Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035 thì
tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng
không có quyền quyết định”.
Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp
khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của họ (khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư). Tư vấn pháp luật là một
loại hình dịch vụ trí tuệ, một nghề sử dụng trí tuệ của luật sư trong các
lĩnh vực pháp luật, đòi hỏi người luật sư phải có kỹ năng, kiến thức hiểu
biết pháp luật một cách sâu sắc, rộng rãi, có trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp. Thông qua đó, luật sư góp phần tuyên truyền nhận thức pháp lý
cho mọi công dân trong đời sống xã hội và góp phần xây dựng hệ thống
pháp luật được kịp thời và hoàn chỉnh hơn, do quá trình hoạt động thực
tiễn luật sư nắm bắt được những lổ hỏng của luật pháp và những vấn đề
phát sinh trong thực tế mà luật chưa kịp thời điều chỉnh.
Khi tiếp xúc khách hàng, luật sư chỉ nên đưa ra phương án cho
khách hàng lựa chọn, theo hướng có lợi nhất cho những vấn đề mà khách
hàng đang quan tâm, luật sư không nên đề nghị lựa chọn phương án nào
nhưng cũng không phải mở ra nhiều hướng mà phải lựa chọn kết quả để
khách hàng hướng tới.
Khi thực hiện công việc tư vấn, đòi hỏi luật sư tư vấn có một kiến
thức pháp luật tổng hợp. Luật sư cần am hiểu, nắm vững những qui định
của pháp luật. Bênh cạnh đó, luật sư tiếp xúc khách hàng để tư vấn cần có
một kiến thức hiểu biết xã hội sâu rộng để đảm bảo việc áp dụng luật vào
từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể. Bởi pháp luật chỉ qui định những
cái chung nhất và thường không dự liệu hết những quan hệ phát sinh trong
xã hội, do đó luật sư phải giúp khách hàng làm thế nào để thực hiện đúng
pháp luật. Để được như thế, luật sư cần phải có kiến thức pháp luật,
phương pháp nghiên cứu pháp luật và áp dụng luật, cần trao dồi kiến thức
pháp luật và những kiến thức xã hội khác, bởi trên hết luật sư tư vấn phải
thấy được những khoảng cách giữa qui định của pháp luật và đời sống xã
hội, những bất cập của những qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh
quan hệ xã hội, làm thế nào để không áp dụng sai và không vi phạm pháp
luật.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8859 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích kỹ năng tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu yêu cầu tư vấn - Liên hệ thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
--------o0o--------
BÀI TIỂU LUẬN
KIẾN THỨC CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
CHUYÊN ĐỀ:
Phân tích kỹ năng tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu
yêu cầu tư vấn – Liên hệ thực tiễn
Học viên: HUỲNH ĐỨC THÁI LÂM HOÀNG
Ngày sinh: 20/03/1977
Lớp: A Khoá: 9.1
Số báo danh: 158
TP.HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2010
1. Khái quát chung về tư vấn pháp luật
Theo từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035 thì
tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng
không có quyền quyết định”.
Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp
khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của họ (khoản 1 Điều 28 Luật Luật sư). Tư vấn pháp luật là một
loại hình dịch vụ trí tuệ, một nghề sử dụng trí tuệ của luật sư trong các
lĩnh vực pháp luật, đòi hỏi người luật sư phải có kỹ năng, kiến thức hiểu
biết pháp luật một cách sâu sắc, rộng rãi, có trách nhiệm và đạo đức nghề
nghiệp. Thông qua đó, luật sư góp phần tuyên truyền nhận thức pháp lý
cho mọi công dân trong đời sống xã hội và góp phần xây dựng hệ thống
pháp luật được kịp thời và hoàn chỉnh hơn, do quá trình hoạt động thực
tiễn luật sư nắm bắt được những lổ hỏng của luật pháp và những vấn đề
phát sinh trong thực tế mà luật chưa kịp thời điều chỉnh.
Khi tiếp xúc khách hàng, luật sư chỉ nên đưa ra phương án cho
khách hàng lựa chọn, theo hướng có lợi nhất cho những vấn đề mà khách
hàng đang quan tâm, luật sư không nên đề nghị lựa chọn phương án nào
nhưng cũng không phải mở ra nhiều hướng mà phải lựa chọn kết quả để
khách hàng hướng tới.
