Từ thế kỷ thứ III (TCN), dưới triều đại Vua Thục An Dương Vương, nước Âu Lạc đã là quốc gia có quy củ. Hình thức nhà nước quân chủ có tính chất tập quyền đã ra đời. Khối thống nhất dân tộc hình thành từ đó. Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc hình thành sớm bằng con đường tự nguyện của các bộ tộc. Và khối đoàn kết dân tộc luôn luôn được tăng cường.
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, người Việt Nam đã liên tục chiến đấu để giành chủ quyền dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đấu tranh chống nạn cát cứ, chống áp bức, bóc lột, chống lại các lực lượng phá hoại của giới tự nhiên, xây dựng cuộc sống ấm no, công bằng hơn và đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong các cộng đồng lớn nhỏ. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ và vô cùng gian nan ấy người Việt Nam đã sớm hình thành những quan điểm, tư tưởng, những tri thức chung của giới tự nhiên, xã hội, về con người và phương pháp tư duy. Những tri thức đó đã vai trò thế giới quan, phương pháp luận chi phối tư tưởng, hành động của hàng trăm thế hệ.
Dưới thời phong kiến, từ thời Âu Lạc đến cuối thế kỷ XIX, người Việt Nam ít có các trước tác về triết học, về tư tưởng quy mô lớn, ít có người chuyên bàn về triết học như những nước khác, nhưng cộng đồng người Việt Nam đã đông, biết suy nghĩ, hành động theo những nguyên tắc nhất quán, điều đó chứng tỏ thế giới quan của người Việt Nam đã suy nghĩ và hành động rất thống nhất trong quan niệm về bổn phận và nghĩa vụ: bổn phận với gia đình, nghĩa vụ với Tổ quốc. Có lẽ không có dân tộc nào mà số anh hùng hy sinh đời mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ giống nòi đông như ở Việt Nam: “Ra ngỏ gặp anh hùng”.
Người Việt Nam coi trọng đạo lý, coi trọng cuộc sống tinh thần, dám coi thường cuộc sống vinh hoa phú quý, coi trọng khí tiết, trọng danh dự, kiên cường bất khuất, đúng là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn không đổi chí, sức mạnh không thể khuất phục).
Trân trọng và tiếp thu những tri thức của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ những buổi đầu dựng nước, người viết quyết định chọn đề tài này để thêm một lần nữa thấm nhuần những tư tưởng đạo đức đáng quý ấy và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, hành động của mình để sống nhân văn hơn, nhân bản hơn, có ích cho mọi người, cho đời và cho Tổ quốc thân yêu.
27 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6024 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nho giáo trong văn học Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ thứ III (TCN), dưới triều đại Vua Thục An Dương Vương, nước Âu Lạc đã là quốc gia có quy củ. Hình thức nhà nước quân chủ có tính chất tập quyền đã ra đời. Khối thống nhất dân tộc hình thành từ đó. Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc hình thành sớm bằng con đường tự nguyện của các bộ tộc. Và khối đoàn kết dân tộc luôn luôn được tăng cường.
Từ buổi đầu dựng nước đến nay, người Việt Nam đã liên tục chiến đấu để giành chủ quyền dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đấu tranh chống nạn cát cứ, chống áp bức, bóc lột, chống lại các lực lượng phá hoại của giới tự nhiên, xây dựng cuộc sống ấm no, công bằng hơn và đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong các cộng đồng lớn nhỏ. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ và vô cùng gian nan ấy người Việt Nam đã sớm hình thành những quan điểm, tư tưởng, những tri thức chung của giới tự nhiên, xã hội, về con người và phương pháp tư duy. Những tri thức đó đã vai trò thế giới quan, phương pháp luận chi phối tư tưởng, hành động của hàng trăm thế hệ.
