Để một doanh nghiệp phát triển thì cần phải có một cách kinh doanh hiệu quả
cùng với một mức nợ hợp lý. Có một số chủ doanh nghiệp nhỏ đang tự hào rằng họ
không bao giờ bị mắc nợ, điều đó không phải lúc nào cũng là thực tế. Sự tăng trưởng
luôn đòi hỏi một số vốn đáng kể và để có được nó bạn cần phải tìm kiếm một khoản
vay từ ngân hàng, từ các cá nhân, một khoản vay nợ xoay vòng, mua chịu tiền hàng,
hoặc các kiểu vay nợ tài chính khác. Và một câu hỏi cho nhiều chủ doanh nghiệp là:
Nợ bao nhiêu thì là quá nhiều? Câu trả lời nằm ở chỗ phải phân tích cẩn thận dòng
tiền, đồng thời chú trọng tới cấu trúc vốn của Doanh nghiệp. Kh ái niệm cấu trúc vốn
được định nghĩa như một hỗn hợp tương đối của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài
hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tài trợ một Doanh nghiệp.
Vấn đề cấu trúc vốn đang là một vấn đề làm cho nhiều nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp phải đau đầu. Để trả lời các câu hỏi : “Xây dựng cấu trúc vốn của doanh
nghiệp như thế nào? Vốn chủ sở hữu bao nhiêu? Vay ngân hàng bao nhiêu để có thể
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu? “ thì các
nhà quản trị phải tính đến rất nhiều tình huống, cùng với các khoản chi phí và sự đánh
đổi trong kinh doanh. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp
dụng trong thực tiễn.
Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử
dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của
cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế
của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi su ất mà doanh nghiệp trả cho
nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay).
Có rất nhiều lý thuyết bàn về cấu trúc vốn bên cạnh lý thuy ết về cấu trúc vốn của
M&M để diễn giải các cách thức mà Doanh nghiệp phân chia chiếc bánh vốn một cách
hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ trình bày, chúng tôi sẽ giới thiệu ba lý thuyết phổ biến
nhất trong hoạch định một cấu trúc vốn là lý thuy ết M&M, lý thuyết đánh đổi, lý
thuy ết trật tự phân hạng. Tiếp theo đó, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các phương pháp để
quản trị cấu trúc vốn trong thực tiễn thông qua việc phân tích EBIT-EPS và phân tích
khả năng chi trả tiền mặt của Doanh nghiệp.
46 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một doanh nghiệp nên vay bao nhiêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỆ ĐÀOTẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN: MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đề tài:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY
BAO NHIÊU ?
GVHD: PGS. TS Lê Thị Lanh
Khóa 22 – Lớp NH Đêm 1 – Nhóm 3
TP.HCM, Tháng 7, năm 2013
Danh sách nhóm
1. Nguyễn Thị Dung
2. Đỗ Thu Hằng
3. Đặng Thị Kiều
4. Phan Quỳnh Linh
5. Nguyễn Minh Thuận
6. Nguyễn Thị Hoài Thương
7. Bùi Thị Thu Thủy
8. Thái Trần Diệu Thy
9. Phan Thị Diệu Trang
10.Nguyễn Phạm Nhã Trúc
11.Lê Thị Kim Tuyên
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 1
MỤC LỤC
A. PHẦN LÝ THUYẾT
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 4
I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ................................................................. 6
1.1. Như vậy, tấm chắn thuế từ lãi chứng khoán nợ đóng góp thế nào vào giá trị vốn
cổ phần của cổ đông? ............................................................................................... 7
1.2.Sắp xếp lại cấu trúc của Merck: .......................................................................... 8
1.3 MM và Thuế .................................................................................................... 10
II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ... 11
III. CHI PHÍ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH ................................................................. 167
