Tiểu luận Nghiên cứu về cơ sở triết học về quan điểm của Đảng ta "phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam hiện nay
Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, demos có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và Chính phủ. Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để phân biệt một Chính phủ dân chủ với các hình thức Chính phủ khác. - Dân chủ là Chính phủ trong đó tất cả công dân sử dụng quyền lực và thực hiện trách nhiệm công dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thoogn qua những đại diện được bầu lên một cách tự do. - Dân chủ là một loạt các nguyên tắc và thực tiễn bảo vệ quyền tự do của con người; đó là sự thế chế hóa quyền từ do. - Dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số, cùng với quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số. Tất cả các nền dân chủ khi tôn trọng ý chí của đa số cũng đồng thời bảo vệ nghiêm chỉnh các quyền cơ bản của cá nhân và các nhóm thiểu số. - Các nền dân chủ chống lại các Chính phủ Trung Ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp độ khu vực và địa phương, vì rằng nhân dân phải được tiếp cận chính quyền địa phương và chính quyền địa phương phải đáp ứng nhân dân một cách tốt nhất có thể. - Các nền dân chủ hiểu rằng một trong những chức năng cơ bản của họ là bảo vệ những quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tôn giáo; quyền được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật; được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của xã hội.