Dưới thời phong kiến, từ thời Âu Lạc đến cuối thế kỷ XIX, người Việt Nam ít có các trước tác về triết học, về tư tưởng quy mô lớn, ít có người chuyên bàn về triết học như những nước khác, nhưng cộng đồng người Việt Nam đã đông, biết suy nghĩ, hành động theo những nguyên tắc nhất quán, điều đó chứng tỏ thế giới quan của người Việt Nam đã suy nghĩ và hành động rất thống nhất trong quan niệm về bổn phận và nghĩa vụ: bổn phận với gia đình, nghĩa vụ với Tổ quốc. Có lẽ không có dân tộc nào mà số anh hùng hy sinh đời mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ giống nòi đông như ở Việt Nam: “Ra ngỏ gặp anh hùng”.
Người Việt Nam coi trọng đạo lý, coi trọng cuộc sống tinh thần, dám coi thường cuộc sống vinh hoa phú quý, coi trọng khí tiết, trọng danh dự, kiên cường bất khuất, đúng là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn không đổi chí, sức mạnh không thể khuất phục).
Trân trọng và tiếp thu những tri thức của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ những buổi đầu dựng nước, người viết quyết định chọn đề tài này để thêm một lần nữa thấm nhuần những tư tưởng đạo đức đáng quý ấy và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, hành động của mình để sống nhân văn hơn, nhân bản hơn, có ích cho mọi người, cho đời và cho Tổ quốc thân yêu.
II.Mục đích nghiên cứu
Sau chiến thắng Điện biên phủ chấn động toàn cầu, chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc, kỳ diệu “hiện tượng Việt Nam”, “sức mạnh thần kỳ” của dân tộc Việt Nam đã trở thành biểu tượng chiêm ngưỡng của bạn bè khắp năm châu, trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Đồng chí Lê Duẩn nói: ”Ta là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta cũng không phải là việc dễ, hiện nay chưa phải là chúng ta đã hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu” (Cách mạng XHCN ở Việt Nam, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976)
Bằng hình ảnh thơ, đồng chí Tố Hữu cũng đã viết:
“Việt Nam !
Người là ta mà ta chưa bao giờ hiểu hết
Người là ai?Mà sức mạnh thần kỳ”
(Với Đảng, mùa xuân, 1977)
Ta chưa hiểu hết ta.Và có lẽ điểm mà ta hiểu biết sơ sài nhất về ta chính là sự hiểu biết về triết lý, tư tưởng, về cách tư tưởng của ta. Đề tài này mong muốn góp một phần nhỏ vào chổ hiểu biết đó: Tìm hiểu con người Việt Nam trong lịch sử ở phương diện ý thức để nhằm khẳng định những giá trị truyền thống văn hóa tư tưởng Việt Nam, để làm cơ sở nghiên cứu lịch sử, văn học nghệ thuật …để góp phần xây dựng nội dung giáo dục con người mới XHCN Việt Nam .
Để đạt được mục đích ấy, người viết đề ra yêu cầu: cố gắng phác họa đúng chân dung vốn có của hệ tư tưởng Nho giáo, những cái tốt và cái không tốt nghĩa là không chỉ nhằm ca ngợi truyền thống hay chỉ nhằm phê phán tư tưởng phong kiến.
III.Lịch sử vấn đề
Từ mấy chục năm nay có không ít các nhà nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Việt Nam, nhưng số công trình chuyên bàn về hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thì còn rất ít ỏi.
Nghiên cứu về hệ ý thức Nho giáo Việt Nam dưới thời phong kiến, tức là nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi dân tộc, những vấn đề quá khứ, nhưng chưa phải đã mất hẳn, do đó phải đặc biệt chú ý đến tính dân tộc, tính truyền thống và cả tính thời sự nữa.
Tuy nhiên, với cấp độ nghiên cứu là một Tiểu luận cho học phần Triết học dành cho học viên cao học không thuộc nghành chuyên Triết vì thế người viết chỉ có thể phác họa ra những nét cơ bản nhất, cốt lõi nhất đúng với diện mạo vốn có của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến và nhận định đúng bản chất của nó.
