Tôn giáo là một hình thái đặt biệt của ý thức xã hội mang tính bảo thủ . Các loại hình tôn giáo thường có sức sống dai dẳng trong tư tưởng tình cảm của con người và thông qua những vòng khâu chuyễn hóa nhất định , từ lâu nó đã trở thành một lực lượng vật chất tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại .
Trong thời đại ngày nay , với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Khoa học-Công nghệ một số nước đã giành được nhiều thắng lợi to lớn ở mức độ khác nhau và cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc cải tiến cách mạng theo định hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta thì tôn giáo trên thực tế đã có những chuyển biến , nhưng tôn giáo chưa thể mất đi được , mà về khách quan tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng nhất định đến qúa trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Phật giáo Hoà Hảo do Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng vào năm 1939 , tại tỉnh An giang , trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược , chúng tăng cường vơ vét , bóc lột nhân dân ta về kinh tế , nô dịch về văn hoá và tư tưởng ; khủng bố và đàn áp các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo.
Phật giáo Hoà Hảo ra đời phổ biến truyền giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ là “ Học phật tu nhân “, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên , Ân đất nước , Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại , nhằm trao đổi và nâng cao đạo đức văn hoá cho tín đồ đem lại lợi ích cho nhân sanh và cho xã hội.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hình thái đặt biệt của ý thức xã hội mang tính bảo thủ . Các loại hình tôn giáo thường có sức sống dai dẳng trong tư tưởng tình cảm của con người và thông qua những vòng khâu chuyễn hóa nhất định , từ lâu nó đã trở thành một lực lượng vật chất tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại .
Trong thời đại ngày nay , với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Khoa học-Công nghệ một số nước đã giành được nhiều thắng lợi to lớn ở mức độ khác nhau và cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc cải tiến cách mạng theo định hướng đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở nước ta thì tôn giáo trên thực tế đã có những chuyển biến , nhưng tôn giáo chưa thể mất đi được , mà về khách quan tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng nhất định đến qúa trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
Phật giáo Hoà Hảo do Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng vào năm 1939 , tại tỉnh An giang , trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược , chúng tăng cường vơ vét , bóc lột nhân dân ta về kinh tế , nô dịch về văn hoá và tư tưởng ; khủng bố và đàn áp các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo.
Phật giáo Hoà Hảo ra đời phổ biến truyền giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ là “ Học phật tu nhân “, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên , Ân đất nước , Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại , nhằm trao đổi và nâng cao đạo đức văn hoá cho tín đồ đem lại lợi ích cho nhân sanh và cho xã hội.
Sau ngày miền Nam giải phóng, hoạt động Trị sự Phật giáo Hòa Hảo cũng như các tổ chức chính trị, quân sự của nó không còn hoạt động nhưng đông đảo tầng lớp tín đồ vẫn giữ đạo theo truyền thống giáo lý Hòa Hảo”Học Phật,tu nhân”. Tuy nhiên,trong qúa trình đó bọn phản động được sự hổ trợ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lợi dụng Phật giáo Hòa Hảo,lợi dụng chính sách “Mở cửa”,”Đổi mới” của Đảng và Nhà nước ta (trong đó có đổi mới công tác tôn giáo) để chống phá lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trong khi chưa có Pháp lệnh tôn giáo và luật về tín ngưỡng tôn giáo, vấn đề quản lý Nhà nuớc về hoạt động tôn giáo còn thiếu những văn bản dưới luật có tính chất pháp quy, đòi hỏi phải nghiên cứu có hệ thống để có những căn cứ lý luận và thực tiển nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác tôn giáo trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương. Bản thân là một cán bộ nghiên cứu tổng hợp nên tôi chọn đề tài :
“Một số vấn đề về tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An-giang hiện nay” làm tiểu luận tốt nghiệp.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và là một hiện tượng lịch sử.Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài thống trị họ trong cuộc sống hàng ngày,sự phản ánh mà trong đó các lực lượng trần thế lại mang hình thức các lực lượng phi trần thế .Từ khía cạnh xã hội , các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhìn nhận một tôn giáo theo ba tiêu chí: Giáo lý-những quan niệm về niềm tin vào các lực lượng , thực thể siêu nhiên và mối quan hệ giửa con người với lực lượng, thực thể đó-; Nghi lễ-phương tiện,biểu tượng để con người giao tiếp với lực lượng,thực thể siêu nhiên-; Tổ chức-sự tồn tại những hình thức quản lý chung trong hoạt động tôn giáo của cộng đồng tín đồ-.