3.1. Chi phí phá sản .............................................................................................. 189
3.2. Chi phí kiệt quệ tài chính khi lâm vào tình trạng kiệt quệ nhưng chưa phá sản .....
............................................................................................................................... 23
3.2.1Trò chơi thứ nhất: Chuyển dịch rủi ro .......................................................... 25
3.2.2 Trò chơi thứ hai: Từ chối đóng góp cổ phần .............................................. 26
3.2.3 Trò chơi thứ ba : Thu tiền và bỏ chạy ......................................................... 27
3.2.4 Trò chơi thứ tư : Kéo dài thời gian.............................................................. 27
3.2.5 Trò chơi thứ năm : Thả mồi bắt bóng.......................................................... 27
3.3. Chi phí kiệt quệ thay đổi tuỳ theo loại tài sản ................................................... 28
3.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ....................................................................... 29
IV. TRẬT TỰ PHÂN HẠNG CỦA CÁC LỰA CHỌN TÀI TRỢ ........................ 31
4.1 Thông tin bất cân xứng ..................................................................................... 31
4.2 Phát hành nợ và cổ phần với thông tin bất cân xứng ......................................... 32
4.3 Thừa thãi tài chính ............................................................................................ 36
4.4 Dòng tiền tự do và mặt trái của thừa thãi tài chính ............................................ 37
4.5 Thí dụ minh họa: tái tư bản hóa bằng vốn vay của Sealed Air ........................... 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 39
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 2
B. PHẦN BÀI TẬP
I. PHẦN CÂU HỎI ................................................................................................. 40
II. PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH ......................................................................... 41
III. PHẦN CÂU HỎI THÁCH THỨC ................................................................... 42
LỜI NÓI ĐẦU
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 3
Để một doanh nghiệp phát triển thì cần phải có một cách kinh doanh hiệu quả
cùng với một mức nợ hợp lý. Có một số chủ doanh nghiệp nhỏ đang tự hào rằng họ
không bao giờ bị mắc nợ, điều đó không phải lúc nào cũng là thực tế. Sự tăng trưởng
luôn đòi hỏi một số vốn đáng kể và để có được nó bạn cần phải tìm kiếm một khoản
vay từ ngân hàng, từ các cá nhân, một khoản vay nợ xoay vòng, mua chịu tiền hàng,
hoặc các kiểu vay nợ tài chính khác. Và một câu hỏi cho nhiều chủ doanh nghiệp là:
Nợ bao nhiêu thì là quá nhiều? Câu trả lời nằm ở chỗ phải phân tích cẩn thận dòng
tiền, đồng thời chú trọng tới cấu trúc vốn của Doanh nghiệp. Khái niệm cấu trúc vốn
được định nghĩa như một hỗn hợp tương đối của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài
hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tài trợ một Doanh nghiệp.
Vấn đề cấu trúc vốn đang là một vấn đề làm cho nhiều nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp phải đau đầu. Để trả lời các câu hỏi : “Xây dựng cấu trúc vốn của doanh
nghiệp như thế nào? Vốn chủ sở hữu bao nhiêu? Vay ngân hàng bao nhiêu để có thể
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, hay còn gọi là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu? “ thì các
nhà quản trị phải tính đến rất nhiều tình huống, cùng với các khoản chi phí và sự đánh
đổi trong kinh doanh. Đây là một vấn đề khá thú vị cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp
dụng trong thực tiễn.
Một cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là một cấu trúc vốn trong đó chi phí sử
dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt lớn nhất. Vấn đề cốt lõi của
cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế
của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho
nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay).
Có rất nhiều lý thuyết bàn về cấu trúc vốn bên cạnh lý thuyết về cấu trúc vốn của
M&M để diễn giải các cách thức mà Doanh nghiệp phân chia chiếc bánh vốn một cách
hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ trình bày, chúng tôi sẽ giới thiệu ba lý thuyết phổ biến
nhất trong hoạch định một cấu trúc vốn là lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi, lý
thuyết trật tự phân hạng. Tiếp theo đó, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các phương pháp để
quản trị cấu trúc vốn trong thực tiễn thông qua việc phân tích EBIT-EPS và phân tích
khả năng chi trả tiền mặt của Doanh nghiệp.
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 4
Và để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này nhóm 03 xin chọn đề tài : MỘT
DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHỊÊU? ” để đưa đến cho mọi người những
kiến thức cần thiết khi cân nhắc việc hoạch định một cấu trúc vốn hợp lý. Trong quá
trình thực hiện, nhóm còn gặp nhiều thiếu sót nên nhóm rất hy vọng nhận được sự góp
ý của cô và các bạn . Mong cô và các bạn có thể bỏ qua những sai sót này .Nhóm xin
chân thành cảm ơn!
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 5
I. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Tài trợ nợ có một lợi thế quan trọng dưới hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp do
lãi từ chứng khoán nợ mà một công ty chi trả là một khoản chi phí được khấu trừ
thuế, trong khi đó cổ tức và lợi nhuận giữ lại thì không.
