Tiểu luận Ô nhiễm môi trường không khí đô thị trên thế giới

Xã hội ngày càng phát triển, các nhà máy công nghiệp đủ ngành đủ loại mọc lên cùng với những khu dân cư,những khu đô thị hóa,tất yếu dẫn đến môi trường ngày một thoái hóa. Cùng với sự ô nhiễm môi trường đất và nước là sự ô nhiễm môi trường không khí do sự hoạt động và phát triển của con người gây ra. Sự phát triển về giao thông vận tải,công nghiệp, nông nghiệp, du lịch ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí. Ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Hiện nay môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê tháng 12/ 1952 người ta đã phát hiện số người chết do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và khí hậu mà không phải do các bệnh khác là 1600 người. Năm 1930 tại Bỉ, lần đầu tiên xác định được ô nhiễm không khí gây bệnh khi Meause – Valley đo được mức ô nhiễm nặng của không khí là nguyên nhân khiến 63 người chết và 600 người bị bệnh. Những con số thống kê chứng tỏ kinh tế công nghiệp phát triển thì ô nhiễm không khí và bệnh do ô nhiễm không khí gây ra ngày một gia tăng. Không khí cần cho con người như thế nào? Các nhà khoa học đã tính toán rằng, con người cần thở 22 ngàn lần trong một ngày.Người ta có thể nhịn ăn một tháng,nhịn uống 3 ngày,nhưng nhịn thở không quá 5 phút. Lượng không khí cần thiết cho nhu cầu con người được ghi nhận như sau : Nghỉ ngơi : 10600 lít / ngày hay 26,0 lbs / ngày Lao động nhẹ : 40400 lít / ngày hay 98,5 lbs / ngày Lao động nặng : 6200 lít / ngày hay 152,0 lbs / ngày Như vậy, nếu hiện nay dân số toàn cầu là 4 tỷ người thì mỗi ngày sẽ phải cần 360 tỷ lbs không khí. Đó là chỉ tính riêng cho con người. Một người bình thường mỗi ngày cần 14 kg không khí , tương đương với 12 m3 để thở, trong lúc đó cần 1,8 lít nước để uống và 1,4 kg thức ăn để ăn. Như vậy, chỉ tính riêng thở con người đã gây ô nhiễm CO2. Điều đó thấy rõ ở những chỗ đông người như trong rạp hát, bến tàu, nhà ga, chợ Nếu thiếu không khí trong sạch thì con người và cả động, thực vật sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cũng như ảnh hưởng to lớn của nó lên hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế -xã hội, du lịch Nhằm đưa ra các phương hướng giải pháp giảm thiểu, hạn chế ô nhiễm không khí.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm môi trường không khí đô thị trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG –{— BÀI TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TÊN ĐỀ TÀI : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI SVTH: NGUYỄN THỊ MÃI MSSV: 07716361 LỚP: ĐẠI HỌC MÔI TRƯỜNG 3B GVHD: GS.TSKH. LÊ HUY BÁ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2009 ÐTÑ MỤC LỤC MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, các nhà máy công nghiệp đủ ngành đủ loại mọc lên cùng với những khu dân cư,những khu đô thị hóa,tất yếu dẫn đến môi trường ngày một thoái hóa. Cùng với sự ô nhiễm môi trường đất và nước là sự ô nhiễm môi trường không khí do sự hoạt động và phát triển của con người gây ra. Sự phát triển về giao thông vận tải,công nghiệp, nông nghiệp, du lịch ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí. Ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Hiện nay môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu, có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê tháng 12/ 1952 người ta đã phát hiện số người chết do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và khí hậu mà không phải do các bệnh khác là 1600 người. Năm 1930 tại Bỉ, lần đầu tiên xác định được ô nhiễm không khí gây bệnh khi Meause – Valley đo được mức ô nhiễm nặng của không khí là nguyên nhân khiến 63 người chết và 600 người bị bệnh. Những con số thống kê chứng tỏ kinh tế công nghiệp phát triển thì ô nhiễm không khí và bệnh do ô nhiễm không khí gây ra ngày một gia tăng. Không khí cần cho con người như thế nào? Các nhà khoa học đã tính toán rằng, con người cần thở 22 ngàn lần trong một ngày.Người ta có thể nhịn ăn một tháng,nhịn uống 3 ngày,nhưng nhịn thở không quá 5 phút. Lượng không khí cần thiết cho nhu cầu con người được ghi nhận như sau : Nghỉ ngơi : 10600 lít / ngày hay 26,0 lbs / ngày Lao động nhẹ : 40400 lít / ngày hay 98,5 lbs / ngày Lao động nặng : 6200 lít / ngày hay 152,0 lbs / ngày Như vậy, nếu hiện nay dân số toàn cầu là 4 tỷ người thì mỗi ngày sẽ phải cần 360 tỷ lbs không khí. Đó là chỉ tính riêng cho con người. Một người bình thường mỗi ngày cần 14 kg không khí , tương đương với 12 m3 để thở, trong lúc đó cần 1,8 lít nước để uống và 1,4 kg thức ăn để ăn. Như vậy, chỉ tính riêng thở con người đã gây ô nhiễm CO2. Điều đó thấy rõ ở những chỗ đông người như trong rạp hát, bến tàu, nhà ga, chợ …Nếu thiếu không khí trong sạch thì con người và cả động, thực vật sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cũng như ảnh hưởng to lớn của nó lên hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế -xã hội, du lịch…Nhằm đưa ra các phương hướng giải pháp giảm thiểu, hạn chế ô nhiễm không khí. NỘI DUNG: Ô nhiễm không khí , các nguồn gây ô nhiễm không khí : Ô nhiễm không khí là gì ? Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Hay nói cách khác : ô nhiễm không khí là hiên tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất trước bất cứ một nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, đến các môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người. Quá trình gây ô nhiễm không khí có các bước sau đây : Trung tâm sản xuất gây ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. Quá trình phát tán, lan truyền trong khí quyển được xem là môi trường trung gian. Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm không khí đó là thực vật, động vật, con người, các công trình xây dựng. Các nguồn gây ô nhiễm không khí: Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Trung bình hàng năm có: 20 tỉ tấn cácbon đioxit 1,53 triệu tấn SiO2 Hơn 1 triệu tấn niken 700 triệu tấn bụi 1,5 triệu tấn asen 900 tấn coban 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. Dựa theo nhiều cách phân loại khác nhau người ta có thể chia ra những nguồn ô nhiễm không khí . Dựa vào nguồn phát sinh người ta chia nguồn ô nhiễm thành 2 nhóm : nguồn phát sinh tự nhiên và nguồn phát sinh nhân tạo. Cũng có thể dựa vào tính chất hoạt động xã hội để chia. Đó là : Nhóm ô nhiễm do quá trình sản xuất ( công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp); Nhóm ô nhiễm do giao thông ( khí thải, xe cộ máy bay, tàu hỏa …); Nhóm ô nhiễm do sinh hoạt ( đun nấu, thắp sáng, đốt sưởi củi than); nhóm ô nhiễm do quá trình tự nhiên ( sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ, bão cát, tro khói núi lửa, sự phán tán của phấn hoa ). Nguồn tự nhiên + Núi lửa: núi lửa phun ra những nham thạch và nhiều khói bụi sunfua mê tan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi tỏa đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển. + Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát những thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bão mòn đất xa mạc đát trồng và gió thổi mạnh tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cung với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động , thực vật tự nhiên cùng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối, v.v…,các loại bụi và khí