Tiểu luận Nét văn hóa của lễ hội đền hùng

Phần thảo luận nhóm: Với câu hỏi này nhóm đã có những thảo luận như sau: Du lịch có 4 chức năng chính: chức năng xã hội, chức năng kinh tế, chức năng sinh thái, chức năng chính trị.  Chức năng xã hội: Theo ý kiến của bạn Út thì du lịch làm con người thân thiện hiểu nhau hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tăng tính đoàn kết cộng đồng, là dịp giao lưu các nền văn hóa, mở rộng kiến thức của con người. Khơi nguồn những giấc mơ đẹp, ước muốn bảo vệ và yêu thiên nhiên. Theo bạn Văn thì mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội và giữa các cá nhân với thiên nhiên được cải thiện hơn nhờ vào đi du lịch. Từ đó hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Theo bạn An và Xuân thì du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh, tham quan các lịch sử văn hóa dân tộc để thêm yêu đất nước mình. Theo bạn An thì đến thăm Địa đạo Củ Chi hay đến với Cố đô Huế là một ví dụ.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nét văn hóa của lễ hội đền hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Phân tích chức năng du lịch. Cho ví dụ thực tế vào Việt Nam? Phần thảo luận nhóm: Với câu hỏi này nhóm đã có những thảo luận như sau: Du lịch có 4 chức năng chính: chức năng xã hội, chức năng kinh tế, chức năng sinh thái, chức năng chính trị. Chức năng xã hội: Theo ý kiến của bạn Út thì du lịch làm con người thân thiện hiểu nhau hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tăng tính đoàn kết cộng đồng, là dịp giao lưu các nền văn hóa, mở rộng kiến thức của con người. Khơi nguồn những giấc mơ đẹp, ước muốn bảo vệ và yêu thiên nhiên. Theo bạn Văn thì mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội và giữa các cá nhân với thiên nhiên được cải thiện hơn nhờ vào đi du lịch. Từ đó hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Theo bạn An và Xuân thì du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh, tham quan các lịch sử văn hóa dân tộc để thêm yêu đất nước mình. Theo bạn An thì đến thăm Địa đạo Củ Chi hay đến với Cố đô Huế là một ví dụ. Chức năng kinh tế Theo ý kiến của Xuyên và Hạnh thì du lịch giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, lợi ích cho địa phương. Người du lịch sẽ có tinh thần lạc quan làm việc hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất lao động. Qua du lịch các sản phẩm và làng nghề truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát triển hơn. Theo ý kiến của An và Văn du lịch làm thay đổi cán cân thu chi khu vực, đất nước thúc đẩy ngoại thương phát triển. Đưa nền sản suất xã hội đi lên. Phục vụ cho các mục đích kinh tế từ đó phát triển các ngành kinh tế như công nghệ thực phẩm, nông nghiệp, chế biến, ngoại thương … Chức năng sinh thái Theo ý kiến của Út và Xuân Du lịch phát triển, môi trường thiên nhiên được quan tâm, bảo vệ nhiều hơn. Tạo điều kiện cho con người tiếp xúc, tìm hiểu, gần gũi với thiên nhiên. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Du lịch và môi trường có mối quan hệ hữu cơ với nhau, du lịch phát triển, tạo động lực thúc đẩy việc bảo vệ nguồn nước, không khí. Theo bạn Hạnh thì góp phần bảo vệ môi trường bởi hoạt động du lịch là đưa con người về với thiên nhiên, để phục vụ nhu cầu du lịch, nhất định phải cải thiện và bảo vệ tài nguyên du lịch. Cũng từ nhu cầu du lịch, kích thích việc tìm thêm các nguồn tài nguyên khác, hoàn thiện chúng để đưa vào khai thác, đây là tác động tích cực để bảo vệ môi trường. Chức năng chính trị : Thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh mối giao lưu kinh tế giao lưu quốc tế. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Theo An thì thông qua du lịch mọi người có điều kiện tìm hiểu văn hóa lịch sử của các nước trên thế giới từ đó tạo ra sự hiểu biết, mối quan hệ tốt đẹp, hòa bình. Theo Văn và Út thì du lịch các dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, làm dịu bớt mâu thuẩn giữa các quốc gia có chiến tranh, làm nền tảng cho những mối quan hệ. Kết luận nhóm đã quyết định trả lời câu hỏi này như sau: Du lịch có 4 chức năng chính: chức năng xã hội, chức năng kinh tế, chức năng sinh thái, chức năng chính trị. Chức năng xã hội: Du lịch giúp cho con người giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống. Trong một chừng mực nhất định có thể giúp hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Bởi vì sau những tháng ngày lao động vất vả và căng thẳng, khi con người tham gia hoạt động du lịch thì đầu óc họ sẽ được nghĩ ngơi và thư giãn, nhờ được “thay đổi không khí” trong cuộc sống, chẳng hạn như được hòa nhập vào thiên nhiên trong lành, êm ả hay những nét văn hóa mới lạ, những khám phá thú vị và được chăm sóc. Như vậy sẽ giúp phục hồi thể lực và còn tăng cường sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà các công ty, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp hay khu chế xuất, trong điều kiện có thể sẽ tổ chức cho công nhân đi du lịch. Hình 1: Du khách tham quan Việt Nam Nguồn: www.tuoitre.com.vn Bên cạnh đó qua các chuyến du lịch, đông đảo quần chúng sẽ tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu lao động, tình bạn…Nhờ tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc. Ví dụ: Các chuyến du lịch đi thăm địa đạo Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh, chứng kiến công trình vĩ đại ấy chúng ta càng “thấm” hơn bao nhiêu xương máu và nước mắt mà ông cha ta đã đổ xuống: chỉ với những công cụ đơn sơ nhất, địa đạo dài 200km đã được xây dựng nên. Từ đây, đồng bào, chiến sĩ của ta đã đương đầu với những cuộc chiến tranh hủy diệt tàn khốc nhất của đế quốc Mỹ. Thật đáng tự hào, hãnh diện và sâu sắc. Chức năng kinh tế: Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, đi du lịch, tỷ lệ tử ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở trong độ tuổi lao động giảm xuống, rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần đi khám bệnh ở các bệnh viện. Hơn nữa, dịch vụ du lịch là một ngành kinh tế độc đáo, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Nhờ nằm trong nhóm ngành dịch vụ nên du lịch càng phát triển thì cơ cấu nền kinh tế càng có thêm chuyển biến tích cực. Chuyển dịch kinh tế sẽ thu hút lao động sang các ngành dịch vụ. Và đây là một nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước. Ví dụ: Doanh thu du lịch của nước ta 1950 đạt 2,1 tỷ đô la thì đến năm 2005 tăng lên gần 680 tỷ. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 250.000 lao động trong ngành du lịch, chiếm 0.41% lao động trong nền kinh tế quốc dân và tạo được khoảng 4% GDP. Ví dụ: Ở Bến Tre có đặc sản kẹo dừa Thanh Long, các đồ mỹ nghệ được làm từ dừa… được du khách quốc tế ưa chuộng. Chính vì thế mà quy mô sản xuất các đặc sản này ngày càng làm thu hút một lượng lớn khách du lịch vào đây. Chức năng sinh thái: Với chức năng là dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí, du lịch không thể tổ chức ở những nơi mà chất lượng môi trường không đảm bảo (như ô nhiểm môi trường nước, không khí…). Do đó du lịch có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì môi trường này ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Cải tạo và bảo vệ tự nhiên ở đây là cải tạo tự nhiên từ ban đầu để xây dựng thành nơi du lịch và bảo vệ trong suốt quá trình phát triển, tiếp đón khách tham quan. Hình 2: Du lịch sinh thái miệt vườn – Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: www.baomoi.com.vn Ví dụ: Hiên nay, có rất nhiều khu du lịch được tổ chức, lồng ghép vào các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Động Phong Nha được bao quanh, bảo vệ của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hay khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với trung tâm là suối nước nóng và các khu vực lân cận là rừng nguyên sinh…Điều này đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc làm quen với danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học, góp phần tạo sự gắn bó và thấu hiểu hơn nữa giữa con người và thiên nhiên. Ví dụ: khách đi tham quan vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp sẽ cảm nhận được sự thân thiện của con người với thiên nhiên và sinh vật ở nơi đây, họ sẽ thấy gần gũi với thiên