CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái quát về lao động là người giúp việc gia đình
1.1.1. Khái niệm về lao động là người giúp việc gia đình
“Lao động giúp việc gia đình” đã từng tồn tại từ rất lâu ngay từ thời nô lệ và phong kiến. Ở xã hội đó, gần như các gia đình khá giả trên lên đều có lao động giúp việc gia đình thường được gọi là: nô lệ, gia nhân, gia nô, nô bộc, nhưng trong xã hội thời bấy giờ thì đây không được xem là một nghề họ bị hạn chế về quyền hoặc không có bất cứ quyền nào. Mà thậm chí họ chỉ được xem như là một loại “tài sản”. Trong xã hội tư bản, thì đây được xem là một công việc. Còn hiện nay, khi mà nên kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về giúp việc trong các gia đình ngày càng tăng. Vì vậy lao động là người giúp việc gia đình đã được trở thành một nghề và được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận như: Philippines, Pháp, Campuchia, Trong mối quan hệ lao động này, người lao động và người sử dụng lao động đều bình đẳng và nguyên tắc của quan hệ này là thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng nhau giữa các chủ thể. Định nghĩa về lao động là người giúp việc gia đình thì chưa có sự thống nhất trên thế giới, mà các quốc gia quy định khác nhau trong pháp luật của nước mình.
28 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môn luật lao động pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HÀNH CHÍNH – LUẬT
------ oOo ------
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Cụm từ đầy đủ
BLLĐ
Bộ Luật Lao Động
LĐGVGĐ
Lao Động Giúp Việc Gia Đình
GFCD
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng
HĐLĐ
Hợp Đồng Lao Động
UBNĐ
Ủy Ban Nhân Dân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Khái quát về lao động là người giúp việc gia đình
Khái niệm về lao động là người giúp việc gia đình
“Lao động giúp việc gia đình” đã từng tồn tại từ rất lâu ngay từ thời nô lệ và phong kiến. Ở xã hội đó, gần như các gia đình khá giả trên lên đều có lao động giúp việc gia đình thường được gọi là: nô lệ, gia nhân, gia nô, nô bộc, nhưng trong xã hội thời bấy giờ thì đây không được xem là một nghề họ bị hạn chế về quyền hoặc không có bất cứ quyền nào. Mà thậm chí họ chỉ được xem như là một loại “tài sản”. Trong xã hội tư bản, thì đây được xem là một công việc. Còn hiện nay, khi mà nên kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về giúp việc trong các gia đình ngày càng tăng. Vì vậy lao động là người giúp việc gia đình đã được trở thành một nghề và được pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận như: Philippines, Pháp, Campuchia, Trong mối quan hệ lao động này, người lao động và người sử dụng lao động đều bình đẳng và nguyên tắc của quan hệ này là thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng nhau giữa các chủ thể. Định nghĩa về lao động là người giúp việc gia đình thì chưa có sự thống nhất trên thế giới, mà các quốc gia quy định khác nhau trong pháp luật của nước mình.
Đầu tiên, là tại luật lao động Philippines. Chương 141 luật lao động Philippines định nghĩa: lao động giúp việc gia đình hay dịch vụ giúp việc gia đình là dịch vụ thực hiện tại nhà của người thuê, theo nhu cầu, mong muốn về việc bảo trì nhà cửa và hưởng thụ, bao gồm cả việc chăm nom cho sự thoải mái của các thành viên trong gia đình của người thuê Trần Linh Trang, Pháp luật về lao động giúp việc gia đình – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015.
. Ở Campuchia, Điều 4 Bộ Luật Lao động định nghĩa người lao động giúp việc gia đình như sau: Người lao động giúp việc là những người được thuê để làm các công việc chăm sóc chủ nhà hoặc tài sản của chủ nhà để đổi lấy thù lao. Nhóm người này bao gồm người giúp việc, bảo vệ, tài xế, người làm vườn và các nghề nghiệp tương tự khác miễn là có một “chủ nhà” thuê họ để làm việc trực tiếp tại nhà của mình Trần Linh Trang, Pháp luật về lao động giúp việc gia đình – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015.
.
