Tiểu luận Nguồn gốc, tính chất, thành phần của chất thải rắn và nguy hại

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh như hiện nay, việc ô nhiễm môi trường đang là vấn đề mà tất cả con người chúng ta đang quan tâm và tìm cách giải quyết chính hậu quả mà chúng ta gây ra. Trong đó, vấn nạn chất thải rắn và chất thải nguy hại đang đe dọa tới địa cầu ngày càng tăng, do các ngành công nghiệp cũng như hoạt động sinh hoạt của con người hàng ngày đang làm cho con số tăng lên rất nhanh, ảnh hưởng ngày càng mạnh tới môi trường toàn địa cầu. Chính vì lý do đó việc tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất và thành phần chất thải rắn và nguy hại là việc cần thiết cho tất cả chúng ta, việc xác định thành phần và các tính chất của nó là điểm quan trọng nhằm đưa ra các phương án quản lý, hạn chế và các công nghệ xử lý một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo độ an toàn về môi trường.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc, tính chất, thành phần của chất thải rắn và nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔN: ĐỀ TÀI: Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Nội dung Định nghĩa 4 Nguồn gốc 4 Thành phần và cách xác định thành phần chất thải rắn và nguy hại Thành phần của chất thải rắn 9 Lượng chất thải rắn phát sinh 12 Xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn Cách lấy mẫu chất thải rắn 14 Xác định khối lượng riêng 14 Xác định thành phần vật lý 14 Xác định thành phần hóa học 15 Các tính chất cơ bản của chất thải rắn Tính chất vật lý của chất thải rắn 16 Tính chất hóa học của chất thải rắn Những tính chất cơ bản 19 Điểm nóng chảy của tro 19 Các nguyên tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt 19 Năng lượng chứa trong các thành phần của chất thải rắn 23 Chất dinh dưỡng và các chất cần thiết 24 Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ 26 Sự hình thành mùi 27 Sự sinh sản của ruồi nhặng 27 Dự báo phát sinh chất thải rắn. 27 Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh như hiện nay, việc ô nhiễm môi trường đang là vấn đề mà tất cả con người chúng ta đang quan tâm và tìm cách giải quyết chính hậu quả mà chúng ta gây ra. Trong đó, vấn nạn chất thải rắn và chất thải nguy hại đang đe dọa tới địa cầu ngày càng tăng, do các ngành công nghiệp cũng như hoạt động sinh hoạt của con người hàng ngày đang làm cho con số tăng lên rất nhanh, ảnh hưởng ngày càng mạnh tới môi trường toàn địa cầu. Chính vì lý do đó việc tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất và thành phần chất thải rắn và nguy hại là việc cần thiết cho tất cả chúng ta, việc xác định thành phần và các tính chất của nó là điểm quan trọng nhằm đưa ra các phương án quản lý, hạn chế và các công nghệ xử lý một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo độ an toàn về môi trường. NỘI DUNG Định nghĩa. Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống. Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Các chất thải nguy hại được liệt kê trong danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương quy định. Nguồn gốc. Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có một số chất thải nguy hại Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..) Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn. Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc trang trí đường phố. Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,... Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc. Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình... Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim, Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: + Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ,... + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp. + Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các mô bị cắt bỏ,.... Nguồn gốc chất thải nguy hại: Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguổn thải khác nhau. Việc thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau: Từ các hoạt động công nghiệp như: sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ dùng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene..) Từ hoạt động nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật độc hại… Thương