Tiểu luận Một tình huống thực tế về giải quyết tranh chấp nhà, đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo quan điểm của Nhà nước ta thì đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai gắn liền với chủ quyền, lãnh thổ của mỗi quốc gia, của mỗi địa phương; gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người. Trải qua bao thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Pháp luật nước ta luôn đặt việc điều chỉnh các vấn đề đất đai lên hàng đầu. Nhà nước không ngừng hoàn thiện pháp luật về đất đai để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, với mục tiêu xây dựng đất nước. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và ban hành Luật Đất đai năm 2003 cùng nhiều văn bản pháp qui dưới luật như: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn.

pdf20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một tình huống thực tế về giải quyết tranh chấp nhà, đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………………… TIỂU LUẬN Một tình huống thực tế về giải quyết tranh chấp nhà, đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quan điểm của Nhà nước ta thì đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai gắn liền với chủ quyền, lãnh thổ của mỗi quốc gia, của mỗi địa phương; gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người... Trải qua bao thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Pháp luật nước ta luôn đặt việc điều chỉnh các vấn đề đất đai lên hàng đầu. Nhà nước không ngừng hoàn thiện pháp luật về đất đai để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, với mục tiêu xây dựng đất nước. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và ban hành Luật Đất đai năm 2003 cùng nhiều văn bản pháp qui dưới luật như: Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn... qui định về quản lý đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Quán triệt tinh thần đó, Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa, phát triển các quy định của Luật Đất đai năm 1993, đánh dấu một bước tiến quan trọng trọng việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật 3 về đất đai, thông qua việc quy định cụ thể, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước- đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác trong lĩnh vực quản lý nhà, đất nên tôi đã trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về nhà, đất trên địa bàn tỉnh. Nhằm góp phần phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai; để việc tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống được thống nhất, có hệ thống, đảm bảo tính khoa học, trong phạm vi đề tài này, xin được đặt ra một tình huống cụ thể về tranh chấp nhà, đất trong nội bộ nhân dân để cùng nghiên cứu và tham khảo. Với thời lượng và kiến thức có hạn, rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh, góp phần vào việc nghiên cứu và điều chỉnh chính sách đất đai của nhà nước ta. B. PHẦN NỘI DUNG I. Tình huống thực tế: Khu đất có diện tích 1.200m2 tọa lạc tại đường Chi Lăng, phường Phước Hiệp, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nguồn gốc của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. Năm 1974, cha của ông Hai đã cho bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu thuê mướn và xây cất nhà ở. Hiện bà Nguyễn Thị Tám đang quản lý và sử dụng với diện tích 120m2, trong đó bà đã cho con trai là Lê Văn Một 52m2; ông Văn Năm đang quản lý và sử dụng diện tích 200m2, trên phần đất này có một ngôi nhà tạm do cha của ông Hai xây cất; bà Nguyễn Thị Thu đang quản lý diện tích 480m2 nhưng chỉ sử dụng có 320m2, còn 160m2 vẫn để trống. Trước giải phóng, bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu hằng năm có trả tiền thuê đất cho cha ông Nguyễn Văn Hai. Nhưng từ năm 1975 đến năm 1992, cả 03 người không trả tiền thuê đất nữa mà chỉ đưa tiền cúng kiến ông bà. Từ khi giá đất tại thị xã Bà Rịa tăng cao, ông Nguyễn Văn Hai đã đại diện gia tộc khiếu nại đòi bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu bồi hoàn giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông tại UBND thị xã Bà Rịa. Do