Mẫu sau khi vô cơ hóa thu được nitơ ở dạng NH4+. Dùng kiềm mạnh đẩy ammonia ra
khỏi muối trong bộ chưng cất đạm. Dùng hơi nước kéo ammonia đã được giải phóng ra
sang bình hấp thu rồi định lượng bằng kỹ thuật chuẩn độ thế hoặc kỹ thuật chuẩn độ
ngược với chỉ thị Tashiro
𝑃𝑟𝑜𝑡𝑒𝑖𝑛 𝐻2𝑆𝑂4 đậ𝑚 đặ𝑐,𝑡𝑜
Xúc tác
> (NH4)2SO4 + SO2 + CO2 +H2O
Đẩy NH3 khỏi muối (NH4)2SO4 bằng một kiềm mạnh (NaOH):
(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + 2H2O +Na2SO4
Định lượng NH3 bay ra bẳng acid HCl 0,1N (kỹ thuật chuẩn độ thế):
2NH3↑ + 4H2BO3- → 2NH4+ + B4O72- + 5H2O
B4O72- + 2H+ +5H2O → 4H3BO3
Hoặc có thể sử dụng H2SO4 0,1N dư, chuẩn độ lượng H2SO4 dư bằng dung dịch
NaOH 0,1N (kỹ thuật chuẩn độ ngược):
2NH3↑ + H2SO4 → (NH4)2SO4
2NaOH + H2SO4 (dư) → Na2SO4 + 2H2O
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm.
Tài liệu trích dẫn: TCVN 8099 – 2 : 2009
23 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích hóa lý thực phẩm 1 - Xác định protein bằng phương pháp kjedahl, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_________________________________________________________________________
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HÓA LÝ THỰC PHẨM 1
GVHD: PHẠM THỊ CẨM HOA
NHÓM THỰC HIỆN: 6
NĂM HỌC 2018-2019
XÁC ĐỊNH PROTEIN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KJEDAHL
_________________________________________________________________________
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HÓA LÝ THỰC PHẨM 1
NHÓM THỰC HIỆN: 6
Nguyễn Hoàng Trâm Anh Ngô Thị Mỹ Ngọc
Nguyễn Vũ Thảo Vy Nguyễn Thị Nhật Quỳnh
Nguyễn Thị Trúc Mai Trần Thị Thúy Vy
Nguyễn Thị Thúy An Lê Thị Huệ
Đinh Nguyên Cẩm Hà Phạm Thị Tuyết Hoa
NĂM HỌC 2018-2019
XÁC ĐỊNH PROTEIN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KJEDAHL
_________________________________________________________________________
BẢNG ĐÁNH GIÁ
STT HỌ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ
1 Nguyễn Hoàng Trâm Anh 2022150156 13,25%
2 Nguyễn Vũ Thảo Vy 2022150188 13,25%
3 Nguyễn Thị Trúc Mai 2022150074 13,25%
4 Nguyễn Thị Thúy An 2022150070 10%
5 Đinh Nguyên Cẩm Hà 2022150153 10%
6 Nguyễn Thị Nhật Quỳnh 2022150160 10%
7 Ngô Thị Mỹ Ngọc 2022150103 10%
8 Trần Thị Thúy Vy 2022150175 10%
9 Lê Thị Huệ 2022150092 5%
10 Phạm Thị Tuyết Hoa 2022150169 5%
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1. MỘT SỐ CHỈ THỊ MÀU THÔNG DỤNG ............................................................... 3
BẢNG 2. MỘT SỐ CHỈ THỊ HỖN HỢP THÔNG DỤNG ......................................................... 3
BẢNG 3. BẢNG CHUYỂN ĐỔI N THÀNH PROTEIN ........................................................... 6
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1. BỘ CHƯNG CẤT ĐẠM KJELDAL ....................................................................... 2
HÌNH 2. BỘ PHÁ MẪU 6 ỐNG ...................................................................................... 4
_________________________________________________________________________
MỤC LỤC
1 XÁC ĐỊNH PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL .................................. 1
1.1 Nguyên tắc ............................................................................................................. 1
1.2 Dụng cụ, hóa chất, thiết bị ..................................................................................... 1
1.3 Cách tiến hành:....................................................................................................... 4