Bảng 15.1 cho ta các báo cáo lợi tức đơn giản của doanh nghiệp U, không có nợ, và
doanh nghiệp L, có nợ vay 1,000$ lãi suất 8%. Hóa đơn thuế của L ít hơn của U
28$. Đây là tấm chắn thuế do khoản nợ vay của L. Trên thực tế chính phủ chi trả
35% của lãi từ chứng khoán nợ của L. Tổng lợi nhuận mà L có thể chi trả cho các
trái chủ và cổ đông tăng một số lượng bằng với số tiền 28$ này.
Bảng 15.1 Khoản khấu trừ thuế của lãi từ chứng khoán nợ làm tăng tổng lợi nhuận
có thể dùng để chi trả cho các trái chủ và cổ đông.
Báo cáo lợi tức
của DN U ($)
Báo cáo lợi tức
của DN L ($)
Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) 1.000 1.000
Lãi trả cho các trái chủ 0 80
Lợi nhuận trước thuế 1.000 920
Thuế TNDN với thế suất 35% 350 322
Lợi nhuận ròng cho cổ đông 650 598
Tổng lợi nhuận cho trái chủ và cổ đông 650 678
Tấm chắn thuế (Khoản khấu trừ thuế lãi từ CK nợ) 0 28
Các tấm chắn thuế là các tài sản có giá trị. Giả dụ nợ L là cố định và vĩnh viễn.
Doanh nghiệp sẽ có một dòng vĩnh viễn các dòng tiền 28$/năm. Rủi ro của các dòng
tiền này thường ít hơn rủi ro của các tài sản sử dụng cho kinh doanh của L. Các tấm
chắn thuế tùy vào thuế suất thuế TNDN và khả năng của L đạt đủ lợi nhuận để chi trả.
Thuế suất thuế TNDN thường khá ổn định. Và khả năng L đạt lợi nhuận đủ để chi trả
lãi phải chắc chắn một cách hợp lý – nếu không ắt hẳn doanh nghiệp đã không thể vay
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 6
với lãi suất 8%. Vì vậy, chúng ta nên chiết khấu các tấm chắn thuế với một suất chiết
khấu tương đối thấp.
Giả định rủi ro của các tấm chắn thuế bằng rủi ro của các chi phí trả lãi phát sinh
ra các tấm chắn thuế này. Như vậy ta chiết khấu với tỷ lệ 8% là tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng theo yêu cầu của các nhà đầu tư đang nắm giữ nợ của doanh nghiệp
ࡼࢂ (࢚ấ ࢉࢎắ ࢚ࢎ࢛ế) = ૡ
,ૡ = ࢁࡿࡰ
Trên thực tế, chính phủ gánh chịu 35% nghĩa vụ nợ 1.000$ của L.
Với giả định này, hiện giá của tấm chắn thuế độc lập với tỷ suất sinh lợi từ nợ rd.
Lãi vay = Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên nợ x số tiền vay = rdxD
ࡼࢂ࢚ấࢉࢎắ࢚ࢎ࢛ế = ࢀࢎ࢛ế ࢙࢛ấ࢚࢚ࢎ࢛ế ࢀࡺࡰࡺ࢞ࡸãࢉࢎứࢍࢎáợࢊựế
ࢀỷ ࢙࢛ấ࢚ ܛܑܖܐ ợ࢚࢘êợ = ࢀࢉࡰ
ࡼࢂ࢚ấ ࢉࢎắ ࢚ࢎ࢛ế) = ࢀࢉ(࢘ࡰࡰ)
࢘ࡰ
= ࢀࢉࡰ
Dĩ nhiên PV(tấm chắn thuế) sẽ thấp hơn nếu các doanh nghiệp không dự định
vay vĩnh viễn , hay nếu doanh nghiệp không thể có khả năng sử dụng các tấm chắn
thuế trong tương lai.
1.1. Như vậy, tấm chắn thuế từ lãi chứng khoán nợ đóng góp thế nào vào giá trị
vốn cổ phần của cổ đông?
Định đề I của MM chung quy muốn nói rằng “giá trị của một cái bánh không tùy
thuộc vào việc nó được cắt ra như thế nào”. Cái bánh là tài sản của doanh nghiệp, và
các lát bánh là nợ và vốn cổ phần. Nếu chúng ta giữ cái bánh không đổi thì thêm một
đô la nợ có nghĩa là bớt một đô la vốn cổ phần.