mảnh đất trên chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thị xã Bà Rịa. 4 Để giải quyết vấn đề này, ngày 26/02/1996, UBND thị xã Bà Rịa ban hành quyết định giải quyết số 11/QĐ-UBTX với nội dung: Bảo đảm quyền lưu cư cho các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu và buộc các hộ này phải đền bù cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai theo đơn giá tại quyết định số 31/QĐ-UBT ngày 17/01/1995 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Đồng thời buộc bà Nguyễn Thị Thu phải giao trả lại phần đất trống 160m2 chưa sử dụng cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai; ông Nguyễn Văn Năm có trách nhiệm bồi hoàn giá trị căn nhà đã có sẵn khi được thuê đất. Tuy nhiên, quyết định trên chưa được thi hành do hai bên tiếp tục khiếu nại. Ngày 23/4/1997, UBND thị xã Bà Rịa lại tiếp tục ban hành quyết định số 40/ QĐ-UBTX để cưỡng chế việc thi hành quyết định số 11/ QĐ- UBTX ngày 26/ 02/ 1996. Do có đơn khiếu nại, ngày 28/ 6/ 1997, UBND thị xã Bà Rịa có công văn số 140/ CV-UBTX về việc tạm ngưng thi hành quyết định cưỡng chế để thẩm tra, xem xét lại vụ việc. Ngày 30/ 12/ 1997, UBND thị xã Bà Rịa ban hành quyết định giải quyết số 95/ QĐ-UBTX điều chỉnh một phần nội dung quyết định số 11/ QĐ- UBTX giảm giá đền bù 30% cho các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu nhưng cả 03 hộ đều không đồng ý với cách giải quyết của UBND thị xã Bà Rịa. Ngày 18/ 02/ 1998, bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu cùng đứng đơn khởi kiện hành chính tại Tòa án nhân dân thị xã Bà Rịa đối với 02 quyết định số 11/ QĐ-UBTX và quyết định số 95/ QĐ-UBTX của Uỷ ban nhân dân thị xã Bà Rịa. Đại diện những người khởi kiện cho rằng không nhận được quyết định số 11/ QĐ-UBTX của Uỷ ban nhân dân thị xã Bà Rịa. Họ yêu cầu được lưu cư và không phải đền bù cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai vì hàng năm họ đã nộp thuế sử dụng đất cho Nhà nước. Mặt khác, họ đã quản lý và sử dụng diện tích đất nêu trên ổn định, lâu dài. Đại diện gia tộc, ông Nguyễn Văn Hai khẳng định việc giải quyết của UBND thị xã Bà Rịa là đúng đắn và yêu cầu giữ nguyên quyết định. Đề nghị 03 hộ phải bồi hoàn giá trị căn nhà và giá trị quyền sử dụng đất, thực hiện quyết định của UBND thị xã Bà Rịa. Ông Lê Văn Một là con của bà Nguyễn Thị Tám yêu cầu được tiếp tục quản lý và sử dụng 52m2 đất và đồng ý đền bù cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. 5 Tại quyết định hành chính sơ thẩm số 05/ QĐ-TAND về lô đất tọa lạc tại đường Chi Lăng, phường Phước Hiệp, thị xã Bà Rịa nêu cụ thể: - Bà Nguyễn Thị Tám quản lý sử dụng 120m2 và phải bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai 20.000.000đ. - Ông Văn Năm quản lý sử dụng 200m2 và phải bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai 35.000.000đ, giá trị căn nhà là 5.000.000đ. Tổng cộng là 40.000.000đồng. - Bà Nguyễn Thị Thu quản lý và sử dụng 480m2 và phải bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai 55.000.000đ. Bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu phải nộp 50.000đ án phí hành chính sơ thẩm. Bên khởi kiện đã không đồng ý với quyết định của Tòa án. Ngày 25/ 8/ 1998, bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu nộp đơn kháng cáo xin xét xử theo thủ tục phúc thẩm. II. Nguyên nhân và hậu quả của vụ việc: 1. Nguyên nhân: Kể từ sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực, thì quyền sử dụng đất của công dân được pháp luật bảo hộ. Do đó đất đai trở thành tài sản có giá trị thiết thực đối với đời sống người dân. Cùng với tác động của thị trường về nhà cửa, đất đai thì đất đai càng chứng tỏ giá trị của nó trên thị trường bất động sản. Cũng từ đây, việc khiếu nại tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng, kéo dài và trở thành cơn sốt như: đòi lại nhà, đất cũ, nhà đất do Nhà nước quản lý, đất gia tộc, đất dòng họ, đất thừa kế... đã trở thành một vấn đề tranh chấp, khiếu nại về đất đai hết sức đa dạng và phức tạp, rất khó khăn cho cán bộ thụ lý. Các tranh chấp này thường không đủ chứng cứ khẳng định tính pháp lý của đất tranh