1.4 Tính kết quả: .......................................................................................................... 5
2 ỨNG DỤNG: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ VÀ TÍNH HÀM
LƯỢNG PROTEIN THÔ TRONG MALT (TCVN 10791:2015) ...................................... 7
2.1 Phạm vi áp dụng:.................................................................................................... 7
2.2 Cách tiến hành:....................................................................................................... 7
2.2.1 Phân hủy mẫu .................................................................................................. 7
2.2.2 Chưng cất ........................................................................................................ 7
2.2.3 Mẫu trắng ........................................................................................................ 8
2.3 Tính kết quả: .......................................................................................................... 8
2.3.1 Hàm lượng nitơ tổng số ................................................................................... 8
2.3.2 Hàm lượng protein tổng số .............................................................................. 8
3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 9
PHỤ LỤC A ...................................................................................................................... 10
PHỤ LỤC B ....................................................................................................................... 14
_________________________________________________________________________
1
1 XÁC ĐỊNH PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL
1.1 Nguyên tắc
Mẫu sau khi vô cơ hóa thu được nitơ ở dạng NH4+. Dùng kiềm mạnh đẩy ammonia ra
khỏi muối trong bộ chưng cất đạm. Dùng hơi nước kéo ammonia đã được giải phóng ra
sang bình hấp thu rồi định lượng bằng kỹ thuật chuẩn độ thế hoặc kỹ thuật chuẩn độ
ngược với chỉ thị Tashiro
𝑃𝑟𝑜𝑡𝑒𝑖𝑛
𝐻2𝑆𝑂4 đậ𝑚 đặ𝑐,𝑡𝑜
Xúc tác
> (NH4)2SO4 + SO2 + CO2 +H2O
Đẩy NH3 khỏi muối (NH4)2SO4 bằng một kiềm mạnh (NaOH):
(NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + 2H2O +Na2SO4
Định lượng NH3 bay ra bẳng acid HCl 0,1N (kỹ thuật chuẩn độ thế):
2NH3↑ + 4H2BO3- → 2NH4+ + B4O72- + 5H2O
B4O72- + 2H+ +5H2O → 4H3BO3
Hoặc có thể sử dụng H2SO4 0,1N dư, chuẩn độ lượng H2SO4 dư bằng dung dịch
NaOH 0,1N (kỹ thuật chuẩn độ ngược):
2NH3↑ + H2SO4 → (NH4)2SO4
2NaOH + H2SO4 (dư) → Na2SO4 + 2H2O
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm.
Tài liệu trích dẫn: TCVN 8099 – 2 : 2009
1.2 Dụng cụ, hóa chất, thiết bị
Dụng cụ
Dụng cụ thủy tinh thông thường của phòng thí nghiệm
Bình Kjeldahl dung tích 500ml
Bộ chưng cất Kjeldahl
Hóa chất
Dung dịch H2SO4 đậm đặc
Hỗn hợp xúc tác CuSO4 : K2SO4 = 1 : 10
Dung dịch H3BO3 4% pH = 5,5, điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 0,1N
Dung dịch HCl 0,1N
_________________________________________________________________________
2
Dung dịch NaOH 0,1N
Dung dịch H2SO4 0,1N
Dung dịch Tashiro hoặc alirazin natri sunfonate
Giấy quỳ tím
Thiết bị
Hình 1. Bộ chưng cất đạm Kjeldal
A: Bình cầu
B: Bình rửa
C: Bình cất
D: Phễu
E: Ống sinh hàn
F: Bình hấp thu
P1, P2: Khóa
_________________________________________________________________________
3
Bảng 1. Một số chỉ thị màu thông dụng
Chất chỉ thị pHcm pT Màu pKct
Môi trường
acid, dạng
phân tử
Môi trường
bazơ, dạng
ion
Metyl da cam
(MO)
3,1 – 4,4 4 Đỏ Vàng 3,7
