Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của chính
phủ Việt nam kế tiếp và phát triển chương trình giai đoạn 2001-2010. Về cơ cấu
tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã có sự
chuyển biến tích cực. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước được điều chỉnh, từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường. Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước đã tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước: xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà
nước giữa các cấp hành chính phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc
mỗi việc chỉ do mỗi cấp, một cơ quan phụ trách, khắc phục sự chồng chéo về
chức năng nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn trên các
lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đầu tưu, đất đai, y tế, giáo dục. đã tchs
chức năng quản lý nhà nước của bọ, ngành, chính quyền địa phương với quản lý
sản xất kinh doanh và quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xoá
bỏ dần chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương và cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính quyền địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
Những điều học được từ cơ cấu tổ chức
của chính quyền trung ương
và cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp
dưới và chính quyền địa phương
2
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của chính
phủ Việt nam kế tiếp và phát triển chương trình giai đoạn 2001-2010. Về cơ cấu
tổ chức bộ máy chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã có sự
chuyển biến tích cực. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước được điều chỉnh, từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nước trong nền kinh tế thị trường. Các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà
nước đã tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước: xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra,
kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà
nước giữa các cấp hành chính phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc
mỗi việc chỉ do mỗi cấp, một cơ quan phụ trách, khắc phục sự chồng chéo về
chức năng nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn trên các
lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đầu tưu, đất đai, y tế, giáo dục... đã tchs
chức năng quản lý nhà nước của bọ, ngành, chính quyền địa phương với quản lý
sản xất kinh doanh và quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xoá
bỏ dần chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được điều chỉnh sắp xếp tinh
gọn, hợp lý hơn. Năm 1986, số đầu mối các cơ quan chính phủ là 70 đến đại hội
IX còn 48, vào thời điểm hiện nay còn 32(22 bộ, cơ quan ngang bộ, 10 cơ quan
thuộc chính phủ). Ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35-40 đầu mối nay
giảm còn từ 18-19 đầu mối. cấp huyện từ 20-28 đầu mối nay giảm còn 10-12
đầu mối ác phòng ban chức năng. Cơ cấu bên trong các cơ quan hành chính nhà
nước cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị, bộ phận thực
hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ
công. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính
nhà nước được nâng lên. Năm 1986, ssố lượng cán bộ, công chức là 1,2 triệu
người, năm 2005 là 1,7 triệu người, nay khưoảng 1,8 triệu người, so với nhiều
nước trên thế giưói thì tỷ lệ cán bộ, công chức trên dân số cả nước không cao.
Luật cán bộ công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010 đã có sự phân loại
tương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tạo căn cứ pháp lý để quy
định tiêu chuẩn trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách
đãi ngộ tương ứng, gòm cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên và cán bộ công
chức cấp xã, viên chức... Thực hiện đổi mới, cải cách chế độ công vụ công chức,
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có bước trưởng thành đáng kể. Một bộ
phận không nhỏ công chức hành chính đã có năng lực trình độ, kỹ năng đòi hỏi
của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại. Phương thức hoạt động của
chính phủ, các bô, ngành trung ưiơng và uỷ ban nhân dân các cấp có bước đổi
mới. Các cơ quan hành chính nhà nước tập trung làm tót chức năng định hướng
phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế chính sách thuận lợi để phát huy
các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Cải cách thủ tục
hành chính; thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, dân chủ
trong cơ quan đơn vị; công khai minh bạch về tài chính, tài sản... đã có tác dụng
tích cực góp phần đổi mới quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhân
3
dân và giữa cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức, thực thi công
vụ.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy chiánh quyền trung ương và cơ cấu tổ
chức bộ máy chính quyền địa phương ở Việt nam còn nhiều hạn chế, bất cập.
Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vj quản lý hành chính giữa các cấp của các
cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước còn chậm chưa được làm sáng tỏ.
Quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước
còn chưa đủ rõ. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng
nấc, với 22 bộ cơ quan ngangbộ, 10 ơ quan thuộc chính phủ; số lượng tổ chức
bên trong các bộ, ngành còn nhiều, có xu hướng phình ra. Phân cấp về ngành,
lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quền địa phương
còn chậm, chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính
quyền độ thị với chính quyền nông thôn. Chế độ công vụ chậm hình thành đầy
đủ, chất lượng cán bộ công chức chưa đps ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển
kinh tế xã hội. Đội ngũ cán bọ, công chức còn bất cập về kỹ năng quản lý mới,
thiếu tính nhạy bén thị trường, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Một bộ
phận cán bọ, công cức suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng. Chất lượng
cán bộ, công chức có nhiều điều phải quan tâm mới đáp ứng được cong cuộc cải
cách hành chính, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phương thức,
lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện
đại. Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương
chưa thực sự thông suốt. Quy trình làm việc của cán bộ, công chức nhìn chung
còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung bao cấp còn
đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của cơ quan và đội ngũ can bọ,
công chức ở tất cả các cấp. Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính tăng, trách
nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ, chưa cao; phói
hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc còn yếu.
Trang thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế,
không đảm bảo điều kiện làm việc và giải quyết công việc của công dân. Triển
khai tin học hoá vào quản lý nhà nước còn chậm, hiệu quả đạt thấp. Chủ trương
cải cách nền hành chính, hiện đại hoá công sở vẫn là thách thức lớn.
Từ thực tiễn cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền trung ương, cơ cấu tổ chức bộ
máy chính quyền địa phương, hướng dẫn của Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Ngọc Sơn,
chúng tôi chọn đề tài tiểu luận: Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của
chính quyền trung ương và cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và chính
quyền địa phương sau khi đọc chương 3, chương 4 cuốn sách "Phục vụ và duy
trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh" của các tác giả
S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundram do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối
hợp Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) xuất bản năm 2003, khuyến nghị với
chính quyền Việt nam áp dụng.
Tiểu luận, gồm các phần:
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương sau
khi đọc chương 3 cuốn sách "Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong
4
một thế giới cạnh tranh" của các tác giả S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundram do
Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối hợp Ngân hàng phát triển châu Á(ADB)
xuất bản năm 2003, khuyến nghị với chính quyền Việt nam áp dụng.
II. Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới và
chính quyền địa phương sau khi đọc chương 4 cuốn sách "Phục vụ và duy trì:
cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh" của các tác giả
S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundram do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối
hợp Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) xuất bản năm 2003, khuyến nghị với
chính quyền Việt nam áp dụng.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Với thời gian có hạn, bản thân chưa tiếp cận một cách đầy đủ tinh thần
của các tác giả cuốn sách do đó không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót khi khuyến
nghị với chính quyền Việt nam về cơ cấu tổ chức bộ máy trung ương và cơ cấu
tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
Chúng tôi trân trọng cám ơn Phó Giáo sư Tiến sĩ Võ Ngọc Sơn và các bạn
hioc viên lớp 16 M Cao học Quản lý Hành chính công- Học viện hành chính gđã
giúp đỡ hoàn thành tiểu luận này.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của chính quyền trung
ương sau khi đọc chương 3 cuốn sách "Phục vụ và duy trì: cải thiện hành
chính công trong một thế giới cạnh tranh" của các tác giả S.Chiavo-Campo
và P.S.A. Sundram do Nhà xuất bản chính trị quốc gia phối hợp Ngân hàng
phát triển châu Á(ADB) xuất bản năm 2003, khuyến nghị với chính quyền
Việt nam áp dụng.
5
1. Những điều học được từ đọc chương 3: Cơ cấu tổ chức của chính
quyền trung ương
Ngày đầu chương các tác giả đã viện dẫn học giả Petronius Arbiter, năm
200 trước công nguyên rằng chúng ta cố gắng giải quyết tình thế khó khăn bằng
cách tổ chức lại bộ máy-điều này mang lại ảo tưởng tiến bộ trong khi chỉ tạo ra
sự nhầm lẫn và làm nản lòng mà thôi. Sự thực sự kiện sụp đổ của Liên bang Xô
viết đã cho chúng ta bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Chương 3 gồm các phần: Nhóm các chức năng vào bộ; Cơ cấu và tổ chức
của các cơ quan điều tiết ở các nước khác nhau; Ảnh hưởng của khuôn khổ điều
tiết đối với việc quản lý khu vực công và hoạt động kinh tế; Các điểm then chốt
và các định hướng cải thiện.
