Tiểu luận Những vấn đề chung về chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề không mới, có thể nói nó tồn tại cùng với lịch sử loài người hay ít nhất là từ khi có chữ viết để lưu giữ thông tin thì người ta đã thấy có những ghi chép về khủng bố. Tuy nhiên, phải sau vụ khủng bố đẫm máu vào nước Mỹ ngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới trở nên quen thuộc gần gũi với cuộc sống của từng người bình thường trên trái đất này. Tất nhiên, chúng ta không khỏi đau lòng trước sự phổ biến và càng ngày càng được biết đến nhiều hơn của chủ nghĩa khủng bố, đồng thời điều này cũng cho ta thấy rằng, nguy cơ khủng bố là một nguy cơ có thật, an imminent threat với mọi quốc gia trên thế giới bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bởi dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá và sự bất khả dự đoán của chủ nghĩa khủng bố, chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của những vụ tấn công tự sát . Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố là rất cần thiết. Phải biết chủ nghĩa khủng bố là cái gì thì mới có thể chống nó hiệu quả được. Trong bài này, chúng tôi sẽ triển khai hai ý chính: Thứ nhất, cái nhìn tổng quan, chung nhất về chủ nghĩa khủng bố: phần này sẽ giải quyết những câu hỏi: chủ nghĩa khủng bố là gì, chúng ra đời và phát triển như thế nào, có bao nhiêu loại khủng bố, xu hướng phát triển ra sao Thứ hai, chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề toàn cầu: điều này được thể hiện qua ba điểm: phạm vi của hoạt động khủng bố, hậu quả và cách thức giải quyết vấn đề này.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3852 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề chung về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ 2 LỜI NÓI ĐẦU Chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề không mới, có thể nói nó tồn tại cùng với lịch sử loài người hay ít nhất là từ khi có chữ viết để lưu giữ thông tin thì người ta đã thấy có những ghi chép về khủng bố. Tuy nhiên, phải sau vụ khủng bố đẫm máu vào nước Mỹ ngày 11/9, chủ nghĩa khủng bố mới trở nên quen thuộc gần gũi với cuộc sống của từng người bình thường trên trái đất này. Tất nhiên, chúng ta không khỏi đau lòng trước sự phổ biến và càng ngày càng được biết đến nhiều hơn của chủ nghĩa khủng bố, đồng thời điều này cũng cho ta thấy rằng, nguy cơ khủng bố là một nguy cơ có thật, an imminent threat với mọi quốc gia trên thế giới bất kể chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bởi dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá và sự bất khả dự đoán của chủ nghĩa khủng bố, chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân của những vụ tấn công tự sát…. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa khủng bố là rất cần thiết. Phải biết chủ nghĩa khủng bố là cái gì thì mới có thể chống nó hiệu quả được. Trong bài này, chúng tôi sẽ triển khai hai ý chính: Thứ nhất, cái nhìn tổng quan, chung nhất về chủ nghĩa khủng bố: phần này sẽ giải quyết những câu hỏi: chủ nghĩa khủng bố là gì, chúng ra đời và phát triển như thế nào, có bao nhiêu loại khủng bố, xu hướng phát triển ra sao… Thứ hai, chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề toàn cầu: điều này được thể hiện qua ba điểm: phạm vi của hoạt động khủng bố, hậu quả và cách thức giải quyết vấn đề này. Do hạn chế về thời gian và do vấn đề khủng bố cũng còn nhiều tranh cãi và cần được tranh luận sâu thêm nên bài viết còn nhiều điểm hạn chế. Chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn cho bài làm được toàn vẹn hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh Thị Thu Huyền, giảng viên Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại Giao, Học viện Ngoại giao vì một số ý tưởng trong bài cô đã nhiệt tình truyền đạt cho chúng em. 3 I .NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ QUỐC TẾ 1. ĐỊNH NGHĨA Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khủng bố đã dành hàng trăm trang giấy cố gắng đưa ra một định nghĩa không thể bác bỏ về thuật ngữ này, nhưng chủ nghĩa khủng bố là vấn đề quan niệm và được nhìn nhận rất khác nhau bởi những nhà quan sát khác nhau, do đó, rất khó để có được một định nghĩa mà mọi người đều thống nhất. Tuy nhiên, người ta có thể khó nói chính xác thế nào là chủ nghĩa khủng bố nhưng ai gặp một hành động khủng bố đều có thể gọi tên nó là khủng bố. Như vậy, có những đặc điểm chung của chủ nghĩa khủng bố mà mọi người đều thừa nhận. Ba đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa khủng bố được đông đảo các nhà học giả thừa nhận1 đó là: + Thứ nhất, bản chất chính trị: khủng bố luôn có một bản chất chính trị. Nó liên quan đến việc sử dụng các hành động cực đoan để thay đổi chính trị. Tận gốc của nó là vấn đề công lý, hoặc chí ít là quan niệm của ai đó về công lý, dù đó là thứ công lý do con người hay Chúa trời tạo ra. Mục tiêu chính trị của chủ nghĩa khủng bố là điều cơ bản và không thể đàm phán được, vì nếu một hành động khủng bố mà không có động cơ chính trị thì đó chỉ là hành động tội phạm. + Thứ hai, tính phi nhà nước: dù cho những tên khủng bố nhận được sự hỗ trợ của các nước về mặt quân sự, chính trị, kinh tế…. nhưng việc sử dụng vũ lực của một nhà nước cũng không được gọi là hành động khủng bố. Khi sức mạnh quân sự của một quốc gia được sử dụng trên trường quốc tế, đó là hành động chiến tranh, sức mạnh đó ở trong nước thì được gọi bằng một số tên như bảo vệ pháp luật, đàn áp…chứ không phải là khủng bố. Trong bất kỳ ví dụ nào, việc nhà nước sử dụng vũ lực có thể hoặc không thể biện minh, nhưng nó phải được tuân theo các chuẩn mực hành vi và luật pháp quốc tế, trong khi bọn khủng bố thì không bị ràng buộc bởi bất kỳ tiêu chuẩn giá trị gì cả. Cái chúng muốn hướng tới chỉ là tối ưu hoá tác động tâm lý của một cuộc tấn công, chú ý tới những hậu quả không thể lường trước được, nhằm dễ dàng đạt được những thay đổi về chính trị hơn. 1 Audrey Korth Cronin, Toàn cầu hoá và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, International Security, Số 23, Đông 2002-2003. 4 + Thứ ba, đối tượng là những dân thường vô tội và những tổ chức (cả quân sự và dân sự) không có khả năng tự bảo vệ mình khi bị tấn công bất ngờ. Như vậy một định nghĩa (có thể) ngắn gọn về chủ nghĩa khủng bố là: sự đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực một cách tùy tiện chống lại người vô tội vì các mục tiêu chính trị bởi các chủ thể phi nhà nước. Từ các vụ bắt cóc khách du lịch tháng 4 năm 2000 của nhóm Abu Sayyaf ở Philipines đến các vụ tấn công của nhóm al-Qaeda vào Trung Tâm thương mại Quốc tế và Lầu Năm Góc của Mỹ tháng 9 năm 2001 đều có đầy đủ các đặc điểm trên. 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ HIỆN ĐẠI Chủ nghĩa khủng bố có tuổi bằng tuổi của loài người. Những ghi chép đáng tin cậy cho rằng vụ khủng bố đầu tiên được loài người ghi lại là từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên2. Tuy nhiên chủ nghĩa khủng bố chỉ được coi là hiểm hoạ đáng lo ngại đối với loài người từ sau cách mạng Pháp. Thuật ngữ khủng bố “terror” lần đầu tiên được sử dụng năm 1795 khi nó dùng để chỉ một chính sách được thi hành có tính hệ thống nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ ở Pháp chống lại những kẻ phản cách mạng do Robespierre tiến hành. Tất nhiên đây là loại bạo lực do nhà nước thực hiện nên ngày nay người ta không gọi nó là khủng