Metyl đỏ (MR) 4,4 – 6,2 5 Đỏ Vàng 5,1
Quỳ 5,0 – 8,0 7 Đỏ Xanh
Phenol đỏ 6,8 – 8,4 7 Vàng Đỏ 8
Phenolphtalein
(PP)
8,0 – 10,0 9 Không màu Đỏ 9,2
Thymol phtalein 9,4 – 10,6 10 Không màu Xanh 9,7
Alizarin vàng 10,0 – 12,0 11 Vàng Tím nhạt 10,7
Bảng 2. Một số chỉ thị hỗn hợp thông dụng
Thành phần chỉ thị pHcm pT Màu
Môi trường
acid, dạng
phân tử
Môi trường
bazơ, dạng ion
Chỉ thị Tasiro
A Metyl đỏ 0,2% rượu
B: Metyl xanh 0,2% rượu
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
5,2 – 5,6 5,4 Tím hồng Lục
A: Metyl cam 0,2% nước
B: Bromcresol chàm
0,1% nước có 2,9ml
NaOH 0,05N cho mỗi
0,1g
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
4,1 – 4,5 4,3 Vàng Lục chàm
A Metyl đỏ 0,2% rượu
B: Bromcresol chàm
0,1% rượu
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:3
4,9 – 5,3 5,1 Đỏ nho Lục
A: Thymol phtalein 0,1%
rượu
B: Alizarin vàng 0,1%
rượu
Tỷ lệ thể tích A:B = 2:1
10,0 –
10,4
10,2 Vàng Tím
_________________________________________________________________________
4
1.3 Cách tiến hành:
Vô cơ hóa mẫu bằng bộ phá mẫu nhiều ống: Cân chính xác khoảng 2- 4 g
mẫu hoặc V(ml) dung dịch mẫu cho vào ống phá mẫu, lưu ý không để mẫu
dính lên thành bình. Thêm 2 g hỗn hợp xúc tác CuSO4: K2SO4 = 1:10. Rót từ từ
theo thành bình 10ml H2SO4 đậm đặc. Lắc nhẹ để acid trộn đều mẫu. Đặt ống
vào các vị trí trong bộ phá mẫu. Mở máy và cài đặt các thông số thời gian và
công suất làm việc của máy. Thực hiện vô cơ hóa đến khi thu được dung dịch
trong suốt. Để nguội và cẩn thận định mức đến 100ml bằng nước cất.
Hình 2. Bộ phá mẫu 6 ống
Tiến hành cất đạm bằng bộ cất đạm Kjeldahl:
− Lắp bộ cất đạm, ở các khớp nối bôi một lớp mỏng vaseline.
− Rửa bộ cất đạm bằng cách chưng cất đến khi dung dịch chảy ra ở đầu ống sinh
hàn trung tính (không làm đổi màu giấy quỳ tím). Sau đó, giảm áp đột ngột ở
bình cầu (tắt điện, thêm nước hoặc trùm khăn lạnh vào bình cầu để rút toàn bộ
dung dịch từ bình cất về bình rửa và xả bỏ.
− Bình hấp thu chứa sẵn 20ml dung dịch H3BO3 bão hòa, thêm 3 giột Tashiro và
đầu ra của ống sinh hàn phải ngập trong dung dịch.
− Cho mẫu đã vô cơ hóa vào bình cất, tráng phễu bằng nước cất hai lần để tránh
mất mẫu, thêm 3 giọt alizarin natri sunfonat, thêm từ từ dung dịch NaOH 30%
cho đến khi dung dịch chuyển sang tím đậm, tiếp tục thêm khoảng 5ml dung
dịch NaOH 30%. Tráng rửa phễu, khóa phễu, giữ 1 ít nước cất trên phễu.
− Chưng cất khoảng 15-30 phút, tiến hành thử NH3 hết chưa bằng cách dùng giấy
quỳ tím hứng vài giọt dung dịch chảy ra ở ống sinh hàn (tráng rửa đầu ống sinh
hàn trước khi kiểm tra), nếu quỳ tím không đổi màu thì kết thúc quá trình
_________________________________________________________________________
5
chưng cất. Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì tiếp tục chưng cất cho đến
khi quỳ tím không đổi màu.
− Rửa bộ cất đạm sau khi kết thúc quá trình chưng cất.
Lưu ý: Ngoài việc cất đạm bằng bộ cất đạm Kjeldahl, ta có thể thực hiện bằng máy
cất đạm tự động.
Chuẩn độ:
- Chuẩn độ thế: Lấy bình hấp thu ra, chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N với
chỉ thị Tashiro, dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu tím. Ghi thể tích
dung dịch chuẩn HCl 0,1N tiêu tốn
- Nếu chuẩn độ ngược, thay bằng 20,00ml dung dịch chuẩn H2SO4 0,1N.
Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1N. Dung dịch chuyển từ màu tím
sang màu xanh. Ghi thể tích dung dịch chuẩn NaOH 0,1N tiêu tốn.
- Tiến hành tương tự với mẫu trắng (thay dung dịch chuẩn NaOH 0,1N bằng
nước cất 2 lần).