1.1.Quan điểm của Mác,Ăng ghen về tôn giáo:
Mác-Ăng ghen xem tôn giáo như là một hiện tượng xã hội phức tạp,đa dạng gắn liền với những lĩnh vực khác nhau của đời sống con người . Trong tác phẩm “Phê phán triết học pháp quyền Hê-ghen” Mác viết ” Con người sáng tạo ra tôn giáo,chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người,cụ thể là: Tôn giáo là sự tự ý thức và sự cảm nhận của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc dã lại để mất bản thân mình một lần nữa.Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náo đâu đó ngoài thế giới . Con người chính là thế giới con người ,là Nhà nước ,là xã hội.Nhà nước ấy,xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo tức thế giới quay lộn ngược “ [1,643-644].
Trong cuốn “Chống Đuy-rinh”,với quan điểm duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học.Mác-Ăng ghen viết: “ Bất cứ tôn giáo nào cũng chỉ là sự phản ảnh hư ảo vào trong đầu óc con người ta, những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ ,chỉ là sự phản ánh mà trong đó sau sức mạnh thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian” [2,623].
Về bản chất của tôn giáo ,theo Mác, cơ sở để phê phán không mang tính tôn giáo là ở chổ con người tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo tạo ra con người .Tôn giáo là tình cảm tự thân của con người khi họ chưa làm chủ được bản thân thì đã tự đánh mất mình .Nhưng con người không phải là một vật trừu tượng chung chung như quan điểm của Phơ-bách mà con người là thế giới của con người tạo ra ,nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với mọi vật xung quanh , giữa cái trần tục với cái thiêng liêng ,cái hiện thực với cái hư ảo,cái trần gian với cái siêu trần gian .Nhà nước và xã hội đã tạo ra tôn giáo , đó là cơ sở trần tục của tôn giáo.
Theo Mác-Ăng ghen : Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, nhưng bản chất của nó là một hình thái xã hội đặc biệt , nó phản ánh hư ảo hoang đường thế giới khách quan vào đầu óc con người, tôn giáo chỉ xuất hiện ,tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định , khi những điều kiện lịch sử phát triển đến một giai đoạn nào đó tôn giáo sẽ không tồn tại.
Mác cho rằng ,tôn giáo chỉ xuất hiện là đền bù hư ảo ,sự bất lực của sản phẩm của quan hệ hạn chế của con người đối với tự nhiên và đối với nhau ,sự khổ ải của tôn giáo vừa là sự khổ ải của hiện thực ,lại vừa là sự phản kháng lại sự khổ ải hiện thực đó. Tôn giáo là tiếng thở dài não nuột của chúng sinh bị áp bức ,là trái tim của thế giới không có trái tim , là tinh thần của trạng thái không có tinh thần .Tôn giáo là liều thuốc phiện , là hạnh phúc hư ảo của nhân dân .Theo quan điểm của Mác-Ăng ghen thì ba yếu tố được coi là nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo là : yếu tố nhận thức -những quan niệm về tự nhiên ,về con người và quan hệ giữa con người và giới tự nhiên , trong đó quan niệm về lực lượng siêu nhiên (thần thánh) luôn luôn thống trị con người , là nền tảng giáo lý -.Yếu tố xã hội-sự tác động của xã hội loài người với chính con người , làm cho họ cảm thấy bị đè nén ,bất lực trước cuộc sống và phải tìm đến con đường giải thoát là tôn giáo-.Yếu tố tâm lý-bắt nguồn từ nhu cầu tinh thần , con người đã nảy sinh tình cảm đối với các sinh hoạt tôn giáo .Hai ông đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc xã hội gắn liền với những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ,con người với với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp , con người bất lực trước sức mạnh tự phát trong đời sống xã hội như : bệnh tật,nghèo đói,tai họa thiên nhiên ,tai họa do chiến tranh ,bất công giữa kẻ giàu người nghèo...Do nhận thức còn hạn chế ,họ cho rằng thế giới của con người đã có sự sắp đặt ,định đoạt từ trước của một ý chí siêu nhiên nào đó ( Trời, Phật, Thượng đế hay thần linh ma qủy ) nên họ đành cuối đầu khuất phục,mất hết ý chí đấu tranh chỉ tập trung vào thờ phụng, cầu khẩn và mong ước được tha thứ , ban ơn hay che chở . Chính vì vậy giai cấp thống trị đã lợi dụng lòng tin vào tôn giáo để mê hoặc giai cấp , nô dịch quần chúng nhân dân lao động nhằm củng cố địa vị thống trị giai cấp, thống trị xã hội của chúng.
