì theo chiến lược kinh doanh của Dell là phải tạo ra một cấu trúc chi phí thấp nhất
trong ngành và Dell đã quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu để tối thiểu hóa hàng tồn kho. Khi
Dell mua linh kiện từ các nhà cung cấp bên ngoài sẽ có được những lợi ích sau đây:
- Chuyên môn: nhà cung cấp bên ngoài là đơn vị chuyên nghiệp có hệ thống đào tạo
bài bản cho nhân viên, cũng như các phòng lab để thử nghiệm giải pháp trước khi
đưa ra cho khách hàng. Họ cũng có các hệ thống giám sát về chất lượng công việc
của nhân viên và đảm bảo quy trình dịch vụ. Các dịch vụ họ cung cấp do đó có tính
chuyên nghiệp cao.
- Hiệu suất: nhà cung cấp bên ngoài có thể điều phối nhân lực, do đó với những nhân
lực quý hiếm, họ sẽ sử dụng triệt để. Kết quả là họ có thể tính mức phí thấp hơn là
khách hàng tự làm.
- Dự phòng: là thế mạnh rõ ràng của nhà cung cấp bên ngoài. Với lực lượng đông
đảo, các nhà cung cấp không khó khăn gì để đảm bảo khách hàng được phục vụ liên
tục. Họ thường có cơ chế để luôn luôn có một số nhân viên có thể thay thế lẫn nhau
cho một khách hàng. Nhiều nhà cung cấp bên ngoài cẩn thận cất giữ một bản sao các
tham số hoặc cơ sở dữ liệu hệ thống của từng khách hàng, để nếu có rủi ro vật lý
(cháy, thiên tai) thì vẫn có thể khôi phục lại hệ thống. Các rủi ro về gián đoạn hoạt
động do thiếu dự phòng của Dell do đó sẽ chuyển hết sang nhà cung cấp bên ngoài.
- Tâm lý: đối với nhà cung cấp bên ngoài, nhân viên là lực lượng lao động chính, nên
họ có thể cất nhắc nhân viên lên các vị trí cao, thậm chí là lãnh đạo công ty. Do đó
các nhân viên cũng có động lực mạnh hơn để trau dồi chuyên môn và gắn bó với nhà
cung cấp.
- Tiết kiệm chi phí: Khi Dell mua linh kiện từ nhà cung cấp bên ngoài, thì chi phí cho
dịch vụ sản xuất thường thấp hơn so với chi phí xây dựng một cơ cấu làm việc trong
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 5
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải trả thêm khoản thuế thu nhập cá nhân cho nhân
viên, đó là chưa kể các khoản tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Đảm bảo công việc luôn được vận hành: Nhân viên làm việc toàn thời gian có
quyền lợi nghỉ phép, nghỉ ốm, trong khi bạn cần đảm bảo khối lượng công việc được
liên thông. Bên nhận dịch vụ sẽ đảm bảo công việc luôn luôn được vận hành.
- Tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng. Hình thức Dell gia công bên ngoài giúp
Dell tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời đảm bảo chất lượng.
3. Thay thế hàng tồn kho với thông tin đã mang lại kết quả gì cho cấu trúc chi phí và
lợi nhuận của Dell?
- Mô hình kinh doanh trực tiếp kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp những sản phẩm
có giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đó là những sản phẩm được tùy biến với mức giá thấp,
thêm vào đó là hình thức giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Với phương
thức hoạt động theo mô hình kinh doanh trực tiếp, tất cả các sản phẩm của Dell cung cấp
cho khách hàng đều được sản xuất theo đơn đặt hàng. Mức giá Dell đưa ra thấp hơn 10-15%
giá của các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng của Dell được đánh
giá là rất hoàn hảo.
- Nhờ việc bán hàng trực tiếp nên Dell không phải trả tiền cho các nhà phân phối
trung gian. Do đó giá của Dell thấp hơn mức bình quân tới 12% so với những đối thủ cạnh
tranh hàng đầu. Việc ép thời gian của mỗi bước trong quá trình ngắn lại ngay từ khi có đơn
đặt hàng đến việc thu tiền bằng thẻ tín dụng và thanh toán điện tử, dẫn đến thời gian từ lúc
bán hàng tới khi thu tiền không đến 24 giờ. Đối lập với điều này, những đối thủ cạnh tranh
bán hàng thông qua các nhà phân phối mất khoảng 35 ngày hay lâu hơn.
