Tiểu luận Nội dung và vai trò của qui luật giá trị

Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nước ta lại đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt như: Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi trường. Do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất và những biện pháp đó nhất thiết phải xây dựng trên cơ sở các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật của kinh tế chính trị Mac-Lênin mà qui luật cơ bản nhất chính là ”qui luật giá trị” .

doc19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 17917 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung và vai trò của qui luật giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên nước ta lại đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt như: Cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ quản lý lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển, nạn thất nghiệp, tham ô lạm phạt, ô nhiễm môi trường... Do đó chúng ta cần phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiệu quả nhất và những biện pháp đó nhất thiết phải xây dựng trên cơ sở các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật của kinh tế chính trị Mac-Lênin mà qui luật cơ bản nhất chính là ”qui luật giá trị” . Quy luật giá trị là một quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát phát huy tác dụng của quy luật giá trị . Vì vậy em quyết định lựa chọn chủ đề: “Nội dung và Vai trò của Qui luật giá trị “ cho bài tiểu luận của mình. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ ,hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đặng Hương Giang giáo viên bộ môn kinh tế chính trị đã giúp em hoàn thiện bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung của qui luật giá trị Quan điểm của Mác về “giá trị”: Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt lớn lao đưa loài người thoát khỏi tình trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên để nhanh chóng phát tiển lực lượng sản xuất cũng như nâng caohiệu quả kinh tế của xã hội. trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thì hàng hóa được coi như là nhân tố tế bào của xã hội. một hàng hóa chỉ được chấp nhận khi nó có tồn tại vẹn nguyên 2 tính chất: giá trị và giá trị sử dụng. Nếu “giá trị sử dụng” chỉ quyết định công dụng, tính có ích của hàng hóa thì, “giá trị” theo như Mác nói mới chính là cái tạo nên quan hệ sản xuất trong xã hội. Để tạo nên 2 tính chất của hàng hóa thì lao động sản xuất hàng hóa được Mác xem xét dưới 2 mặt đó là lao động cụ thể và lao động trìu tượng. + Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng của mỗi hàng hóa khác nhau là khác nhau và thuộc về phạm trù vĩnh viễn vì thế lao động cụ thể chính là để tạo ra những tính chất cơ bản phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. + Lao động trìu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người để tạo ra hàng hóa. Lao động trìu tượng đóng vai trò làm cơ sở chung của mọi lao động tạo ra hàng hóa bởi C.Mác đã chỉ rõ: Nếu gạt giá trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên thì vật thể hàng hóa chỉ còn lại một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phâm của Lao động.” Như thế lao động trìu tượng chỉ có thể có trong nền sản xuất hàng hóa do mục đích của sản xuất là để trao đổi. Từ đó xuất hiện sự cần thiết phải qui các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được về một thứ lao động có thể đồng hóa, so sánh được, đó chính là lao động trìu tượng. sản phẩm của lao động trừu tượng sẽ là cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi, đó chính là giá trị. Như vậy, theo quan điểm của Các Mác, giá trị chính là lượng hao phí lao động trìu tượng xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa. Mác định nghĩa lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết . Đây là một cuộc cách mạng lớn lao trong lĩnh vực khoa học kinh tế chính trị mà chính Mác cũng đã khẳng định “Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và khoa học kinh tế chính trị xoay quanh điểm này” Nội dung của qui luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết( hay chính là giá trị hàng hóa). Qui định ấy là khách quan, đảm bảo sự công bằng hợp lý, bình đẳng giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá vì: Trong sản xuất hàng hoá ,mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình nhưng giá trị của hàng hoá không phải dược quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá ,mà bởi một mức chi phí chung được xã hội chấp nhận.Vì vậy,muốn bán được hàng hoá ,bù đắp được chi phí và có lãi ,ngưòi sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp vời mức hao phí lao động trung bình của xã hội. Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá, các hàng hóa được đem trao đổivới nhau trên cơ sở ngang bằng về giá trị. Sự vận động của quy luật giá trị trên thị trường thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá .Vì giá cả là sự biểu hiện thành tiển của giá trị nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên trên thị trường ,ngoài giá trị ,giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như : Cạnh tranh ,cung cầu ,sức mua của đồng tiền .Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả của hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị tuy nhiên lúc nào giá cả của hàng hóa cũng luôn lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó .Sự vận động giá cả thị trường xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Như vậy, thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Trong sản xuất hàng hoá: như đã nói ở trên, giá cả của hàng hóa trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào giá trị của bản thân hàng hóa mà nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác làm cho giá cả của hàng hóa không phải lúc nào cũng thể hiện đúng giá trị của nó mà có thể là 1 trong 3 trường hợp sau: - Giá cả bằng với giá trị: trường hợp này xảy ra khi cung và cầu trên thị trường bằng nhau, sản xuất hợp lý với nhu cầu của xã hội. Thế nhưng trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, sản xuất hàng hoá tiến hành một cách tự phát, nên trường hợp này là hết sức hiếm. - Giá cả cao hơn giá trị: Trường hợp này xảy ra khi cung ít hơn cầu, sản xuất không thoả mãn được nhu cầu của xã hội nên hàng hoá bán ra với lãi cao (lợi nhuận cao). Do đó, những người sản xuất loại hàng hoá đó sẽ mở rộng sản xuất, nnhiều nhà sản xuất sản xuất loại hàng hoá khác thu được tổng lợi nhuận thấp hơn cũng chuyển sang sản xuất loại này,làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác khiến cho cung về loại hàng hoá này trên thị trường lại tăng cao. - Giá cả thấp hơn giá trị: Trường hợp này xảy ra khi cung cao hơn cầu, hàng hóa sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, hàng hoá bán không chạy và thường bị lỗ .khi đó buộc một số người sản xuất ở ngành này phải rút bớt vốn và tư liệu sản xuất để chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm xuống ở ngành này nhằm giảm lượng cung về loại hàng hóa này trên thị trường. Như vậy, theo sự chuyển dịch của giá cả thị trường(P) lúc lên, lúc xuống nhưng luôn xoay quanh trục giá trị của hàng hóa mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, do đó quyết định quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng ra hay thu hẹp đi. Việc điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất. Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà điều tiết cả lưu thông hàng hoá. Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệ cung cầu. Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tác dụng khơi thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng vận động từ nơi giá thấp sang nơi giá cao. Vì thế, lưu thông hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị làm cho sự phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lý trên thị trường. 2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá ,mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập ,tự quyết định sản xuất kinh doanh của mình. Các hàng hoá được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội thì có lợi; trái lại, người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ ở thế bất lợi, có thể bị phá sản. Để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh tranh, mỗi người sản xuất hàng hoá đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống dưới mức trung bình của xã hội. Như thế, muốn giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thì nhà sản xuất phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động thông qua việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng thành tựu mới khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất, thực hành tiết kiệm để làm giá trị cá biệt thấp nhất so với giá trị của hàng... Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh càng lúc càng quyết liệt đã thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, trên qui mô rộng rãi hơn và mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, đó chính là vai trò thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển của Qui luật giá trị. 3. Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, làm nảy sinh quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cạnh tranh chạy theo giá trị, lao động cá biệt của mỗi người sản xuất sẽ không phải lúc nào cũng bằng được với lao động xã hội cần thiết. Những người sản xuất có điều kiện thuận lợi: có trình độ cao, có vốn nhiều, có kĩ thuật tốt sẽ có lượng lao động hao phí cá biệt kết tinh trong hàng hoá thấp hơn so với lượng lao động cần thiết của xã hội và nhờ đó họ thu được nhiều giá trị thăng dư. Những giá trị thăng dự đó được đem tích lũy: mua sắm them tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất khiến cho lượng tư bản thu về ngày càng nhiều. Bên cạnh đó lại có những người sản xuất không tốt bằng, thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết nên họ bị lỗ thậm chí đi đến phá sản. Như vậy, quy luật giá trị có ý đảm bảo sự công bằng đối với các nhà sản xuất . Nó đào thải cái yếu kém đồng thời kích thích những nhân tố tích cực, phân hoá sản xuất thành những ngưòi giàu và nghèo tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất hiện đại. Tác động của Quy luật giá trị đến nền kinh tế nước ta và một số giải phápnhằm vận dụng tốt hơn qui luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới. Tác động của Quy luật giá trị đến nền kinh tế nước ta trong thời gian qua. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau , quy luật giá trị được áp dụng theo nhiều cách khác nhau phù hợp đặc điểm của từng thời kì. Trước năm 1986 Trước cải cách kinh tế năm 1986 thì nước ta vẫn trong chế độ bao cấp: nhà nước điều khiển nền nền kinh tế bằng hệ thống pháp lệnh về số lượng , về thu nhập ,về nộp ngân sách , về vốn và lãi suất tín dụng Giá cả do Nhà nước quyết định. Mà giá cả lại là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Chính vì vậy có thể nói trong thời kỳ này quy luật giá trị được áp dụng một cách cứng nhắc , áp đặt vào nền kinh tế thông qua việc định giá theo những chỉ tiêu có sẵn mà không để ý đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam . Những năm 1964 , ở miền Bắc, hệ thống giá được sự chỉ đạo của Nhà nước đã được hình thành trên cơ sở lấy giá thóc sản xuất trong nước làm căn cứ xác định giá chuẩn và tỷ lệ trao đổi hiện vật . Tuy nhiên khi thị trường trong nước đã có nhiều biến đổi theo giời gian mà hệ thống giá chỉ đạo của Nhà nước ngày càng thấp xa so với giá thị trường tự do đã làm rối loạn phân phối lưu thông , gây khó khăn cho ngân sách Nhà nước. Suốt thời kì Nhà nước chỉ đạo giá cho đến trước cải cách giá năm 1991 , trên thị trường có hai hệ thống giá : giá chỉ đạo của Nhà nước áp dụng trên thị trường có tổ chức và giá thị trường tự do biến động theo quan hệ cung cầu. Đặc điểm của giá chỉ đạo là không chú ý đến quan hệ cung-cầu và gần như bất biến. Những năm 1975, với quá trình thống nhất đất nước về chính trị và quân sự, việc thống nhất về thể chế kinh tế cũng được xúc tiến. Quá trình thống nhất về thể chế kinh tế trong cả nước , trên thực tế là sự dập khuôn gần như toàn bộ thể chế kinh tế đã tồn tại trước đó ở miền Bắc. Như vậy, lịch sử phát triển kinh tế nước ta một lần nữa lại lặp lại thời kỳ trì trệ. Việc duy trì chính sách tài chính, tín dụng, chính sách giá cả và tiền lương theo kiểu cấp phát, giao nộp hiện vật bình quân của nền kinh tế thời chiến gây ra tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cuối năm 1980, chính phủ đã đưa ra quyết định 96 CP về bãi bỏ chế độ giao nghĩa vụ nộp nông sản theo giá thấp và chuyển sang thu mua theo hợp đồng kinh tế hai chiều. Chính sách này chưa phát huy tác dụng ngay Như vậy trước khi đổi mới, cơ chế kinh tế tập trung bao cấp của nước ta đã phủ nhận tính khách quan của quy luật giá trị làm triệt tiêu những nhân tố tích cực của nền xã hội. Nền kinh tế rơi vào tình trạng kém phát triển. Từ sau 1986 đến nay Từ sau 1986 đến nay, nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của nước ta được xác định là: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu của quá trình đổi mới kinh tế xã hội. Mỗi quốc gia có một chính sách quản lý và phát triển kinh tế đặc thù của quốc gia đó, nhưng xét cho đến cùng thì cũng không thoát khỏi quy luật chung là áp dụng quy luật giá trị một cách có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế. Đối với Việt nam cũng vậy, nhận thức và vận dụng quy luạt giá trị trong nền kinh tế thị trường thể hiện chủ yếu trong việc hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường. Giá cả thị trường lấy gía trị thị trường làm cơ sở có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, hạ tầng thành sản phẩm. Nhà nước Việt Nam chủ động lợi dụng cơ chế hoạt hoạt động của quy luật giá trị nghĩa là khả năng giá cả tách rời giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Thông qua chính sách giá cả, Nhà nước vận dụng quy luật giá trị nhằm: +Kích thích sản xuất phát triển: Đối với xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là xây dựng một hệ thống giá bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nền nếp và có căn cứ vững chắc. +Điều hoà lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường, tổng khối lượng va cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoạch lưu chuyển hàng hoá quyết định căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốc dân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiện sức mua khong đổi, nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu và mức tăng của sản xuất về một số hàng tiêu dùng ăn khớp với kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của Nhà nước. +Phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sách giá cả, việc quy định