chấp hoặc có nhiều chứng cứ pháp lý về đất tranh chấp mà pháp luật tại thời điểm giải quyết tranh chấp không quy định cụ thể, dẫn đến việc vận dụng giải quyết không thống nhất, không đúng tinh thần ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Đảng và Nhà nước(Theo qui định tại điều 83, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Trong trường hợp trên, 03 hộ tranh chấp không hề có giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc đất một cách hợp pháp, họ chỉ có giấy của cha ông Nguyễn Văn Hai thỏa thuận đồng ý cho 03 hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu thuê mướn diện tích đất nêu trên để xây nhà ở trước giải phóng. 6 Một nguyên nhân nữa dẫn đến tranh chấp kéo dài là do sự không thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất như nhà ở, công trình kiến trúc, cây lâu năm... Do sự hiểu biết pháp luật của cán bộ thụ lý còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm đối với công việc chưa cao vì lý do kinh tế. Mặt khác, chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết tranh chấp đất đai, chưa thường xuyên tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ, cập nhật văn bản mới của Chính phủ về giải quyết tranh chấp đất đai. 2. Hậu quả: Việc giải quyết không thỏa đáng, khi ban hành quyết định số 11/ QĐ- UBTX, UBND thị xã Bà Rịa đã không gửi đến các bên có tranh chấp trong vụ kiện nên bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu không biết kết quả giải quyết để thi hành đã phần nào làm mất uy tín của cán bộ công chức và UBND thị xã Bà Rịa, làm giảm niềm tin và gây bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại là do phương án giải quyết không nhất quán, chưa đúng pháp luật nên vụ việc phải kéo dài, giải quyết đi giải quyết lại nhiều lần gây tốn kém tiền của công sức của người dân cũng như của Nhà nước, làm cho hiệu lực quản lý của Nhà nước không phát huy được tác dụng tích cực, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Mặt khác, việc thụ lý của Tòa án cũng không đúng thẩm quyền vì đây là quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, không phải là quyết định hành chính nên việc Tòa án nhân dân thị xã Bà Rịa thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là chưa đúng qui định của pháp luật. Cần lưu ý rằng, trong mọi trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai không dẫn đến một khiếu nại hành chính. Chỉ có những khiếu nại được qui định tại điều 138, Luật Đất đai năm 2003 và điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ mới dẫn đến việc công dân, tổ chức khởi kiện quyết định hành chính. Đây là một thực trạng mà thời gian trước đây, nhiều vụ việc Toà án điạ phương đã thụ lý, xét xử sai thẩm quyền mà các cơ quan kiểm sát và Chánh án Tòa án cấp trên cũng không phát hiện ra để thực hiện quyền kháng nghị. Một số vụ việc khi chuyển đến Toà cấp xét xử phúc thẩm hoặc Toà án nhân dân tối cao thì mới được phát hiện có vi phạm trong thủ tục tố tụng. Do đó, hậu quả là nhiều vụ án bị hủy và đình chỉ giải quyết do vi phạm trình tự, thủ tục tố tụng. Vụ việc lại được trả về địa phương để giải quyết lại. Tình trạng này gây mất lòng tin và mất nhiều thời gian, công sức của người dân. Tuy nhiên, ở giác độ bài viết này, tôi không phân tích việc thụ lý giải quyết của cơ quan tài phán mà chỉ đi sâu phân tích ở giác độ giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước. 7 III. Xây dựng các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vụ việc: 1. Các tiêu chuẩn để xây dựng phương án: Vụ việc phải được giải quyết theo đúng qui định của pháp luật. Đảm bảo pháp chế XHCN, sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Vụ việc phải được giải quyết dứt điểm. Giữ được đạo lý và mối quan hệ đoàn kết trong cộng đồng dân cư làng xã của người Việt Nam. 2. Các phương án giải quyết: Từ vụ tranh chấp nêu trên, xin đề ra một số phương án giải quyết như sau: 2.1. Phương án 1: Giữ lưu cư và công nhận nhà đất đó thuộc quyền quản lý sử dụng của các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu và không phải bồi hoàn giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. Bác