mại: quá trình nhập xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá date… Từ việc tiêu dùng trong dân dụng: sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc nhiều vào các loại hình công nghiệp. So với các nguồn thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát va thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều và khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực. Công nghiệp Loại chất thải Sản xuất hóa chất Dung môi thải và cặn chưng cất: white spiritm kerosene, benzene, xylene, ethyl benzene, toluene, isopropanol, toluen dissisocyante, ethanol, acetone, methyl ethyl ketone, tetrahydroruran, methylene chloride, 1,1,1-trichloroethane trichloethylene Chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified) Chất thải chứa acid/base mạnh: ammonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, potassium hydroxide, nitric acid, sulfuric acid, chromic acid, posphoric acid. Các chất thải hoạt tính khác: sodium permanganate, organic peroxides, sodium perchlorate, potassium perchlorate, potassium permanganate, hydrochloride, potassium sulfide, sodium sulfide. Phát thải từ xử lý hụi, bùn Xúc tác qua sử dụng Xây dựng Sơn thải cháy được: ethylene dichloride, benzene, toluene, ethyl benzene, methyl isobutyl ketone, methyl ethyl ketone, chlobenzene. Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified) Dung môi thải: methyl chloride, carbon tetrachloride, trichlorotrifluoroethane, toluene, xylene, kerosene, mineral spirits, acetone. Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric acid, potssium hydroxide sodium hydroxide, sulfuric acid. Sản xuất gia công kim loại Dung môi thải và cặn chưng: tetrachloroethylene, trichloroetheylene, methylenechloride, 1,1,1-trichloroethane, carbontetrachloride, toluenem benzen, trichlorofluoethane, chloroform, trichlorofluoromethane, acetone, dichlorobemzene, xylene, kerosene, white sprits, butyl alcohol Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric acid, nitrate, sodium hydroxidem potassium hydroxide, sulfuric acid, perchloric acid, acetic acid. Chất thải xi mạ Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải Chất thải chứa cyanide Chất thải cháy được không theo danh nghĩa (otherwise speccified) Chất thải có hoạt tính khác: acetyl chloride, chromic acid, sulfide, hypochlorides, organic peroxides, perchlorate, permanganates Dầu nhớt qua sử dụng Công nghiệp giấy Dung môi hữu cơ chứa clo: carbon tetrachloride, methylene chloride, tetrachloroethylene, trichloroethylene, 1,1,1-trichloroethane, các hỗn hợp dung môi thải chứa clo. Chất thải ăn mòn: chất lỏng ăn mòn, chất rắn ăn mòn, ammonium hydroxide, hydrobromic acid, potassium hydroxide, sodium hydroxide, sulfiric acid Sơn thải: chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có thể cháy, ethylene dichloride, chlorobenzene, methyl ethyl ketone, sơn thải có chứa kim loại nặng Dung môi: chưng cất dầu mỏ Lượng chất thải phát sinh theo ngànhh công nghiệp và chủng loại chất thải nguy hại tại Tp.HCM 2002 Ngành công nghiệp Lượng chất thải (tấn/năm) Chủng loại chất thải Lượng chất thải (tấn/năm) Sản xuất và bảo trì phương tiện giao thông 19.000 Bao bì và đóng gói 23.000 Giày dép 11.000 Dầu thải 21.000 Hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật 9.500 Các chất thải chứa dầu khác 15.000 Da 8.600 Các chất hữu cơ 7.300 Dệt 8.200 Bùn từ công nghiệp giấy 3.100 Dầu khí 6.000 Bùn kim loại 3000 Sản phẩm kim loại 5.800 Bùn da 2.300 Giấy 4.000 Bùn dệt 2.200 Điện/Điện tử 3.000 Xỉ chì 1.100 Công nghiệp thép 2.800 Các chất vô cơ 800 Mạ/ Xử lý kim loại 850 Axit và bazo 400 Vật liệu xây dựng và các sản phẩm khoáng khác 700 Dung môi 55 Nhà máy điện 50 Thành phần và cách xác định thành phần chất thải rắn và nguy hại Thành phần của chất thải rắn. Xác định thành phần của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom. - Khi phân tích thành phần của chất thải, mẫu được lấy ra từ các tuyến xe thu gom rác hàng ngày, để có độ chính xác cao mẫu lấy khoảng 90kg Thành phần của chất thải rắn thể hiện cụ thể qua bảng sau đây: Rác thải hữu cơ: Rác thải vô cơ Giấy Thuỷ tinh Giấy catton, bìa cứng Vỏ hộp Nhựa Nhôm Hàng dệt Các kim loại khác Cao su Tro, các chất bẩn Da Đất cát, gạch ngói vỡ Gỗ Thực phẩm Cành cây, cỏ, lá Nguồn: ISWM è Để xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn thường sử dụng Phương Pháp: - Phân tích kiểm tra trực tiếp. - Phân tích sản phẩm thị trường. - Phân tích sản phẩm của chất thải. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của chất thải rắn. - Mùa và vùng: vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay đổi nhất định, mùa mưa độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác thải lá cây lớn; vùng đô thị khác vùng nông thôn,... - Yếu tố xã hội: thói quen trong việc sử dụng bao bì, sử dụng nguồn thực phẩm. Ngoài ra các điểm như đình chùa thành phần chất thải cũng khác so với các địa điểm khác,... - Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ càng cao lượng rác thải càng ít nhưng sẽ có nhiều thành phần hơn trong rác thải. - Mức sống (điều kiện sinh hoạt) Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng chất thải rắn phát sinh và thành phần của nó. Người giàu thường có mức tiêu thụ lớn dẫn đến lượng phát thải lớn (thường từ 2-3kg/người/ngày), đối với nhóm người nghèo (nước có thu nhập thấp) có mức sống thấp và nguồn phát thải của họ cũng thấp hơn (0,2 - 0,33kg/người/ngày). Khi xem xét yếu tố thu nhập (mức sống) người ta phân ra làm 3 mức cụ thể sau: GDP< 750 USD 750 USD<GDP< 5.000 USD > 5.000USD Thành phần chất thải rắn đối với các nước có thu nhập khác nhau Thành phần Nước thu nhập thấp TB Cao Thực phẩm 45 - 85 20 - 65 6 - 30 Giấy 1-10 8 - 30 20-45 Plastic 1-5 2-6 2-8 Hàng dệt 1-5 2-10 2-6 Cao su, da 1-5 1-4 0-2 Chất thải vườn 1-5 1-0 10-20 Thủy tinh 1-10 1-10 4-12 Đồ hộp, nhôm 1-5 1-5 0-1 Đất, cát 1-40 1-30 0-10 Nguồn: ISWM Một số giá trị của chất thải rắn Hợp phần % trọng lượng Độ ẩm% Trọng lượng riêng (kg/m3) Khoảng giá trị (KGT) Trung bình KGT TB KGT TB Các chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228 Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81,6 Catton 3-15 4 4-8 5 38-80 49,6 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128 Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160 Sản phẩm vườn 0-2 12 30-80 60 84-224 104 Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-200 240 Thuỷ tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6 Vỏ đồ hợp 2-8 6 2-4 3 48-160 88 Kim loại không thép 0-1 1 2-4 2 64-240 160 Kim loại thép 1-4 2 2-6 3 128-1120 320 Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480 100 15-40 20 180-420 300 Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ Lượng chất thải rắn phát sinh. a. Lượng rác thải sinh hoạt. Là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/ng/ngày đêm) Ở Việt Nam, tuy theo từng đô thị khác nhau và lượng chất thải phát sinh dao động từ 0,35 đến 1,3kg/người.ngày. Lượng rác thải trung bình của các đô thị 0,7kg/ngày, trong đó cao nhất là Tp.HCM 1,3kg/ngày, Hà Nội 1,0 kg/ngày, Đà Nẵng 0,9 kg/ngày. Đối với khu vực nông thôn trung bình 0,3 kg/ngày. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số đô thị ở Việt nam Tên đô thị Lượng phát sinh (m3/ngày) Hà Nội 2.000 Tp. Hồ Chí Minh 4.500 - 5.000 Hải Phòng 300 Đà Nẵng 200 - 300 Huế 200 - 240 Cần Thơ 130 Nguồn: TT Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ XD, 2000 b. Chất thải công nghiệp: CTR công nghiệp phát sinh khác nhau tùy thuộc quy mô, dây chuyền, loại hình công nghiệp, đầu vào thường được xác định là lượng chất thải phát sinh trên một tấn sản phẩm. Đối với chất thải trong một nhà máy được xác định bằng phương thức sau: Lượng chất thải rắn phát sinh/1 đơn vị sản phẩm ´ công suất nhà máy. Ngoài ra lượng chất thải phát sinh có thể xác định thông qua cân bằng vật chất giữa đầu vào và đầu ra của dây chuyền sản xuất. c. Chất thải rắn nông nghiệp: Thông thường lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp được tính bằng: - Đối với chăn nuôi : khối lượng chất thải trên đầu gia súc chăn nuôi. * Để xác định lượng phân của gia súc thải ra, chúng ta áp dụng cách tính sau: P= (T×15kg/c.ngày) + (B×10kg/c.ngày) + (L×3kg/c.ngày) + (G.V×0,1kg/c.ngày) P: Tổng lượng phân thải ra trung bình hàng ngày (kg/ngày) T: số lượng trâu (con) B: số lượng con bò (con) L: số lượng con lợn (con) G.V: số lượng con gà, vịt (con) Theo tài liệu hướng dẫn sản xuất Biogas của ESCAP, 1980 thì mỗi con trâu