Sau khi phân tích và việc dẫn các ví dụ, các tác giả đưa ra các điểm then
chốt: chính phủ truig ương ở tất cả các nước được tổ chức thành các bộ khác
nhau(còn được gọi là ban) và rất nhiều đơn vị hỗ trợ khác trong và ngoài phạm
vi cơ cấu của bộ. Chức năng đã trở thành nguyên tắc chủ đạo để thành lập các bộ
và tổ chức công việc của chính phủ. Đến lượt mình, các chức năng được phân
thành nhóm theo tiêu chí không phân mảng, không chồng chéo, phạm vi kiểm
soát và tính thuần nhất. Những tiêu chuẩn này cũng xác định cơ sở hợp lý của
việc thành lập các bộ mới để đảm đương các chức năng mới. Cơ cấu hành chính
của quốc gia và các yếu tố văn hoá cũng liên quan đến cách thức tổ chức của
chính phủ. Ngoài vấn đề chức năng, thỉnh thoảng các bộ mới có thể được thyành
lập để báo hiệu ưu tiên những chính sách mới, ví dụ như vấn đề bảo vệ môi
trường. Cách tiếp cận thông thường là cố gắng nhóm các chức năng vào các tổ
chức đơn nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ trưởng thực hiện thẩm
quyền cụ thể của mình, không có sự chồng lấn hoặc tạo ra khoảng trống và như
vậy, tăng cường trách nhiệm của các bộ. Tuy vậy, những thẩm quyền chồng
chéo có thể là lợi thế trong việc tạo ra các cuộc tranh luận nội bộ và mang lại
cho người dân các hình thức cung cấp dịch vụ khác nhau.
Áp lực cắt giảm chi tiêu công và thu hẹp quy mô hành chính đã buộc một
số nước tổ chức lại và giảm bớt cac bộ của chính phủ theo các cách khác nhau.
Xu hướng này được củng cố thêm do việc phi tập trung hoá và yêu cầu tăng
thêm thẩm quyền và nguồn lực của các đơn vị cấp dưới. Trong các nền kinh tế
chuyển đổi, những nỗ lực cơ cấu lại hệ thống kinh tế và chính trị tất yếu dẫn đến
việc cơ cấu lại chính quyền trung ương.
Theo quy tắc chung, số lượng các bộ không nên quá lứon ảnh hưởng đến
việc điều phối và cũng không quá nhỏ để làm tăng quá mức khối lượng công
việc cho mỗi bộ và làm giảm trách nhiệm của chúng. Đa số các nước có thể vận
hành hiệu quả khoảng 12 đến 18 bộ trung ương.
Việc tổ chức các cơ quan điều tiết có ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu
lực của chức năng điều tiết là chức năng cơ bản của chính phủ ở mọi quốc gia.
Việc điều tiết đã mở rộng quá mức trong thế kỷ XX. Một phần, đó là do mối lo
ngại ngày càng tăng về an toàn, y tế cộng đồng, môi trường, bảo vệ người tiêu
dùng, ổn định tài chính và ngân hàng... nhưng bên cạnh đó, tình trạng chảy máu
điều tiết thực sự cũng phát sinh ở nhiều nước với việc bổ sung thêm các quy
định mới mà không bãi bỏ các quy định đã lỗi thời, hoặc quy định chi tiết một
6
cách không cần thiết trong các luật giải quyết vấn đề mang tính chất công. Vì
thế mới có phong trào diễn ra trên khắp thế giới hướng đế việc phi điều tiết vào
cuối những năm 1980. Chú ý không loại bỏ những quy định cần thiết và có hiệu
quả. Thực hiện rà soát để chấn chỉnh cơ chế điều tiết gồm cả việc xoá bỏ hoặc
hợp nhất mọt số cơ quan điều tiết.
Về các định hướng cải thiện: Nhìn chung các nước đang phát triển thường
kém thuần nhất hơn so với các nước phát triển và đều vừa mới dành được độc
lập. Do đó trong khi nguyên tắc về chức năng chi phối việc tổ chức chính quyền
trung ương ở các nước phát triển, thì đa số các quốc gia đang phát triển có thể
phải tính đến giá trị của các bộ phục vụ cho một khu vực địa giới hoặc nhóm đối
tượng cụ thể, bất cứ khi nào việc cơ cấu lại chính quyền tỏ ra thích hợp.
Ngoài ra, có mối quan hệ bù trừ nhất định giữa việc điều phối và tính chịu
trách nhiệm: số lượng lớn các bộ làm cho công tác điều phối trở nên khó khăn
hơn nhưng lại tạo thuận lợi cho việc xác định trách nhiệm. Một điểm chung nữa
của các nước đang phát triển là tính chịu trách nhiệm yếu thường đáng lo ngại
và là một nguy cơ lớn so với việc điều phối lỏng lẻo các quyết định. Trong phạm
vi đó, dù số lượng các bộ là bao nhiêu, cũng cần phải chú ý để bảo đảm phân
công trách nhiệm rõ ràng và đề ra quy tắc chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trong khi
số lượng cụ thể của các bộ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô quốc gia, mục đích và
hoàn cảnh, phần lớn các nước đang phát triển có diện tích trung bình có thể có
từ 12 đến 18 bộ và các nước rất nhỏ nên có ít hơn 10 bộ.
