Cỏ sâu vàng là loại cỏ được tìm thấy lần đầu tiên được tìm thấy tại Mauritius và Reunion ở Ấn Độ Dương thông qua các tiểu lục địa Ấn Độ đông sang Trung Quốc và phía nam thông qua các bộ phận của Đông Nam Á đến Australia, cũng như ở Yemen.
Thường gặp ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở những khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới và nhiệt đới và cận nhiệt đới rừng tiểu ẩm: Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Đài Loan, Vân Nam [Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; Australia, Ấn Độ Dương Hải đảo (Mauritius, Réunion), quần đảo Thái Bình Dương]
6 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học của cỏ sâu vàng. Các biện pháp quản lý cỏ dại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
----aa----
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Đề bài: Phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học của cỏ sâu vàng. Các biện pháp quản lý cỏ dại
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Ngọc Uyên
GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Trường
Cỏ sâu vàng
Tên khoa học: Paspalidium flavidum
Phân bố:
Cỏ sâu vàng là loại cỏ được tìm thấy lần đầu tiên được tìm thấy tại Mauritius và Reunion ở Ấn Độ Dương thông qua các tiểu lục địa Ấn Độ đông sang Trung Quốc và phía nam thông qua các bộ phận của Đông Nam Á đến Australia, cũng như ở Yemen.
Thường gặp ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở những khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới và nhiệt đới và cận nhiệt đới rừng tiểu ẩm: Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Đài Loan, Vân Nam [Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; Australia, Ấn Độ Dương Hải đảo (Mauritius, Réunion), quần đảo Thái Bình Dương]
Hình 1: Sự phân bố của cỏ sâu vàng trên thế giới
Phân loại:
Giới: Plantae
Ngành: Tracheophyta
Lớp: Liliopsida
Bộ: Boales
Họ: Boaceae
Chi: Paspalidium
Loài: Paspalidium flavidum
Đặc điêm sinh học:
Là cỏ đa niên, thuộc họ hòa bản, có thể cao đến 1.2m. Thân đứng hoặc nằm, phân cành, mang nhiều lóng không lông.
Hình 2: Cỏ sâu vàng thân đứng Hình 3: Cỏ sâu vàng thân nằm
Lá không lông, thong, có phiến dài từ 5 – 20cm và rộng 0.4 – 1cm. Đáy có lá thìa, lông mịn, mép ngắn, nguyên, bẹ lá hơi dẹp.
Hình 4: Cổ lá
Phát hoa dài 15 – 30cm. Có thể có từ 4 – 9 chùm hoa, mỗi chùm dài 1 – 3cm tập trung ở trục chính, chùm hoa trên ngắn hơn chùm hoa giữa, gié phụ dài 2 – 3.5cm, gié hoa 2 hàng láng không có lông vàng hay tím.
Hình 5: Phát hoa Hình 6: Chùm hoa
Dĩnh quả có chứa 1 hạt. Phát tán bằng hạt. Thích hợp ở vùng cao và đất trang trại.
Hình 7: Dĩnh quả
Các biện pháp quản lý cỏ dại:
Biện pháp phòng:
Thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt khi nhập giống. Kiểm tra giống trước khi nhập vào địa phương, không nhập những giống có lẫn hạt cỏ
Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng
Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ
Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng
Hình 8: Vệ sinh đồng ruộng Hình 9: Phân hữu cơ làm từ vỏ cafe
Biệp pháp trừ:
Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp và dùng thuốc hoá học. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không cực nhọc, vất vả như các biệp pháp làm cỏ khác
Hình 10: Nhổ cỏ bằng tay Hình 11: Phun thuốc trừ cỏ