Tóm lại,Mác-Ăng ghen không dừng lại ở việc coi tôn giáo như là sản phẩm của sự nhận thức sai lầm của con người như những quan điểm cũ, khác với thuyết vô thần trước đó, Mác-Ăng ghen đã nêu lên được nguồn gốc, bản chất xã hội, vai trò chính trị-xã hội của tôn giáo, mối liên hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội, từ đó tìm ra con đường đúng đắn.có cơ sở khoa học để khắc phục nó. Theo các ông, cách khắc phục tôn giáo thiết thực nhất là xây dựng được một xã hội mà trong đó không có điều kiện cho những biến dạng của tôn giáo tồn tại, một xã hội hiện thực của đời sống xã hội thể hiện mối quan hệ bình đẳng đúng đắng giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
1.2.Quan điểm của Lênin về tôn giáo
Lênin phát triển học thuyết của Mác-Ăng ghen về tôn giáo,ông đề cặp đến lý luận tôn giáo trong nhiều tác phẩm như : Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo; về thái độ của Đảng Công nhân đối với tôn giáo ; các giai cấp và các Đảng trong mối quan hệ với tôn giáo và nhà thờ ; chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán...Lênin đã trình bày rõ ràng hơn, toàn diện hơn về nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo, sự lý giải của Lênin về nguồn gốc của tôn giáo cho ta khả năng giải thích sâu hơn về nguyên nhân tồn tại và sức sống dai dẳng của tôn giáo ; đồng thời Lênin còn chỉ rõ thái độ đối với tôn giáo của những người Mác-xít, ông cho rằng : Cần phải phân biệt chính xác giữa tôn giáo như một tư tưởng xa lạ với chủ nghĩa Mác và những người lao động chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Đối với những người lao động có tôn giáo ,tôn giáo là “ thứ rượu mạnh tinh thần”[3,324] của họ ; vì vậy đối với họ phải có thái độ thận trọng, không được gạt bỏ họ bằng thái độ kinh miệt với những định kiến tôn giáo và chính trị của họ mà bền bỉ khéo léo kiên nhẫn và lợi dụng mọi hành động đấu tranh chính trị và kinh tế,để giáo dục và làm cho họ gần gủi với giai cấp vô sản, giác ngộ trên cơ sở đấu tranh chung.
Đồng thời phải phân biệt rõ hai mặt của vấn đề tôn giáo: chính trị và tư tưởng luôn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo ,mặt chính trị phản ánh mâu thuẩn đối kháng về lợi ích kinh tế-chính trị giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích nhân dân lao động , còn mặt tư tưởngphản ánh mâu thuẩn không mang tính đối kháng giữa những người không có tín ngưởng tôn giáo cũng như những người có tín ngưởng tôn giáo khác nhau. Chính trị và tư tưởng thường đan xen vào nhau , có những mâu thuẩn thuộc về chính trị trong tôn giáo bị các phần tử phản động ngụy trang bằng sự khác nhau về tư tưởng và ngược lại, việc phân biệt giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo dù khó khăn nhưng rất cần thiết , nhằm tránh khuynh hướng “tả” hoặc “hữu” trong quá trình quản lý, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tín ngưởng,tôn giáo. Người dạy rằng: “Không nên chỉ bó hẹp cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong một cuộc tuyên truyền trừu tượng về mặt tư tưởng phải gắn cuộc đấu tranh ấy với thực tiển cụ thể của phong trào giai cấp nhằm tiêu diệt nguồn gốc xã hội giai cấp” [4,51]. Bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến tôn giáo, cần phải giải quyết trong mối quan hệ chung của cuộc đấu tranh cách mạng với nhiệm vụ của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản.
Lênin đã đưa ra những quan điểm khoa học kiểu mẫu trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo , từ sự chỉ dẫn đó của Lênin ta có thể rút ra một số nguyên tắc sau :
+Phải giải thích nguyên nhân tồn tại tín ngưởng tôn giáo một cách khoa học trên cơ sở duy vật , chú ý tới nhân tố lịch sử-xã hội-văn hóa-tâm lý-cảm xúc của con người , tôn giáo còn tồn tại lâu dài.
+Phải gắn bó cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng trên của tôn giáo với quần chúng ,với việc củng cố đoàn kết thống nhất của những người lao động có tôn giáo và không có tôn giáo .Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một quá trình xây dựng mới phát triển trí thức trong nhân dân.
+Phải tạo được một hệ thống những quan điểm khoa học,đạo đức bao quát và giải thích được những vấn đề mà quần chúng nhân dân lao động vẫn tìm trong tôn giáo.