bố. Kể từ thời cách mạng Pháp đến nay có bốn làn sóng lớn của chủ nghĩa khủng bố thời hiện đại, đó là: + Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự tan rã của các đế chế lớn các phong trào quần chúng tìm kiếm sự dân chủ và quyền lực chính trị từ các đế chế hà khắc tạo cơ hội cho chủ nghĩa khủng bố phát triển với đỉnh cao là vụ ám sát Đại Công tước Franz Ferdinanz ngày 28 tháng 6 năm 1914. Sự kiện này trở thành chất xúc tác làm các nước lớn lao vào chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới làn sóng này vẫn tiếp diễn, chúng ta có thể thấy ở các khu vực như Balkan sau sự sụp đổ của Nam Tư cũ, Ace thuộc Indonesia, Chesnia, Tân Cương… và nhiều điểm nóng khác trên thế giới. 2 Như chú thích 1. 5 + Giai đoạn phi thực dân hoá giữa thế kỷ XX: Cùng với cuộc đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc là bộ mặt mới của chủ nghĩa khủng bố giai đoạn này. Chúng thường chống lại các sức mạnh chính trị mạnh hơn và thường nhằm mục đích tự chủ về chính trị hơn. Chúng ta có thể kể đến các phong trào khủng bố ở các vùng lãnh thổ khác nhau như Algieria, Israel, Nam Phi…Tất nhiên chúng ta không thể nhầm lẫn giữa chủ nghĩa khủng bố nhân danh vấn đề giành độc lập dân tộc cho một quốc gia với phong trào độc lập chính đáng của nước này. Điều này đã gây ra những cuộc tranh cãi rất gay gắt trên thế giới về định nghĩa thế nào là khủng bố trong Liên Hiệp Quốc. + Thập kỷ 70, 80 thế kỷ XX là đỉnh cao của chủ nghĩa khủng bố được nhà nước tài trợ, những nước nhận ra rằng có thể đạt được một số mục tiêu thông qua các tổ chức khủng bố bí mật mà có thể tránh khỏi việc bị trả thù so với khi công khai hành động. Bắt đầu từ thập niên 1980, các vụ khủng bố leo thang dưới hình thức ôm bom tự sát (suicide bombing). Các vụ khủng bố tự sát được khởi đầu từ năm 1982 với nhóm khủng bố Hamas và Hezbullah ở Palestine và Li Băng nhằm chống Israel. + Làn sóng mới sau vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 là kỷ nguyên thánh chiến (Jihad), giai đoạn mới của chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố tôn giáo không mới, đây là sự tiếp tục cuộc đấu tranh quyền lực giữa những người có quyền và những người không có quyền. Mục tiêu chính của những kẻ khủng bố này là Mỹ và hệ thống toàn cầu do Mỹ đứng đầu. 3. PHÂN LOẠI Có bốn dạng khủng bố chính đang hoạt động trên thế giới được phân biệt theo động cơ, dù sự phân loại này có ý nghĩa tương đối vì một dạng có thể có sự đan xen với dạng khác, bởi nhiều nhóm có sự pha trộn về ý thức hệ, nhưng sự phân loại này là rất quan trọng trong việc dự đoán khả năng hành động trong tương lai của các nhóm này. Thứ nhất, khủng bố cánh tả (gắn với phong trào cộng sản): Phong trào 2 tháng 6, Lữ đoàn đỏ, Người dự báo thời tiết, Quân đoàn giải phóng Symbione… Các nhóm này thường có những hành vi tàn bạo kiểu tội phạm như bắt cóc, giết người, đánh bom, đốt nhà và thường nhằm vào các tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Một điều lý thú là các nhóm này thường khó thống nhất các mục tiêu dài hạn. Như nhóm Action Directe của 6 Pháp đã thay đổi mục tiêu của mình từ vô chính phủ đến chủ nghĩa Mao, từ bất mãn với NATO đến Mỹ hoá Châu Âu và chống chủ nghĩa tư bản nói chung3. Thứ hai, khủng bố cánh hữu (bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa phát xít): Tân quốc xã ở Mỹ và Châu Âu, Người yêu nước Công giáo ở Mỹ, Đảng 3K… Mục tiêu thực hiện hành động khủng bố của chúng được chọn theo chủng tộc hay chí ít cũng là theo tôn giáo, sắc tộc, hoặc quy chế nhập cư. Thứ ba, khủng bố sắc tộc ly khai: Những con hổ giải phóng Tamil, đảng Basque li khai, Hamas, IRA…Loại này thường thấy nhất, thường gắn liền với các mục tiêu lãnh