này đều gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra sự hoạt động các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Nguồn nhân tạo Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu do hoạt động công nghiệp,giao thông vận tải,đốt nhiên liệu hóa thạch,hoạt động nông nghiệp, và các hoạt động khác. Tác nhân ô nhiễm phát thải ra bao gồm khói bụi và các khí như CO, CO2,SO2, hiđrocacbon, NOx, các bụi kim loại nặng. Nguồn gây ô nhiễm Tác nhân gây ô nhiễm CO2 Bụi SO2 Hiđrocacbon NOx - Giao thông vận tải (ô tô, máy bay, tàu hỏa,xe máy,…) 58,1 1,2 0,8 15,1 7,3 - Đốt nhiên liệu (than,dầu, xăng, khí đốt, than củi,…) 1,7 8,1 22,2 0,7 8,8 - Sản xuất nông nghiệp 8,8 6,8 6,6 4,2 0,2 - Xử lí chất thải rắn 7,1 1,0 0,1 1,5 0,5 - Các hoạt động khác: cháy rừng, đốt các sản phẩm nông nghiệp, đốt rác, xây dựng… 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0 Bảng số lượng các tác nhân gây ô nhiễm không khí trên toàn thế giới năm 1992 (đơn vị: triệu tấn) Căn cứ vào tiến trình gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm được chia làm 2 loại: sơ cấp và thứ cấp. - Tác nhân ô nhiễm sơ cấp: là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn và tự chúng đã có đặc tính độc hại và tác động ngay đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: SO2,sinh ra khi đốt than và dầu khí, nếu người hít phải gây tức ngực và đau đầu. - Tác nhân ô nhiễm thứ cấp: là những chất mới được tạo ra trong khí quyển do tương tác hóa học giữa các chất gây ô nhiễm thứ cấp với các chất vốn có của thành phần khí quyển, rồi mới tác động đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: mưa axit là tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp NOx, SO2, SO3,và nước, gây ảnh hưởng tới mùa màng và công trình xây dựng. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH: Oxit cacbon (CO) Nguồn là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn. Từ lúc xuất hiện hệ thống vận chuyển hiện đại, sử dụng nhiên liệu thì CO được tạo ra rất nhiều. Hút thuốc lá cũng là nguồn tạo ra CO. Mặc khác CO có thể được tạo thành từ CO2 tác dụng với cacbon trong các chất ở nhiệt độ cao: CO2 + C (t0) ® 2CO CO là một hợp chất không màu không mùi và có thể tồn tại ở nhiệt độ 1920C, có tỷ trọng so với không khí là 95,6%. Giới hạn có thể chấp nhận được hàm lượng CO trong không khí là 32ppm (40.000 microgam/m3). Oxit nitrozen (NOx) và NH3 Tính chất và đặc điểm và nguồn được sinh ra nó được thể hiện trong bảng sau: Hợp chất Đặc điểm Nguồn Đinitơ oxit ( N2O) Khí không màu Hoạt động vi sinh tự nhiên trong đất Nitơ oxit ( NO ) Khí không màu Cháy tự nhiên và có tác động con người với nhiên liệu Nitơ đioxit ( NO2 ) Hồng nâu Sử dụng nhiên liệu Amoniac (NH3) Không màu Tự nhiên, hoạt động công nghiệp Các oxit nitơ khác như đinitơtrioxit ( N2O3), đinitơ tetraoxit (N2O4), đinitơpenta oxit (N2O5) tồn tại trong không khí với nồng độ rất nhỏ và không gây lo ngại về ô nhiễm. Các muối nitrat và amoni thường không thải lên khí quyển với bất kì lượng đáng kể nào, chỉ sinh ra do sự chuyển hóa của NO, NO2 và NH3 trong khí quyển. NOx không những trở thành chất ô nhiễm trong khí quyển mà còn có thể tham gia vào quá trình quang hóa, cũng có thể gây nên những hiệu ứng khác làm ảnh hưởng đến tầng ozone và hiệu ứng nhà kính. Các hợp chất chứa lưu huỳnh ( S ) Khói thải từ nhà máy có chứa SO2 gây ra mưa axít Chủ yếu không khí bị ô nhiễm do SO2 và SO3, là những chất không màu, có mùi đặc trưng. Nguồn: 1/3 là do hoạt động con người và 2/3 là từ tự nhiên (H2S, SOx) Nguồn Phát sinh 106 tấn/năm % Vận tải Nhiên liệu đốt Công nghiệp Thải rắn tùy tiện Các nguồn khác Tổng cộng 0,8 24,4 7,3 0,1 