1.1.1. Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định: xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về
nghĩa vụ nộp thuế.
Đối với thuế gián thu, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý (chủ thể chịu trách nhiệm nộp
thuế) khác với chủ thể gánh chịu thuế thực sự.
Ví dụ: Người tiêu dùng A mua một cây bút máy giá chưa có thuế VAT là 10.000 đồng,
thuế VAT là 10%. Vậy, tổng số tiền mà người A p hải thanh toán là 11.000 đồng, trong đó người
A p hải gánh chịu 1000 đồng thuế VAT. Về nghĩa vụ pháp lý, người bán phải có trách nhiệm nộp
số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước.
1.1.2. Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhập thực của từng chủ
thể do thuế gây ra.
Trong thị trường cạnh tranh, khi thuế đánh vào người sản xuất, người sản xuất sẽ gia tăng
giá cả ở chừng mực nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của người sản xuất sẽ không
giảm xuống bằng đúng số tiền thuế. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ
không sẵn lòng mua nhiều hàng hóa bị đánh thuế, vì thế giá cả sẽ giảm xuống
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phạm vi ảnh hưởng của thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 1
Tiểu luận
Phạm vi ảnh hưởng của thuế
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 2
NGUYÊN TẮC XÁC Đ ỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ
1.1. Nguyên tắc 1: Trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người gánh chịu
thuế thực sự
1.1.1. Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định: xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về
nghĩa vụ nộp thuế.
Đối với thuế gián thu, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý (chủ thể chịu trách nhiệm nộp
thuế) khác với chủ thể gánh chịu thuế thực sự.
Ví dụ: Người tiêu dùng A mua một cây bút máy giá chưa có thuế VAT là 10.000 đồng,
thuế VAT là 10%. Vậy, tổng số tiền mà người A phải thanh toán là 11.000 đồng, trong đó người
A phải gánh chịu 1000 đồng thuế VAT. Về nghĩa vụ pháp lý, người bán phải có trách nhiệm nộp
số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước.
1.1.2. Phạm vi ảnh hưởng kinh tế: thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhập thực của từng chủ
thể do thuế gây ra.
Trong thị trường cạnh tranh, khi thuế đánh vào người sản xuất, người sản xuất sẽ gia tăng
giá cả ở chừng mực nhất định để bù đắp gánh nặng thuế và thu nhập của người sản xuất sẽ không
giảm xuống bằng đúng số tiền thuế. Khi thuế đánh vào người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ
không sẵn lòng mua nhiều hàng hóa bị đánh thuế, vì thế giá cả sẽ giảm xuống.
Ví dụ: Chính phủ đánh thuế 50 cent trên 1 galon dầu lửa và người sản xuất phải nộp thuế.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 3
Hình 1.1: Gánh nặng pháp lý không phải là gánh nặng thực sự
Ở hình 1.1a: Trước khi Chính phủ đánh thuế, thị trường cân bằng tại điểm A: giá cả thị
trường $1.50, người sản xuất sẵn lòng cung cấp 100 tỷ gallon dầu lửa.
Ở hình 1.1b: Sau khi Chính phủ đánh thuế 50 cent trên 1 galon dầu lửa và người sản xuất
phải nộp thuế.
Để cung cấp lượng cân bằng ban đầu 100 tỷ gallon, người sản xuất yêu cầu mức giá mới
là $2.00 ($1.50 cent ban đầu + 50 cent tiền thuế, tại điểm B). Khi đó đường cung S1 chuyển
sang S2.
Ở mức giá cân bằng ban đầu $1.50, có sự thiếu hụt về cầu 20 tỷ gallon: người tiêu dùng
muốn số lượng dầu lửa ở mức cũ (100 tỷ gallon), người sản xuất chỉ sẵn lòng cung cấp 80 tỷ
gallon (điểm C).
Người tiêu dùng phải chấp nhận tăng giá để có được số lượng cao hơn. Giá cả tiếp tục
tăng cho đến khi thị trường đạt điểm cân bằng mới (điểm D): giá thị trường $1.80 và số
lượng 90 tỷ gallon.
