Phân tích báo cáo tài chính (gọi tắt là phân tích tài chính) có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư, nhà tài trợ. Cùng với quá trình phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các tỷ số tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro, mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Còn đối với nhà quản trị, phân tích tài chính giúp họ nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty, cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và ước tính gần đúng nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, việc phân tích các tỷ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng hoàn trả nợ vay.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 17605 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệpMỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM
Lê Thị Diễm Lớp 36k15.2
Nguyễn Minh Hằng Lớp 36k15.2
Ngô Thị Kiều Lớp 36k15.2
Võ Văn Hùng Lớp 37H11k7.1A
Hoàng Trọng Linh Lớp 37H11k7.1A
Mittaphon Xayavath Lớp 35k07.1
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích báo cáo tài chính (gọi tắt là phân tích tài chính) có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư, nhà tài trợ. Cùng với quá trình phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các tỷ số tài chính sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro, mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Còn đối với nhà quản trị, phân tích tài chính giúp họ nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty, cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và ước tính gần đúng nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Ngoài ra, việc phân tích các tỷ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng hoàn trả nợ vay.
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể nhìn nhận khái quát về tình hình phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong thời gian ngắn, nhóm chúng em đã tìm hiểu về đề tài: “ Nội dung và ý nghĩa của các tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệp”. Vì vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cùng các bạn để chúng ta hiểu sâu hơn về vấn đề này. Xin cảm ơn!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Các tỷ số tài chính
Có 6 nhóm tỷ số tài chính đó là :
Nhóm tỷ số thanh khoản
Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số quản lí nợ
Nhóm tỷ số sinh lời
Nhóm tỉ số tăng trưởng
Nhóm tỉ số giá trị thị trường.
Trong phạm vi mỗi nhóm tỷ số tài chính, nhóm chúng em sẽ cố gắng trình bày ngắn gọn, rõ ràng về nội dung, ý nghĩa cũng như điều kiện áp dụng mỗi tỷ số phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể. Bây giờ, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu từng nhóm tỷ số tài chính đã nêu trên đây.
1.1 Tỷ số thanh khoản
Tỷ sổ thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm: Tỷ số thanh khoản tổng quát, tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản nhanh tiên mặt. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh là hai loại tỷ số thanh khoản được dùng nhiều nhất. Đặt biệt, nếu đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty một cách chính xác nhất. Do vậy nhóm chúng tôi chỉ tập trung trình bày về tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh.
Tỷ số thanh khoản hiện thời
(Còn được gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh khoản hiện hành, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số thanh toán hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lưu động
Giá trị nợ ngắn hạn
Trong đó:
+ Tài sản lưu động là bao gồm các khoản mục: tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác
+ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong thời gian dưới 12 tháng bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác.
Nhận xét: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng, nợ ngắn hạn giảm xuống; hoặc cả hai đều tăng, nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc cả hai đều giảm, nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn
Ý nghĩa
Tỷ số thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản các khoản nợ ngắn hạn biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tỷ số này phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản. Nó cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược. Tỷ số này bằng 2,0 hoặc lớn hơn có thể tốt cho một công ty sản xuất, trong khi hệ số bằng 1,5 có thể chấp nhận được với một công ty dịch vụ vì nguồn tiền mặt dự tính thu vào cao và nợ hiện tại hay nợ ngắn hạn nhỏ. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng nếu quá cao không phải luôn luôn là dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Lưu ý: Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.
Tỷ số thanh khoản nhanh
(Hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính dùng để đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cách tính
Theo thước đo khắt khe, thì loại tài sản lưu động duy nhất được dùng để tính tỷ số thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có. Tuy nhiên, phổ biến hơn, tài sản lưu động ở đây là tài sản lưu động không bao gồm giá trị hàng tồn kho.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
Ý nghĩa
Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) vì nó đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán. Trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, nên công thức này được các nhà đầu tư sử dụng khá phổ biến.
Tỷ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty có lành mạnh không. Nếu một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và, cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công ty như vậy. Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngay rất nhiều chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các công ty bán lẻ. Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp.
Ngoài ra cần phải so sánh tỷ số thanh toán nhanh của năm nay so với năm trước để nhận diện xu hướng biến động, so sánh với hệ số của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh.