0,6 33,2 2,4 37,5 22,0 0,3 1,8 100,00 Hoạt tính của SO3 trong khí quyển phụ thuộc vào độ ẩm, chất xúc tác và cường độ ánh sáng mặt trời. SO2 + UV + O2 ® SO3 + H2O ( H2SO4) Ô nhiễm một số thành phố lớn trên thế giới như Chicago là 0,79 ppm, San Fancisco là 0,08 ppm. Các hiđrocacbon: Hiđrocacbon đi vào khí quyển từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo gồm nhiều loại khác nhau,là tập hợp nhiều loại hợp chất có thành phần hyđrocacbon tạo thành một nhóm trong không khí. Những hiđrocacbon có trong khí quyển ở dạng khí ( có từ 1 đến 5 cacbon ) được chú y nhiều hơn về mặt ô nhiễm. Ngoài ra còn có các chất ở dạng hạt gồm các hiđrocacbon không bay hơi. Hyđrocacbon là thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí. Hiđrocacbon Nguồn Phát sinh hàng năm,(TG) CH4 Tự nhiên 1450 Terpenes Tự nhiên Thực vật 159 Tất cả phần còn lại Hoạt động con người 80 Chất gây ô nhiễm không khí đặc biệt: Chì (Pb) là một chất quan trọng gây ô nhiễm không khí. Từ không khí vào đất, vào cây rồi vào cơ thể qua thức ăn nước uống. Chì có nhiều trong xăng, có thể từ 2 – 4 gam/gallon (4,54l). Từ ống khói của các tàu xe đã xâm nhập vào khí quyển. Trong tự nhiên chì lại có hàm lượng khoảng từ 1 – 3 microgam/m3 và cực đại 7 – 9 microgam/m3. Ở người lớn chì có thể xâm nhập qua thức ăn, nước uống với khoảng 300 microgam. Có khoảng 0,5 gam chì trong một điếu thuốc lá. Chì có ảnh hưởng lớn đến gan, thận, đường tiêu hóa và thần kinh. Giới hạn an toàn với người lớn là 0,8 microgam/g máu và 150 microgam/1 lít nước tiểu. Các hạt bụi gây ô nhiễm không khí: Đó là các chất bụi, những hạt nhỏ chất lỏng tạo thành khói và sương mù. Hầu hết hoạt động của con người và tự nhiên đều phóng thích vào khí quyển các loại bụi ô nhiễm. Bụi có nguồn gốc tự nhiên chiếm 90%, có thể do gió, bụi nước biển, hoạt động núi lửa, cháy rừng. Các hoạt động này có thể tạo thành các sol khí trong tự nhiên, các hơi lưu huỳnh, nitơ từ dạng khí sang sol. Đánh giá sự phát sinh hạt bụi trên toàn cầu Phát sinh Tự nhiên Con người Sản phẩm hạt đầu tiên Bụi lan tỏa từ than đá Công nghiệp sắt thép Nhiên liệu không hóa đá (chất thải gỗ) Đốt dầu mỏ Hỏa thiêu Từ nông nghiệp Nhà máy xi măng Phần còn lại Muối biển Ô nhiễm đất Núi lửa (bụi) Cháy rừng Tổng 1000,0 200,0 4,0 200,0 1.404,0 36,0 9,0 8,0 2,0 4,0 10,0 7,0 16 92,0 TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI: MỘT VÀI THÀNH PHỐ Ô NHIỄM TRÊN THẾ GIỚI 1. Ở Shanxi, nhà cửa đóng đầy bụi khói, mặt người thợ mỏ lấm đen, và không khí khét lẹt mùi than cháy.  2.Trung Hoa đã, đang, và sẽ còn sử dụng than đá như là nguồn năng lượng chính trong việc phát triển kinh tế vì nước nầy có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới.  Trung Hoa là quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, nhưng kỹ nghệ than đá ở Trung Hoa vẫn tiếp tục tăng trưởng và được xem như là “động lực của kinh tế quốc gia” và “lương thực của kỹ nghệ.”  Sản lượng than tăng từ 1,55 tỉ tấn năm 2003 lên 1,95 tỉ tấn năm 2004 và  2,1 tỉ  tấn năm 2005 (40% sản lượng than trên thế giới) .  Mức tiêu thụ than đá ở Trung Hoa tăng nhanh trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu điện trong việc phát triển kinh tế.  Ba phần tư số điện nầy được sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và cứ mỗi tuần thì có một nhà máy mới được xây cất . Ô nhiễm không khí ở Beijing Các nhà máy điện chạy bằng than đá nầy liên tục nhả ra bụi khói (soot), sulfur dioxide, carbon dioxide, và các chất ô nhiễm độc hại khác vào không khí.  Nhiều vùng rộng lớn ở vùng trung bắc Trung Hoa bị ô nhiễm trầm trọng với “... khói xám nhạt của bụi sulfur và các chất ô nhiễm khác làm âm u bầu trời và làm mờ những cánh đồng múa mì xanh tươi và những vườn đào đang nở hoa trắng ở xa xa...  