IV.Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, do vậy người viết nhận thấy đây là hệ tư tưởng, tức là thuộc về loại tư duy lý luận, thuộc về một bộ môn khoa học triết học cho nên trước hết lấy lập trường, quan điểm và phương pháp triết học Mác-Lênin làm phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với phương pháp trực quan, thể nghiệm, kết hợp với phân tích suy lý một cách khách quan và phương pháp xây dựng mô hình cấu trúc-nội dung của các khái niệm, các quan điểm tư tưởng.
V.Kết cấu của Tiểu luận
Chương I. Cơ sở của truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến
1. Điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội sản sinh nền Văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến.
2.Tâm lý xã hội và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam
Chương II. Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến.
1. Lịch sử phát triển và kinh điển Nho giáo.
2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo.
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ CỦA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA,
TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
1. Điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội sản sinh nền Văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến.
- Khối thống nhất dân tộc hình thành sớm, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
- Liên tục chiến đấu và chiến thắng, “càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng to”.
- Việt Nam ở phía nam Trung Quốc, phía bắc Chăm pa, phía đông dãy Trường Sơn, phía tây Biển Đông.
- Ngã tư giao lưu văn hóa: Ấn Độ-Trung Hoa-Đông Nam Á-Phương Tây
- Mang nền văn minh trên triền sông: Hồng - Mã - Lam
- Có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời ít phát triển.
- Tàn dư công xã nông thôn “Phép vua thua lệ làng”
- Gia đình-dân tộc làng nước (Những cộng đồng ổn định của xã hội Việt Nam) Gia đình là tế bào của xã hội
- Chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại dai dẳng.
- Có những thời kỳ mất nước kéo dài.
-Không có những cuộc cách mạng triệt để về kinh tế-xã hội.
-Công nghiệp và khoa học kỹ thuật chậm phát triển.
2. Tâm lý xã hội và ảnh hưởng của nó tới hệ tư tưởng Việt Nam
Những điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội trên đây sản sinh tâm lý xã hội đồng thời cùng với tâm lý xã hội đó tạo thành cơ sở của hệ tư tưởng Việt nam:
-Nhân hậu-đoàn kết-thủy chung:
“Thương người như thể thương thân”
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
“Lá lành đùm lá rách
Lá rách ít đùm lá rách nhiều”
-Hy sinh cho tổ quốc là một vinh dự, bổn phận
-Có tinh thần “dân chủ” công xã nhân dân
-Luôn luôn cần cù và sáng tạo
-Trọng nhân luân, đạo lý.
Trọng luân lý gia đình, trọng truyền thống: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Trọng tuổi tác ”kính lão đắc thọ”, trọng người có đức, có học, hiếu học “Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”. Trọng dư luận hiếu khách, trọng tình bạn.
-Thích cuộc sống quân bình, hòa hợp với thiên nhiên.
-Thích lạc quan, cởi mở, độ llượng.
-Sống bình dị.
Tuy nhiên, còn một số những hạn chế trong tâm lý, trong suy nghĩ của người Việt nam thời phong kiến, song vì điều kiện không cho phép nên người viết xin được không nêu ra ở đây.