Chính phủ đánh thuế vào người sản xuất có 02 ảnh hưởng đến những người tham gia thị
trường dầu lửa:
- Giá cả thị trường tăng 30 cent: từ $1.50 lên $1.80
- Người sản xuất nộp thuế cho chính phủ 50 cent/gallon được bán trên thị trường. Tiền thuế 50
cent này được bù đắp: họ nhận 30 cent lớn hơn mức giá cân bằng ban đầu, thực tế họ chỉ nộp
thuế 20 cent. Từ góc độ người tiêu dùng, họ phải trả thêm 30 cent/gallon
Như vậy, mặc dù người tiêu dùng không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế cho chính phủ
nhưng thực tế họ gánh chịu thuế 30 cent (nhiều hơn so với người sản xuất 20 cent). Sự gia tăng
giá cả đã chuyển giao gánh nặng thuế từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Tổng số sánh nặng thuế là 50 cent. Đó còn gọi là góc thuế: chênh lệch giữa số tiền người tiêu
dùng trả ($1.80) và người sản xuất nhận được ($1.30).
1.2. Nguyên tắc 2: Khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào không phản ảnh thích hợp sự
phân phối gánh nặng thuế
Nguyên tắc 2 của ảnh hưởng thuế là khía cạnh thị trường mà thuế đánh vào là không thích
hợp đối với phân phối gánh nặng thuế: gánh nặng thuế là giống nhau cho dù thuế đánh vào người
sản xuất hoặc người tiêu dùng.
Ví dụ: Trong hình 1.1, chúng ta đã xét trường hợp chính phủ đánh thuế 50 cent vào người
sản xuất. Chúng ta cần xem xét thêm trường hợp chính phủ đánh thuế 50 cent vào người tiêu
dùng (hình 1.2)
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 4
Hình 1.2: Khía cạnh thị trường là không thích hợp
Người tiêu dùng phải trả thêm 50 cent tiền thuế, nên làm cho đường cầu D1 dịch chuyển sang
D2 bằng 50 cent. Để có được 100 tỷ gallon tính sẵn lòng của họ chỉ ở mức giá $1.00 ($1.50 cent
ban đầu - 50 cent tiền thuế, tại điểm B).
Ở mức giá cân bằng ban đầu $1.50, xảy ra tình trạng mức cung dầu lửa vượt quá: người sản
xuất sẵn lòng cung cấp 100 tỷ gallon (điểm A), người tiêu dùng chỉ sẵn lòng mua với số lượng ít
hơn 100 tỷ gallon ở mức giá này.
Người sản xuất hạ thấp giá để bán phần sản phẩm vượt quá. Quá trình hạ giá được thực hiện
cho đến khi thị trường đạt điểm cân bằng mới (điểm C): giá thị trường $1.30 và số lượng 90 tỷ
gallon.
Như ví dự trước, Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng cũng có 02 ảnh hưởng đến những
người tham gia thị trường dầu lửa:
- Giá cả thị trường giảm 20 cent: từ $1.50 xuống $1.30
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 5
- Người tiêu dùng nộp thuế cho chính phủ 50 cent/gallon mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng. Tiền
thuế 50 cent này được bù lại bởi sự giảm đi 20 cent giá cả thị trường, thực tế họ chỉ nộp thuế 30
cent. Từ góc độ người sản xuất, họ nhận ít hơn 20 cent/gallon trên mỗi đơn vị dầu lửa được bán.
Như vậy, mặc dù người sản xuất không chịu trách nhiệm pháp lý nộp thuế cho chính phủ
nhưng thực tế họ gánh chịu thuế 20 cent (ít hơn so với người tiêu dùng 30 cent). Giá cả giảm đã
chuyển gánh nặng thuế từ người tiêu dùng đến người sản xuất.
So sánh với ví dụ trước, ta thấy: người tiêu dùng đều phải trả $1.80 (ở ví dụ này là giá $1.30
+ thuế $0.50) cho mỗi đơn vị tiêu dùng và người sản xuất cũng đều chỉ nhận được $1.30 (ở ví dụ
trước là giá $1.80 – thuế $0.50).
Một lần nữa, chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng trả ($1.80) và người sản xuất nhận được
($1.30) là góc thuế 50 cent.
Những gánh năng thuế khi đánh thuế vào người tiêu dùng giống như gánh nặng thuế khi
đánh thuế vào người sản xuất.
Có 02 mức giá khác nhau mà các nhà kinh tế thường chỉ ra trong mô hình ảnh hưởng thuế:
- Tổng giá cả: giá cả phải trả hoặc nhận được bởi đối tác không phải nộp thuế cho chính phủ,
nó giống như giá cả thị trường.