thải ra mỗi ngày 15 - 20kg, bò: 10 - 15kg, lợn: 2,5 - 3,5kg, gà-vịt: 90g *Tính lượng rơm rạ thải ra: có thể sử dụng cách tính khối lượng rơm rạ / đơn vị diện tích lúa (ha), hoặc khối lượng rơm rạ/ kg thóc. - Trồng trọt: khối lượng chất thải ra/đơn vị ha. Ước tính trung bình mỗi năm trên toàn quốc lượng rơm rạ vào khoảng 8 triệu tấn, khối lượng phân trâu bò thải ra vào khoảng 50 triệu tấn d. Chất thải rắn y tế: Chất thải y tế bao gồm bông, băng, kim tiêm, bệnh phẩm, chất thải sinh hoạt của bệnh nhân,... bao gồm cả chất thải xuất phát từ các bệnh viện, trung tâm y tế và cả những nguồn thải từ các hộ gia đình như chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Khối lượng trên đầu giường/ngày (1 - 5 kg/người.ngày) (trung bình lượng chất thải y tế chiếm 0,8 % tổng lượng chất thải phát sinh trên toàn quốc - 49.300tấn/ngày -2000) Thành phần Phần trăm (%) Bông băng 8,8 Bệnh phẩm 0,6 Bơm. kim tiêm 2,3 Xi lanh, chai, lọ, ống nhựa 52,9 Chất hữu cơ, thành phần vỏ đồ hộp 2,9 Giấy 0,8 Đất, cát, sành sứ,... 31,7 Nguồn: Quản lý chất thải rắn y tế - Tổng luận Xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn. Cách thức lấy mẫu chất thải rắn. à Lấy mẫu: lấy theo lưới, với lưới lấy mẫu càng dày thì tính đại diện cho mẫu càng chính xác, mẫu được lấy là những điểm tập kết rác hoặc trên các xe vận chuyển. Thông thường lấy khoảng 2m3 rác thải trộn đều rồi đánh đống hình chóp, chia đống chất thải thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo. Lấy hai mẫu đối diện (A+C hoặc B+D) trộn đều từng phần rồi mỗi phần lấy 1/2 cộng với 1/2 phần đối diện cộng A B C D lạiàlấy mẫu đem đi phân tích Có nhiều phương pháp để xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn: - Cân đo trực tiếp: từ việc cho rác thải vào một dụng cụ sau đó đem cân trực tiếp hoặc cân từ các chuyến xe trước khi đổ vào các bãi rác. - Xác định từ cân bằng vật chất (vật liệu) Xác định khối lượng riêng Gthùng rác - Gthùng V r = Dùng thùng có khối lượng 100 lít cho rác cần xác định khối lượng vào thùng đến đầy, rồi nâng thùng lên cao cách mặt đất 30 cm, thả thùng rơi tự do (lặp lại bốn lần liên tục) sau đó cho rác tiếp tục vào để làm đầy thùng, và lặp công đoạn trên cho đến khi rác đầy thùng, tiến hành cân khối lượng và trừ đi khối lượng thùng ban đầu ta có được trọng lượng của 100 lít rác Xác định thành phần vật lý. Lấy từ mẫu phân loại ra các * Độ ẩm Công thức độ ẩm trọng lượng ẩm: Trong đó: M: độ ẩm (%) w: Trọng lượng mẫu ban đầu d: trọng lượng mẫu sau khi sấy ở 1050C (Hầu hết chất thải đều có độ ẩm từ 15 - 40%, nhưng khác nhau tùy mùa và tùy vào thời tiết). * Kích cỡ rác Kích cỡ của các thành phần rác được định nghĩa bởi một trong các cách sau: (1-4) Trong đó: - Sc là kích cỡ của rác thải. - l: chiều dài - h: chiều cao - w: chiều rộng Nhìn chung người ta thường xác định kích cỡ của rác thường là lọt qua rây (có kích cỡ nhất định) * Nhiệt lượng của các thành phần chất thải rắn: Đối với các chất thải chưa biết được thành phần, chúng ta có thể xác định nhiệt lượng bằng cách đốt và thu hồi nhiệt sau đó xác định được nhiệt lượng được tỏa ra từ quá trình đốt. Khi biết được thành phần của chất thải rắn chúng ta có thể xác định được nhiệt trị của rác qua công thức sau: KJ/kg = 2,326 [145C + 610 (H2 - O2) + 40S + 10N Xác định thành phần hóa học: Việc xác định thành phần hóa học của chất thải rắn là rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý. - Thành phần hoá học của chất thải rắn Đặc trưng sản phẩm sau cùng của chất thải rắn liên quan đến % C, H, O, N, S và tro. Kết quả của quá trình phân tích cuối cùng thường đặc trưng cho tính chất hoá học của rác hữu cơ trong đô thị. Thành phần hoá học của các hợp phần cháy được của chất thải rắn Hợp phần Phần trăm trọng lượng theo trạng thái khô C H O N S Tro Thực phẩm 48 6,4 37,6 2,6 0,4 5 Giấy 3,5 6 44 0,3 0,2 6 Catton 4,4 5,9 44,6 0,3 0,2 5 Chất dẽo 60 7,2 22,8 - - 10 Vải, hàng dệt 55 6,6 31,2 4,6 0,15 2,45 Cao su 78 10 - 2 - 10 Da 60 8 11,6 10 0,4 10 Lá cây, cỏ 47,8 6 38 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5 Bụi, gạch vụn tro 26,3 3 2 0,5 0,2 68 Các tính chất cơ bản của chất thải rắn Tính chất vật lý của chất thải rắn Độ ẩm Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp củ
Luận văn liên quan