Bảng 1.1 Các bảng cân đối kế toán thông thường và mở rộng. Trong một bảng
cân đối kế toán thông thường, tài sản được định giá sau thuế. Trong bảng cân đối kế
toán mở rộng, tài sản được định giá trước thuế, và giá trị của trái quyền thuế của chính
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 7
phủ được công nhận phía bên phải của bảng. Các tấm chắn thuế lãi từ chứng khoán nợ
có giá trị vì làm giảm trái quyền của chính phủ.
Bảng cân đối kế toán thông thường (Giá thị trường)
Giá trị tài sản (hiện giá của các dòng
tiền sau thuế)
Nợ
Vốn cổ phần
Tổng tài sản Tổng nợ và vốn cổ phần
Bảng cân đối kế toán mở rộng (Giá thị trường)
Giá trị tài sản (hiện giá của các dòng
tiền trước thuế)
Nợ
Trái quyền của chính phủ (hiện giá của
thuế tương lai)
Vốn cổ phần
Tổng tài sản Tổng nợ và vốn cổ phần
Tại bảng cân đối kế toán mở rộng đã xuất hiện thêm một khoản nợ đối với nhà
nước đó là khoản tiền thuế mà doanh nghiệp phải trả cho nhà nước trong tương lai. Để
giảm khoản nợ này, doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng đi vay. Lúc này giá trị sau thuế
của doanh nghiệp sẽ tăng lên một khoản bằng hiện giá của tấm chắn thuế.
Để thấy rõ hơn vấn đề, chúng ta sẽ xem xét việc sắp xếp lại cấu trúc vốn của
Merck & Company, một công ty lớn thành đạt và ít sử dụng nợ.
1.2.Sắp xếp lại cấu trúc của Merck:
Merck là một doanh nghiệp lớn, thành đạt về cơ bản ít sử dụng nợ dài hạn. Bảng
1.2a cho thấy các bảng cân đối kế toán giá trị sổ sách và giá trị thị trường đã đơn giản
hóa của Merck vào cuối năm 1994. Giả định công ty quyết định vay một tỷ đôla trên
cơ sở vĩnh viễn như đã trình bày ở phần trên và sử dụng số tiền này để mua lại cổ
phần.
Bảng 1.2a: Các bảng cân đối kế toán đã đơn giản hóa của Mecrk & Company.
Ngày 31.12.1994 (đơn vị tính: triệu đô la)
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 8
GIÁ TRỊ SỔ SÁCH
Vốn luân chuyển $1.473 $1.146 Nợ dài hạn
$4.123 Các nghĩa vụ dài hạn khác
Tài sản dài hạn $14.935 $11.139 Vốn cổ phần
Tổng tài sản $16.408 $16.408 Tổng nợ và vốn cổ phần
GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
Vốn luân chuyển $1.473 $1.146 Nợ dài hạn
$4.123 Các nghĩa vụ dài hạn khác
Giá trị thị trường của các tài sản
dài hạn
$51.212 $47.416 Vốn cổ phần
Tổng tài sản $52.685 $52.685 Tổng nợ và vốn cổ phần
Bảng 1.2b: Các bảng cân đối kế toán của Mecrk & Company với thêm 1 tỷ nợ dài
hạn thay thế cho vốn cố phần của cổ đông (đơn vị tính: triệu đô la)
GIÁ TRỊ SỔ SÁCH
Vốn luân chuyển $1.473 $2.146 Nợ dài hạn
$4.123 Các nghĩa vụ dài hạn khác
Tài sản dài hạn $14.935 $10.139 Vốn cổ phần
Tổng tài sản $16.408 $16.408 Tổng nợ và vốn cổ phần
GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG
Vốn luân chuyển $1.473 $2.146 Nợ dài hạn
Giá trị thị trường của các tài sản
dài hạn
$51.212 $4.123 Các nghĩa vụ dài hạn khác
PV (tấm chắn thuế) thêm $350 $46.766 Vốn cổ phần
Tổng tài sản $53.035 $53.035 Tổng nợ và vốn cổ phần
Bảng 1.2b cho thấy các bảng cân đối kế toán mới. Phần giá trị sổ sách chỉ có thêm
1 tỷ đô la nợ dài hạn và bớt 1 tỷ đô la vốn cổ phần. Nhưng các tài sản của Merck phải
đáng giá nhiều hơn, vì hóa đơn thuế của công ty đã được giảm 35% cho phần lãi từ
món nợ mới. Nói cách khác, Merck có một gia tăng trong PV (tấm chắn thuế), có giá trị
bằng TcD = 0,35 x 1 tỷ = 350 triệu đô la. Nếu lý thuyết của MM do có xem xét thêm
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 9
yếu tố thuế thì giá trị doanh nghiệp phải tăng thêm 350 triệu thành 53.035 triệu đô la.