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HỆ TƯ TƯỞNG
NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN
Nền văn hóa Việt Nam đã từng phát triển trong sự giao lưu mật thiết với các nền văn hóa khác: Ấn độ-Trung Hoa-Phương Tây-Đông Nam Á, trong đó Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo ảnh hưởng rõ rệt nhất. Người Việt nam đã tiếp thu các hệ tư tưởng ấy trong nhiều tình thế: cưỡng bức, tự nguyện, vừa cưỡng bức vừa tự nguyện, trực tiếp, gián tiếp…Trên cơ sở vững chắc của truyền thống văn hóa dân tộc, một số yếu tố tích cực trong các học thuyết ấy đã góp phần tạo nên truyền thống văn hóa Việt Nam. Ba học thuyết Nho-Phât-Đạo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu của Công Nguyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Vai trò lịch sử của các hệ tưởng ấy thay đổi qua các thời kỳ lịch sử nhưng nhìn chung ta thầy thế lực của Nho giáo mạnh dần và đến thế kỷ thứ XV thì chiếm vị trí độc tôn. Đến Cách mạng tháng tám thành công đã chấm dứt vai trò lịch sử của các hệ tư tưởng phong kiến, đặc biệt là vai trò thống trị của Nho giáo. Nho giáo rất có ý thức về quyền uy, tỏ ra có kinh nghiệm tạo quyền uy và các hình thức khống chế con người. Nho giáo trực tiếp phục vụ chính quyền Phong kiến, chi phối chính quyền, uy lực tinh thần của “thánh hiền” là tuyệt đối đối với triều đình vua quan. Nho giáo dành được quyền đại diện dân tộc, đại diện văn hóa dân tộc, nó là cơ sở tư tưởng chung cho các triều đại phong kiến. Vì vậy, triều đại nhỏ lớn nào cũng cứ vẫn tồn tại. Học thuyết Nho giáo tỏ ra có khả năng thích ứng cao đối với các biến động của xã hội trên 2000 năm qua, trong các quốc gia lớn ở châu Á, nó kìm hãm sự phát triển của xã hội, kéo dài tuổi thọ của chế độ phong kiến quân chủ tập quyền, mặt khác cũng chứng tỏ nó có nhiều kinh nghệm để tổ chức xã hội, nó thực tế hơn các hệ tư tưởng phong kiến cùng thời.
1. Sơ lược lịch sử phát triển và Kinh điển Nho giáo
Nho giáo vốn là một học thuyết chính trị-xã hội, là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến Trung hoa. Tư tưởng nho giáo xuất hiện từ thời Tây Chu (TK X đến TK VII TCN), đến thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử (551-479 TCN) đã sưu tập, chỉnh lý các điển tịch, tư tưởng của các Nho gia tiền bối, hệ thống lại thành một học thuyết tương đối có hệ thống, nhằm mục đích phục hồi lại kỷ cương xã hội, cứu vãn tình thế loạn lạc thời đó: Vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Sang đến thời Chiến quốc, Mạnh Tử (372-289TCN), một nhà nho xuất sắc đã kế thừa và phát triển tư tưởng theo hướng duy tâm chủ nghĩa khách quan. Mạnh Tử đã đấu tranh, phản bác các học phái khác (Mạc Tử, Dương Chu…), bảo vệ Nho học. Đến đời Hán, Đổng Trọng Thư đã thần bí hóa, tôn giáo hóa Nho học bằng cách đưa vào các học thuyết Khổng-Mạnh, các tư tưởng của pháI Âm-Dương, Ngũ hành, các tư tưởng mê tín khác, đồng thời thiết lập hệ thống nghi lễ mới.
Nho giáo nhằm phục vụ đắc lực hơn cho chính quyền dân chủ chuyên chế cao độ của nhà Hán. Thời Ngụy Tân Nam Bắc Triều cho đến Tùy Đường, Đạo giáo và Phật giáo mạnh dần lên và đạt đến cực thịnh ở thời Đường. Đến đời Tống (TK X, XI, XII), một loạt cự Nho ra đời: Chu Đôn Di, Trình Hiệu, Trinh Di, Lục Cửu Uyên... Họ đã tiếp thu tư tưởng triết lý của Đạo gia, Phật học, bổ sung cho cơ sở lý luận của hệ tư tưởng Nho giáo, làm cho Nho giáo có cơ sở triết lý vững chắc hơn đủ sức mạnh cạnh tranh với các hệ tư tưởng khác. Đó là một lần phục hưng Nho giáo. Tống Nho có ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam và những nước khác, đặc biệt là vai trò của Chu Hy. Sau lần canh tân ấy, Nho giáo có thêm sức mạnh, sức sống mới, nhưng đồng thời nó cũng trở nên khắc nghiệt hơn, phản động hơn, phi nhân bản hơn .