Ðường sá bị bao phủ bởi nhựa than, nhà cửa được tráng một lớp bụi khói, các thợ mỏ mặt mủi lọ lem kéo các xe đầy than đá, và không khí thì khét lẹt mùi than cháy”.  Mức độ ô nhiễm càng thêm trầm trọng trong mùa đông, nhiều lúc phải mở đèn trong lúc lái xe dù là ban ngày.  Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thì có đến 16 thành phố ở Trung Hoa lọt vào danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Trong năm 2005, có khoảng 50 % thành phố ở Trung Hoa không đạt tiêu chuẩn không khí. 3. Thành phố Beijing, thường bị che phủ bởi bụi mù ô nhiễm (smog) nặc mùi.  “Hôm nay – cũng như hôm qua và hôm kia - bầu trời của thành phố [Beijing] tối sầm vì bụi mù sulfur dày đặc, tưởng như nuốt chững các nhà chọc trời...  Bay ngang qua cả nước, bạn sẽ thấy hết thành phố nầy đến thành phố khác bị bao phủ bởi một màn sương xám hầu như bất tận” (10).  Trong số nầy, phải kể đến Shanghai, bởi vì “Dường như ngày nào cũng vậy, một màn sương vàng treo lơ lửng trên những công trường xây cất náo nhiệt frenzy) ở Shanghai” . Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con số nầy lên đến 656.000 (5) và theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), con số đó có thể lên đến 750.000.  Mặc dù có các kế hoạch để giảm 2 % chất ô nhiễm trong năm qua, lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển đã lên đến 25,9 triệu tấn trong năm 2006, nhiều hơn năm 2005 khoảng 1,5 % .  Sulfur dioxide phát sinh từ việc đốt than đá là mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với sức khỏe của ngườidân Trung Hoa, khiến khoảng 400.000 trẻ em bị chết non hàng năm Sulfur dioxide kết hợp với nước trong khí quyển thành acid sulfuric và rơi xuống đất cùng với nước mưa hoặc tuyết, gọi là mưa acid.  Mưa acid có thể gây thiệt hại cho hoa màu và cây cối, gây bệnh hoặc giết chết cá trong sông hồ, và gây hư hại cho nhiều công trình kiến trúc.  Theo đà gia tăng lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển, tình trạng mưa acid ở Trung Hoa càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và không còn kiểm soát nổi.  Trong năm 2004, mưa acid được ghi nhận ở 250 thành phố trong cả nước.  Ðến năm 2005, mưa acid bao trùm một phần ba lãnh thổ Trung Hoa khiến phẩm chất đất và an toàn thực phẩm bị đe dọa.  Hơn phân nửa con số 696 trạm khí tượng trên toàn quốc ghi nhận mưa acid; trong số đó, có một vài thành phố ghi nhận 100 % nước mưa acid . TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM Những năm gần đây, thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đang trở thành một trong những vấn đề lớn, đáng lo ngại của cả thế giới. Việt Nam có lượng xe cộ sử dụng xăng tương đối cao nên sự ô nhiễm không khí cũng đang trở nên bức xúc. Theo các cơ quan chức năng, tổng số xe máy đăng ký của Hà Nội đã vượt trên 1,7 triệu chiếc. Đó là chưa tính tới khoảng 400.000 xe máy vãng lai từ các vùng lân cận ngày đêm hoạt động trên địa bàn. Khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho thấy, có khoảng 65% số xe này không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải. Ở nước ta hiện nay có trên 600 đô thị lớn nhỏ với 4 thành phố lớn là thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng với tỉ lệ số dân tăng nhanh 19% (1986), 20% (1990), 23% (1999), dự báo 2010 là 33%. Tỉ lệ phương tiện giao thông cơ giới tăng lên rõ rệt. Theo Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện giao thông của Hà Nội dự báo từ 2000-2010 sẽ tăng ở mức 8,5%/năm. Theo báo cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội và thành phố HCM tiêu thụ xăng tăng ở mức xấp xỉ 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường không khí. Kết quả nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm không khí đô thị ở Hà Nội của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy ở các nút giao thông, nồng độ bụi 1,11 mg/m3, bụi hô hấp 0,17 mg/m3 vượt giới hạn cho phép. Nồng độ SO2 0,8 mg/m3 vượt giới hạn cho phép. Tiếng ồn tương đương ở các nút giao thông là 77,3dBA, tiếng ồn tối đa lên tới 94,2dBA, vượt quá giới hạn cho phép.   Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội. Có tới 72% số hộ gia đình được điều tra có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Những người sống ở Hà Nội trên 10 năm có tỉ lệ mắc bệnh mãn tính về tai mũi, họng cao gấp đôi so với những người sống ở Hà Nội dưới 3 năm.Theo các cơ quan chức năng, tổng số xe máy đăng ký của Hà Nội đã vượt trên 1,7 triệu chiếc. Đó là chưa tính tới khoảng 400.000 xe máy vãng lai từ các vùng lân cận ngày đêm hoạt động trên địa bàn. Khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho thấy, có tới 70% số xe này không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải. Hiện nay, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành. Đây là đối tượng chính gây gia tăng ô nhiễm không khí cho thành phố. Các chất độc hại có trong khí thải xe máy là CO, NOx, SOx, HC... Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, chất gây ô nhiễm từ khí thải xe cơ giới xâm nhập vào phổi và thậm chí vào máu con người, có thể gây ra các vấn đề về mắt và hệ thống hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã cảnh báo, những tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới có thể dẫn tới các bệnh như vô sinh, tim, thận và ung thư phổi... Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa vật liệu nào có thể giúp chế tạo khẩu trang ngăn các khí độc và chất thải dạng hạt kích thước nhỏ (có trong khí thải động cơ) xâm nhập cơ thể con người. Hiện trạng ô nhiễm do khí thải xe máy ở Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy ở các vị trí có ách tắc giao thông như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng... Khi xảy ra tắc nghẽn, luồng xe thường chỉ đạt vận tốc dưới 5 km/giờ, thậm chí bằng 0 trong nhiều giờ liên tục. Trong tình trạng này, xe máy và ôtô con sẽ thải một lượng khí CO nhiều gấp năm lần so với khi chạy ở tốc độ 30 km/giờ, xe buýt, xe tải thải nhiều gấp 3,6 lần. Chương trình khám xe máy do Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội phối hợp với Chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ và Ngân hàng Thế giới thực hiện chương trình khám xe công bố chỉ có 41% "xe máy sạch". Chương trình khám xe được tiến hành từ tháng 11.2006 đã kiểm tra khoảng 1.675 xe. Trong số xe được khám, chỉ có 41% xe đạt tiêu chuẩn khí thải, bao gồm tất cả các loại xe kể cả xe trong nước cũng như xe nhập khẩu. Nguyên nhân có tới quá nửa số xe không đạt tiêu chuẩn khí thải là thời gian sử dụng xe quá dài, chất lượng nhiên liệu thấp, bảo dưỡng kém và tiêu chuẩn khí thải được áp dụng cao hơn trước. Chương trình khám xe dựa trên tiêu chuẩn khí thải được ban hành trong phụ lục 2 của Quyết định 249/QĐ- TTg về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với xe cơ giới. Cụ thể lượng CO tối đa là 4,5; HC là 1200. Theo kết quả khám xe, nếu xe được bảo dưỡng tốt thì nồng độ khí thải xe máy có thể giảm tối đa 30%. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội, tình trạng ô nhiễm chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân, đặc biệt khi tiếp xúc thường xuyên hoặc cư trú ở khu vực ô nhiễm. Một số nghiên cứu về bệnh tật, nhất là
Luận văn liên quan