1.4 Tính kết quả:
Hàm lượng N toàn phần được tính theo công thức:
Đối với mẫu rắn:
𝑁 𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 (𝑔 100𝑔⁄ ) =
𝑁 × 𝑉 × 10−3 × 14 × 100
𝑚
Đối với mẫu lỏng:
𝑁 𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 (𝑔 𝑙⁄ ) =
𝑁 × 𝑉 × 10−3 × 14 × 1000
𝑉𝑚
Trong đó:
V: thể tích dung dịch HCl 0.1N (ml)
N: nồng độ đương lượng dung dịch HCl
Vm: thể tích mẫu thử (ml)
m: khối lượng mẫu thử (g)
Hoặc hàm lượng N tổng số theo kỹ thuật chuẩn độ ngược được tính theo công thức:
Đối với mẫu rắn:
𝑁 𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 (𝑔 100𝑔) =
𝑁 × (𝑉2 − 𝑉1) × 10
−3 × 14 × 𝐹 × 100
𝑚
⁄
_________________________________________________________________________
6
Đối với mẫu lỏng:
𝑁 𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 (𝑔 𝑙)⁄ =
𝑁 × (𝑉2 − 𝑉1) × 10
−3 × 14 × 𝐹 × 1000
𝑉𝑚
Trong đó:
V1: thể tích dung dịch NaOH 0.1N
V2: thể tích dung dịch NaOHBlank 0.1N
N: đương lượng dung dịch H2SO4 0.1N
Vm: thể tích mẫu thử (ml)
m: khối lượng mẫu thử (g)
F: hệ số hiệu chỉnh nồng độ dung dịch NaOH 0.1N
Hàm lượng protein tổng được xác định bằng cách lấy kết quả N toàn phần nhân với hệ
số 6.25 (hay các hệ số tương ứng trong từng trường hợp cụ thể).
Bảng 3. Bảng chuyển đổi N thành protein
Tên sản phẩm Chuyển đổi N
thành protein
Tên sản phẩm Chuyển đổi N
thành protein
Kiều mạch 5,53 Bột đậu tương 5,71
Cùi dừa 5,3 Đậu tương, hạt, bột
hoặc sản phẩm của
chúng
5,71
Bột ngô 6,25 Bột hoa hướng
dương (khô)
5,3
Bột hạt bông 5,3 Bột hoa hướng
dương
5,3
Yến mạch 5,5 Mầm lúa mì 5,45
Bột yến mạch 5,83 Bột lúa mì thô
hoặc bột mịn
5,83
Bột lạc 5,46 Gạo xát, gạo trắng 5,95
Bột hạt dầu cải 5,53 Hạt vùng thô 5,3
Gạo (lức, hạt dài) 5,95 Thức ăn gia súc 6,25
Gạo nghiền, gạo
xát dối, gạo đổ
5,95 Thực phẩm nguồn
gốc động vật
6,25
Gạo lật hoặc gạo
lức (chỉ bỏ trấu)
5,95 Sữa 6,38
Lưu ý:
Trong quá trình chưng cất đạm, dung dịch trong bình cất bị hút về phía bình thải nếu
nguồn cung cấp nhiệt cho hệ thống cất đạm không ổn định.
_________________________________________________________________________
7
Có thể thay thế chỉ thị Tashiro bằng chỉ thị metyl red 1% pha trong cồn. Trong quá trình
chưng cất đạm, nếu màu của dung dịch ở bình hứng chuyển sang màu xanh lục đối với
chỉ thị Tashiro hoặc màu vàng đối với chị thị metyl red thì có nghĩa lượng sulfuric acid
bị thiếu, cần thêm một lượng sulfuric acid vào bình hứng.
2 ỨNG DỤNG: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ VÀ TÍNH HÀM
LƯỢNG PROTEIN THÔ TRONG MALT (TCVN 10791:2015)
2.1 Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp Kjeldahl để xác định hàm lượng nitơ tổng số và
tính hàm lượng protein thô của malt.
2.2 Cách tiến hành:
- Cân khoảng 20 g mẫu thử, chính xác đến 0,01 g, nghiền mịn bằng máy
nghiền. Chuyển mẫu đã nghiền vào lọ, đậy nắp và trộn kĩ.