Liên quan đến khuôn khổ điều tiết, tình hình trở nên phức tạp ở đa số các
nước đang phát triển do các quy định có nguồn gốc từ chính quyền thực dân cũ,
những quy định không những đã hoàn toàn trở nên lạc hậu mà còn được thiết kế
trước hết là nhằm kiểm soát và bốc lột hơn là bảo vệ người dân địa phương và
khuyến khích cạnh tranh. Ngoài ra phải kể đến nhiều quy định được ban hành
sau khi giành được độc lập. Vấn đề chủ yếu ở các nước đang phát triển không
phải ở chất lưọng các quy định mà là sự thực thi kém hiệu quả và không đúng
các quy định này. Do đó đa số các nước đang phát triển sẽ hưởng lợi từ cố gắng
cải cách việc điều tiết theo hai hướng: Phân mảng đáng kể mớ hỗn loạn các quy
định. Xây dựng năng lực để bảo đảm thi hành mạnh mẽ, không phân biệt đối xử
và đúng đắn các quy định cơ bản, nhất là những quy định về vệc bảo vệ cạnh
tranh, an toàn cộng đồng và y tế, môi trường và sử dụng đất đai.
2. Khuyến nghị với chính quyền Việt nam
- Chính quyền Việt nam nên có cân nhắc khi tổ chức các bộ phải tính đ
đến giá trị của các bộ phục vụ cho một khu vực địa giới hoặc nhóm đối tượng cụ
thể, bất cứ khi nào việc cơ cấu lại chính quyền tỏ ra thích hợp.
- Cần có cân nhắc về số lượng các bộ đảm bảo đủ, hiện nay có 22 bộ nên
giảm xuống còn khoảng 18 bộ. Ty nhiên cũng phải tính đến mối quan hệ bù trừ
nhất định giữa việc điều phối và tính chịu trách nhiệm: Số lượng các bộ lớn việc
điều phối khó khăn hơn, nhưng lại dễ dàng quy trách nhiệm.
- Cần phân công trách nhiệm rõ ràng cho các bộ, đề ra quy tắc chịu trách
nhiệm trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được quy định.
- Nhà nước chỉ thực hiện việc điều tiết khi xét thấy thực sự cần thiết.
Khẩn trương rà soát các quy định đã trở nên lỗi thời, nhằm thay thế hoặc bãi bỏ.
7
- Đảm bảo việc thực thi pháp luật trong nhân dân.
- Cải cách điều tiết của nhà nước theo hai hướng như các tác giả đề cập:
Phân mảng đáng kể mớ hỗn loạn các quy định. Xây dựng năng lực để bảo đảm
thi hành mạnh mẽ, không phân biệt đối xử và đúng đắn các quy định cơ bản,
nhất là những quy định về việc bảo vệ cạnh tranh, an toàn cộng đồng và y tế,
môi trường và sử dụng đất đai; chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa.
- Nhà nước phải thực sự thực hiện phòng, chống tham nhũng, nếu không
các khuyến nghị trên cũng chẳng có ý nghĩa gì.
II. Những điều học được từ cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp dưới
và chính quyền địa phương sau khi đọc chương 4 cuốn sách "Phục vụ và
duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh" của các
tác giả S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundram do Nhà xuất bản chính trị quốc
gia phối hợp Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) xuất bản năm 2003,
khuyến nghị với chính quyền Việt nam áp dụng.
1 Những điều học được sau khi đọc chương 4: Cơ cấu tổ chức chính
quyền cấp dưới và chính quyền địa phương
Chúng tôi học được từ trang đầu của chương này là: trách nhiệm trong tổ
chức chính quyền phải được quy định rõ ràng và các lĩnh vực hoạt động phải
được phân biệt rạch ròi.
Chương 4, gồm các phần: Các đơn vị chính quyền cấp dưới và mức độ
độc lập; Quản lý chính quyền địa phưong; Các thành phố quy mô lớn và các khu
vực trung tâm; Các điểm then chốt và các định hướng cải thiện.