Cuối cùng vốn cổ phần của Merck là 46.776 triệu đô la.
Bây giờ bạn đã mua lại 1 tỷ đồng cổ phần, nhưng giá trị vốn cổ phần của Merck
đã sụt giảm xuống chỉ còn 650 triệu (46.766 – 47.416). Vì vậy, các cổ đông của Merck
phải được lãi 350 triệu đô la. Công việc không tồi chút nào.
1.3 MM và Thuế
Chúng ta vừa triển khai một phiên bản mới của định đề I của MM được “chỉnh”
lại để phản ánh thuế TNDN. Định đề mới là:
Giá trị của
doanh nghiệp
=
Giá trị doanh nghiệp nếu được
tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ
phần
+
PV (tấm chắn
thuế)
Trong trường hợp đặc biệt của nợ vĩnh viễn:
Giá trị của
doanh nghiệp
=
Giá trị doanh nghiệp nếu được
tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ
phần
+ TcD
Công thức của chúng ta ngụ ý rằng, giá trị của doanh nghiệp và tài sản cổ đông
tiếp tục tăng khi D tăng. Chính sách nợ tối ưu được hàm ẩn từ công thức này là một
thái cực gây lúng túng: Phải chăng tất cả các doanh nghiệp nên tài trợ bằng 100% nợ?
Về chuyện này, MM không điên rồ chút nào. Không ai áp dụng công thức này
với tỷ lệ nợ cực độ. Nhưng điều này lại không giải thích được tại sao các doanh nghiệp
như Merck không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng dù không sử dụng nợ. Khó tin là ban
quản lý của Merck đã bỏ lỡ chuyến hải trình thám hiểm huyền bí. Phải có lý do nào
chứ?
Như vậy chũng ta đã lập luận để tự đưa mình vào ngõ cụt. Chỉ có hai lối thoát:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 10
Có thể xem xét đầy đủ hơn về hệ thống thuế TNDN và thuế TNCN mà Mỹ là một
điển hình để khám phá một bất lợi của thuế đối với nợ nần của doanh nghiệp, bù
trừ cho hiện giá của tấm chắn thuế
Có thể các doanh nghiệp vay nợ gánh chịu các chi phí khác – như chi phí phá sản
chẳng hạn, bù trừ cho hiện giá của tấm chắn thuế
II. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Khi vấn đề thuế thu nhập cá nhân được đưa vào, mục tiêu của doanh nghiệp
không còn là tối thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên cố gắng tối thiểu
hóa hiện giá của tất cả các khoản thuế chi ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm
cả thuế thu nhập cá nhân mà các trái chủ và cổ đông chi trả.
Hình dưới đây minh họa tác động đòn bẩy đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân. Tùy vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, một đô la của lợi
nhuận hoạt động sẽ được chi trả với góc độ lãi từ chứng khoán nợ hay lợi nhuận từ vốn
cổ phần. Lãi từ chứng khoán nợ chỉ chịu thuế ở cấp cá nhân. Lợi nhuận từ vốn cổ phần
chịu thuế ở cả cấp cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế suất thuế thu nhập cá
nhân đánh trên lợi nhuận từ vốn cổ phần (TpE) có thể thấp hơn thuế suất thuế thu nhập
cá nhân đánh trên lãi từ chứng khoán nợ (Tp). Hai thuế suất này bằng nhau nếu lợi
nhuận từ vốn cổ phần hoàn toàn là cổ tức. Như vậy, một đô la này có thể rẽ theo một
trong hai hướng theo hình dưới đây:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 11
Mục tiêu của doanh nghiệp là sắp xếp cấu trúc vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau
thuế. Vay nợ sẽ tốt hơn nếu 1 – Tp lớn hơn (1 – TpE).(1 – Tc); và ngược lại. Lợi thế
tương đối của nợ so với vốn cổ phần là:
ࡸợ࢚ࢎế ࢚ươࢍđốࢉủࢇợ = − ࢀ
൫ − ࢀࡱ൯( − ࢀࢉ)
Ta có hai trường hợp đặc biệt:
Thứ nhất, giả dụ tất cả các lợi nhuận từ vốn cổ phần đều là cổ tức. Lúc đó lợi
nhuận từ nợ và từ vốn cổ phần chịu cùng mức thuế thu nhập cá nhân thực tế.