1.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động (tỷ số quản lý tài sản)
Các chỉ tiêu tài chính với hoạt động kinh doanh được xây dựng để đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mức độ đầu tư vào tại sản của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố. Bởi vậy, “mức độ đầu tư thế nào là phù hợp?” trở thành câu hỏi quan trọng. Điểm hợp lý để bắt đầu tìm lời giải đáp là so sánh giá trị tài sản với doanh số thu về trong cùng thời gian đầu tư và sử dụng tài sản. Mục tiêu của việc này là xác định hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
1.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho:
1.2.1.1 Vòng quay hàng tồn kho
Là số lần bình quân mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán trong kì chia cho bình quân hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó
Hàng tồn kho bình quân =
HTK đầu kì + HTK cuối kì
2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, nếu tỷ số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Vì vậy, số vòng quay hàng tồn kho cần phải phù hợp để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều khiện thực tế của từng doanh nghiệp.
1.2.1.2 Số ngày tồn kho
Chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Đây là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay hàng tồn kho.
Cách tính
Số ngày tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Ý nghĩa
Tương tự ý nghĩa vòng quay hàng tồn kho
1.2.2 Tỷ số quản lý khoản phải thu
1.2.2.1 Số vòng quay khoản phải thu
(Hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là tỷ số giữa doanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu bình quân.
Vòng quay các khoản phải thu=
Doanh thu thuần
Giá trị các khoản phải thu bình quân
Trong đó
DT thuần = DT bán hàng và cung cấp DV- Các khoản giảm trừ DT (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, Hàng bán bị trả lại, Thuế TTĐB, Thuế xuất khẩu và VAT nếu theo phương pháp trực tiếp).
Giá trị các khoản phải thu bình quân
=
Các KPT đầu kì + các KPT cuối kì
2
Ý nghĩa:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng.
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền hoặc các khoản tương đương tiền. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hệ số này càng lớn, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ thì sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ vốn lưu động sẽ kém.
Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh và ngược lại.
Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn (ít phải cấp tín dụng cho khách hàng và nếu có cấp tín dụng cho khách hàng thì chất lượng tín dụng cao). Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức
1.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
(Hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.
Cách tính
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
Ý nghĩa
Tương tự ý nghĩa số vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
1.2.3 Số vòng quay tài sản lưu động
Là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN qua việc sử dụng tài sản lưu động. Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân của tài sản lưu động trong cùng kỳ. Giá trị bình quân tài sản lưu động bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.
Cách tính
Vòng quay TSLĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSLĐ bình quân
Trong đó:
Giá trị TSLĐ bình quân =
TSLĐ đầu kì + TSLĐ cuối kì
2
Ý nghĩa
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Việc sử dụng tài sản lưu động đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong một năm tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.4 Số vòng quay tài sản cố định
(Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp.
Cách tính
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ ròng bình quân
Trong đó
Giá trị TSCĐ bình quân =
TSCĐ ròng đầu kì + TSCĐ ròng cuối kì
2
Ý nghĩa
Số vòng quay tài sản cố định là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản cố định lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn.
1.2.5 Số vòng quay tổng tài sản
(Hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Cách tính
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Giá trị tổng tài sản bình quân
Trong đó
Giá trị tổng tài sản bình quân =
Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì
2
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3 Tỷ số quản lý nợ
1.3.1 Tỷ số nợ trên tài sản
(Hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/A) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x
Tổng nợ
Tổng tài sản
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tạo ra từ vốn đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
x 100%
Giá trị vốn chủ sở hữu
Vì vốn chủ sở hữu (E) bằng tổng tài sản (A) trừ đi tổng nợ (D), nên:
D/E = D / (A - D) = 1 / [(A - D) / D] = 1 / (A/D - 1) = D/A / (1 - D/A)
Tỷ số khả năng trả lãi
(Hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay.
Cách tính
Tỷ số khả năng trả lãi =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Chi phí lãi vay
Ý nghĩa
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
1.3.4 Tỷ số khả năng trả nợ
(Hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, đôi khi viết tắt là DSCR từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Debt service coverage ratio) là tỷ số giữa tổng các nguồn để trả nợ và số nợ đến hạn phải trả tại một thời điểm nhất định. Đây là tỷ số được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp.
Cách tính
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy tổng của Giá vốn hàng bán, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) rồi chia cho tổng của nợ gốc và chi phí lãi vay.
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
Ý nghĩa
Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư vào dự án của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu tỷ số này > 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho thấy thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển vốn lư