2.2.1 Phân hủy mẫu
- Cân từ 1,0 đến 1,5 g phần mẫu thử đã chuẩn bị, chính xác đến 1 mg, chuyển
định lượng vào bình Kjeldahl khô. Thêm khoảng 10 g hỗn hợp xúc tác (kali
sulfat dạng bột, titan dioxit và đồng sulfat ngậm năm phân tử nước theo tỉ lệ
tương ứng 1000 : 30 : 30 (phần khối lượng)) trộn đều.
- Thêm 20 ml axit sulfuric 98 %, xoay nhẹ bình để trộn và làm ẩm lượng
chứa trong bình. Tiến hành phân hủy mẫu ở nhiệt độ thấp cho đến khi
ngừng tạo bọt. Đun sôi hỗn hợp đến khi xuất hiện màu nâu, đun tiếp trong
30 phút. Không để nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với bình ở phía trên mức
chất lỏng và phải quan sát thấy hơi nước hồi lưu tại vùng thấp của cổ bình
Kjeldahl.
- Để nguội dịch phân hủy. Nếu lượng chứa trong bình bị hóa rắn chứng tỏ
lượng axit dư đã bị thất thoát trong quá trình phân hủy và amoni sulfat có
thể đã hóa hơi.
2.2.2 Chưng cất
- Cẩn thận pha loãng dịch phân hủy với 250 ml nước cất, thêm vật liệu chống
sôi trào ( cacborundum dạng bột thô, kẽm dạng viên hoặc bi thủy tinh) và
thêm từ từ khoảng 70 ml dung dịch NaOH để tạo thành hai lớp rõ rệt. Lắp
bình với ống bảo vệ và nối với bộ sinh hàn, chú ý không làm xáo trộn các
lớp chất lỏng. Đầu ra của bộ sinh hàn phải nhúng ngập trong dung dịch axit
boric.
- Xoay mạnh bình để trộn nhanh lượng chứa trong bình và gia nhiệt đủ. Bật
sẵn thiết bị gia nhiệt trước khi nối bình, để giảm thiểu nguy hiểm do chất
lỏng chảy ngược trở lại qua sinh hàn. Ngay sau khi trộn, cần tháo bình chứa
_________________________________________________________________________
8
axit boric để làm khô đầu ra của bình sinh hàn và để cân bằng áp suất trong
bình chưng cất.
- Chưng cất amoniac vào lượng dư axit boric nồng độ 20 g/lit (khoảng 25
ml), có chứa 0,5 ml chất chỉ thị (bromocresol xanh). Lấy khoảng 180 ml
dịch chưng cất và chuẩn độ amoniac bằng dung dịch axit chuẩn độ (HCl
0,1M). Điểm kết thúc chuẩn độ đạt được khi dung dịch chuyển sang màu
xám.
2.2.3 Mẫu trắng
- Thực hiện mẫu trắng thuốc thử, dùng 1,000 g sacarose (tinh khiết) thay cho
phần mẫu thử.
2.3 Tính kết quả:
2.3.1 Hàm lượng nitơ tổng số
Hàm lượng nitơ tổng số của mẫu thử, XN1, biểu thị theo phần trăm khối lượng, được
tính theo Công thức (1):
(1)
Hàm lượng nitơ tổng số của mẫu thử, XN2, biểu thị theo phần trăm khối lượng chất
khô, được tính theo Công thức (2):
(2)
Trong đó:
V là thể tích dung dịch axit chuẩn độ cần để trung hòa amoniac sau khi trừ
giá trị tương ứng của mẫu trắng, tính bằng mililit (ml);
0,0014 là số gam nitơ tương ứng với 1 ml dung dịch axit chuẩn độ (axit
clohydric 0,1 M hoặc axit sulfuric 0,05 M);
M là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
W là độ ẩm của phần mẫu thử, tính bằng phần trăm khối lượng, xác định
được theo TCVN 10788:2015 (phụ lục A)
2.3.2 Hàm lượng protein tổng số
Hàm lượng protein tổng số của mẫu thử, XP1, biểu thị theo phần trăm khối lượng,
được tính theo Công thức:
XP1 = XN1 x 6,25
Hàm lượng protein tổng số của mẫu thử, XP2, biểu thị theo phần trăm khối lượng chất
khô, được tính theo Công thức
_________________________________________________________________________
9
XP2 = XN2 x 6,25.
Trong đó:
XN1 là hàm lượng nitơ tổng số của mẫu thử, tính bằng phần trăm khối lượng
XN2 là hàm lượng nitơ tổng số của mẫu thử, tính bằng phần trăm khối lượng
chất khô
6,25 là hệ số chuyển đổi từ hàm lượng nitơ tổng số sang hàm lượng protein.