Trong Pháp luật Pháp có định nghĩa về lao động giúp việc gia đình tại Khoản 1 Điều L7221 Bộ Luật Lao Động Pháp như sau: “Lao động giúp việc gia đình là một người được thuê làm công việc gia đình cho các cá nhân”. Không những thế để làm rõ hơn về định nghĩa này thì tại Điều 1 Thỏa ước lao động quốc gia Pháp đã mô tả lao động giúp việc gia đình như sau: Bản chất đặc biệt của nghề nghiệp này là làm việc tại nhà riêng của người sử dụng lao động giúp việc gia đình. Lao động giúp việc gia đình có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thực hiện tất cả hoặc một phần công việc nhà chẳng hạn liên quan tới vệ sinh Người sử dụng lao động giúp việc gia đình không thu được lợi nhuận thông qua công việc này.
Qua tìm hiểu pháp luật các quốc gia về lao động giúp việc gia đình có thể thấy rằng thuật ngữ này không chỉ một công việc cụ thể nhất định mà nó là bao gồm nhiều công việc khác nhau trong các công việc gia đình. Nhìn chung ta có thể thấy hai tiêu chí để xem xét thế nào gọi là lao động giúp việc gia đình như sau:
Thứ nhất, lao động giúp việc gia đình là lao động được sử dụng để làm các công việc trong gia đình mang tính chất giúp đỡ các hoạt động sinh hoạt của gia đình. Đó là những công việc chẳng hạn như: nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, giặt giũ, trông trẻ, chăm sóc người già,
Thứ hai, Người sử dụng lao động là lao động giúp việc gia đình không được phép thu lợi nhuận thông qua công việc này. Có thể hiểu tiêu chí này là người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động vào các công việc liên quan đến hoạt động thương mại.
Qua hai tiêu chí nêu trên có thể định nghĩa lao động giúp việc gia đình như sau:
“Lao động giúp việc gia đình là lao động thực hiện các công việc trong gia đình mang tính chất giúp đỡ hoạt động sinh hoạt của gia đình. Và người sử dụng lao động không được phép thu lợi nhuận từ công việc này”.
Đặc điểm của lao động là người giúp việc gia đình
Phân loại lao động giúp việc gia đình
Chúng ta có thể phân loại LĐGVGĐ theo thời gian làm việc.
Nhóm một, người LĐGVGĐ làm việc theo hình thức không xác định thời gian. Trong loại hình lao động này, người lao động thường ở chung với chủ hộ được chủ hộ nuôi ăn, ở và được trả lương theo tháng.
Nhóm hai, người LĐGVGĐ làm việc theo hình thức xác định thời gian. Người LĐGVGĐ còn có thể làm việc theo giờ thỏa thuận, điều đó có nghĩa là họ không ở chung với chủ hộ. Công việc thực hiện được yêu cầu rõ ràng, trả lương theo giờ hoặc theo khối lượng công việc. Ở hình thức này người LĐGVGĐ có thể thực hiện công việc cho nhiều hộ gia đình khác nhau.
Đặc điểm của lao động là người giúp việc gia đình
Qua quan sát dưới nhiều góc độ khác nhau có thể thấy LĐGVGĐ có nhiều đặc điểm để phân biệt so với một số loại lao động khác. Ví dụ như về độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, Có bốn đặc điểm chính sau đây về LĐGVGĐ.
Thứ nhất, về độ tuổi LĐGVGĐ có tất cả các nhóm từ 15 đến 60 tuổi, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở độ tuổi trung niên từ 40 trở lên. Bởi lẽ ở độ tuổi này phần lớn họ đã có con cái lớn và đến tuổi lao động do đó họ điều kiện thoát ly gia đình để đi làm xa, hơn nữa nhiều gia đình cũng thích thuê lao động ở độ tuổi này vì họ có thể ở lại với gia đình lâu hơn và có kinh nghiệm làm việc gia đình cũng như chăm sóc các thành viên trong gia đình tốt hơn. Bên cạnh đó, có một bộ phận là những người ở ngoài độ tuổi lao động tham gia vào thị trường lao động này nhưng thường không được “ưa chuộng” vì nhóm người này thường có sức khỏe yếu, nắm bắt công việc chậm không làm được công việc nặng nên nhiều hộ gia đình có tâm lí ngại thuê người già vì hay đau ốm và bất tiện khi để người già chăm sóc gia đình. Và chỉ ít độ tuổi 16 -18, sở dĩ ở độ tuổi này ở nông thôn đa phần các em gái thường không còn đi học nên khi gia đình khó khăn thì để có thêm thu nhập thì các em tranh thủ làm thêm nghề giúp việc gia đình, đối tượng này có cơ hội tham gia loại hình lao động bởi dễ bảo, học việc nhanh và có thể chơi và trông em nhỏ, tuy nhiên nhóm này thường trở lại quê nhà lập gia đình hoặc có mong muốn tìm kiếm một công việc khác khi đến 19-20 tuổi nên tâm lí nhiều gia đình không muốn thuê đối tượng này vì tính ổn định thấp và dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp vì chưa đến tuổi trưởng thành như trộm cắp, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục, quan hệ bất chính với chủ nhà, Như vậy, nhóm lao động từ 40-55 là nguồn tiềm năng cho nhu cầu LĐGVGĐ.