- Với cách làm của mình, Dell không đặt trước các cấu phần cho tới khi đơn hàng
được đặt, điều này là một lợi thế đối với việc chống rớt giá. Theo tính toán, những cấu phần
mà Dell đưa ra trong vòng 60 ngày sẽ mới hơn cấu phần trong các máy tính cạnh tranh. Do
đó nếu giao hàng trễ hơn 60 ngày thì giá bán sẽ bị giảm. Điều này mang lại cho Dell 6% lợi
nhuận thêm từ giá những phần riêng lẻ. Nó cũng mang lại cho Dell cái mà một nhà phân
tích gọi là "chu kỳ hoán chuyển không tiền mặt". Theo lời nhà phân tích này, "vì Dell chỉ
lưu kho các thành phần 5 ngày, trong khi các đối thủ lưu chúng tới 30 ngày. Mô hình Dell sẽ
tạo ra tiền mặt ngay cả khi công ty thông báo không có bất kì lợi nhuận nào".
Kết quả Dell đạt được:
Chi phí tồn kho thấp giúp Dell có thể giảm được giá thành sản phẩm Doanh thu
tăng, khách hàng biết đến Dell nhiều hơn qua giá thành sản phẩm cạnh tranh
Chi phí tồn kho giảm Giảm chi phí Tăng lợi nhuận của Dell
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DELL Page 6
Tiểu luận: QTKD Quốc Tế GVHD: TS Nguyễn Hùng Phong
4. Bạn có nghĩ rằng mô hình của Dell có thể bị bắt chước bởi các nhà sản xuất máy
tính cá nhân khác và các nhà sản xuất trong những ngành công nghiệp khác không?
- Có thể nói, Dell đã thực sự xuất sắc trong việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng
phải nói là vô cùng hoàn hảo – đó chính là mô hình CTO (Configuration to Order- khách
hàng được yêu cầu cấu hình máy) hay MTO (Make to Order- sản xuất theo đơn đặt hàng).
Tại thời điểm mà các nhà sản xuất khác đang ép khách hàng chấp nhận những mô hình kinh
doanh chưa được định hình rõ ràng của mình. Điều này gần giống với sự cá biệt hóa - một
sự khác biệt rất đáng kể mà không phải ai cũng làm được như Dell.
- Chuỗi cung ứng Dell – sản xuất PC (Personal Computer – máy tính cá nhân) là
chuỗi thành công nhất trong việc liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch mạng lưới và quản lý tốt
các dòng thông tin, dòng hàng và dòng tiền với sự điều hành thông minh nhằm thực hiện
chiến lược cạnh tranh của hãng. Ý tưởng kinh doanh độc đáo của Michael Dell là cung ứng
máy tính theo yêu cầu của chính người tiêu dùng, có nghĩa là lắp đặt máy tính theo đơn đặt
hàng cụ thể của khách hàng chứ không bắt khách hàng mua máy tính được lắp đặt hàng loạt.
- Áp dụng thương mại điện tử để quản lý hệ thống chuỗi cung cấp nhanh chóng, hiệu
quả hạn chế tối thiểu tồn kho (zero-inventory, virtual inventory). Để nâng cao khả năng sản
xuất theo đơn hàng (build-to-order), nâng cao độ chính xác của dự đoán nhu cầu và hiệu quả
trong dự trữ để sản xuất, giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (order-to-
delivery), nâng cao dịch vụ khách hàng Dell hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống
quản trị chuỗi cung cấp (SCM- supply chain management). Hiện nay hệ thống này được sử
dụng tại tất cả các nhà máy của Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể thích nghi với
môi trường kinh doanh và công nghệ biến đổi nhanh đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt
động cao nhất. Đó cũng chính là bí quyết thành công quan trọng nhất của thương hiệu này.
- Trong thời gian ngắn, hãng Dell đã trở thành nhà sản xuất PC lớn nhất trên thế giới,
thâu tóm được thị trường, vượt lên trên bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào sản xuất PC. Dell đã
thể hiện một phần đáng kể thành công của mình trong việc quản lý tốt các dòng trong chuỗi.
Sự thành công từ mô hình của Dell khiến cho các nhà sản xuất máy tính cá nh