Tiểu luận Môn học nông thôn - Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam hiện nay

Ngày nay, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng về nội hàm, ngoài yếu tố cơ bản là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định còn phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Quan điểm phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của cả cộng đồng thế giới. Điều đó đồng nghĩa rằng bất kỳ một quốc gia nào khi không giải quyết được tốt các vấn đề xã hội phát sinh trong nước, không có chiến lược và hành động thiết thực bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến sự suy thoái về kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề mà chỉ riêng một quốc gia không thể tự giải quyết, vì vậy đòi hỏi cần có sự hợp tác quốc tế với nhiều vòng đàm phán và việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia. Như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm suy giảm một cách nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân của nhiều nước; hay vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay trở thành nỗi lo không chỉ của một quốc gia; các tệ nạn xã hội trong đó tình trạng nghèo đói của nhiều quốc gia và nhiều khu vực cũng là vấn đề được cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm. Nghèo đói ở khu vực Mỹ La Tinh, Châu Phi hay Châu Á hiện nay đã tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế thế giới, là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề xã hội như mù chữ, bệnh tật bạo hành, xung đột Chính từ những yêu cầu bức thiết của thực tế mà việc tìm giải pháp cho vấn đề đói nghèo là nội dung cấn các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từng cá nhân góp sức giải quyết. Trong nhiều chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc đã thảo luận vấn đề này và kêu gọi thế giới chống đói nghèo với tinh thần nhân văn bằng các giải pháp kinh tế, hành chính trong cơ chế thị trường đã và đang hội nhập. Trong quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã nêu rõ: “Thoả mãn nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho thế hệ hiện tại và tương lai thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo khả năng sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh”. Như vậy, trong quan điểm phát triển của Việt Nam cũng chỉ rõ cần phải gắn liền ba yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm ( những năm 90), đây là nền tảng vững chắc cho Việt Nam thực hiện tốt các chính sách xã hội, và một trong những chính sách thành công đó là chính sách xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta ngày từ buổi đầu sau CMT8 thành công. Nó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc nâng cao mức sống của nguời dân. Quyết sách đó không những đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại, phù hợp với các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp Quốc đề ra. Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được là rất to lớn như giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cùng với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì công tác xoá đói giảm nghèo vẫn cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, nhằm giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo. Bên cạnh việc huy động nguồn lực cần thiết cho công tác thì việc tìm hiều nguyên nhân và thực trạng của đói nghèo cũng là nội dung không thể xem nhẹ. Mọi sự vật đều có quá trình phát triển và biến đổi theo quy luật khách quan, việc tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng sẽ giúp chúng ta có những định hướng cũng như tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất. Từ những phân tích trên em xin chọn đề tài này làm bài tiểu luận cho môn học, em mong cô đóng góp ý kiến cho lần viết sau được hoàn thiện hơn.

doc50 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môn học nông thôn - Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được mở rộng về nội hàm, ngoài yếu tố cơ bản là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định còn phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống. Quan điểm phát triển bền vững trở thành mục tiêu chung của cả cộng đồng thế giới. Điều đó đồng nghĩa rằng bất kỳ một quốc gia nào khi không giải quyết được tốt các vấn đề xã hội phát sinh trong nước, không có chiến lược và hành động thiết thực bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến sự suy thoái về kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại hiện nay đã đặt ra nhiều vấn đề mà chỉ riêng một quốc gia không thể tự giải quyết, vì vậy đòi hỏi cần có sự hợp tác quốc tế với nhiều vòng đàm phán và việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa các quốc gia. Như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm suy giảm một cách nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân của nhiều nước; hay vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay trở thành nỗi lo không chỉ của một quốc gia; các tệ nạn xã hội …trong đó tình trạng nghèo đói của nhiều quốc gia và nhiều khu vực cũng là vấn đề được cộng đồng thế giới đặc biệt quan tâm. Nghèo đói ở khu vực Mỹ La Tinh, Châu Phi hay Châu Á hiện nay đã tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế thế giới, là nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề xã hội như mù chữ, bệnh tật bạo hành, xung đột…Chính từ những yêu cầu bức thiết của thực tế mà việc tìm giải pháp cho vấn đề đói nghèo là nội dung cấn các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từng cá nhân góp sức giải