Khi thực hiện công việc tư vấn, đòi hỏi luật sư tư vấn có một kiến
thức pháp luật tổng hợp. Luật sư cần am hiểu, nắm vững những qui định
của pháp luật. Bênh cạnh đó, luật sư tiếp xúc khách hàng để tư vấn cần có
một kiến thức hiểu biết xã hội sâu rộng để đảm bảo việc áp dụng luật vào
từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể. Bởi pháp luật chỉ qui định những
cái chung nhất và thường không dự liệu hết những quan hệ phát sinh trong
xã hội, do đó luật sư phải giúp khách hàng làm thế nào để thực hiện đúng
pháp luật. Để được như thế, luật sư cần phải có kiến thức pháp luật,
phương pháp nghiên cứu pháp luật và áp dụng luật, cần trao dồi kiến thức
pháp luật và những kiến thức xã hội khác, bởi trên hết luật sư tư vấn phải
thấy được những khoảng cách giữa qui định của pháp luật và đời sống xã
hội, những bất cập của những qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh
quan hệ xã hội, làm thế nào để không áp dụng sai và không vi phạm pháp
luật.
Tư vấn pháp luật của luật sư không giống như các hoạt động khác,
luật sư tư vấn làm thế nào để khách hàng có thể tin tưởng dựa trên những
định hướng đưa ra cho khách hàng là định hướng hành vi cho khách hàng
và phải thuyết phục để khách hàng có thể tin vào sự hướng dẫn đó bằng
tâm huyết nghề nghiệp, bằng lẽ phải, bằng chân lý của hoạt động và đạo
đức của nghề luật sư.
Khi tiếp xúc với khách hàng mà tìm hiểu yêu cầu tư vấn, luật sư
phải thực hiện việc thông tin những vấn đề pháp luật mà khách hàng chưa
biết và đang quan tâm, giải thích những điều luật và văn bản pháp luật khi
áp dụng trong điều kiện thực tế, hành vi của khách hàng khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật cụ thể. Như vậy, luật sư phải nắm bắt được kỹ năng
hành nghề, có mối quan hệ xã hội rộng rãi và uy tín nghề nghiệp cao, có
trách nhiệm đối với xã hội, đối với Nhà nước, đối với khách hàng và với
các đồng nghiệp của mình. Vì vậy, phải thông suốt quan điểm lập trường
của Đảng và Nhà nước ta.
2. Khách hàng của luật sư
Khách hàng là nguồn sống của luật sư, do đó khi tiếp xúc khách
hàng luật sư cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình là ai, để từ
đó có hướng tiếp xúc và tư vấn phù hợp nhất. Trên thực tế có nhiều loại
khách hàng, chẳng hạn như khách hàng là người Việt Nam, khách hàng là
người nước ngoài, là cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp …, ở mỗi
loại khách hàng có những đặc điểm riêng, tâm lý riêng với trình độ hiểu
biết pháp luật khác nhau, vì thế luật sư tư vấn cần phải thật am hiểu mỗi
loại khách hàng của mình để công việc tư vấn phù hợp với từng loại
khách hàng và đạt hiệu quả cao.
Khách hàng đến với luật sư qua các kênh, như uy tín, kiến thức và
chuyên môn, sách báo xuất bản, các bài giảng tại các Hội thảo khoa học,
do sự giới thiệu của các khách hàng khác, khách hàng quen, quan hệ cá
nhân tốt, qua tiếp xúc cá nhân, tổ chức, các cuộc thi hay sự phát triển của
thị trường. Trong thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật của Việt Nam
thường có hai mối khách hàng là khách hàng Việt Nam và khách hàng
nước ngoài.
2.1 Khách hàng là người Việt Nam
Khách hàng là người Việt Nam thường có tâm lý thắng thua trong
kiện cáo. Khi bắt đầu việc kiện nhau họ thường tìm mọi cách để giành
phần thắng về mình kể cả việc tìm luật sư giỏi để tư vấn. Đồng thời,
người Việt Nam cũng có tâm lý chuộng hình thức, như các công ty
thường mời những luật sư giỏi tư vấn cho mình trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng của công ty. Khi tiếp
xúc với luật sư tư vấn, khách hàng Việt Nam thường biểu hiện dưới hai
dạng sau đây:
- Thứ nhất, mang nặng suy nghĩ chủ quan, luôn cho rằng mình
đúng. Vì vậy khi tiếp xúc với luật sư, khách hàng tìm mọi cách để áp đảo,
thuyết phục luật sư hiểu như mình, tức là khách hàng đang đúng. Có
trường hợp khách hàng đúng, nhưng cũng không ít trường hợp khách
hàng chủ quan nguỵ biện, ngộ nhận. Khi đó, luật sư phải giải thích, yêu
cầu khách hàng trình bày một cách mạch lạc, cung cấp các thông tin cần
thiết đối với việc cần tư vấn, trên cơ sở đó luật sư sẽ tiến hành các bước
như tư vấn ở đoạn sau.