nhiên hơn, yêu thiên nhiên hơn và có ý thức bảo vệ môi trường. Chức năng chính trị: Du lịch như là một nhân tố cũng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Bởi vậy khi đến tham quan du lịch tại một vùng hay một quốc gia nào đó, khách du lịch sẽ được tận mắt nhìn thấy, được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa, phong tục và con người nơi ấy. Chính nhờ thông qua sự tiếp xúc trực tiếp ấy mà các dân tộc càng thấu hiểu nhau hơn và các quốc gia ngày nay càng thắt chặt tình hữu nghị. Hình 3: Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ 2008 – Việt Nam. Nguồn: www.vi.wikipedia.org Ví dụ: Cuộc thi hoa hậu hoàn vũ năm 2008 ở Nha Trang - Việt Nam vừa qua. Có tác dụng tích cực về nhiều phương diện, nổi trội hơn cả là việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam cho các nước bạn. Qua đây trong mắt bạn bè quốc tế Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện….Là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Câu 2: Phân tích một số tài nguyên du lịch tự nhiên – cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam để chứng minh? Phần thảo luận nhóm: Với nội dung câu hỏi này nhóm đã chọn hai tài nguyên du lịch tự nhiên để phân tích là tài nguyên địa hình và tài nguyên khí hậu để phân tích: Tài nguyên địa hình: Theo ý kiến của bạn An địa hình là một nhân tố có vai trò rất to lớn trong hoạt động du lịch. Theo ý kiến của Hạnh địa hình có nhiều đơn vị hình thái như địa hình đồng bằng, địa hình vùng đồi, địa hình miền núi, địa hình miền ven bờ. Theo ý kiến của Xuyên địa hình đồng bằng thì quá đơn điệu không tạo nhiều hứng thú cho khách du lịch, mà chỉ thích hợp đối với những du khách thích tìm tòi nghiên cứu lịch sử. Theo Út miền đồi núi có không gian rộng rất thích hợp cho du lịch dã ngoại. Theo ý kiến của Văn địa hình miền núi là có ưu thế nhất để phát triển du lich vì ở đây có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho du lịch phát triển. Đặc biệt là các dạng karstơ với nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch. Theo Xuân các dạng địa hình ven bờ cũng rất được khác du lịch ưa thích. Tài nguyên khí hậu: Theo An và Út điều kiện khí hậu có tác động không kém phần quan trong cho hoạt động du lịch vì nó tạo ra môi trường sinh học cho con người. Theo Hạnh và Xuân khí hậu thuận lợi thì thu hút khách du lịch và ngược lại. Kết luận nhóm đã quyết định trả lời câu hỏi này như sau: Trong các tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên địa hình và tài nguyên khí hậu là các tài nguyên rất quan trọng và tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch: Tài nguyên Địa hình: Du lịch hay bất kỳ hoạt động sống nào khác (trong chừng mực nhất định) đều diễn ra và phụ thuộc vào địa hình. Và đối với hoạt động du lịch thì điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái của địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch. Địa hình có nhiều đơn vị hình thái. Trong đó: Địa hình đồng bằng thì tương đối đơn điệu về ngoại hình, một cách trực tiếp ít gây những cảm hứng nhất định cho tham quan du lịch. Song do đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp nên từ lâu ở đây những nền văn minh như nền văn minh lúa nước, hình thành những di tích lịch sử và văn hóa… và những yếu tố này đã ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la. Do sự phân cắt của địa hình nên tác động mạnh đến tâm lý du lịch dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch, tham quan theo chuyên đề. Trong các dạng địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch, đặt biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn thấy toàn cảnh và thích hợp với môn thể thao leo núi… Trong tài nguyên du lịch miền núi, cùng với địa hình, khí hậu và các thực động vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức ác loại hình du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày. Ngoài những địa hình chính, ta cần chú ý đến những dạng địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch – kiểu địa hình karsto và địa hình bờ biển. Karstơ thì có karstơ hang động và karstơ ngập nước, được