- Giá sau thuế: giá cả phải trả hoặc nhận được bởi đối tác nộp thuế cho chính phủ, nó thấp hơn
bằng số tiền thuế (nếu người sản xuất nộp thuế) hoặc cao hơn bằng số tiền thuế (nếu người tiêu
dùng nộp thuế).
Khi đánh thuế vào người sản xuất, tổng giá cả mà người tiêu dùng thanh toán là $1.80 và giá
cả sau thuế mà người sản xuất nhận được là $1.80 - $0.50 = $1.30.
Khi đánh thuế vào người tiêu dùng, tổng giá cả mà người sản xuất nhận được là $1.30 và giá
sau thuế mà người tiêu dùng trả là $1.30 + $0.50 = $1.80.
Giá sau thuế = Tổng giá + góc thuế (nếu thuế đánh vào người tiêu dùng)
Giá sau thuế = Tổng giá - góc thuế (nếu thuế đánh vào người sản xuất).
1.3.Nguyên tắc 3: Các đối tượng có cung hoặc cầu không co giãn thì gánh chịu thuế hoàn
toàn
Phạm vi ảnh hưởng của đánh thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng được
quyết định bởi độ co giãn của cung và cầu.
1.3.1 Cầu không co giãn hoàn toàn:
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 6
Khi cầu không co giãn hoàn toàn, người tiêu dùng gánh chịu thuế hoàn toàn và người
sản xuất không gánh chịu thuế. Điều này còn gọi là sự dịch chuyển hoàn toàn của thuế vào người
tiêu dùng.
Ví dụ: Trường hợp cầu không co giãn hoàn toàn. Khi đánh thuế 50cent/gallon dầu lửa
vào người sản xuất .
Hình 1.3 Những yếu tố không co giãn gánh chịu thuế
Điểm cân bằng: Q1 = 100
P1 = $2.0
Khi đánh thuế vào người sản xuất, làm gia tăng chi phí biên 50 cent. Giá cả tăng lên
kéo theo cung giảm xuống: đường cung S1 dịch chuyển sang S2.
Điểm cân bằng mới bây giờ : P2 = $2.0 cao hơn P1 = $1.50 là 50 cent
Q2 = 100
Như vậy khi đường cầu không co giãn hoàn toàn , gánh nặng thuế gồm :
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = ( 1.50 + 0.50 ) – 1.50 = 0.5 đôla
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 7
Gánh nặng thuế của người sản xuất = 1.50 – ( 1.50 + 0.50 ) + 0.50 = 0
Khi đường cầu không co giãn, việc đánh thuế 50cent/gallon vào nhà sản xuất nhưng
thật sự người gánh chịu thuế là người tiêu dùng vì khi đó người tiêu dùng trả thêm $0.50
cho mỗi gallon dầu lửa. Nhà sản xuất hoàn toàn không gánh chịu thuế.
1.3.2 Cầu co giãn hoàn toàn:
Khi cầu co giãn hoàn toàn, người sản xuất gánh chịu thuế hoàn toàn và người tiêu dùng
không gánh chịu thuế.
Ví dụ: Trường hợp cầu co giãn hoàn toàn. Khi đánh thuế 50cent/gallon dầu lửa vào
người sản xuất .
Hình 1.4 Những yếu tố co giãn tránh thuế
Khi đánh thuế 50 cent, đường cung S1 dịch chuyển sang S2.
Điểm cân bằng mới : P2 = P1 = $1.50
Q2 = 90 thấp hơn Q1 = 100 (Sản lượng đã giảm 10 tỷ gallon )
Như vậy khi đường cầu co giãn hoàn toàn , gánh nặng thuế gồm :
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 8
Gánh nặng thuế của người tiêu dùng = P1 – P1 = 1.50 – 1.50 = 0
Gánh nặng thuế của người sản xuất = P1 – P1 + 0.50 = 1.50 – 1.50 + 0.50 = 0.50
Khi đường cầu co giãn hoàn toàn , việc đánh thuế 50cent/gallon vào nhà sản xuất trong
trường hợp này người sản xuất gánh chịu thuế hoàn toàn , người tiêu dùng không gánh
chịu thuế.