thổ hoặc chính trị tương đối duy lý và có thể đàm phán được. Họ thường có được sự hỗ trợ của cư dân địa phương cùng sắc tộc tán đồng mục tiêu ly khai với họ. Mức độ ủng hộ của người dân địa phương càng lớn thì thời gian nhóm tồn tại càng lâu. Thứ tư, khủng bố tôn giáo: tiêu biểu nhất là al-Qaeda…Các loại khủng bố trên đều rất tàn bạo và nguy hiểm nhưng khủng bố tôn giáo lại đặc biệt nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh quốc tế vì những lý do sau: 1) Khủng bố tôn giáo thường cho rằng mình đang tham gia vào cuộc đấu tranh một mất một còn của cái tốt đẹp chống lại cái xấu xa: bất cứ ai không phải là thành viên của tôn giáo này đều là “xấu xa” và tiêu diệt họ là điều bình thường. 2) Khủng bố tôn giáo thường gây ra những hành động nghiêm trọng để làm hài lòng một vị thánh do họ nghĩ ra, và sở thích của vị thánh này hoàn toàn không rõ ràng với những ai không là thành viên của tôn giáo này nên rất khó đoán trước được. 3) Khủng bố tôn giáo không bị kiềm chế hay ràng buộc bởi các giá trị hay luật lệ thực tế. Trên thực tế mục tiêu của các vụ tấn công là lật đổ hệ thống nhà nước Westphalia hiện đại, phá bỏ các nhà nước với các xã hội hiện thực và luật pháp hiện thực. Chúng không muốn thay đổi làm cho xã hội trở nên tốt đẹp, công bằng, bình đẳng hơn hơn mà chỉ muốn phá bỏ trật tự xã hội hiện tại. 3 Michael Dartnell, Action Directe ở Pháp: Những kẻ khủng bố tìm kiếm một cuộc cách mạng, Terrorism and Political Violence, tập 2 số 4, Đông 1990. 7 4) Khủng bố tôn giáo nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía dân chúng do niềm tin tôn giáo mù quáng của họ. Ví dụ như nhóm al-Qaeda có thể tìm thấy sự ủng hộ của các nhóm Hồi giáo trên toàn cầu và vì thế làm cho al-Qaeda trở thành mạng lưới toàn cầu. 4. XU HƯỚNG CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ HIỆN ĐẠI Những xu hướng của chủ nghĩa khủng bố hiện đại càng ngày càng trở nên rõ ràng. Cụ thể như sau: Thứ nhất, xu hướng các vụ với động cơ tôn giáo tăng lên: thậm chí trước vụ tấn công 11 háng 9, các tổ chức khủng bố với động cơ tôn giáo đã trở nên phổ biến hơn. Trong năm 1968, không có vụ khủng bố nào được xếp vào loại “tôn giáo”. Đến năm 1980, sau cuộc cách mạng Iran, con số này là 2 trong số 64 cuộc, và trong năm 1995 lên tới 25 trong 58 vụ khủng bố4. Thứ hai, xu hướng giảm đi trong tổng số các cuộc tấn công nhưng tăng lên về tính sát thương. So với thập kỷ 80 các vụ tấn công trong thập kỷ 90 đã giảm đi: trên bình diện quốc tế, số vụ tấn công khủng bố trong thập kỷ 90 là 382/năm, và số liệu của thập kỷ 80 là 543/năm. Nhưng số thương vong thì lại tăng lên: từ 344 trong năm 1991 đến 6693 trong năm 1998. Mức tăng này được giải thích là số vụ tấn công ít nhưng đều là những vụ lớn, như những vụ tấn công vào các đại sứ quán của Mỹ ở Nairobi và Dar- es-Salaam năm 1998. Chỉ riêng các vụ tấn công này đã làm 224 người bị chết và 4574 người bị thương. Số người chết trong một vụ cũng tăng lên, từ 102 người chết trong 565 vụ năm 1991 đến 741 người chết trong 274 vụ năm 19985. Thứ ba, xu hướng khác quan trọng là tăng lên mục tiêu chống người Mỹ. Đây là vấn đề đã có từ lâu: công dân Mỹ là mục tiêu của các vụ khủng bố từ năm 1968, nhưng tỷ lệ tấn công nhằm vào người Mỹ và các cơ sở của Mỹ tăng đột biến từ 20% giai đoạn 1993-1995 lên 50% giai đoạn 2000. Thứ tư, có sự phát tán đáng kể về mặt địa lý của các hành vi chống khủng bố. Dù Trung Đông vẫn là tâm điểm của các hành động khủng bố nhưng chúng cũng lan sang Trung Á, Nam Á, Balkan và xuyên vùng Kavkaz. 4 RAND và Đại Học St.Andrew, Biên niên sử của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. 