quyết. Trong nhiều chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc đã thảo luận vấn đề này và kêu gọi thế giới chống đói nghèo với tinh thần nhân văn bằng các giải pháp kinh tế, hành chính trong cơ chế thị trường đã và đang hội nhập. Trong quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã nêu rõ: “Thoả mãn nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho thế hệ hiện tại và tương lai thông qua việc quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo khả năng sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh”. Như vậy, trong quan điểm phát triển của Việt Nam cũng chỉ rõ cần phải gắn liền ba yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm ( những năm 90), đây là nền tảng vững chắc cho Việt Nam thực hiện tốt các chính sách xã hội, và một trong những chính sách thành công đó là chính sách xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta ngày từ buổi đầu sau CMT8 thành công. Nó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc nâng cao mức sống của nguời dân. Quyết sách đó không những đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại, phù hợp với các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp Quốc đề ra. Những kết quả mà Việt Nam đã đạt được là rất to lớn như giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cùng với tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì công tác xoá đói giảm nghèo vẫn cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, nhằm giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo. Bên cạnh việc huy động nguồn lực cần thiết cho công tác thì việc tìm hiều nguyên nhân và thực trạng của đói nghèo cũng là nội dung không thể xem nhẹ. Mọi sự vật đều có quá trình phát triển và biến đổi theo quy luật khách quan, việc tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng sẽ giúp chúng ta có những định hướng cũng như tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất. Từ những phân tích trên em xin chọn đề tài này làm bài tiểu luận cho môn học, em mong cô đóng góp ý kiến cho lần viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1. Những thành tựu trong công tác xoá đói giảm nghèo 1.1 Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong suốt thập kỷ 90 và những năm gần đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức giảm tỷ lệ đói nghèo, trong đó phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới đã có nhiêù chuyển biến rõ nét, đưa đến một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội với nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2000 đạt 7,5%/ năm, xuất khẩu tăng nhanh, từng bước kiểm soát được lạm phát và ổn định giá cả. Những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế là nền tảng, điều kiện vô cùng quan trọng cho việc Việt Nam phấn đấu thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Cùng với các chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, Chính Phủ cũng đưa ra nhiều chủ trương ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng saau, vùng xa, nhằm giải phóng sức sản xuất của dân cư nông thôn và khuyến khích dân cư tự mình phấn đấu cải thiện hoàn cảnh sống của mình. Những thành tựu XDGN của Việt Nam đâã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, trong báo cáo phát triển Việt Nam 2004 đã ghi nhận:“ những thành tựu của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thụân xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ mà Việt Nam đã tham gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn quốc tế đã giảm liên tục từ hơn 60% năm 1990, xuống còn 58% năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004. Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh – Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% năm 92, xuống còn 17% năm 2002 ( tương đương 2,8 triệu hộ). Từ năm 1992 – 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 11 năm 2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn, 18 tỉnh tỷ lệ người nghèo chiếm 3-5%, 24 tỉnh có tỷ lệ người nghèo chiếm 5-10%... Đây được xem là những thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận của Việt Nam trong công tác XDGN, trong đó phải nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định trong suốt thập kỷ 90 và những năm 2005, 2006,2007 vừa qua. 1.2 Nguồn lực cho công tác xoá đói giám nghèo được tăng cường Mặc dù kinh tế đã có sự phát triển nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn còn ở điểm xuất phát thấp nguồn thu cho ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Song nhà nước đã tăng cường đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo thông qua chương trình quốc gia liên quan đến XDGN như chương trình 134, 135, 133, các chương trình về giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ…và các dự án quốc tế trong 5 năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng; riêng đầu tư cho chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo là khoảng 21.000 tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo đã được thành lập nhằm cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Nguồn vốn huy động của cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân trong nước cũng tăng đáng kể. Tổng nguốn vốn cho người nghèo vay đạt 5.500 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà nước có sự hỗ trợ đáng kể cho đời sống đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với số tiền trên 70.000 tỷ đồng và cho gần 90.000 hộ vay vốn sản xuất không phải trả lãi. Đặc biệt, công tác xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm qua đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ về mọi mặt. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc( UNDP) đã và đang giúp Việt Nam thực hiện các chiến lược, chương trình xoá đói giảm nghèo, trên tinh thần coi trọng sự tham gia của nhân dân, UNDP đã hỗ trợ 7 dự án xoá đói giảm nghèo ở các Tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều thành công. 1.3 Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giảm Một trong những chương trình hỗ trợ rất lớn của nhà nước nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, vùng đặc biệt khó khăn là chương trình 135. Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 1998 với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Một trong 5 mục tiêu quan trọng của chương trình được xác định là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện qua hai dự án: xây dựng công trình hạ tầng xã đặc biệt khó khăn và xây dựng trung tâm cụm xã. Tính đến năm 2005, chương trình 135 đã đầu tư cho 2412 xã đặc biệt khó khăn, thuộc 52 tỉnh ở 320 huyện với dân số khoảng 9.8 triệu nhân khẩu, trong đó có khoảng 1 triệu hộ với trên 5.55 triệu người dân tộc thiểu số của cả nước. Theo đánh giá chung, chương trình 135 trong 7 năm qua chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn 8716.6 tỷ đồng ngân sách TƯ, chiếm 96% vốn đầu tư của chương trình. Chương trình đã xây dựng được 20.026 công trình hạ tầng, hoàn thành 300 trung tâm cụm xã đưa vào sử dụng, hoàn thành trên 50.00 km đường các loại, 96% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt đã có 2.848 công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp và tăng năng lực tưới tiêu cho hơn 40.000 ha đất canh tác; đã có 85% số xã có điện và khoảng 60% dân số trên địa bàn đựơc dùng điện lưới quốc gia; 2.072 công trình nước sạch, 4.159 công trình lớp học và trường học được đưa vào sử dụng. Có nhiều xã đã được đầu tư khá hoàn chỉnh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở. Thống kê của Uỷ ban dân tộc miền núi cho thấy, có 56 % số xã đã có đầu tư 7 loại công trình, có nghĩa đã đủ điều kiện thoát nghèo về cơ sở hạ tầng để chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển. Qua thực hiện chương trình 135, cơ sở hạ tầng kinh tế của các vùng nông thôn, miến núi, được cải thiện, các công trình hạ tầng được đưa vào sử dụng đã thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, bước đầu tạo sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, công tác XDGN đạt được kết quả khả quan, không còn hiện tượng đói kinh niên, số hộ nghèo đã giảm rõ rệt, số hộ giàu khá giả ngày một tăng.( Nguồn Tạp chí Lao động – Xã hội, số 272\2005). 1.4 Năng lực của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã được tăng lên Đến cuối năm 2000 đã có 1.799 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có các bộ phận và cán bộ chuyên môn làm công tác XDGN tại chỗ. Đây là những cán bộ nòng cốt được trang bị các kiến thức cơ bản để hướng dẫn người dân thực hiện chương trình trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu XDGN. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo là cần phải có trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật của nhà nước. Tư tưởng chính trị vững chắc và đạo đức công vụ trong sạch. 1.5 Chính phủ đã ban hành nhiều cơ ché, chính sách giải quyết việc làm tạo cơ hội cho người lao động có thể chủ động hoặc tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ trợ của cộng đồng. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm được triển khai thực hiện đã mang lại nhiều kết quả. Các trung tâm xúc tiến việc làm; trung tâm dạy nghề hướng nghiệp của các ngành, các cấp, các đoàn thể quàn chúng đã hoạt động tích cực. Các hộ gia đình, các cá nhân đã nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống dựa vào các chương trình hỗ trợ của nhà nứơc. Khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi thu hút nhiều lao động. Việc đấy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn sẽ giải quýêt phần lơn lao động dôi dư, nông nhàn ở nông thôn. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.2 - 1.3 triệu lao động, trong đó khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã thu hút khoảng 90%. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, chính phủ cần có chính sách thiết thực hơn để hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội nhằm ổn định đời sống kinh tế - xã hội -một nhân tố vô cùng quan trong đưa đến sự tăng trưởng bền vững. 1.6 Đời sống của nhiều vùng được cải thiện rõ nét Tỷ lệ nghèo đói đã giảm ở thành thị và nông thôn, ở cả người kinh và người dân tộc ít người. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 2.6 triệu đồng năm 1995 lên 4.3 triệu đồng vào năm 2000. Thành tựu này là hệ quả tất yếu của việc thực hiện thành công các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo cũng như thực hiện thắng lợi các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. 2. Nguyên nhân của những thành tựu trên 2.1 Nhờ kinh tế phát triển và tăng trưởng liên tục, ổn định nhất là nông nghiệp và nông thôn được nhà nước ưu tiên đầu tư( thuỷ lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…) có các chính sách cải cách trong nông nghiệp, đặc biệt là giao quyền sử dụng đất cho người dân đã tạo những động lực và nguồn lực mới từ đó cho phép thực hiện xoá đói giảm nghèo trên diện rộng, nên đời sống của người nông dân ở nông thôn đã được cải thiện rõ nét. Tăng trưởng kinh tế và ổn định là tiền đề giúp công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành nhanh và toàn diện, để kết quả xoá đói giảm nghèo bền vững cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo thể thụ hưởng được các thành tựu của sự phát triển. Việc tăng cường tài sản cho người nghèo, đặc biệt là đất đai, là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng và giảm nghèo. 