*Tổng quát về phạm vi ảnh hưởng thuế:
Các đối tượng có cung hoặc cầu không co giãn gánh chịu gánh nặng thuế, ngược lại các
đối tượng có cung hoặc cầu co giãn sẽ tránh được thuế. Những hàng hóa thay thế có cầu co giãn
hơn.
Đối với hàng hóa có cầu không co giãn , gánh nặng thuế được gánh chịu hoàn toàn bởi
người tiêu dùng. Vì hàng hóa có cầu không co giãn thì người tiêu dùng có thể thay thế hàng hóa
khác khi người sản xuất tăng giá khi bị đánh thuế.
1.3.3 Mức co giãn cung:
Mức độ co giãn cung cũng ảnh hưởng đến mức độ phân phối gánh nặng thuế. Đường
cung co giãn hơn khi người sản xuất có thể sử dụng các nguồn lực đầu vào thay thế hơn.
Ví dụ: Trong ngắn hạn, nhà máy thép có cung không co giãn. Nhà máy không thể dễ
dàng chuyển công nghệ luyện thép sang công nghệ chế tạo nhựa hoặc chế biến gỗ. Ngược lại,
đường cung của những người bán dạo trên đường phố rất co giãn. Bởi vì cá nhân bán dạo có mức
đầu tư thấp, nếu như chính phủ đánh thuế họ dễ dàng chuyển sang đầu tư lĩnh vực khác.
So sánh phạm vi ảnh hưởng thuế đánh vào nhà máy thép và phạm vi ảnh hưởng thuế
đánh vào người bán dạo với bất kỳ đường cầu như thế nào.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 9
Hình 1.5 Co giãn cung và gánh nặng thuế
Hình 1.5a cho thấy ảnh hưởng của
thuế đánh vào nhà máy thép. Thị trường
thép ban đầu cân bằng ở điểm A. Nhà máy
théo chỉ giảm chút ít số lượng thép bởi vì
mức đầu tư vốn cố định không thay đổi. Kết
quả là, khi nộp 50 cent/đơn vị sản phẩm tiền
thuế cho chính phủ, nhà máy thép vẫn sản
xuất số lượng thép hầu như ở mức như
trước. Về tổng thể, cung nhà máy thép dịch
chuyển hướng vào trong từ S1 đến S2. Giá
cả gia tăng nhẹ từ P1 đến P2 và số lượng
thép sản xuất giảm từ Q1 xuống còn Q2.
Điểm cân bằng mới là B. Bởi vì giá cả tăng
rất nhỏ nên không bù đắp số thuế mà nhà
máy thép nộp. Vì thế nhà máy thép gánh
chịu hầu hết gánh nặng thuế và người tiêu
dùng gánh chịu thuế rất ít.
Hình 1.5 b cho thấy ảnh hưởng thuế đánh
vào người bán dạo. Những người bán dạo rất
nhạy cảm với chi phí sản xuất trong quyết định
đầu tư của họ, dẫn đến đường cung rất co giãn.
Ban đầu, họ sẵn lòng cung cấp số lượng Q1
hàng hóa ở mức P1. Nếu như chính phủ đánh
thuế 50 cent/ đơn vị sản phẩm, những người
bán dạo sẽ di chuyển sang lĩnh vực kinh doanh
khác. Khi đó đường cung S1 dịch chuyển sang
S2, với giá cả tăng từ P1 đến P2 và số lượng
hàng hóa bán được lại giảm từ Q1 xuống Q2.
Sự gia tăng giá cao trong thị trường bán dạo bù
lại số tiền thuế mà những người bán dạo phải
nộp, vì vậy họ ít gánh chịu gánh nặng thuế.
Trong khi người tiêu dùng hàng bán dạo gánh
chịu hầu hết gánh nặng thuế.
Tóm lại, phạm vi ảnh hưởng của thuế được quyết định bởi cả độ co giãn cung và cầu.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 10
II. MỞ RỘNG PHẠM VI ẢNH HƯỞNG THUẾ:
Trong phần này, chúng ta áp dụng 3 nguyên tắc trên vào một số trường hợp khác nhau như
là thuế đánh vào các yếu tố sản xuất, thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất
Sự phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất giống như thị
trường hàng hóa tiêu dùng. Chỉ có điểm khác đó là người tiêu dùng các yếu tố sản xuất là các
doanh nghiệp và người cung cấp các yếu tố sản xuất là các cá nhân (lao động).
