Tiểu luận Những nét chính trong quan hệ ngoại giao Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ những năm 1950-1970

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Hội nghị Ianta mở ra một trật tự thế giới mới - “ Trật tự hai cực Ianta” thực chất “hai cực” ở đây là chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thụân của hội nghị Ianta. Sau hội nghị Ianta mối quan hệ Xô- Trung là mối quan hệ cơ bản nhất, có ảnh hưởng lớn nhất trong quan hệ quốc tế. Nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước CNXH trên thế giới Mỹ đã tiến hành “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra ngày càng quyết liệt. Chính sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ đã làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng và phức tạp. Trong khi đó Trung Quốc mới giành độc lập năm 1949, đất nước còn nhiều khó khăn, quan hệ quốc tế còn hạn chế. Giai đoạn những năm 1950- 1970, là giai đoạn nhạy cảm và phức tạp trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc. Ngoại giao giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Nó góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền an ninh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tăng cường địa vị quốc tế. Ngoại giao với vai trò quan trọng như vậy thì Trung Quốc sẽ có những đối sách gì trong chiến lược ngoại giao giai đoạn này? Nếu không đưa ra được những chính sách ngoại giao hợp lí, không tìm cho mình một con đường ngoại giao phù hợp thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho một đất nước non trẻ như Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ Liên Xô và Trung Quốc. Vậy trong bối cảnh quốc tế phức tạp, quan hệ Xô- Mỹ căng thẳng, Trung Quốc sẽ phải xử lí quan hệ ngoại giao của mình với Liên Xô và Mỹ như thế nào mà vẫn đảm bảo được lợi ích quốc gia? Đây là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ. Trung Quốc đã cho thấy sự nhạy bén, khả năng thích ứng của mình trước thời cuộc, họ đã tự tìm cho mình một lối đi riêng trong xử lí các mối quan hệ quốc tế. Từ đó, họ không chỉ đứng vững mà còn vươn lên khẳng định địa vị của mình trên trường quốc tế. Trong những năm 1950- 1970 trục quan hệ Liên Xô- Trung Quốc- Mỹ diễn ra với nhiều sự kiện phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp và có ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Mặc dù, những năm 1950- 1970 đã lùi vào lịch sử song những bước đi của Trung Quốc trong xử lí các mối quan hệ quốc tế vẫn có những giá trị và bài học lịch sử của nó. Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Chúng ta đã rút ra được bài học gì từ Trung Quốc và ứng dụng nó như thế nào trong thực tiễn hiện nay? Học tập bài học không có nghĩa là bệ nguyên những gì mà người khác đã làm vào hoàn cảnh riêng của mình làm như thế là tự hại mình, là sự học tập nguy hiểm.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những nét chính trong quan hệ ngoại giao Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ những năm 1950-1970, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC ------  TIỂU LUẬN NHỮNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC ĐỀ TÀI NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC - MỸ NHỮNG NĂM 1950 - 1970 NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ NGOẠI GIAO LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC- MỸ NHỮNG NĂM 1950- 1970. A: LỜI MỞ ĐẦU: Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Hội nghị Ianta mở ra một trật tự thế giới mới - “ Trật tự hai cực Ianta” thực chất “hai cực” ở đây là chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thụân của hội nghị Ianta. Sau hội nghị Ianta mối quan hệ Xô- Trung là mối quan hệ cơ bản nhất, có ảnh hưởng lớn nhất trong quan hệ quốc tế. Nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước CNXH trên thế giới Mỹ đã tiến hành “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra ngày càng quyết liệt. Chính sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ đã làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng và phức tạp. Trong khi đó Trung Quốc mới giành độc lập năm 1949, đất nước còn nhiều khó khăn, quan hệ quốc tế còn hạn chế. Giai đoạn những năm 1950- 1970, là giai đoạn nhạy cảm và phức tạp trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc. Ngoại giao giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Nó góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền an ninh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước, tăng cường địa vị quốc tế. Ngoại giao với vai trò quan trọng như vậy thì Trung Quốc sẽ có những đối sách gì trong chiến lược ngoại giao giai đoạn này? Nếu không đưa ra được những chính sách ngoại giao hợp lí, không tìm cho mình một con đường ngoại giao phù hợp thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho một đất nước non trẻ như Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ Liên Xô và Trung Quốc. Vậy trong bối cảnh quốc tế phức tạp, quan hệ Xô- Mỹ căng thẳng, Trung Quốc sẽ phải xử lí quan hệ ngoại giao của mình với Liên Xô và Mỹ như thế nào mà vẫn đảm bảo được lợi ích quốc gia? Đây là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ. Trung Quốc đã cho thấy sự nhạy bén, khả năng thích ứng của mình trước thời cuộc, họ đã tự tìm cho mình một lối đi riêng trong xử lí các mối quan hệ quốc tế. Từ đó, họ không chỉ đứng vững mà còn vươn lên khẳng định địa vị của mình trên trường quốc tế. Trong những năm 1950- 1970 trục quan hệ Liên Xô- Trung Quốc- Mỹ diễn ra với nhiều sự kiện phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp và có ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Mặc dù, những năm 1950- 1970 đã lùi vào lịch sử song những bước đi của Trung Quốc trong xử lí các mối quan hệ quốc tế vẫn có những giá trị và bài học lịch sử của nó. Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Chúng ta đã rút ra được bài học gì từ Trung Quốc và ứng dụng nó như thế nào trong thực tiễn hiện nay? Học tập bài học không có nghĩa là bệ nguyên những gì mà người khác đã làm vào hoàn cảnh riêng của mình làm như thế là tự hại mình, là sự học tập nguy hiểm. Xuất phát từ những suy nghĩ đó nên em trọn đề tài “ Những nét chính trong quan hệ ngoại giao Liên Xô- Trung Quốc- Mỹ trong những năm 1950- 1970”. Đây là một đề tài có nội dung tương đối rộng với nhiều sự kiện và chính sách ngoại giao phong phú, phức tạp. Vì thế, để có thể nghiên cứu sâu, kĩ vấn đề này cần phải có thời gian và nguồn tài liệu phong phú. Nhưng do trình độ của em còn hạn hẹp, nguồn tài liệu rất ít, vì thế trong bài tiểu luận này em chỉ xin trình bày một cách khái quát nhất những nét chính trong giai đoạn này. Bài tiểu luận được bố cục làm ba phần: A: Lời mở đầu. B: Nội dung: Quan hệ ngoại giao Liên Xô- Trung Quốc- Mỹ giai đoạn 1950- 1960 : Quan hệ Liên Xô- Mỹ trong chiến tranh lạnh. Quan hệ Liên Xô- Trung Quốc. Quan hệ Mỹ- Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao Liên Xô- Trung Quốc- Mỹ giai đoạn 1960- 1970: Quan hệ Liên Xô- Trung Quốc. Quan hệ Mỹ- Trung Quốc. C: Kết luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Tuấn Thanh đã bổ xung cho em nhiều kiến thức về ngoại giao của Trung Quốc trong quá trình giảng dạy môn CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC! B: NỘI DUNG: 1.QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC- MỸ GIAI ĐOẠN 1950- 1960. A.QUAN HỆ LIÊN XÔ- MỸ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH: Cách mạng tháng mười Nga thành công, nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời. Sau chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít giành thắng lợi một loại các nước Đông âu dưới sự giúp đỡ của Liên Xô sau giải phóng đã đưa đất nước tiến theo con đường XHCN. Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới- một lực lượng đối trọng với hệ thống TBCN, là mối đe doạ lớn đối với các nước TBCN. Vì thế các nước TBCN coi Liên Xô và các nước XHCN là kẻ thù đối đầu trực tiếp của mình. Sau chiến tranh thế giới thứ II hình thành lên một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta. Thực chất đây chính là hai cực XHCN và TBCN mà đứng đầu của phe XHCN là Liên Xô, còn đứng đầu phe TBCN là Mỹ. Mối quan hệ Liên Xô- Mỹ là mối quan hệ cơ bản, then chốt nhất trong quan hệ quốc tế. Ngay từ tháng 3- 1947, tổng thống Mỹ Tơruman đã đưa ra học thuyết “ chủ nghĩa Tơruman”- theo chủ nghĩa này thì Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, phải “ giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe doạ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự bành trướng của Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Như vậy với sự ra đời của “chủ nghĩa Tơruman”, Mỹ đã chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Từ đây quan hệ Xô- Mỹ là quan hệ đối đầu, là chạy đua vũ trang. Biểu hiện nổi bật cho sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ trong chiến tranh lạnh là Mỹ và Liên Xô đua nhau thành lập các tổ chức quân sự, kinh tế để tạo sức mạnh và phô trương thanh thế cho mình. Mỹ đã sử dụng "kế hoạch Macsan" thông qua viện trợ để khống chế và lôi kéo các nước Tây Âu. Trong đó, tiêu biểu là sự thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương- NATO do Mỹ cầm đầu vào ngày 4- 4- 1949, với sự tham gia của 12 nước như: Canada, và các nước thuộc "Liên hiệp Tây Âu"( Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua).. .. Việc thành lập khối quân sự NATO là một bước tiến mới và là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện những kế hoạch thống trị thế giới của Mỹ, đặc biệt là khi Tây Đức vào NATO, biến Tây Đức thành "lực lượng xung kích" chống lại Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu XHCN. Trước các hành động khiêu khích của Mỹ và để bảo vệ thành quả cách mạng tháng 10, Liên Xô cũng tiến hành thành lập các tổ chức liên minh của mình, bởi lẽ trong hoàn cảnh như vậy, phương pháp giữ gìn hoà bình, ngăn chặn chiến tranh tốt nhất là tổ chức hệ thống an ninh tập thể của các nưỡc XHCN. Vì thế mà hiệp ước hữu nghị, hợp tác, và tương trợ Vacxava được ký kết vào ngày 14- 5- 1955- hiệp ước nhằm giữ gìn an ninh của các nước hội viên, duy trì hoà bình ở Châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác bền vững giữa các nước hội viên. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước Xô- Mỹ lên tới đỉnh cao vào những năm 1970, với một khối lượng vũ khí khổng lồ và sức huỷ diệt lớn mà theo ước tính của các chuyên gia quân sự thì chỉ cần phóng ra 1/2 số kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc Liên Xô cũng đủ để huỷ diệt toàn bộ sự sống con người và nền văn minh của toàn nhân loại. Qua đây cũng toát lên toàn bộ cục diện quan hệ quan hệ Xô- Mỹ. Sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới, nó đẩy nhân loại tới nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn và tàn khốc. Tạo ra một bầu chính trị gột gạt bao trùm mọi mối quan hệ quốc tế. "Chiến tranh lạnh" đã cuốn các nước theo chiều sóng của nó. ở đây không chỉ đơn thuần là đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô với Mỹ nữa mà nó là sự đối lập, đối đầu giữa hai ý thức hệ xã hội tức là nó là sự đối đầu của hai hệ thống xã hội TBCN và XHCN. Chiến tranh lạnh và sự đối đầu căng thẳng trong quan hệ mới Xô- Mỹ là bối cảnh quốc tế chủ yếu ảnh hưởng mạnh mẽ tới Trung Quốc. Nước CHND Trung Hoa tuy là nước có diện tích lớn, dân số đông có tiềm lực nhưng vừa mới thành lập năm 1949, nó chịu sự chi phối rất lớn từ Liên Xô và Mỹ. Nhiệm vụ trước mắt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước. Lúc này Trung Quốc phaỉ lựa chọn cho mình con đường đối ngoại hợp lí. Trung Quốc có 3 con đường để lựa chọn, hoặc là theo Liên Xô hoặc theo Mỹ hoặc Trung Lập. Xử lí tốt các mối quan hệ đối ngoại phù hợp với xu thế thế giới sẽ đem lại lợi ích quốc gia cho Trung Quốc. Trong thời kỳ này Trung Quốc đã tỏ rõ lập trường và thái độ của mình, họ đứng về phía Liên Xô, về phe XHCN và đối đầu với Mỹ. b. QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC: Ngay từ trước năm 1949, Liên Xô và Trung Quốc đã có mối quan hệ với nhau tuy nhiên lúc đó do cách mạng Trung Quốc chưa giành thắng lợi vì thế quan hệ ngoại giao chỉ với tư cách các tổ chức Đảng mà thôi. Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoạt động vũ trang để chống xâm lược, về mặt ngoại giao hầu như chỉ quan hệ với Đảng Cộng Sản Liên Xô và Quốc tế cộng sản chứ chưa được thế giới công nhận. Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng theo con đường cách mạng vô sản dưới ánh sáng chỉ đường của chủ nghĩa Mác –Lênin. Trong cuộc chiến đó họ đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ Liên Xô. Sau khi cách mạng thành công Trung Quốc đi lên con đường CNXH, họ đứng về phe XHCN ngả về phía Liên Xô. Mặt khác, Quốc Dân Đảng- một lực lượng đối đầu với Đảng Cộng Sản lại nhận được sự viện trợ và giúp đỡ từ Mỹ làm cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc càng thêm khó khăn và đổ máu. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch bỏ chạy ra Đài Loan và trở thành một lực lượng độc lập tách ra khỏi Trung Quốc đại lục, tiếp tục nhận sự chi viện và giúp đỡ từ Mỹ trở thành một mối lo gây mấy ổn định đối với Trung Quốc. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc lựa chọn trọng tâm quan trọng trong quan hệ ngoại giao của mình là Liên Xô, chống lại chủ nghĩa đế quốc, coi những nước tư bản lớn là chủ nghĩa đế quốc, quyết tâm lật đổ chủ nghĩa đế quốc đã trở thành phương châm cơ bản trong đối xử quan hệ ngoại giao với các nước khác Trong giai đoạn này, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách ngoại giao, trong đó "nhất biên đảo ” được coi là trung tâm điểm trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, nó toát lên toàn bộ ý đồ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chính sách "nhất biên đảo ” ra đời ngày 6- 12- 1949 trong dịp Mao Trạch Đông dẫn đoàn đại biểu Trung Quốc đi dự sinh nhật Xtalin. Nội dung cơ bản của chính sách này là Trung Quốc coi Liên Xô là đối tác chiến lược, là trọng tâm trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Xác định Trung Quốc là người bạn đồng hành cùng Liên Xô và các nước XHCN trên cùng trận tuyến chống CNTB, CNĐQ. Tiếp đó tháng 12- 1950 hai nước còn kí điều ước hỗ trợ "đồng minh hữu hảo Xô- Trung ”. Điều ước này giữ vai trò quan trọng, nó thúc đẩy, tăng cường hơn nữa quan hệ ngoại giao Liên Xô- Trung Quốc. Quyết định liên minh với Liên Xô là một giải pháp quan trọng trong quan chính sách ngoại giao của Trung Quốc lúc này, nó giúp Trung Quốc tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ toàn diện từ Liên Xô trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Liên Xô đã đầu tư vào Trung Quốc 156 công trình - những công trình này đã đặt nền móng cho công nghiệp Trung Quốc. Liên Xô còn cung cấp kĩ thuật, vốn và cố vấn cho Trung Quốc. Không chỉ hợp tác về mặt kỹ thuật mà Liên Xô còn giúp Trung Quốc về mặt quân sự. Liên Xô giúp Trung Quốc bước đầu xây dựng vũ khí chiến lược của riêng mình. Ngày 27/4/1955, Liên Xô đã kí với Trung Quốc hiệp định về việc Liên Xô giúp đỡ Trung Quốc xây dựng lò phản ứng hạt nhân thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc và máy gia tốc đưa vào hoạt động từ năm 1957. Tiếp đó 15/10/1957, Liên Xô và Trung Quốc lại kí một hiệp định trong đó Liên Xô hứa sẽ cung cấp cho Trung Quốc một mẫu bom nguyên tử và những số kiệu kĩ thuật để chế tạo. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, trong giai đoạn 1949- 1957 Trung Quốc đã khôi phục được nền kinh tế bị tàn phá, hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm lần 1. Việc Trung Quốc quyết định liên minh với Liên Xô, ngả về phía Liên Xô, ủng hộ Liên Xô dường như là một điều tất yếu bởi: thế giới chia hai cực một cách rõ ràng lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn quan trọng nhất. Đối với các nước XHCN thì TBCN mà đứng đầu là Mỹ được coi là kẻ thù trực tiếp. Còn CNTB mà tiêu biểu là Mỹ tìm mọi biện pháp tiêu diệt Liên Xô, đập tan hệ thống XHCN trên toàn thế giới. Vì thế cục diện đối đầu, căng