2.2 Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, được nhân dân hưởng ứng. Nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo cho các cấp, các ngành và mọi người dân đặc biệt là người nghèo và xã nghèo được thường xuyên quan tâm và nâng cao. Xoá đói giảm nghèo vươn lên khá giả và làm giàu không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội, đây là vấn đề mấu chốt để thực hiện thành công chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. 2.3 Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống như: tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ đồng bào dân tộc ít người đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ pháp lý….tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để pháp triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt ở những xã nghèo miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người. 2.4 Công tác xã hội hoá hoạt động xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hoá về nguồn lực, nhân lực và vật lực ngày càng được mở rộng. Chính sự hợp tác này đã tạo ra phong trào xoá đói giảm nghèo sôi động nhiều năm trong cả nước góp phần vào thành công của chương trình. Cùng với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội của người dân trong việc trợ giúp ngừơi nghèo, còn có sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong việc tiếp cận và giải quyết vấn đề đói nghèo ở Việt Nam. 2.5 Cơ chế phân bổ ngân sách công bằng, minh bạch và có tính khuyến khích cao đã tạo điều kiện cho các địa phương trong việc huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép với các nguồn lực khác, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. Trong quá trình thực hiện xoá đói giảm nghèo, sự tham gia giám sát của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể cơ sở, người dân, đặc biệt là người nghèo, phụ nữ và người dân tộc thiểu số cũng là một trong nhưng nguyên nhân tạo nên thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia của Việt Nam. II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Mặc dù, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo và trên thực tế cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đáng khích lệ đó công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta còn tồn tại một số hạn chế mà trong quá trình thực hiện tiếp theo chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết. Đó là những hạn chế trên cả phương diện nhận thức và cả trong công tác tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương làm ảnh hưởng đến kết quả của chương trình. 1. Quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực đã đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Thực tế, sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều yếu kém như về chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa, trình độ quản lý thấp, chất lượng của nguồn lao động không đảm bảo, môi trường đầu tư không thuận lợi, thủ tục hành chính còn rườm rà …đã trở thành những thách thức và rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn những thành tựu đạt được chưa thực sự bền vững, sự bảo hộ đối với sản xuất nông nghiệp còn lớn đã làm giảm tính cạnh tranh của thị trường nông sản Vịêt Nam. Nhìn chung người nông dân khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều rủi ro do không có kiến thức về mặt hàng mình kinh doanh, thị trường cho phát triển nông nghiệp chưa hình thành đồng bộ …Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong tiến trình mở của và hội nhập đã trở thành bài toán khó cho cả quá trinh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 2. Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta còn ở mức cao, theo chuẩn nghèo của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia đầu năm 2000 có khoảng 2.8 triệu hộ nghèo, chiếm 17.2% tổng số hộ nghèo trong cả nước, chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12.9% hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo lương thực ước khoảng 10.87% ( Số liệu của chương trình phát triển LHQ). Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng và giảm nghèo từ 1-0.7 trong những năm 1992-1998 giảm xuống còn khoảng 1-0.3 giai đoạn 1998-2-4, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo. 3. Sự bất bình đẳng trong thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm dân cư còn cao và xu hướng tiếp tục tăng. Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miến núi vẫn còn cao gấp từ 1.7 đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra xuất hiện những đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hoá và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều rủi ro khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Chênh lệch giữa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng, trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4.3 lần năm 1993 lên 8.14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12.5 lần năm 2002, tăng lên 13.5 lần vào năm 2004, mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở lên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn ( Số liệu tổng cục thống kê). 4. Những thành tựu đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Nguy cơ dễ b
Luận văn liên quan