Kinh sách nho giáo nhiều nhưng gốc là ở Ngũ kinh-Tứ thư Ngũ kinh. Ngũ kinh gồm:
+Kinh thi: Một hợp tuyển thơ ca dân gian và thơ ca dùng để tế lễ đời nhà Chu.
+Kinh Thư: (Thượng thư) bộ sách nói về cách trị nước và thể chế nhà nước Phong kiến, có thể coi là bộ sách “lịch sử-hiến pháp” của Trung Quốc cổ đại.
+Kinh dịch: Bộ sách bói toàn và triết lý, vốn không phải là sách của Nho gia, nhưng nhà Nho tự coi là kinh điển của mình và tương truyền Khổng Tử soạn thập dực trong Kinh dịch.
+Kinh lễ: (Lễ ký) là bộ sách trình bày hỗn hợp nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là lễ nghi và các quy tắc giao tiêp ứng xữ.
+Kinh Xuân Thu: Bộ sử biên niên, chép sử nước Lỗ, thời Xuân-Thu. Trong đó Khổng Tử trực tiếp tình bày tư tưởng “Chính danh”, quan điểm lịch sử và các tư tưởng chính trị khác.
Tứ thư (tứ truyện) gồm:
+Luận ngữ: Bộ sách ghi chép lời Khổng Tử dạy cho học trò và lời học trò trường Khổng Tử bàn luận với nhau. Đây là một bộ sách có giá trị thực lực cao nhất của thư tịch Nho học Nguyên thủy.
+Mạnh Tử: Bộ sách ghi chép lời của Mạnh Tử biện luận với các học phái khác nhau và với các vua chúa đương thời.
+Đại học: Bộ sách bàn về sự tu thân của người quân tử, tương truyền là sách của Tăng Tử.
+Trung dung: Là bộ sách bàn về đạo “Trung dung”, lối sống “không thá quá, không bất cận” của người quân tử, là một bộ sách có ý nghĩa phương pháp luận cao của nhà Nho, tương truyền là sách của Tử Tư-cháu nội của Khổng Tử.
2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo
Nho giáo đề cập nhiều đến các vấn đề sau:
-Trời, Trời-Người cảm ứng, Mệnh trời.
-Vương chính, Đức trị, Nhân trị, Lễ trị, Tôn hiền thân thân.
-Chính danh.
-Luân thường.
-Đức và Tài, lý tưởng của Nho gia (kẻ sỹ): Tu-Tề-Trị-Bình.
-Sỹ-Nông-Công-Thương.
-Dĩ nông vi bản…
Trong tiểu luận này người viết xin trình bày vài vấn đề quan trọng nhất, xét thấy có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội Việt Nam thời phong kiến.
a. Trời, Trời -Người cảm ứng, Mệnh trời:
(Trời thiên đế) Nho giáo quan niệm: Trời là đấng chí tôn hoàn thiện, toàn năng, có nhân cách, có ý chí. Trời là tổng nguyên nhân chi phối vũ trụ. Tuy ở cao xa nhưng trời ngầm xét việc trần gian và việc của thần linh, quỹ thần thưởng phạt nghiêm minh. Khi vua chúa làm điều thất đức lớn thì trời cho ra các trương triệu để cảnh tỉnh và có thể giáng đại hạn để trừng trị (đại hạn, sao chổi xuất hiện, mùa hè tuyết rơi, ôn dịch, sấm sét,…). Vì vậy Vua chúa, thần dân ai cũng phải sợ Trời, kính Trời.