Thứ hai, về trình độ học vấn những thành phần tham gia vời mối quan hệ lao động này thường là những người có trình độ học vấn thấp. Quan niệm xưa nay thường xem LĐGVGĐ được coi là công việc thấp hèn và thường chỉ có những người sống ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp mới làm công việc này. Những quan niệm về nghề giúp việc gia đình chỉ dành cho người nông thôn, có trình độ học vấn thấp và kỹ năng giao tiếp hạn chế là những điểm khá đặc trưng của phần lớn người LĐGVGĐ. Hiện nay trong xã hội cũng xuất hiện thêm một số người LĐGVGĐ có trình độ cao như sinh viên đại học đi làm LĐGVGĐ theo giờ tại các gia đình người nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ có lượng ít nhưng có thể thấy đây cũng là một công việc đem lại thu nhập cao so với nhiều ngành nghề khác và hứa hẹn có nhiều thành phần lao động ở nhiều trình độ khác nhau muốn gia nhập.
Thứ ba, Về điều kiện gia đình có thể thấy đa số người lao động lựa chọn công việc là do kinh tế khó khăn. Họ đi làm để có thêm thu nhập vì tiền công nhận được từ LĐGVGĐ tương đối ổn định giúp họ trang trải các nhu cầu của gia đình và cá nhân.
Thứ tư, Về đào tạo chuyên môn phần lớn người LĐGVGĐ ở nước ta chưa có qua đào tạo nghề. Đa phần những trường hợp được đào tạo để đi giúp việc cho gia đình ở nước ngoài.
Tóm lại, đa phần là người LĐGVGĐ đều có những đặc điểm chung về độ tuổi, đặc trưng giới tính, trình độ văn hóa không cao, có hoàn cảnh xuất thân đặc biệt. Chính những đặc thù này đã tạo nên nét đặc trưng trong đối tượng lao động cần được bảo vệ này.
Nội dung pháp luật đối với lao động là người giúp việc gia đình
Pháp luật Việt Nam đã có những ghi nhận về lao động giúp việc gia đình. Ở Bộ Luật Lao động 1994, đã đề cấp đến vấn đề này tại các Điều 2, Điều 28, Điều 139 nhưng vẫn còn khá mơ hồ chưa được rõ ràng và cũng như chưa được hướng dẫn cụ thể. Nhưng ở Bộ Luật Lao động 2012 thì lao động giúp việc gia đình đã được quy định một cách rõ ràng từ khái niệm đến nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động này. Không những thế tại năm 2014, các vấn đề về lao động giúp việc gia đình được hướng dẫn một các cụ thể bởi các Thông tư và Nghị định đi kèm. Với sự thay đổi của pháp luật này, lao động giúp việc gia đình được công nhận như một nghề. Và xã hội cũng có nhìn nhận khác về những người là lao động giúp việc gia đình.
