Tiểu luận Lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn cơ bản của kinh tế vĩ mô, lạm phát và tăng trưởng kinh tế có một quan hệ chế ức lẫn nhau và lạm phát chỉ có thể ở một mức nhất định mới phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, trong rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thì lạm phát giữ một vai trò rất to lớn. Vì vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm giảm tốc độ tăng trưởng và khiến lạm phát cao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu nghiên cứu sự tác động qua lại giữa lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng cho từng quốc gia.Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp và mọi giai đoạn phát triển kinh tế, các lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều đúng tuyệt đối. Lạm phát trong trường hợp cụ thể sẽ có ảnh hưởng ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát trong điều kiện cụ thể của quá trình phát triển kinh tế được đặt ra cấp thiết, từ đó có những biện pháp kịp thời kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong những chặng đường phát triển tiếp theo. Từ những lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề trong khuôn khổ của tiểu luận môn học, nhóm tôi muốn đi sâu, tìm hiểu một khía cạnh trong vấn đề lạm phát với đề tài:” Tìm hiểu lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng k inh tế”, nhằm tìm hiểu các lý thuyết về mối quan hệ của lạm phát đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó nhận định được sự tầm ảnh hưởng cũng như phân tích được những khuyết điểm của các lý thuyết trên. Từ đó rút ra được mối quan hệ: lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 1 SVTH : nhóm 1 Tiểu luận Lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 2 SVTH : nhóm 1 Mở đầu Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn cơ bản của kinh tế vĩ mô, lạm phát và tăng trưởng kinh tế có một quan hệ chế ức lẫn nhau và lạm phát chỉ có thể ở một mức nhất định mới phù hợp cho tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, trong rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thì lạm phát giữ một vai trò rất to lớn. Vì vậy mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm giảm tốc độ tăng trưởng và khiến lạm phát cao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Điều này đặt ra yêu cầu nghiên cứu sự tác động qua lại giữa lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng cho từng quốc gia.Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp và mọi giai đoạn phát triển kinh tế, các lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều đúng tuyệt đối. Lạm phát trong trường hợp cụ thể sẽ có ảnh hưởng ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát trong điều kiện cụ thể của quá trình phát triển kinh tế được đặt ra cấp thiết, từ đó có những biện pháp kịp thời kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong những chặng đường phát triển tiếp theo. Từ những lý do trên, nhận thấy tầm quan trọng và cấp bách của vấn đề trong khuôn khổ của tiểu luận môn học, nhóm tôi muốn đi sâu, tìm hiểu một khía cạnh trong vấn đề lạm phát với đề tài:” Tìm hiểu lý thuyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng k inh tế”, nhằm tìm hiểu các lý thuyết về mối quan hệ của lạm phát đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó nhận định được sự tầm ảnh hưởng cũng như phân tích được những khuyết điểm của các lý thuyết trên. Từ đó rút ra được mối quan hệ: lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 3 SVTH : nhóm 1 1. Mục tiêu đề tài Bài tiểu luận này giúp chúng ta hiểu thêm về các quan niệm lạm phát và tăng trưởng kinh tế là gì. Từ đó đặt ra câu hỏi : “ lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ?” Tập trung vào xem lại nền tảng của lý thuyết truyền thống về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cũng như nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng từ sau giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ (1073- 1974). Đánh giá được tính đúng đắn cũng như những vấn đề còn tồn tại chưa giải quyết được trong từng lý thuyết, nghiên cứu của các trường phái kinh tế, cũng như các nhà kinh tế tiêu biểu. Tìm hiểu tình hình tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2011, từ đó phân tích được mối quan hệ của lạm phát và tăng trưởng là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính. Nhận định xem các lý thuyết, nghiên cứu của các nhà kinh tế học, lý thuyết nào phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Việt Nam. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 4 SVTH : nhóm 1 2. Tìm hiểu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 2.1 Lạm phát [4; 5] Có nhiều phát biểu khác nhau về khái niệm lạm phát. Một số nhà kinh tế học cho rằng “lạm phát là hiện tượng tiền được cung ứng nhiều hơn mức cần thiết hoặc là do khối lượng tiền thực tế trong lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết” hoặc cho rằng “lạm phát là quá nhiều tiền được bỏ ra để săn lùng quá ít hàng hoá”, “lạm phát là hiện tượng bội chi lâu dài của ngân sách nhà nước”, “lạm phát là một khối u ác tính, thể hiện sự nở phồng lên của tiền tệ”. Theo Milton Friedman (1970) “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Như vậy, có thể coi lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là: - Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đòng tiền bị mất giá. - Mức giá chung tăng lên. Chính vì vậy, khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số giá cả được sử dụng nhiều nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này phản ánh mức thay đổi giá cả cảu một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ thể.  Phân loại lạm phát: - Lạm phát vừa phải – Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới 10%/năm. Loại lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. - Lạm phát phi mã – Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số, từ 10% 100% 900% ... một năm. Loại lạm phát này tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong nước. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 5 SVTH : nhóm 1 - Siêu lạm phát – Là loại lạm phát 4 con số, từ 1000 % trở lên. Đây thực sự là một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn, bất ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. 2.2Tăng trưởng kinh tế [4;5] Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượngkinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi"trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thườngtính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩmquốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội. - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). So sánh tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ta thấy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài = thu nhập chuyển về nước của công dân nước đó làm việc ở nước ngoài trừ đi thu nhập chuyển ra khỏi nước của người nước ngoài làm việc tại nước đó. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 6 SVTH : nhóm 1 Tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước. GNP và GDP là hai thước đo tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước biểu hiện bằng giá cả. Vì vậy, để tính đến yếu tố lạm phát người ta phân định GNP, GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế. GNP, GDP danh nghĩa là GNP và GDP tính theo giá hiện hành của năm tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP và GDP được tính theo giá cố định của một năm được chọn làm gốc. Với tư cách này, GNP, GDP thực tế loại trừ được ảnh hưởng của sự biến động của giá cả (lạm phát). Do đó, có mức tăng trưởng danh nghĩa và mức tăng trưởng thực tế. Từ các quan niệm về lạm phát và tăng trưởng kinh tế đặt ra câu hỏi: “ lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế?” Để trả lời được câu hỏi này, đầu tiên chúng ta nghiên cứu các lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. 3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 3.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes [3] Hình 1. Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế Khi mô tả nền kinh tế, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 7 SVTH : nhóm 1 thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo <Y*) Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng. Về hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Theo ông, Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tư. Đồng thời, để tăng hiệu quả tư bản, ông chủ trương “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí sản xuất chưa thay đổi). Cóthể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. J.M.Keynes (1936) cho rằng: trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng; nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định; trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều; sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm (đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp); mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 8 SVTH : nhóm 1 3.2 Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân của M. Friedman [1] + Nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia là mức cung tiền tệ. Theo M.Friedman, các biến số vĩ mô như: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách). Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương phát hành không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, còn nếu phát hành thừa tiền thị lại bị lạm phát. Mức cầu tiền tệ có tính ổn định cao, nó được quyết định bởi thu nhập. Mức cầu danh nghĩa về tiền đuợc xác định bởi công thức: Md = f(Yn,i) Trong đó: - Md: mức cầu danh nghĩa về tiền tệ - Yn: thu nhập danh nghĩa - i: Lãi suất danh nghĩa. Qua công thức trên, những người trọng tiền hiện đại cho rằng sự thay đổi cầu về tiển tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi về tiền là nhân tố ngọai sinh của nền kinh tế. Từ đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn giản sau: Md=f(Yn) Qua những phân tích trên, ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển. Trong thời kỳ khủng hoàng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, còn trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền để kìm hãm bớt mức phồn vinh. Theo ông, để giữ sự ổn định trong nền kinh tế cần tăng khối lượng tiền hàng năm ổn định mức từ 3-4%. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 9 SVTH : nhóm 1 +Giá cả hàng hóa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ. Từ công thức M.V = P.Q, ta có: Nếu V,Q không đổi thì P phụ thuộc vào M. Khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao. Do đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâm đến việc ổn định tiền tệ và chống lạm phát. Theo họ, vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế là lạm phát chứ phái phải là vấn đề thất nghiệp như phái Keynes. Với lập luận rằng, trong thời gian ngắn hạn tốc độ V, tổng sản phẩm Y sẽ thay đổi không đáng kể và coi như bất biến, nếu lượng tiền M tăng lên thì giá cả P cũng phải tăng theo. Theo cách lý giải này, bất cứ việc tăng cung tiền nào cũng làm cho giá cả tăng lên, và như vậy để giảm tỷ lệ lạm phát thì biện pháp duy nhất là ngưng việc tăng cung tiền vào trong lưu thông. M.Friedman (1970) cho rằng: lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra; nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát. Qua những lý thuyết về lạm phát trên, mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng các nhà kinh tế học đều cho rằng, giữa lạm phát và tăng tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ dương.Tuy nhiên trên thực tế lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Vì vậy từ năm 1960 đã có nhiều nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm lại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nhưng những nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào. Cho đến giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 10 SVTH : nhóm 1 3.3 Nghiên cứu “Ngưỡng tác động trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng” của Mohsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji [7-11] Khan & Senhadji (2001) đã phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng riêng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Điều đã làm điều tra này đặc biệt thú vị từ một quan điểm phương pháp luận của xem là việc sử dụng các công cụ mới của kinh tế. Các tác giả kiểm tra lại vấn đề về sự tồn tại của hiệu ứng "ngưỡng" trong quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, bằng cách sử dụng các kỹ thuật kinh tế được phát triển bởi Chan và Tsay (1998), và Hansen (1999, 2000). Nghiên cứu đặc biệt tập trung vào các câu hỏi sau đây:  Có một mức ngưỡng có ý nghĩa thống kê của lạm phát có ảnh hưởng đến tăng trưởng khác biệt so với một tỷ lệ thấp hơn?  Là “hiệu ứng ngưỡng” tương tự giữa các nước phát triển và các nước công nghiệp?  Những ngưỡng giá trị có khác nhau?  Phát hiện Bruno-Easterly về mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trưởng chỉ tồn tại cho quan sát lạm phát cao và tần số dữ liệu cao có tác dụng mạnh mẽ như thế nào? Nghiên cứu của Khan & Senhadji (2001) được thực hiên trên 140 quốc gia (bao gồm cả các nước công nghiệp và các nước đang phát triển) ở giai đoạn 1960- 1998. Các kết quả thực nghiệm được trình bày trong bài nghiên cứu, đã đề nghị xa hơn nữa là sự tồn tại của một ngưỡng lạm phát tác động ảnh hưởng tiêu cực tăng trưởng. Mức lạm phát dưới mức ngưỡng của lạm phát không có ảnh hưởng đến tăng trưởng, trong khi tỷ lệ lạm phát ở trên ngưỡng có một tác động tiêu cực đáng kể vào tăng trưởng. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 11 SVTH : nhóm 1 Kết quả của các tác giả thấy rằng “ngưỡng” tại các nước công nghiệp thấp hơn các nước đang phát triển (dự toán là 1-3% và 11-12% tương ứng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, tùy thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng). Bằng nghiên cứu này họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tắc động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Như vậy, quan điểm của Khan & Senhadji (2001) cho rằng: giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến tính. Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó. Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập. Vượt qua ngưỡng đó, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng truởng kinh tế là âm. 4. Đánh giá các lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 4.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của J.M.Keynes Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm phát lưu thông tiền tệ là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logíc là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn chưa nên được đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. Lý thuyết của Keynes về vai trò chi phối của nhà nước bằng ngân sách chi cho rằng có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tức là muốn tạo nhiều việc làm hay là nhằm đạt tốc độ phát triển kinh tế cao thì cái giá phải trả là lạm phát cao. Ngược lại, muốn giữ lạm phát thấp, thất nghiệp sẽ cao. Tại sao giá tăng cao lại có thể đưa đến phát triển, ít nhất là trong ngắn hạn? Đó là vì giá tăng Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 12 SVTH : nhóm 1 cao, tiền lương không tăng hoặc không tăng kịp do đó đưa đến lợi nhuận cao và có tác dụng khuyến khích tăng sản xuất. Nhưng trên thực tế khi lạm phát cao và kéo dài, người dân sẽ kỳ vọng là lạm phát tiếp tục cao, đòi hỏi lương cao, do đó về dài lâu không có sự đánh đổi này, mà sẽ tạo ra hiện tượng đình lạm (vừa lạm phát cao vừa suy thoái). Điều này làm cho kinh tế ngày càng lún sâu vào suy thoái, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. 4.2 Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân của M. Friedman Với cách lập luận này về lạm phát là quá đơn giản vì đặt nền kinh tế vào trong một trạng thái tĩnh tại, đó là khi tăng cung tiền thì sẽ dẫn đến một khối lượng tiền nhiều hơn dùng để mua một khối lượng hàng hoá như cũ, do đó sẽ làm cho giá cả tăng lên. Điều này sẽ không lý giải được tại sao giá cả không thay đổi trong trường hợp vẫn tăng cung tiền. Quan điểm về lạm phát tiền tệ gặp phải một trở ngại là việc xác định khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông là không khả thi, vì thực tế tổng lượng hàng hoá, dịch vụ luân chuyển trong nền kinh tế luôn biến động. Ngoài ra, vòng quay tiền cũng không ổn định và mục đích sử dụng tiền cũng luôn thay đổi. Do vậy, chúng ta chỉ có thể nhận diện ra lạm phát qua dấu hiệu hàng hoá, dịch vụ tăng giá. Vì những nguyên nhân này mà đa số các nhà kinh tế học đã đồng nhất tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ tăng giá. Tuy sự nhìn nhận về lạm phát còn đơn giản, nhưng quan điểm trên cũng đã tạo ra một tiền đề cho việc nhận thức về lạm phát sau này của các nhà kinh tế. 4.3 Nghiên cứu “Ngưỡng tác động trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng” của Mohsin S. Khan và Abdelhak S. Senhadji Các ngưỡng cùng với các phân tích của Khan & Senhadji có thể cung cấp một mức chuẩn cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế đối với những nước có nền kinh tế phát triển hoặc đang phát triển, giúp các quốc gia điều chỉnh Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế GVHD: Trương Minh Tuấn Trang 13 SVTH : nhóm 1 các chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm giúp tăng trưởng kinh tế đạt được như mong đợi. Tuy vậy, một thực tế rằng, các kết quả nghiên cứu về ngưỡng lạm phát tốt cho tăng trưởng đều không đưa ra với mức tăng trưởng kinh tế là bao nhiêu. Đây là câu hỏi quan trọng,
Luận văn liên quan