+Không được khước từ những cuộc đấu tranh nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo với quần chúng nhân dân lao động , nhưng cũng không thể cấm đoán tôn giáo bằng biện pháp hành chính cực đoan , không thể giải quyết vấn đề tôn giáo bằng những lời lẽ tuyên truyền ầm ĩ về Chủ nghĩa duy vật...bằng những khẩu hiệu chống nhà thờ.
+Giai cấp vô sản phải xóa bỏ tình trạng nô lệ về kinh tế vì tình trạng ấy là nguồn gốc thật sự mê hoặc nhân loại.
Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo và vận dụng sáng tạo những quan điểm ấy để nghiên cứu tôn giáo nói chung hay một tôn giáo cụ thể của mỗi nước sẽ góp phần làm cho Đảng cầm quyền tránh được những sai lầm đáng tiếc trong việc thực hiện công tác tôn giáo , tạo sự đoàn kết trong khối đại đoàn kết dân tộc cùng chung ý chí đấu tranh cho lý tưởng cao cả của con người .Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận gắn với thực tiễn.
Mác-Ăng ghen-Lênin đã để lại cho chúng ta phương pháp tốt nhất để nhận thức về tôn giáo ,những ý kiến sâu sắc về bản chất, nguồn gốc ,vai trò của tôn giáo trong xã hội .Tuy nhiên hiện nay tôn giáo ngày càng phức tạp , phong phú hơn nhiều so với thời kỳ của Mác-Ăng ghen-Lênin, nhưng những quan điểm khoa học của các ông về tôn giáo vẫn là nền tảng cho toàn bộ nhận thức của chúng ta về tôn giáo, nhất là quan điểm của các ông không bao giờ chủ quan xóa bỏ tôn giáo ,nó không thể mất đi dễ dàng, không thể nào ”chết cái chết tự nhiên của nó” , khi những nguồn gốc tạo ra nó vẫn tồn tại ,chính các ông đã dùng phuơng pháp các Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm công cụ ,cơ sở để nhận thức về tôn giáo một cách khoa học , vượt xa các quan điểm về tôn giáo của Chủ nghĩa duy vật biện chứng ,trong đó khắc phục được những mặt hạn chế của các nhà khoa học đi trước.
1.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Trước hết Hồ Chí Minh coi tôn giáo như là một di sản văn hóa của loài người, với tư tưởng nhân văn, lòng yêu thương con người , tư tưởng cách mạng và thế giới quan khoa học , Bác đã tìm thấy những điểm tương đồng giữa học thuyết Mác-xít với mục đích của tôn giáo, Người chỉ ra một số lĩnh vực tôn giáo không đối lập ,cách biệt với Chủ nghĩa xã hội, có điểm chung đó là tính hướng thiện, tính nhân văn vì con người. Những người sáng lập ra các tôn giáo như Giê-su, Thích ca đều mơ ước xây dựng một xã hội tự do ,bình đẳng, bác ái, hòa bình không có chiến tranh, không có đau khổ, không có bất công...vì mưu cầu hạnh phúc của con người ,cho xã hội. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng những ước muốn đó của Chúa Giê-su, Phật Thích ca cũng chính là mục đích của Chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng tôn trọng tự do tín ngưỡng và nhu cầu tôn giáo của nhân dân .Với Bác, tôn trọng tín ngưỡng ,tôn giáo của nhân dân là tôn trọng phần tốt đẹp của di sản văn hóa mấy ngàn năm của nhân loại. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau ngày tuyên bố nước Việt nam độc lập để bàn về sáu vấn đề cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Bác nêu lên nhiệm vụ thứ sáu là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị ,tôi đề nghị Chính phủ ra tuyên bố:”tín ngưỡng tự do và luơng giáo đoàn kết” [5,7]. Trên cương vị là Chủ tịch nước , ngày 14 tháng 6 năm 1.955.Bác đã ký sắc lệnh số 234/SL,của Chính phủ về vấn đề tôn giáo .Điều 1 sắc lệnh đã khẳng định : ”Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân ,không ai được quyền xâm phạm quyền tự do ấy ,mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
Đoàn kết lương giáo là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.Với Người, đại đoàn kết không phải là một khẩu hiệu mà là một tư tưởng, tư tưởng đó là kết tinh truyền thống đoàn kết để xây đựng và giũ nước của cộng đồng dân tộc Việt nam.Từ ”Tình làng,nghĩa xóm”,”Bầu ơi thương lấy bí cùng” đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng thiên nhiên hà khắc và giặc ngoại xâm, để bảo vệ và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng ở đại đa số quần chúng nhân dân là tín đồ các tôn giáo , họ là những công dân yêu nước , nếu được giáo dục thì họ sẽ phân biệt đúng sai,không sợ đấu tranh vì lẽ phải. Cách mạng phải biết chăm lo đời sống nhân dân ,đem lại quyền lợi cho quần chúng các tôn giáo, và thế họ sẽ đi theo cách mạng. Trong thư gởi cho linh mục và đồng bào công giáo Việt Nam (ngày 25/12/1945 ) Bác viết: ” Cách đây gần 2000 năm ,trong một đêm đông lạnh lẽo ,đức Chúa đã giáng sinh để cứu vớt nhân loại .Đức Thiên Chúa là một tấm gương hy sinh triệt để vì những người bị áp bức,vì dân tộc bị đè nén,vì hòa bình và công lý...Từ ngày giáng sinh đến nay, tinh thần bác ái của Người đã toả khắp nơi, thấm vào càng sâu, ngày nay đồng bào cả nước , giáo và lương đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí như con một nhà, kiên quyết giữ vững quyền độc lập tự do. Ngoài sa trường các chiến sĩ lương và giáo xây nên bức tường thành kiên cố vĩ đại ngăn cản kẻ thù,chống thực dân Pháp...Tinh thần hy sinh ấy là noi theo tinh thần cao thượng của đức Chúa Giê-su” [6,67].