hợp lý các tỷ giá, Nhà nước phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu năng cao đồi sống của nhân dân lao động. +Sử dụng các đòn bẩy của kinh tế hàng hoá như tiền lương, giá cả, lợi nhuận dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Như vậy, nhờ nắm vững tác dụng chủ đạo của các quy luật kinh tế, tự giác sử dụng tác dụng tích cực và hạn chế các tác dụng tiêu cực của quy luật giá trị. Nhà nước đã năng cao dần trình độ công tác, kế hoạch hoá kinh tế từ sau 1986 mà Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: “Về cơ bản chúng ta đã nắm được nội dung, tích chất và tác dụng của quy luật giá trị đối với các thành phần kinh tế khác nhau trong hai lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau về tự liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ; Công tác kế hoạch hoá giá cả cũng đã có tiến bộ, phạm vi ngày càng mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng được nâng lên một bước. “ Một số giải phápnhằm vận dụng tốt hơn qui luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới Nướcc ta hiện nay vẫn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính nông nghiệp lạc hậu ,nên để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường thì Đảng và nhà nước cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau: Nâng cao năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường nhằm phát triển một nền kinh tế thị trường phát triển bền vừng Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường đã tác động rất tích cực đến kinh tế Việt Nam, tuy nhiên cũng do tính tự do của nó cũng là một mặt tiêu cực có tác động không tốt. Vì thế nhà nước cần có những giải pháp như: Hoạch định chính sách ngành nghề dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện quản lý, giám sát và bảo vệ trật tự thị trường, hoạch định chính sách thu nhập, điều tiết phân phối thu nhập nhằm khắc phục hạn chế này. Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập Sức cạnh tranh luôn là một yếu tố tích cực của thị trường thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế,chỉ thực hiện đọc quyền một số nghành,một số lĩnh vực vì lợi ích của đất nước,hạn chế độc quyền,đặc lợi lũng đoạn thị trường ,khắc phục tình trạng kinh doanh trái phép trốn lậu thuế,cần tăng cường kiểm tra,kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm phá hoại sự lành mạnh thị trường Tuy nhiên cạnh tranh ở đây không chỉ dừng lại trong qui mô cạnh tranh giữa các của từng mặt hàng dịch vụ hay từng doanh nghiệp, nhà sản xuất cá biệt mà còn là sức cạnh tranh của cả một quốc gia. Việt Nam khi gia nhập WTO có rất nhiều điều kiện để phát triển, nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta càng phải đẩy mạnh nâng cao sức cạnh tranh trên mọi lĩnh vực để hội nhập. Giảm bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo. Kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá giàu nghèo. Song sự phân hoá đó không đáng sợ đến mức phải gạt bỏ kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. Sự phân hóa đó cũng có thể bước đầu khắc phục và kiểm soát. Trung tâm của cơ chế đó là các giải pháp thực thi công bằng của nhà nước cùng với các phong trào xã hội dưới ảnh hưởng của các tổ chức khác nhau. Về lâu dài, nhà nước cần phải có chính sách rõ ràng, nhằm vừa tạo điều kiện vận hành kinh tế một cách có hiệu quả, vừa ổn định xã hội. Quan tâm phát triển hơn nữa nền giáo dục Giáo dục để nâng cao trình độ, kiến thức cho toàn dân nói chung, cho lực lượng lao động nói riêng.Giáo dục tạo điều kiện cho giáo dục sẽ giúp cho năng lực lao động của toàn xã hội tăng lên. Khi đó việc giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội sẽ dễ dàng hơn, có nhiều khả năng giành ưu thế trong cạnh tranh hơn. Kết Luận Như vậy Trên cơ sở phân tích quy luật giá trị và vai trò của nó chúng ta có thể thấy được Quy luật giá trị là quy l uật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sự ra đời và hoạt động của quy luật này gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Cơ chế điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá chính là sự hoạt động của quy luật giá trị sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thong qua cơ chế giá cả. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường ta sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường ta sẽ lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị phát sinh khi tác dụng lên thị trường thông qua cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng tìen. Điều này cắt nghĩa tại sao khi trình bày quy luật kinh tế chi phối hoạt động của sản xuất, lưu thông hàng hoá và tác động của các quy luật kinh tế đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, ta chỉ trình bày quy luật giá trị, một quy luật bao quát chung được cả bản chất, các nhân tố cấu thành và cơ chế tác động của nó đối với kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tài l
Luận văn liên quan