Ví dụ: ta xét thị trường lao động có: D1 là đường cầu lao động và S1 là đường cung lao động
Thị trường cân bằng ban đầu, trước thuế tại điểm A với tiền lương W1=5,15$/h (W là tiền
lương, H là giờ lao động).
Giả sử chính phủ đánh thuế tiền lương: 1$/h trên tất cả người lao động, ta phân tích ảnh
hưởng của thuế trong thị trường các yếu tố sản xuất:
+ TH1: Thuế đánh vào người lao động
- Thuế đánh 1$/h làm giảm thu nhập của người lao động
- Người lao động yêu cầu phải tăng thêm 1$ tiền lương bù vào tiền thuế để sẵn lòng làm
việc. Khi đó cung lao động dịch chuyển hướng lên trên từ S1 đến S2. . Tiền lương cân bằng ở
vị trí mới cao hơn tại B với (W2=5,65$, H2)
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 11
- Phạm vi ảnh hưởng thuế được chia sẻ bởi người lao động và công ty phù hợp với độ co dãn
của đường cung và đường cầu. Nếu như bằng nhau mỗi bên sẽ gánh chịu 0.5$. Công ty trả
tiền lương cao hơn 0.5$ (5.65$) còn người lao động do phải nộp thuế 1$ nên nhận ít hơn 0.5$
tiền lương sau thuế (4.65$). Tổng tiền lương trên thị trường tăng lên 5.65$ nhưng tiền lương
sau thuế giảm còn 4.65$.
+TH2: Thuế đánh vào công ty
Thuế đánh vào công ty, công ty chịu trách nhiệm nộp thuế. Đường cung lao động vẫn ở S1,
đường cầu lao động giảm dịch chuyển đi xuống từ D1 đến D2. Tiền lương thị trường giảm xuống
1$ (từ 5.65$ xuống 4,65$), cân bằng tại điểm C và gánh nặng thuế không thay đổi. Công ty trả
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 12
lương 4.65$ nhưng do phải nộp 1$ tiền thuế cho Chính phủ nên thực tế công ty trả lương 5.65$.
Người lao đông nhận 4.65$. Mỗi bên gánh chịu 0.5$.
=>Người lao động và công ty gánh chịu thuế như nhau.
Tóm lại: phạm vi ảnh hưởng của thuế đánh vào tiền lương cho thấy không khác biệt: thuế
tiền lương đánh ½ vào người lao động và ½ vào công ty.
Những trở ngại đối với điều chỉnh tiền lương: 1 trong những trở ngại là tiền lương tối
thiểu – mức tiền lương tối thiểu bắt buộc mà tất cả người lao động được thanh toán cho mỗi giờ
lao động.
Giả sử người lao động được thanh toán cho mỗi giờ lao động với mức lương tối thiểu cân
bằng ở mức ban đầu là 5.15
+TH3: Thuế đánh vào người lao động
- trong trường hợp này tiền lương tối thiểu không có ảnh hưởng đến phân tích phạm vi ảnh
hưởng: tiền lương gia tăng lên 5.65$ tại điểm B, công ty tăng lương thêm 0.5$, người lao động
nhận được 5,65$/h, nhưng buộc phải nộp thuế 1$ cho Chính phủ nên tiền lương sau thuế là
4.65$.
+TH4: Thuế đánh vào công ty
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 13
Với thuế đánh vào công ty, đường cầu lao động di chuyển xuống phía dưới D2. Tuy nhiên
công ty không thể hạ thấp tiền lương xuống còn 4.65$ do thấp hơn mức tiền lương pháp lý. Tiền
lường duy trì ở mức 5.15$, công ty phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế và nộp 1$ tiền thuế
cho Chính phủ nên mức tiền lương công ty phải chịu là 6.15$. Số giờ lao động trên thị trường
giảm còn H3, đường cầu mới D2 cắt đường tiền lương tối thiểu tại điểm C’.
Tóm lại: tùy theo chính sách đánh thuế của chính phủ mà thuế có sự ảnh hưởng khác nhau. Ở
Việt Nam đa phần là đánh thuế vào người lao động ta cũng có thể nhận thấy thông qua luật thuế
thu nhập cá nhân.