Tư tưởng , quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo, những chính sách đúng đắn của Bác đã lôi kéo được đại đa số tín đồ các tôn giáo đi theo con đường cách mạng tham gia kháng chiến giết giặc cứu nước .Một số chức sắc trong các tôn giáo đã nói lên cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh và đáp ứng lời kêu gọi của Người. Linh mục Vũ xuân Kỹ nói : ” Khi thấy Hồ Chủ Tịch là thấy tấm gương đạo đức của Người, thấy Hồ Chủ Tịch là thấy cả một chính sách đại đoàn kết , quảng đại khéo léo của nhân dân ta từ trước đến nay “. Thượng tọa Phạm Thế Long tại Hội nghị giáo hữu toàn miền Bắc năm 1964 đã tụng kinh niệm phật để cầu siêu cho những thanh niên .Tăng ni cởi cà sa ra trận làm Anh bộ đội cụ Hồ, Thượng tọa nói ” và Thượng tọa hô to: ”Nguyện đại đoàn kết chặt chẽ với toàn dân,ủng hộ Chính phủ, Hồ Chí Minh kháng chiến,để Chính phủ lái con thuyền Việt Nam tới bờ hạnh phúc “.
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ta thấy : Người xuất phát từ tấm lòng của người lãnh tụ cách mạng, mọi quan điểm , tư tưởng, hành động của Người đều nhằm phục vụ sự nghiệp chung của dân tộc . Người tìm hiểu ,nghiên cứu kỹ và có hệ thống Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo .Hồ Chí Minh không bao giờ nêu vấn đề vô thần hay hữu thần .Người biết vượt qua những khác biệt để vươn đến điểm chung của dân tộc là độc lập và tự do .Đối với Bác “Viêt Nam ngày nay chỉ có một đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập .Tín đồ Phật giáo tin Phật, tín đồ Gia-tô tin Chúa-Trời ,cũngnhư chúng ta tin đạo Khổng...đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng làm trái ý dân, dân muốn gì ta phải làm nấy “ [6,148].
1.4. Quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta :
1.4.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo :
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) với sự đổi mới toàn diện trong đó có vấn đề tôn giáo đã và đang được thực tế chứng minh là một hướng đi đúng đắn hợp quy luật, hợp lòng dân của Đảng ta. Trên cơ sở của sự đổi mới toàn diện, về lĩnh vực tôn giáo ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 24-NQ/TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ba vấn đề quan trọng mà Đảng ta nêu ra trong nghị quyết là : Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lầu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với xây dựng xã hội mới. Dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo, ngày 21/3/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành nghị định số : 69/HĐBT quy định về các hoạt động tôn giáo. Nghị quyết số : 24-NQ/TW. Nghị định 69/HĐBT mở đầu cho những nghị quyết chỉ thị sau này của Đảng, Nhà nước ta đánh dấu sự đổi mới về nhận thức và thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới của cách mạng Việt Nam. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là: tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, xây dựng tình đoàn kết giữa các tôn giáo, hoà hợp dân tộc để bảo vệ và xây dựng đất nước. Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Chỉ thị số : 37/CT-TW của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới khẳng định : “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thàn của một bộ phận nhân dân”. Chỉ thị 37 phản ánh rất rõ tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra từ tháng 9 năm 1945, trong tình hình đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; ở đây thể hiện đầy đủ các nguyên tắc, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, với 6 điều nêu trong chỉ thị có thể quy gọn là : tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo nhằm đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, làm nhĩa vụ công dân, bảo vệ lợ