đơn xin tranh chấp của ông Nguyễn Văn Hai vì căn cứ vào Quyết định số 111/ CP ngày 14/ 4/ 1997 của Hội đồng Chính phủ và căn cứ vào Khoản 2, Điều 2, Luật Đất đai năm 1993 qui định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Công văn số 647/ CV. TCĐC của Tổng cục địa chính hướng dẫn: “Nếu nhà xây dựng trước năm 1980 thì công dân được công nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hợp pháp”. Trong trường hợp tranh chấp nhà đất nêu trên, 03 hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu xây dựng từ trước năm 1975 và sử dụng ổn định cho đến nay. Theo các quy định trên thì 03 hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu sẽ được công nhận quyền sử dụng nhà, đất hợp pháp. UBND thị xã Bà Rịa đã thừa nhận chưa giao quyết định số 11/ QĐ. UBTX ngày 26/ 12/ 1996 cho 03 hộ. Do vậy, cần hủy quyết định số 95/ QĐ. UBTX và sửa quyết định số 11/ QĐ. UBTX của UBND thị xã Bà Rịa theo hướng 03 hộ được quản lý sử dụng toàn bộ khu đất đã thuê trước đây và tiến hành đăng ký kê khai theo qui định. Đồng thời không phải đền bù giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai nhưng phải đền bù giá trị căn nhà. Còn ông Lê Văn Một đang 8 sử dụng diện tích 52m2 thì phải bồi hoàn giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. Tuy nhiên, gia tộc ông Nguyễn Văn Hai sẽ tiếp khiếu vì không đồng ý với cách giải quyết nêu trên. 2.2 Phương án 2: Giữ lưu cư và công nhận nhà, đất đó thuộc quyền quản lý sử dụng của các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu và buộc các hộ này phải bồi hoàn giá trị nhà và giá trị quyền sử dụng đất cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai theo thỏa thuận giữa các đương sự. Nếu không tự thỏa thuận được, áp dụng đơn giá của Quyết định số 31/ QĐ. UBT ngày 17/ 01/ 1995 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời buộc bà Nguyễn Thị Thu phải giao trả lại cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai 160m2 đất trống chưa sử dụng vì UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 333/ QĐ. UBT ngày 04/ 4/ 1991 ban hành bảng qui định việc giải quyết một số vấn đề tranh chấp về quyền sử dụng đất trong đó có nêu: “trường hợp người sử dụng đất hợp pháp cho người khác sử dụng phần đất này từ trước ngày giải phóng Miền nam; người sử dụng mới có công cải tạo, chăm sóc và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, khi có tranh chấp mà hai bên không tự thương lượng được thì người sử dụng mới phải bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư cho chủ cũ theo qui định của UBND tỉnh”. Hơn nữa tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Luật Đất đai đã công nhận quyền sử dụng đất là tài sản thừa kế, mặc dù ông Nguyễn Văn Hai không có giấy tờ hợp pháp về nguồn gốc khu đất tranh chấp nhưng theo những nhân chứng sống lâu năm tại khu vực này cho biết là do cha ông là Nguyễn Văn Phái khai khẩn trước năm 1960 và có cho các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu thuê mượn để ở trước 1975 (có giấy thỏa thuận thuê mướn đất giữa các bên). Đồng thời, tại cuộc hoà giải bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu cũng thừa nhận có thuê đất của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. Như vậy, ông Nguyễn Văn Hai được quyền thừa kế theo qui định của pháp luật. Từ năm 1975 đến khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước không có quyết định quản lý phần nhà, đất cho thuê của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai và cũng không có quyết định nào giao cho 03 hộ trên quản lý sử dụng. Do đó, việc giải quyết theo hướng buộc 03 hộ bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư cho chủ cũ là hợp lý. Theo phương án này, các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu sẽ không hoàn toàn nhất trí, nhưng các hộ này đều công nhận có 9 thuê đất đang tranh chấp của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai. Do đó, nếu xét thời điểm trước năm 1980( Hiến pháp được ban hành), các hộ nêu trên chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, không có quyền định đoạt. Việc đóng thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ của tất cả những người sử dụng đất. Điều này không có nghĩa là công nhận quyền sử dụng hợp pháp diện tích nhà, đất đang thực tế sử dụng. Tại khoản 1, mục III, Thông tư số 83/ TT-TCT ngày 7/ 10/ 1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chi tiết pháp lệnh về thuế nhà, đất quy định: “...người đang trực tiếp sử dụng đất phải kê khai nộp thuế đất. Việc kê khai nộp thuế đất này không có nghĩa là thừa nhận tính hợp pháp về quyền sử dụng đất”. Các hộ không thể căn cứ nghĩa vụ nộp thuế hàng năm để chứng minh cho mình có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên. Đây thực sự là vấn đề khó khăn cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc. Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân là do sự chồng chéo trong các qui định của pháp luật, sự vận dụng giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể còn phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan công quyền và sự công tâm của cán bộ Nhà nước. Vấn đề ở đây là lựa chọn các phương án giải quyết như thế nào cho đúng pháp luật. 3. Chọn phương án giải quyết: Theo tôi, các phần đất hiện 03 hộ đang sử dụng nêu trên là của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai nhưng đã cho thuê từ trước giải phóng. Sau năm 1975, những hộ thuê đất này và ông Nguyễn Văn Hai cũng không đăng ký, đóng thuế cho Nhà nước. Mặc nhiên, ông Nguyễn Văn Hai đã từ bỏ quyền quản lý, sử dụng diện tích đất nêu trên. Theo quy định, đây là đất cho thuê từ trước năm 1975 nên căn cứ khoản 2, mục I, Quyết định 111/ CP ngày 14/ 4/ 1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành chính sách cải tạo và quản lý xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam qui định: “Nhà nước quản lý toàn bộ nhà cho thuê của các chủ là cá nhân, công ty, đoàn hội, tôn giáo... trừ trường hợp nhân dân lao động có ít diện tích cho nhau thuê để ở hoặc cho ở nhờ. Riêng đối với những chủ nhà là cá nhân có ít nhà cho thuê để ở, diện tích cho thuê dưới 150m2 ở các tỉnh, dưới 200m2 ở thành phố Hồ Chí Minh, hoặc thu tiền cho thuê nhà hằng năm dưới 600đ ở các Tỉnh và dưới 800đ ở thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt chủ nhà vẫn được tạm thời cho thuê nhưng phải chấp hành đầy đủ những qui định thống nhất về đăng ký, hợp đồng giá cho thuê, điều lệ bảo quản sửa chữa, quyền lưu trú của người thuê”. Đồng thời, căn cứ vào khoản 2, điều 2, Luật Đất đai năm 1993 qui định: “Nhà nước không thừa nhận 10 việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Căn cứ vào qui định trên thì diện tích cho thuê của gia tộc ông Nguyễn Văn Hai vượt quá qui định cho phép. Tổng diện tích cho thuê là 800m2, như vậy diện tích đất trên sẽ do nhà nước quản lý. Gia tộc ông Nguyễn Văn Hai đã bị Quyết định 111/ CP ngày 14/ 4/ 1977 của Hội đồng Chính phủ tác động điều chỉnh làm mất quyền sử dụng diện tích 800m2 đất. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là vào thời điểm sau năm 1977, Nhà nước đã không quản lý bằng một quyết định hành chính nào. Mặc khác, đến năm 1992, nhà nước ta mới có chính sách kê khai đất đai, lập sổ bộ địa chính và đóng thuế sử dụng đất. Đồng thời, gia tộc ông Nguyễn Văn Hai có tranh chấp đất với các hộ nêu trên. Trong đơn xin giải quyết tranh chấp, ông Nguyễn Văn Hai chỉ yêu cầu các hộ bà Nguyễn Thị Tám, ông Văn Năm và bà Nguyễn Thị Thu bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư cho chủ cũ chứ không đòi lại đất của 03 hộ nêu trên. Chính vì vậy, Uỷ ban nhân dân thị xã Bà Rịa quyết định giữ quyền lưu cư cho bà Nguyễn Thị Tám quản lý sử dụng diện tích 120m2, ông Văn Năm quản lý và sử dụng diện tích 200m2; bà Nguyễn Thị Thu quản lý sử dụng diện tích 480m2 nhưng buộc bà Nguyễn Thị Thu trả lại phần đất 160m2 cho gia tộc ông Nguyễn Văn Hai và buộc các hộ bồi hoàn giá trị nhà và giá trị quyền sử dụng đất cho chủ cũ theo giá qui định tại Quyết định số 31/ QĐ. UBT ngày 17/ 01/ 1995 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giảm giá 30% là chưa đúng pháp luật. Bởi vì, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng
Luận văn liên quan