2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
2.1 Cân bằng thị trường độc quyền và ảnh hưởng của thuế
Thị trường độc quyền là thị trường chỉ có một người cung cấp hàng hóa cho nên người
bán là người quyết định giá. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của một hãng độc quyền là chi phí
biên bằng thu nhập biên.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 14
Hình H.2 a
Nhà độc quyền có đường chi phí biên dốc đi lên và đường cầu dốc đi xuống. Bởi vì nó
phải hạ thấp giá trên một đơn vị để bán được nhiều sản phẩm. Vì thế, đường thu nhập biên MR,
thấp hơn đường cầu. Nói khác đi, người tiêu dùng chỉ mua thêm một đơn vị sản phẩm nếu mức
giá thị trường thấp hơn mức giá trước đó. Như vậy nhà độc quyền phải đánh đổi: doanh thu tăng
thêm ở một mức giá nhất định sẽ làm gia tăng thu nhập, nhưng buộc phải hạ mức giá để đạt được
cân bằng mới với mức sản lượng cao hơn.
Hình H.2a cho thấy nhà độc quyền chọn sản xuất ở mức Q1 , tại đây MR = MC ( điểm A).
Trên đường cầu D , người tiêu dùng sẵn lòng thanh toán với mức giá P1 để lấy Q1. Vì thế, nhà
độc quyền sản xuất tại mức sản lượng Q1 với mức giá P1. Tuy độc quyền về giá nhưng nhà độc
quyền cũng phải quan tâm đến đường cầu, không thể sản xuất số lượng Q1 với mức giá P vì tại
mức giá này người tiêu dùng có nhu cầu Q2 lớn hơn Q1.
Tác động của thuế
Tác động của thuế đánh vào sản lượng đối với độc quyền khác với cạnh tranh. Đối với thị
trường cạnh tranh khi đánh thuế vào đơn vị sản phẩm thì giá thị trường tăng lên một lượng ít hơn
thuế, cả người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thuế. Trong thị trường độc quyền khi đánh
thuế, giá có thể tăng một lượng lớn hơn thuế và người tiêu dùng chịu hoàn toàn.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 15
Điều này có thể minh họa trên hình H.2 b . Khi chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm
là t, nhà độc quyền phải nộp cho chính phủ t thuế. Chi phí biên của hãng sẽ là MC + t. Hãng sẽ
cung ứng tại sản lượng Q có MR = M C + t. Khi chưa thuế hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại sản
lượng Q1 có MR = MC với giá P1. Khi chính phủ đánh thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm, đường
chi phí biên mới sẽ là MC + t và hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại Q2 có MR = M C + t với giá P2,
như vậy mức tăng giá lớn hơn mức tăng thuế.
Hình H.2 b
2.2 Thị trường nhóm độc quyền :
Hiện tại chưa có lý thuyết nào khẳng định phạm vi ảnh hưởng của thuế trong trường hợp
có nhóm độc quyền. Các nhà độc quyền nhóm thành lập cartel để thu lợi nhuận độc quyền. Các
nhóm độc quyền thường yêu cầu các hãng trong nhóm cắt giản sản lượng để gây sức ép lên giá,
tuy nhiên thảo thuận này khó thực hiện được vì bất đồng trong sự phân chia lợi nhuận. Lợi dụng
giá cao, họ sản xuất sản lượng cao hơn mức cho phép nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả là sản
lượng trên thị trường có nhóm độc quyền cao hơn mức giới hạn mà các cartel thành lập. Khi có
thuế, các hãng sẽ bị thiệt tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của họ gia tăng. Về lý thuyết, lợi nhuận
trước thuế tăng lên nhiều hơn so với mức sau khi nộp thuế, nên các hãng không bị thiệt hại.
Môn: Phân tích chính sách thu Đ tài: Ph m vi nh h ng c a thu
Nhóm 1 L p NH Đêm 6_ K20 Trang 16
2.3 Đánh thuế vào thị trường cạnh tranh:
Hình H.2 c
Giả sử chính phủ đánh thuế vào thị trường độc quyền như hình vẽ H.2c. Đánh thuế làm cho
người tiêu dùng mua ít sản phẩm của nhà độc quyền vì giá tăng làm đường cầu dịch chuyển đến
D1 . Sự giảm này làm đường thu nhập dịch chuyển đếm MR2 . Cân bằng mới ở mức P 2 và Q2.