Khổng Tử nói: “sống chết có mệnh, giàu sang tại Trời”, “phải tội với trời không cầu đảo vào đâu được” (Luận ngữ)
Việt sử thông giám cương mục, tập 3, trang 261 chép rằng: “Người Diễn Châu chống lại mệnh lệnh triều đình, nhà vua tự cầm quân đi đánh. Khi quân về đến của biển (ở địa phân Ngọc Sơn-Thanh Hóa) gặp cơn gió mưa mờ mịt, sấm chớp ầm ầm, mọi người đều sợ có sự bất trắc. Nhà vua đốt hương khấn Trời rằng: “Tôi là người ít đức, đứng đầu quan và dân, vẫn nơm nớp sợ hãi như lo lỡ sa xuống vực thẳm. Chỉ vì người Diễn Châu ngang ngạnh, không theo giáo hóa nên bất đắc dĩ phải đi đánh dẹp. Trong vòng gươm giáo chắc không khỏi có sự oan uổng tới dân lành, đến nỗi làm cho Hoàng Thiên nổi giận, một mình tôi đây dù phải chịu nạn cũng không dám ân hận gì, nhưng còn sáu quân vô tội thì sao? Kính xin lòng Trời soi xét cho “Khấn vừa xong chưa dứt lời, sấm gió yên ngay…”
Lời phê (của Tự Đức): “Lời Lý Thái Tổ khấn Trời, tỏ ra rất có đức độ đế vương, thật chẳng khác Thành Thang nhà Thương đem sáu việc trách mình trong khi gặp nạn bảy năm hạn hán, thảo nào giữa Người và Trời có sự cảm ứng không sai“ (Sáu việc đó là: Chính sự không có chừng mực chăng? Cung thất đồ sộ chăng? nữ sắc quá nhiều chăng? oan uổng nhiều chăng? hay nghe lời nịnh nọt chăng? làm mất lẽ công bằng chăng?)
Người bình dân Việt Nam cũng tin ở Trời cầu mong Trời “lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”, có khi trách trời “Trời ơi, Trời ở không cân, Người ăn không hết người làm không ra”, Nguyễn Du tổng hợp quan niệm Trời của Nho gia và của bình dân:
“… Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắc làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
hay
“…Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đứng trách lẫn Trời gần, Trời xa”
rồi
“…Đã cho lấy chữ hồng nhan.
Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân…”
(Truyện Kiều)
Ông Trời của Nho gia và ông Trời của bình dân ở Việt Nam không giống nhau hoàn toàn. Người bình dân quan niệm ông Trời là một đấng toàn năng, biết thương người, hay bênh vực cho kẻ nghèo hèn, kẻ yếu thế bị áp bức cho người hiền lành đạo đức người bình dân thường kết hợp Trời-Bụt-Tiên thành một hình tượng chung, và mỗi khi gặp nạn, hoặc có điều oan ức thì liền kêu cứu Trời-Bụt cứu giúp. Ông Trời của Nho gia trang nghiêm, độc đoán, quyền uy, Trời là sức mạnh đáng sợ ai cũng phải khuất phục.
+ Thiên Tử
Nhà vua tự coi mình là Thiên Tử (con Trời) tức là người có thể làm mô giới giữa người với Trời-Đất, quỷ thần. Trong lực lượng siêu nhiên, ở ngôi chí tôn có Trời (Thượng đề, Thiên đế) dưới Trời có đủ loại thần linh (riêng người Việt Nam thì trong số thần linh đó có nhiều vị thần vốn là những nhân vật lịch sử đã từng có công đức lớn với dân, với nước, sau khi chết cũng hiển linh phù trợ muôn dân, có khi còn ra trận mạc để cùng với người sống đánh giặc, cứu nước (Trương Hống và Trương Hát, Đức Thánh Trần…). Sau nữa các gia đình cũng có liên hệ với tổ tiên của mình. Tổ tiên cũng phụ trợ hoặc quở trách con cháu. Người Việt Nam từ xưa đã có tục thờ cúng tổ tiên. Nho giáo du nhập và khẳng định thêm các tính ngưỡng ấy. Thiên Tử đứng đầu muôn dân và cai quản thần linh. Quân quyền cho phối thần quyền. Thiên Tử thụ lãnh sứ mệnh ở Trời để trị dân và chịu trách nhiệm với Trời. Lễ tế Trời ở Nam Giao (Thừa Thiên Huế) do Thiên Tử làm chủ tế thể hiện quan niệm đó.