5 Thống kê lấy từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Các hình mẫu chủ nghĩa khủng bố toàn cầu (Văn phòng điều phối viên chống khủng bố). 8 II. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ, MỘT VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Trong thế giới hiện đại, con người bắt buộc phải quen với một khái nhiệm mà không ai muốn nhắc đến, đó là khủng bố và chủ nghĩa khủng bố. Nó hiện đang trở thành nỗi ám ảnh thường trực cho không ít quốc gia trên thế giới. Và đỉnh cao của nó là sự kiện chấn động cả loài người vào ngày định mệnh 11 tháng 9 năm 2001 trên đất Mỹ. Một bóng đen mang tên Chủ nghĩa Khủng bố quốc tế hiển hiện và làm u ám tương lai của hành tinh. Thế giới phải đối mặt với nó. Những địa danh như: Afghanistan, Pakistan, Iraq, London, Madrid… trở thành nỗi đau nhức nhối đối với mọi người trên thế giới. Trong phần này, chúng tôi hướng đến việc chứng minh chủ nghĩa khủng bố là một vấn đề toàn cầu với đầy đủ đặc điểm về phạm vi, hậu quả và việc các nước phải chung tay mới có hi vọng giả quyết được vấn đề nhức nhối này. Và trong phần này, tôi muốn nhấn mạnh rằng, mỗi chúng ta cần có bản lĩnh chính trị vững vàng để chọn lựa cho mình điểm tựa chân lý, từ đó các cách thức đánh giá hợp lý nhất. AI ĐÚNG AI SAI? AI NẮM GIỮ CHÂN LÝ? Sau biến cố 11-9-2001, Tổng Thống Mỹ và một số chính khách Tây Phương đã công khai tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - nhưng đồng thời xác định đây không phải là cuộc chiến chống người Ả Rập hoặc chống những người Hồi Giáo. Đối với Osama Bin Ladin và những người theo ông ta thì đây là cuộc chiến tranh tôn giáo - một cuộc chiến tranh của đạo Hồi chống lại những kẻ ngoại đạo (infidels, unbelievers). Và vì thế đương nhiên Hồi Giáo phải chống Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ là nước lớn nhất trong thế giới ngoại đạo. Hoa Kỳ gọi Bin Laden là Trùm khủng bố số một thế giới, Bin Laden gọi Hoa Kỳ là trùm khủng bố thế giới, là kẻ diệt chủng. Đảng PLO của ông Yaseer Arafat là khủng bố theo cách gọi của người Israel, nhưng Israel lại bị Palestin gọi là nhà nước khủng bố. Và gần đây thôi, Nelson Mandela – lãnh tụ của Nam Phi, được Mỹ gạch tên khỏi danh sách khủng bố… Định nghĩa về khủng bố tuy đã được công nhận khá rõ ràng với các đặc điểm: sự đe doạ sử dụng hoặc sử dụng vũ lực một cách tùy tiện chống lại người vô tội vì các 9 mục tiêu chính trị bởi các chủ thể phi nhà nước. Nhưng liệu nó có luôn đúng không? Cần nghĩ đến chuyện con gà và quả trứng, cái gì có trước. Giống như chúng ta định nghĩa vậy, và xếp những thứ chuẩn theo thế vào một nhóm; hay công nhận thế giới luôn thay đổi và cần có sự linh hoạt? Xét theo định nghĩa này, hiển nhiên cáo buộc của Palestine và Bin Laden dành cho Israel và Hoa Kỳ đều bị bác bỏ. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ MANG TÍNH TOÀN CẦU NHƯ THẾ NÀO? Liệu một cuộc chiến giữa hai nhóm lợi ích khác biệt có chỉ xảy ra trong nội bộ, chỉ hai bên gánh chịu hậu quả? Hiển nhiên là không. Thứ nhất, trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin rộng mở, người ta có thể học hỏi nhau rất nhanh thì chuyện các hành vi bắt cóc, đánh bom tự sát… hoàn toàn có thể bị bắt chước; vậy thì đây hiển nhiên không còn là nguy cơ của riêng ai. Thứ hai, có một tấm gương đi trước, những kẻ phạm tội có xu hướng thích biện hộ cho hành động của mình, coi mọi chuyện không quá nghiêm trọng và bành trướng tính sát thương; ví dụ điển hình nhất là sau mỗi cuộc tấn công, số lượng người thiệt mạng có xu hướng càng tăng trong mỗi vụ. Ngoài ra, với vai trò đặc biệt của mình, Mỹ đã lôi kéo các quốc gia vào cuộc chiến chống khủng bố sau khi là nạn nhân của vụ 11/9. Chỉ với hành động này của Mỹ, chủ nghĩa khủng bố đã chính thức trở thành