Khái niệm pháp luật đối với lao động là người giúp việc gia đình
Ở pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “Lao động là người giúp việc gia đình” được định nghĩa là người lao động thực hiện các công việc trong gia đình của một hay nhiều hộ gia đình khác nhau một cách thường xuyên. Với định nghĩa này ta thấy rằng nhà làm luật không hạn chế phạm vi thực hiện công việc của người LĐGVGĐ, họ có thể làm việc cho một hoặc nhiều hộ gia đình. Quy định này tạo điều kiện cho họ nâng cao thu nhập từ đó cải thiện cuộc sống. Bởi vì đa số những người lựa chọn công việc giúp việc gia đình thường có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có trình độ chuyên môn, và công việc này mang lại thu nhập tương đối ổn định cho họ. Hơn nữa cũng sẽ có một số trường hợp họ chỉ thực hiện công việc giúp việc gia đình ở một khoản thời gian trong ngày, đây không phải là công việc duy nhất của họ, nên pháp luật đã tạo điều kiện để họ tận dụng thời gian đó để lao động giúp việc cho gia đình khác. Các công việc mà người LĐGVGĐ có thể làm nhiều công việc như: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Xuất phát từ bản chất của công việc giúp việc gia đình, đó chỉ đơn thuần là các công việc với mục đích chăm sóc gia đình về ăn uống, sinh hoạt, chứ không nhằm mục đích tạo ra thu nhập cho người sử dụng lao động nên người LĐGVGĐ sẽ không làm các công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhận hoặc cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra pháp luật lao động còn quy định người làm công việc trong gia đình theo hình thức khoán việc không được xem là lao động giúp việc gia đình. BLLĐ có quy định này do tính chất công việc của lao động giúp việc gia đình là làm việc thường xuyên.Tính thường xuyên ở đây không phải là tình trạng lặp đi lặp lại trong một chu kỳ làm việc mà phải là tính chất lặp đi lặp lại liên tục hằng ngày của công việc. Công việc của người LĐGVGĐ mang tính chất ổn định, hàng ngày họ có mặt thực hiện nghĩa vụ với tính chất làm công ăn lương và được biên chế vào thành phần sinh hoạt của gia đình. Nhưng trong hình thức khoán việc thì những công việc chỉ mang tính thời vụ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như một người lao động được thuê mướn theo hình thức cứ đến một ngày nhất định trong tháng lại thực hiện công việc nhất định sao đó lại dược nhận một khoản tiền cho dịch vụ đó thì không được coi là LĐGVGĐ mà họ là những người làm việc theo hình thức khoán việc. Việc thực hiện công việc khoán việc của họ được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.
Quy định của pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình ngày càng tăng cao. Tuy nhiên trong một thời gian dài lao động giúp việc gia đình được xem như một công việc không được xã hội tôn trọng. Vì vậy, để làm cho người sử dụng lao động có những hành vi và thái độ phù hợp với người lao động giúp việc gia đình, tạo những điều kiện thích hợp để người lao động giúp việc gia đình hoàn thành tốt công việc của mình, cũng như ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật Lao động đã có những quy định riêng về lao động là người giúp việc gia đình.
Thứ nhất, đó là vấn đề hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình. Nhằm cụ thể hóa về quyền và nghĩa vụ vủa các bên, tạo cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp, BLLĐ 2012 đã có sự thay đổi so với BLLĐ 1994 về hình thức của hợp đồng LĐGVGĐ. BLLĐ 2012 buộc hợp đồng lao động của quan hệ này phải được lập thành văn bản. Tức là về mặt hình thức hợp đồng này phải được lập thành văn bản chứ không như BLLĐ 1994 thì không bắt buộc về mặt hình thức. Trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, BLLĐ 2012 cho phép hai bên tự thỏa thuận thời hạn hợp đồng lao dộng. Có thể hiểu là các bên có thể lựa chọn giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tiếp theo là về nội dung của hợp đồng, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hàng ngày, chỗ ở là những nội dung cần ghi rõ trong hợp đồng. Nội dung cụ thể của hợp đồng được ghi nhận tại các văn bản hướng dẫn thi gồm: thông tin cá nhân của các bên ký hợp đồng lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng lao động; tiền lương; tiền thưởng (nếu có); thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; ăn và chỗ ở của người lao động; tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn; hỗ trợ học nghề, văn hóa (nếu có); trách nhiệm bồi thường của người lao động; những hành vi nghiêm cấm.
Thứ hai, đó là về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người sử dụng LĐGVGĐ và người LĐGVGĐ. Khi hợp đồng lao động được ký kết sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây có thể gọi là “quyền và nghĩa vụ đối ứng” Quyền và nghĩa vụ đối ứng: Là quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Và ngược lại.