3 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thị Hồng Ánh (chủ biên), Giáo trình Phân tích hóa lý Thực phẩm 1, NXB ĐH
Quốc gia TP.HCM.
[2]. TCVN 10791:2015: Malt - xác định hàm lượng nitơ tổng số và tính hàm lượng
protein thô - phương pháp kjeldahl
_________________________________________________________________________
10
PHỤ LỤC A
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10788:2015
MALT – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG
Malt – Determination of moisture content – Gravimetric method
Lời nói đầu
TCVN 10788:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ
uống châu Âu EBC Method 4.2 (2000)Moisture content of malt;
TCVN 10788:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố.
MALT – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG
Malt – Determination of moisture content – Gravimetric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng để xác định độ ẩm của các loại malt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài
liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện
dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi,
bổ sung (nếu có).
TCVN 10787:2015, Malt – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Độ ẩm (moisture content)
Hao hụt khối lượng của sản phẩm, tính bằng phần trăm, trong các điều kiện quy định
trong tiêu chuẩn này.
_________________________________________________________________________
11
4. Nguyên tắc
Nghiền mẫu để thu được dạng bột mịn. Sấy phần mẫu thử ở nhiệt độ từ 105 oC đến
106 oC trong thời gian 3 h ± 5 min (đảm bảo thu được khối lượng không đổi).
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và như sau:
5.1. Máy nghiền đĩa, có khoảng cách giữa hai đĩa nghiền là 0,2 mm (ví dụ: máy nghiền
đĩa Bühler Universal Laboratory Disc Mill, kiểu DLFU của hãng Bühler GmbH, Đức).
5.2. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ từ 105 oC đến 107 oC, chính xác đến 0,5 oC.
Chuẩn hóa bằng cách sấy đồng thời hai mẫu ở nhiệt độ từ 105 oC đến 106 oC trong thời
gian 3 h ± 5 min, sau đó để nguội trong bình hút ẩm (5.4) ít nhất 20 min ở nhiệt độ
phòng, cân và sấy thêm 1 h ở nhiệt độ nêu trên. Nếu độ ẩm hao hụt lớn hơn 0,10 g/100
g mẫu thì tăng nhiệt độ lên 1 oC và thực hiện lại với hai mẫu mới. Thực hiện chuẩn hóa
ở nhiệt độ không lớn hơn 107 oC sao cho chênh lệch độ ẩm sau 3 h sấy và độ ẩm thu
được ở cùng nhiệt độ sau 4 h sấy ở trong khoảng 0,10 g/100 g. Duy trì thông khí và
đóng cửa tủ trong suốt thời gian sấy.
5.3. Chén cân, bằng kim loại (ví dụ bằng nhôm), đường kính khoảng 50 mm và chiều
cao không lớn hơn 20 mm, có nắp đậy kín.
5.4. Bình hút ẩm, chứa chất hút ẩm hiệu quả, ví dụ silica gel.
5.5. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,5 mg.
6. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc
không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN
10787:2015.
7. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 10787:2015.
8. Cách tiến hành
Cân khoảng 20 g mẫu thử đã chuẩn bị, chính xác đến 0,5 mg. Sử dụng máy nghiền đĩa
(5.1) để nghiền phần mẫu thử. Trộn kỹ và đưa ngay khoảng 5 g phần mẫu thử đã nghiền
_________________________________________________________________________
12
vào chén cân (5.3) khô, sạch đã biết trước khối lượng (cân trừ bì), chính xác đến 1 mg.
Đậy nắp chén và cân ngay, chính xác đến 1 mg.
Mở nắp chén cân, đưa chén cùng với nắp vào tủ sấy (5.2) đã gia nhiệt trước đến nhiệt
độ chuẩn hóa, sấy trong 3 h ± 5 min. Đậy nắp và lấy chén cân ra khỏi tủ sấy. Để nguội
trong bình hút ẩm (5.4) ít nhất 20 min ở nhiệt độ phòng.
Cân lại chén cân cùng với lượng chứa trong chén, chính xác đến 1 mg.
9. Tính và biểu thị kết quả
Độ ẩm của mẫu thử, X, biểu thị theo phần trăm khối lượng, được tính theo Công thức
sau:
Trong đó:
w1 là khối lượng