Sau khi phân tích, các tác giả đã đưa ra các điểm then chốt: Các nước đều
có các cấp chính quyền dưới chính quyền trung ương. Các cơ quan chính quyền
cấp dưới có quyền lực, nguòn lực và cơ cấu tổ chức khác nhau phụ thuộc vào
việc nước đó theo cơ cấu nhà nước liân bang hay đơn nhất, có từng là thuộc địa
hay không, mức độ duy trì các hình thức quản lý địa phương theo tập tục như
thế nào và tính chất của các phong trào độc lập ra sao. Nhìn chung các chính
quyền ấp dưới lại được chi thành chnhs quyền cấp trung gian: vùng, tỉnh, quận
và chính quyền địa phương: cấp thành phố tự quản và phường xã. Trong một só
hệ thống hành chính, các chính quyền cấp dưới chỉ có một số thẩm quyền được
chính quyền ttrung ương quy định cụ thể; trong khi ở các hệ thống khjác, các
chính quyền cấp dưới lại hoạt động trên nguyên tắc"thẩm quyền chung" có thể
thực thi mọi quyền không được quy định cho chính quyền trung ương...Tại
nhiều nước quyền hạn và thẩm quyền của chính quyền địa phương được quy
định trong hiến pháp ay trong văn bản luật; tại một số nước khác thì không và
phụ thuộc vào thái độ của chính quyền trung ương tại từng thờ điểm cụ thể.
Chính quyền địa phương hoạt động chịu rất nhiều ảnh hưởng của tập quán và
chuẩn mực văn hoá. Vì ậy cần xem xét đến vai trò của những người ãh đạo theo
phwng thức truyền thống. Có sự khác biệt giữa chính quyền địa phương ở khu
vực nông thôn, các thành phố...
Các tác giả đưa ra các định hướng cải thiện:
Yêu cầu đầu tiên để nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phjương là
phải có sự phân cong trách nhiệm rõ ràng bằng văn bản luật. Không nên pháp
8
điển hoá các tập quán hành chính hay các mô hình hành chính klhông chính thức
khác.
Củng cố quyền lực và năng lực của chính quyền địa phương bằng cách:
Tin cậy các cơ quan chính quyền dân cử địa phương ở cả thành thị và nông thôn,
trao quyền rõ ràng và các nguồn lực thích hợp; Tránh bổ nhiệm người lãnh đạo
địa phương từ trung ương và tránh can thiệp vào công việc địa phương, trừ khi
có sự vi phạm trong công tác quản lý địưa phương hay công tác quản lý đang
gặp nguy cơ lớn; Tăng cường các cơ chế trách nhiệm và khả năng đáp ứng của
chính quyền địa phương đối với người dân và cho phép người dân tham gia quản
lý ở mức độ phù hợp; Cho phép chính quyền địa phương bổ nhiệm những người
có chuyên mon và cung cấp cho chính quyền địa phương sự hỗ trợ về kỹ thuật
và quản lý để có thể vận hành có hiệu quả; Thực hiện kiểm toán có hiệu quả đối
với các hoạt động của chính quyền địa phương và bảo đảm các kênh giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong xu thế đô thị hoá ngày càng cao và sự
ohân hoá giàu ngheo gia tăng, cần chú ý đến đoèi sống của tầng lớp thị dân
nghèo sông phụ cận thành phố. Chính quyền trung ương và chính quyền tỉnh
giúp chính quyền địa phương đề ra các giải pháp liên kết trong toàn khu vực về
các vấn đề sử dụng đất đai, giao thông và môi trường, cũng như cung cấp các
dịch vụ tối thiểu cho các nhóm người nghèo chủ yếu là chổ ở, nước sạch và xr lý
chát thải; bảo đảm quản lý các thành phố quy mô lớn đáp ứng các yêu cầu cơ
bản về quản lý nhà nước có hiệu quả nói chung, đặc biệt là sự tham gia của công
chúng vào hoạt động quản lý; ngăn chặn tình trạng các nhóm lợi ích đặc thù của
cá nhân các thành phố tự quản hay các nhóm đặc quyền khai thác việc mở rộng
không ó kế hoạch các thành phố quy mô lớn chỉ vì lợi ích của họ; Giúp giải
quyết vấn đề di dân trong nội vùng, cùng với việc áp dụng các biện pháp để hỗ
trợ phục hồi các khu vực bị bần cùng hoá trong thành phố.
2. Khuyến nghị với