. Nghĩa vụ đầu tiên phải được nhắc đến của người sử dụng LĐGVGĐ là: Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Các thỏa thuận này có thể là thỏa thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng; thỏa thuận về tiền lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương; thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết. Cũng như đối với các lao động khác, để đảm bảo cuộc sống về già hoặc không có thu nhập, đồng thời được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật của người LĐGVGĐ, người sử dụng LĐGVGĐ có nghĩa vụ trả cho người LĐGVGĐ một khoản tiền theo quy định của pháp luật để họ tự lo đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó người sử dụng LĐGVGĐ phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình. Người sử dụng LĐGVGĐ phải bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thỏa thuận.Tạo điều kiện cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề. Trả tiền tàu xe cho người LĐGVGĐ để họ trở về nơi cư trú, tuy nhiên họ sẽ không được thanh toán chi phí này nếu họ kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn. Đây là những quyền lời đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất mà người sử dụng LĐGVGD phải đáp ứng cho người LĐGVGĐ. Luật cũng quy định một bên có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ bất kỳ lúc nào nhưng phải thông báo trước 15 ngày. Vì đây là quyền và nghĩa vụ đối ứng, tuy BLLĐ không quy định nhưng ta có thể thấy rằng người LĐGVGĐ sẽ có những quyền tương ứng với những nghĩa vụ của người sử dụng LĐGVGĐ đã nêu trên. Bên cạnh đó người LĐGVGĐ cũng có những nghĩa vụ nhất định gồm bốn nghĩa vụ chính trong đó có một nghĩa vụ mà pháp buộc thực hiện để bảo vệ chính người LĐGVGĐ. Nghĩa vụ của họ được quy định cụ thể tại BLLĐ 2012. Cụ thể là:Thực hiện đầy đủ thỏa thuận hai bên đã ký kết trong hợp đồng lao động. Trong quá trình người LDGVGĐ làm việc nếu họ làm hư hỏng, mất mát tài sản của người sử dụng LĐGVGĐ thì phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ tiếp theo là thông báo kịp thời cho người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng LĐGVGĐ và bản thân. Cuối cùng là tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng LĐGVGĐ có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc hành vi trái pháp luật khác. Ở đây quấy rối tình dục có thể hiểu là hình thức quấy nhiễu hướng tới giới tính của người có liên quan, còn cưỡng bức lao động cũng được định nghĩa tại BLLĐ 2012 như sau: Cưỡng bức lao động là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Quy định này đã chuyển từ quyền thành nghĩa vụ để bắt buộc người LĐGVGĐ phải tố giác các hành vi đó của người sử dụng LĐGVGĐ với cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của của quy định này là để bảo vệ chính người LĐGVGĐ, người có vị trí yếu thế hơn trong quan hệ lao động này và tạo cho họ một môi trường làm việc tốt nhất. Bên cạnh đó với mục đích tạo môi trường tốt nhất này cho người LĐGVGĐ BLLĐ 2012 còn ghi nhận những hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng LĐGVGĐ như sau: Nghiêm cấm ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Như vậy có thể thấy những quy định của pháp luật về LĐGVGĐ ngày càng cụ thể, xóa bỏ đi sự mơ hồ trước đó về khái niệm, hợp đồng, hay cả quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng về lao động là người giúp việc gia đình
Trên thực tế, nghề LĐGVGĐ mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người lao động, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, sử dụng người giúp việc là nhu cầu nhất thiết của nhiều gia đình, nhất là tại các đô thị lớn... Bởi thế, lực lượng lao động này tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo thống kê chưa đầy đủ, lao động giúp việc gia đình tăng từ 157 nghìn người năm 2008 lên 246 nghìn người năm 2016, dự báo đến năm 2020, cả nước có khoảng 350 nghìn người Nghề giúp việc gia đình: Nhiều vấn đề cần giải quyết, laodongxanha.net, 2017.
. Hiện nay, người LĐGVGĐ chủ yếu ở độ tuổi trung niên (36-55 tuổi). Bên cạnh đó, có một bộ phận đáng kể là những người ở ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi) tham gia vào thị trường lao động này. Theo kết quả điều tra của IFGS Viện nghiên cứu gia đình và giới (Institute For Family and Gender Studies).
2011, có 61,5% người LĐGVGĐ ở độ tuổi 36-55, 23,8% người lao động ở độ tuổi 35 trở xuống; 14,8% người lao động ở độ tuổi 56 trở lên. Các kết quả nghiên cứu về giúp việc gia đình tại Việt Nam thời điểm 2015 đều có chung nhận định: lao động giúp việc gia đình chủ yếu là nữ giới. Nhìn chung, người lao động giúp việc gia đình có trình độ học vấn không cao. Phần lớn có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống. Theo kết quả điều tra tại Hà Nội và TP. HCM của IFGS, 2011 có 85,7% người lao động có trình độ học vấn THCS trở xuống. Tỷ lệ người lao động có trình độ tiểu học trở xuống là 31,8%. Tỷ lệ tương ứng theo điều tra của GFCD, 2012 là 84,6% và 22%. Lao động giúp việc gia đình là lĩnh vực có sự tham gia của lao động chưa thành niên, trong đó phần nhiều là nữ giới. Kết quả điều tra của IFGS cho biết trong số 371 người lao động nữ, có 3% ở độ tuổi 16-18 Tình hình Lao động giúp việc gia đình, gfcd.org.vn, 2015.
. Tuy là công việc không quá khó nhưng giúp việc gia đình đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng về các công việc trong gia đình. Người lao động