+ Trời-Người cảm ứng:
Tư tưởng Trời-Người cảm ứng (Thiên nhân tương cảm) là một loại tư tưởng nguyên thủy, tiềm logic, nhưng đã tồn tại suốt thời đại phong kiến và có ảnh hưởng sâu rộng. Tư tưởng ấy đã trở thành một phương thức tư duy phổ biến trong nhân dân và giới trí thức cũ. Tư tưởng “Thiên nhân tương cảm:” dựa trên nguyên lý “đồng loại tương đồng” (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Trời và Người cùng một loại cho nên lòng người thiện hay ác đều có ảnh hưởng đến sự vận hành của vũ trụ:
“Nhật thực có thường độ” (định luật) nhưng nhân sự thì biến đổi thế nào vẫn liên quan đến nó. Con người sắp làm điều bất thiện mà hễ mặt trăng đi vào độ giao thực thì nó liền lấn át và che lấp mặt Trời. Đó là cá của con người động đến Trời. Lại như mặt trời sắp mưa dầm thì người nào bị đánh hay ngã bị thương, tất thấy đau buốt, đó là khí Trời đã động đến người. Điều đó có thể chứng nghiệm được rõ Trời với Người có cùng một lẽ” (Vân đài loại ngữ-Lê Quý Đôn, NXBVH tập 1 trang 59)”
Cuối thế kỷ XVIII và XIX, tư tưởng (Trời-Người cảm ứng) phát triển mạnh ở Việt Nam: Nhiều trí thức lớn như Phạm Viên, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp… đều có chịu ảnh hưởng. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng ấy: Tục truyền ký của Đoàn Thị Điểm, Vũ trung tùy, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng, kể cả truyện Kiều của Nguyễn Du…
+ Mệnh trời:
Trời chi phối con người bằng Mệnh Trời. Mỗi người sinh ra, già, chết, mạnh khỏe, ốm đau, nghèo hèn, sướng khổ…tất cả đều do mệnh Trời. Nhà Nho có tư tưởng định mệnh. Họ cho rằng mọi việc lớn nhỏ đều do tiền định: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định” (Một miếng cơm, một ngụm nước đều do tìên đinh). Con người phải an phận thủ thường, vui với số phận đã an bài. Tuy vậy Nhà nho cũng cho rằng con người phải cố gắng hết sức mình làm hết bổn phận của mình thì mới biết được Mệnh trời. Như vậy lý luận của Nho gia có mâu thuẫn, giải pháp của họ về vấn đề quan hệ giữa sức người với Mệnh Trời không triệt để. Họ thường cho rằng do Trời nhưng cùng do Người. Kinh thư có nói: “Lòng dân là ý Trời”. Lòng chân thành sự hối cải của con người có thể cảm động đến Trời, sửa được mệnh Trời “xưa nay nhận định đã thắng Thiên cũng nhiều”
Quan niệm con người đều có số phận tiền định, sự việc do Mệnh Trời, thời vận quyết định.
-Đặng Dung khi thất thế đã tìm nguyên nhân thất bại ở thời vận :
“Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vẫn cứ anh hùng ẩm hậu đa”
(Cảm hoài)
-Trong Nhi Độ Mai có câu : “Nhân duyên vốn sẵn tại trời”
-Nguyễn Công Trứ:
“Bởi số chạy sao cho khỏi số,
Chung cuộc thời chi cũng tại trời”
-Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Văn Tiên khi luận về Gia Cát cũng khẳng định thời vận quyết định:
“Thương ông Gia Cát tài bành
Gặp cơn Hán mạt chịu đành tam phân”
Đặc biệt truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rất rõ tư tưởng “Trời-Người cảm ứng” và quan niệm “Tài mệnh tương đố”. Mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều là tiền định, Thúy Kiều gắn bó với hồn ma Đạm Tiên bằng mộng triệu, chiêm bao và hơn nữa những lần chiêm bao, đoán tướng, đoán chừng đều ứng nghiệm cả
*Chiêm bao: “Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu,
Thoắt đâ