hình thành do sự lưu thông của nước trong cát đá dể hòa tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn…), ở Việt Nam thì chủ yếu là đá vôi. Trong đó, Kartơ kiểu Karstơ hang động là kiểu được quan tâm nhất đới với du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karstơ rất hấp dẫn khách du lịch, chiều dài, độ sâu, những hình ảnh huyền ảo, bí ẩn trong những hang động karstơ làm lôi cuốn người xem. Ở nước ta thì có động Phong Nha, được coi là hang nước đẹp nhất thế giới, “Phong Nha Đệ nhất động”. Hình 4: Dạng địa hình Karstơ – Động Phong Nha Nguồn: www.vietnamopentuor.com.vn Ngoài hang động karstơ, các kiểu địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch, chẳng hạn như karstơ ngập nước. Việt Nam có kiểu địa hình karstơ ngập nước này với tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với khả năng du ngoạn bằng tàu thủy, thuyền bè. Tạo cho khách du lịch một cảm giác rất thích thú. Ví dụ: Như đã đề cập trên, tại Việt Nam nơi có địa hình karstơ đẹp nhất là Động Phong Nha. Động có chiều dài 7729 m gồm nhiều hang. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước sông Son chừng 10 m, các hang trong đặc biệt là từ hang thứ 4 trở đi, trần hang đã cao đến 25 – 40 m, từ hang thứ 14 trở đi, người ta còn có thể theo các hang hẹp khác đi sâu hơn nữa. Ngay ở cửa hang đã có nhiều nhũ đá rũ xuống giống những cái răng. Càng vào sâu bên trong, các cột đá, nhũ đá… càng tạo nên cảnh trí huyền ảo hơn, nhất là khi gặp ánh sáng, từ các cột đá, nhũ đá đó phát ra muôn tia hào quang rực rỡ. Điều thú vị là muốn đến được hang này chúng ta phải ngược dòng sông Son chừng 30 phút thì đến cửa hang khoảng 3.5 km nữa, sau đó bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên hang khô. Trong khi đi thuyền, qua làn nước trong xanh, bạn có thể nhìn thấy một “rừng” cột đá, tháp đá uy nghi, tráng lệ chẳng kém gì “cung điện của Long Vương”. Khó có thể miêu tả được hết vẽ đẹp huyền bí của động Phong Nha. Khách đến tham động có cảm giác sâu sắc như được đặt mình vào hành trình thám hiểm thực sự. Phong Nha là một nơi vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch. Du lịch tại đây sẽ là một ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó còn có các kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước khổng lồ (đại dương, biển…). Nơi đây có thể tổ chức tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghĩ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước. Ví dụ: Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh là dạng địa hình ven bờ kết hợp Hình 5: Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh Nguồn:www.catviettuors.net với cảnh quan đẹp tạo nên một môi trường vô cùng hấp dẫn, đẹp mắt. Vì vậy thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tài nguyên khí hậu: Khí hậu là môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Do đó nó đòi hỏi khí hậu điểm du lịch phải đạt được những chỉ tiêu nhất định, chủ yếu là về nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác nữa như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, số giờ nắng và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Chẳng ai mà dại gì bỏ tiền ra để đi du lịch ở những vùng có khí hậu nóng như thiêu đốt, hay là lạnh giá như băng tuyết Nam cực. Chính vì thế mà khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến các chuyến đi du lịch, hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. Hình 6: Bãi biển Nha Trang – Khánh Hòa Nguồn: www. nhatrangbluesatravel.com.vn Khí hậu có tính phân mùa rõ rệt, do đó nó sẽ tạo tính mùa của du lịch. Do sự phân hóa của khí hậu (theo quy luật địa đới, phi địa đới…) mà mỗi vùng khác nhau sẽ có tính mua du lịch khác nhau. Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tất nhiên trong thực tế rất hiếm khi có sự phân phối đồng điều các dòng du lịch theo mùa vì chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khí hậu, tự nhiên, xã hội, kinh tế - kỹ thuật. Mùa đông – là mùa lịch trên núi. Sự kép dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác. Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì lượng ánh sáng nhiều, ấm áp. Do đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, các loại 40 Hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng – đồi. Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng. Ví dụ: Nếu về mặt khí hậu thì Nha Trang là một điểm du lịch được thiên nhiên ưu đãi. Dải cát trắng phau, uốn cong như vành nón, nghiêng nghiêng bên làn nước xanh thẩm dạt dào tiếng sóng. Trời Nha Trang quanh năm xanh ngắt chẳng khác gì bầu trời Địa Trung Hải. Quanh năm suốt tháng lúc nào cũng tràn ngập ánh nắng, nhiệt độ trung bình trên 23oc rất thích nghi để phát triển du lịch – ngưỡng thích nghi là từ 18oc – 24oc. Nhiệt độ của tháng nóng nhất là trên 20oc, nằm ở ngưỡng khá thích nghi 27oc – 29oc. Tuy nhiên nhờ gió thổi mạnh nên trời vẫn mát mẽ. Mưa ở Nha Trang cũng ít hơn các nơi khác, lượng mưa trung bình hàng năm dưới 1500mm. Và lượng mưa như thế là rất phù hợp đối với hoạt động du lịch (khoảng thích nghi:1250 – 1900mm). Như vậy, với khí hậu trong lành mà lại mát mẽ, khô thoáng, nhiều giờ nắng, kết hợp với địa hình đẹp, đặc trưng (địa hình bờ biển), Nha Trang là một điểm du lịch vô cùng lý tưởng cho mọi du khách. Câu 3: Phân tích đặc điểm, ý nghĩa của tài nguyên du lịch nhân văn? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh? Thảo luận: Theo bạn Thiên An số người quan tâm đến tài nguyên du lịch nhân văn thường sẽ có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bởi có vốn văn hóa và thu nhập nhất định thì mới thích và đến tìm hiểu về văn hóa. Họ hiểu biết và lại có thu nhập cao, chịu “bỏ tiền ra” nên yêu cầu, đòi hỏi của họ sẽ cao hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà ta có thể đầu tư nhiều dịch vụ cao cấp để tăng doanh thu. Theo bạn Văn đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa do ít tổ chức ngoài trời và đối tượng tài nguyên này ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do đó có thể khai thác quanh năm và sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày thời tiết không được tốt. Ví dụ đến Kinh thành Huế chẳng hạn. Theo bạn Xuân thì tài nguyên này có tác dụng nhận thức là nhiều, tác dụng giải trí không điển hình. Nên khai thác một số loại hình giải trí khám phá về văn hóa tại nơi này. Theo bạn Út thì thăm tài nguyên du lịch nhân văn cần rất ít thời gian, vì đa phần là nhận thức bên ngoài bằng sự quan sát. Do đó nên tổ chức hoạt động nhận thức theo lộ trình. Theo bạn Xuyên thì tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các nơi đông dân và thành phố lớn do đó là “sản phẩm của cả một cộng đồng dân tộc”, kết tinh văn hóa lâu đời. Do đó có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của dân cư cho du lịch luôn. Theo bạn Hạnh thì tài nguyên này thường được đánh giá bằng trực cảm, xúc cảm tùy thuộc vào tâm lý khách du lịch. Vì thế phải nghiên cứu kỹ về tâm lý của khách. Kết luận: Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân tạo có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Bởi vì tài nguyên nhân tạo là bao gồm những đối tượng, những hiện tượng do con người tạo ra và nó mang một nét văn hóa, một ý nghĩa đặc trưng. Bản thân nó sẽ mang đến cho du khách một sự nhận thức, những thông tin hay sự minh chứng thực tế. Ví dụ Kim tự tháp ở Ai Cập giúp con người hiện tại thấy được những thành tựu rực rỡ của nền văn minh Ai Cập cổ đại mà con người chúng ta hiện nay cũng khó có thể sánh kịp, cho đến nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết những bí mật của Kim tự tháp ở Ai Cập vẫn đứng sừng sững thách thức cùng thời gian.. Hay những di tích lịch sử ở Việt Nam giúp thế hệ sau này có thể hiểu được truyền thống hào hùng, bất khuất của dân tộc, khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ là một chứng tích lịch sử cho truyền thống yêu nước và sự hy sinh anh dũng của thế hệ đi trước, để cho đất nước ta được độc lập như bây giờ. Ở Việt Nam có rất nhiều điểm di tích lịch sử, do đó có thể tổ chức các tour du lịch kết hợp với hoạt động về nguồn, tham lại chiến khu xưa, vừa giúp chúng ta hiểu thêm truyền thống hào hùng của dân tộc vừa giáo dụ
Luận văn liên quan