thẳng giữa hai chiến tuyến là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó Trung Quốc ra khỏi chiến tranh đi lên theo con đường CNXH lấy ý thức hệ vô sản làm nên tảng và trở thành một nước XHCN lớn trên thế giới, góp phần hình thành và tăng cường sức mạnh cho phe XHCN. Có thể nói sau Liên Xô, Trung Quốc trở thành kẻ thù thứ 2 của Mỹ. Mỹ sẽ không thể là sự lựa chọn có lợi cho Trung Hoa. Còn thực lực của Trung Quốc lúc đó hầu như không có, đối với một nước vừa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thì còn nhiều khó khăn phải đối diện trên mọi lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội. Trung Quốc chưa đủ sức để tìm cho mình con đường trung lập. Vì thế trong 3 con đường mà Trung Quốc có thể lựa chọn trong giai đoạn này thực chất chỉ có thể là Liên Xô mà thôi. Chỉ có Liên Xô mới là chỗ dựa tốt nhất để Trung Quốc quốc thực hiện được mục tiêu quan trọng trước mắt là bảo vệ thành quả cách mạng, khôi phục và xây dựng đất nước. Mối quan hệ hữu hảo Xô- Trung 1950- 1960 đã có tác động lớn đến tình hình quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô- Trung Quốc đối với sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc. Chính mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia này đã trở thành chỗ dựa rường cột cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Trung Quốc đã tích cực hợp tác với Liên Xô ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho các dân tộc đang đấu tranh nhằm thoát khỏi ách thống trị của chế độ thuộc địa cũ và chống lại chủ nghĩa thực dân mới của các nước đế quốc. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương nói chung của dân tộc Việt Nam nói riêng đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Liên Xô- Trung Quốc cả về vũ khí, quân trang quân dụng. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) Trung Quốc đã đưa quân tình nguyện của mình vào trực tiếp đối đầu với Mỹ và giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên không có sự giúp đỡ nào mà không có mục đích. Ở đây câc nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Giúp đỡ các nước láng giềng chống lại chủ nghĩa đế quốc là nhằm bảo vệ an ninh biên giới của Trung Quốc. Vấn đề an ninh quốc phòng đã được xem xét và đưa lên hàng đầu. Tuy nhiên, liên minh với Liên Xô thì Trung Quốc cũng chịu nhiều sự chi phối từ nước này. Trong một chuyến đi tham quan Matxcova, Chủ tịch Mao đã nói với các sinh viên Trung Quốc: “ Phe đế quốc có một cái đầu, đó là Mỹ. Phe XHCN cũng phải có một cái đầu đó là Liên Xô ”. Cùng với sự thừa nhận này, Trung Quốc đã luôn ủng hộ Liên Xô trong các biện pháp đối phó với CNĐQ. Và thực tế Trung Quốc trong xử lí các vấn đề quan hệ quốc tế lớn thường không có lợi ích và quan điểm của riêng mình mà chủ yếu là của Liên Xô. Nhìn chung, mối quan hệ Xô- Trung trong giai đoạn này là mối quan hệ hữu hảo tốt đẹp với hàng loạt các hiệp định, hiệp ước trên nhiều lĩnh vực đã được hai bên kí kết. Trung Quốc đã biết phát huy sức mạnh của quan hệ ngoại giao để xây dựng, củng cố đất nước. Mối quan hệ tốt đẹp này cũng đóng vai trò tích cực nhất trong việc khẳng định sức mạnh của phe XHCN. Hơn thế nữa phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cũng nhận được sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả từ Liên Xô và Trung Quốc. Đó là ý nghĩa quốc tế vô cùng to lớn mà quan hệ Xô- Trung đem lại trong thời gian này. c. QUAN HỆ MỸ- TRUNG QUỐC: Trong bối cảnh chung của quan hệ quốc tế là cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu, căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ, trong giai đoạn này quan hệ Mỹ- Trung Quốc cũng ở trạng thái đối đầu, căng thằng và gay gắt. Ngay từ khi Đảng Cộng Sản chưa giành thắng lợi hoàn toàn thì Mỹ luôn tìm cách ngăn cản hoạt động của Đảng này, lợi dụng Quốc Dân Đảng làm con bài chính trị. Mỹ viện trợ cho Tưởng lên tới 4 tỷ 350 triệu USD, giúp Tưởng huấn luyện hơn 500 nghìn quân tinh nhụê với mục tiêu là tạo cho quân Tưởng một sức mạnh đủ lớn để