Nhưng với TpE = Tp lợi thế tương đối chỉ tùy thuộc vào thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp:
Lợi nhuận hoạt động 1$
Chi trả dưới góc độ
lãi chứng khoán nợ
Chi trả dưới góc độ lợi
nhuận từ vốn cổ phần
Tc Không
1 1 - 1xTc =1 -Tc
1xTp =Tp TpE(1-Tc)
1 - Tp 1 - Tc - TpE(1 - Tc)
= (1 - TpE)(1 - Tc)
Cho trái chủ Cho cổ đông
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Lợi nhuận sau tất cả thuế
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 12
ࡸợ࢚ࢎế ࢚ươࢍđố = − ࢀ
൫ − ࢀࡱ൯( − ࢀࢉ) = − ࢀࢉ
Trong trường hợp này có thể bỏ qua thuế thu nhập cá nhân. Lợi thế của việc
doanh nghiệp đi vay nợ đúng như MM đã tính toán. Hai ông không cần phải giả định
không có thuế thu nhập cá nhân. Lý thuyết của họ về nợ và thuế chỉ đòi hỏi rằng nợ và
vốn cổ phần có thuế suất bằng nhau.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bù qua sớt lại với
nhau, làm cho chính sách nợ không đặt thành vấn đề. Điều này đòi hỏi:
− ࢀ = ൫ − ࢀࡱ൯( − ࢀࢉ)
Trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tc
thấp hơn thuế suất thuế thu nhập cá nhân Tp và nếu thuế suất thực tế TpE đánh trên lợi
nhuận từ vốn cổ phần rất thấp.
+ Ví dụ: Tc: 46%, Tp: 50%, TpE: 10% với giả sử công ty không chi tra cổ tức
Lãi từ chứng
khoán nợ
Lợi nhuận vốn
cổ phần
Lợi nhuận trước thuế $ 1,00 $ 1,00
Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp Tc = 46% 0 0,46
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,00 0,54
Thuế thu nhập cá nhân Tp = 50% và TpE = 10% 0,5 0,054
Lợi nhuận sau tất cả thuế 0,5 0,496
Lợi thế của nợ = 0,004$
+ Ví dụ: Tc: 35%, Tp: 39,6%, TpE: 28% (thuế suất thực tế thấp hơn vì thuế lãi vốn có
thể được hoãn cho đến khi bán được cổ phần). Xét trường hợp một công ty không chi
trả cổ tức, và việc trì hoãn nộp thuế lãi vốn đã cắt giảm thuế suất cá nhân thực tế trên
lợi nhuận từ vốn cổ phần còn TpE: 14%:
MỘT DOANH NGHIỆP NÊN VAY BAO NHIÊU ? Nhóm 03_K22_Ngân Hàng Đêm 1
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LANH Trang 13
Lãi từ chứng
khoán nợ
Lợi nhuận vốn
cổ phần
Lợi nhuận trước thuế $ 1,00 $ 1,00
Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp Tc = 35% 0 0,35
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,00 0,65
Thuế thu nhập cá nhân Tp = 39,6% và TpE = 14% 0,396 0,091
Lợi nhuận sau tất cả thuế 0,604 0,559
Lợi thế của nợ = 0,045$
Nếu công ty quyết định trả cổ tức 50%, vậy phân nửa của lợi nhuận trên vốn cổ phần
là cổ tức và nửa kia là lãi vốn. Việc trì hoãn nộp thuế lãi vốn đủ lâu đã cắt giảm thuế
suất cá nhân thực tế của lãi vốn chỉ bằng phân nữa thế suất quy định , tức là 14%.
Được biết thuế suất cá nhân của cổ tức là 39,6%. Như vậy, thuế suất thực tế đánh trên
lợi nhuận từ vốn cổ phần là bình quân của thuế suất đánh trên cổ tức và trên lãi vốn
vay: (39,6% + 14%)/2 = 26,8%. Khi đó:
Lãi từ chứ