một vấn đề toàn cầu không một chút tranh cãi về phạm vi. Ở đây chúng tôi xin trình bày chủ nghĩa khủng bố trở thành một vấn đề toàn cầu như thế nào. Thứ nhất, mạng Internet, điện thoại di động, và máy nhắn tin đã tăng khả năng tiếp cận toàn cầu của nhiều nhóm khủng bố. Các công cụ của kỷ nguyên thông tin toàn cầu đã đưa tới hiệu quả cao hơn trong hoạt động khủng bố bao gồm quản trị, phối hợp các hành động, tuyển dụng các thành viên mới, giữ liên lạc giữa các thành viên, thu hút cảm tình của công chúng. Đã có bằng chứng là trước vụ tấn công 11/9, các thành viên al-Qaeda đã liên lạc với nhau thông qua thư điện tử của Yahoo; Mohammed Atta, kẻ lãnh đạo các vụ tấn công, đã đặt vé máy bay qua mạng, các thành viên khác đã lên mạng để tìm kiếm thông tin về các chủ để như tính năng rắc thuốc trừ sâu của các loại máy bay dùng trong nông nghiệp… Mặc dù không to tát như việc làm tê liệt hệ thống truyền tải 10 thông tin hay chiếm giữ đài chỉ huy không lưu, nhưng việc sử dụng công nghệ đã góp phần đáng kể làm tăng tính hữu hiệu của các hành động của các nhóm khủng bố này.6 Nhờ vào mạng Internet nhiều tên khủng bố đã sử dụng những trang chủ được nguỵ trang kỹ lưỡng để quyên tiền ủng hộ từ các nhà tài trợ vô tình hoặc cố tình ủng hộ chúng, phát tán những thông điệp mang tính kích động chính trị tới đông đảo công chúng. Các tổ chức khủng bố như Aum Shinrikyo của Nhật, Kahane Chai ở Israel, Mặt trận bình dân giải phóng Palestine, Đảng công nhân người Kurd, Đảng con đường sáng của Peru vẫn duy trì hình thức này và hầu như các trang này đều có giao diện bằng Tiếng Anh7. Thứ hai, toàn cầu hoá cũng làm cho việc tìm kiếm các loại vũ khí huỷ diệt như hạt nhân, sinh học, hoá học trở nên dễ dàng hơn đối với bọn khủng bố. Thông tin cần thiết để làm các loại vũ khí này nhan nhản khắp nơi, đặc biệt là ở trên mạng. Quan tâm đến loại vũ khí này ngoài al-Qaeda còn có Hồng Quân đảng, Hezbollah, Đảng công nhân người Kurd, nhóm tân phát xít ở Đức và du kích quân ở Chesnia.8 Thứ ba, toàn cầu hoá giúp các tổ chức khủng bố vượt ra khỏi biên giới quốc gia, theo đúng cách mà các lợi ích thương mại và kinh tế gắn bó với nhau. Ví dụ, việc xoá bỏ rào cản thương mại và dịch vụ trong NAFTA và EU đã tạo điều kiện lưu thông nhiều loại hàng hoá, cả các loại hàng hoá độc hại trong các nước thành viên. Việc ra vào biên giới dễ dàng, việc dẫn độ phức tạp cũng như việc dẫn chiếu đến nhiều hệ thống luật khác nhau đôi khi lại làm cho những tên khủng bố tránh khỏi bị luận tội. Thứ tư, các tổ chức khủng bố đang mở rộng tầm với của mình bằng việc thu về các nguồn tài chính để tài trợ cho hoạt động của mình. Danh sách các nhóm khủng bố có mạng lưới tài chính toàn cầu khá dài, bao gồm cả Hamas, Hezbollah, Những con hổ giải phóng Tamil. Các nguồn thu tài chính được thu về từ cả các hoạt động hợp pháp như mạng lưới các công ty xây dựng của Bin Laden hoặc các hoạt động bất hợp pháp như Tổ chức các lực lượng vũ trang cách mạng FARC ở Colombia, nhóm Abu Sayyaf (sản xuất và buôn bán ma tuý, cướp nhà băng, tống tiền, gian lận tài chính, bắt cóc…). Các nhóm 6 Paul R. Pillar, Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại Mỹ, Washington Brookings, 2001, tr. 47. 7 Anh Tuấn, Web và chủ nghĩa khủng bố, Vietimes/TechNewWorld. 8 Richard Falkenrath, Robert Newman và Bradley Thayer, Gót chân Asin của Mỹ: Khủng bố hạt nhân, sinh học và hoá học, tr. 31- 43. 11 khủng bố với lượng tiền tương đối nhỏ so với các tổ chức tội phạm có giao dịch do đó khó phát hiện hơn. Thứ năm, cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động sau ngày 11/9 có sức lôi cuốn trên toàn thế giới. Sử dụng sức mạnh của một siêu cường chưa từng
Luận văn liên quan