có thể tiêu diệt được lực lượng đối lập là Đảng Cộng Sản. Nhưng cuối cùng Quốc Dân Đảng đã bị đánh bại rút chạy ra Đài Loan, còn Trung Quốc thành lập nước CHND Trung Hoa đi theo con đường XHCN vào 1/10/1949. Đây là sự kiện lớn trở thành mối e ngại của Mỹ bởi Mỹ lo ngại rằng khi nước CHDCND Trung Hoa thành lập sẽ giúp một lực lượng lớn làm hùng mạnh thêm phe XHCN, gây ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của CNCS ở Châu Á. Trước mối quan ngại đó, Mỹ đã áp dụng chính sách kiềm chế đối với Trung Quốc vào đầu những năm 1950. Đặc biệt, khi điều ước “an ninh Nhật- Mỹ” được kí kết. Điều ước này quyết định chống lại Liên Xô và Trung Quốc, phạm vi bảo vệ đến Nhật, sau này, mở rộng ra đến Đài Loan. Mỹ còn tiếp tục kí nhiều hiệp ước với các nước khác tạo ra một vành đai bao vây Trung Quốc. Đối với Mỹ, việc Trung Quốc liên kết với Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á- Phi- Mỹ Latinh, trực tiếp đưa quân tham chiến ở Triều Tiên và ủng hộ tích cực cho phong trào cách mạng ở Việt Nam càng làm cho Mỹ lo ngại và đẩy quan hệ Mỹ- Trung thêm căng thẳng. Liên Xô- Trung Quốc trở thành kẻ thù đối đầu trực tiếp của Mỹ. Mỹ tìm mọi cách nhằm tiêu diệt hai cánh cửa của XHCN. Đối với Trung Quốc việc Mỹ tiếp tục viện trợ tích cực cho lực lượng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan, biến Đài Loan thành lực lượng đồng minh thân Mỹ ở Châu Á nhằm ngăn chặn sự phát triển của XHCN ở khu vực này, mà trước hết là nhằm vào Trung Quốc đại lục. Thực tế là cho đến nay Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan ngại của Trung Quốc, việc giải quyết vấn Đài Loan còn chịu nhiều sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc dù sao cũng phải thăm dò động thái của Mỹ. Đài Loan luôn là vấn đề nhạy cảm. Phải nói rằng trong giai đoạn này, Trung Quốc chưa có được tiếng nói và địa vị trên trường quốc tế vì thế nó chịu sức ép rất lớn từ hai cường quốc là Liên Xô và Mỹ. Trong khi mà thế giới có sự phân cực rất rõ ràng, Trung Quốc không thể đứng ngoài dòng mà buộc phải chọn cho mình một con đường nhất định. Trung Quốc mặc dù đã ngả hẳn về phía Liên Xô thông qua chính sách "nhất biên đảo” nhưng họ còn thực hiện nhiều chính sách khác nhằm giải quyết quan hệ với các nước khác như: chính sách "dọn nhà mới mời khách ”, chính sách này nhằm xoá bỏ tàn dư của CNĐQ, chính sách " nổi lửa bếp khác” mục đích để không kế thừa các chính sách ngoại giao mà Quốc Dân Đảng đã kí với các nước trứơc đây. Ngay từ khi thế giới bước vào thời kì chiến tranh lạnh, quan hệ Xô- Mỹ gay gắt, Mỹ áp dụng chính sách kiềm chế đối với Trung Quốc thì Trung Quốc cho rằng Mỹ có thể sẽ can thiệp vào cuộc nội chiến của nước này và Trung Quốc cũng giữ thái độ phê phán và thù địch với Mỹ. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh Xô- Mỹ, Trung Quốc chịu áp lực từ hai phía, vì thế Trung Quốc cần phải tính đến trong tương lai làm sao Trung Quốc có thể sinh tồn giữa hai siêu cường này trong mối quan hệ giữa cuộc nội chiến Trung Quốc với bối cảnh chính trị quốc tế. Từ đó Mao Trạch Đông đã đưa ra lí luận " vùng đệm trung gian ”. Lí luận này cho rằng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô còn có một khoảng không gian rộng lớn đó là các nước thuộc thế giới thứ 3, do vậy sự đấu tranh giữa Mỹ và Liên Xô thông qua việc khống chế các nước vừa và nhỏ. Mục đích lớn nhất của lí luận này là đánh giá vai trò của các nước thuộc thế giới thứ 3 trong cuộc chiến tranh lạnh và Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ với các nước này, tranh thủ sự ủng hộ của các nước này để giảm áp lực từ hai siêu cường Liên Xô- Mỹ đối với Trung Quốc. Trong những năm 1950- 1960, quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các nước phương Tây và TBCN có nhiều căng thẳng bất lợi; đối đầu với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên; Mỹ lập vành đai bao vây Trung Quốc; với các nước láng giềng Trung Quốc còn tồn đọng nhiều vấn đề lịch sử.. . nhìn chung tình hình ngoại giao
Luận văn liên quan