- Thứ hai, biết sai, thậm chí có đầy đủ cơ sở chứng minh là sai
nhưng vẫn cố tình bảo vệ cái sai của mình. Khách hàng trong trường hợp
này muốn luật sư biến cái sai thành cái đúng, khai thác lợi ích từ những
điểm, vấn đề sai đó để họ được lợi hoặc khách hàng nhờ luật sư tư vấn để
khắc phục, nhằm giảm bớt tổn thất, giảm bồi thường thiệt hại do lỗi của
họ gây ra.
Ví dụ: Đối với các việc ly hôn có gắn liền với việc chia tài sản và con cái.
Trước khi đưa vụ kiện ra Toà, khách hàng thường yêu cầu luật sư giúp họ
bằng cách nào vừa ly hôn, được chia tài sản (không phải của mình) vừa
được nuôi con. Trong trường hợp này, xét về mặt đạo đức nghề nghiệp,
luật sư không được giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp
luật. Luật sư tư vấn giúp họ giải toả được về mặt tâm lý, để họ thấy rằng
pháp luật chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, thực hiện
những điều trái với pháp luật là trái với tư cách hành nghề của luật sư.
Tuy vậy trong từng trường hợp cụ thể, luật sư tư vấn có thể giúp khách
hàng của mình tận dụng các quy định của pháp luật để giảm bớt trách
nhiệm cho họ.
2.2 Khách hàng là người nước ngoài
Khách hàng nước ngoài có thể là cá nhân nước ngoài hoặc các
doanh nghiệp, các công ty, tổ chức nước ngoài thành lập và hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam. Khác hàng nước ngoài thường là những người hiểu
biết pháp luật, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý và đầu óc
tổ chức. Vì vậy, các yêu cầu của họ thường rõ ràng, rành mạch.
Khác với khách hàng Việt Nam, họ ít khi yêu cầu luật sư Việt Nam
tư vấn cho họ những điều trái với pháp luật, rất coi trọng hình thức và uy
tín nghề nghiệp. Vì vậy, khi làm việc với họ, luật sư phải thể hiện bản lĩnh
là người am hiểu pháp luật Việt Nam, có uy tín và thâm niêm trong nghề,
là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng phù hợp với pháp luật Việt
Nam. Khách hàng nước ngoài sẽ không hài lòng, nếu luật sư làm việc
thông qua kinh nghiệm cá nhân hoặc lợi dụng mối quen biết để đi cửa sau.
Để thu hút khách hàng nước ngoài, luật sư phải có uy tín.
- Trung thực: Đừng bao giờ thiết lập kiểu quan hệ mua bán với
khách hàng, phải xây dựng quan hệ với khách hàng trên cơ sở chân thực,
hợp tác, bền vững và hai bên đều có lợi. Phải để khách hàng thầy rằng,
luật sư là người làm ăn đứng đắn, đàng hoàng, không lấy chuyện tiền bạc
làm mục tiêu. Điều đó củng cố uy tín của bạn, tạo niềm tin cho khách
hàng và duy trì được mối khách hàng thường xuyên cho bạn.
- Tính kiên nhẫn: Đừng bao giờ tỏ ra sốt ruột, muốn tạo ngay một
mối khách hàng rộng lớn. Khách hàng thường xuyên, rộng lớn, gắn bó với
luật sư phải được hình thành qua thời gian. Khách hàng khi lựa chọn cũng
phải thử thách. Hiệu quả của công việc, trình độ chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, uy tín kết hợp với tính kiên nhẫn tạo nên sự thành công của
luật sư.
2.3 Tâm lý của khách hàng
Khi tìm đến một luật sư tư vấn, tâm lý khách hàng là để quyền lợi
của mình được bảo vệ, vì vậy vấn đề họ luôn quan tâm là trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của luật sư, uy tín và đạo đức nghề nghiệp của luật sư,
hiệu quả công việc của luật sư và vấn đề tiếp theo là giá cả của dịch vụ.
Bởi khi cùng được phục vụ như nhau thì giá cả ở nơi nào thấp hơn thì nơi
đó được lựa chọn. Chính vì vậy, giai đoạn tiếp xúc khách hàng, luật sư
cần quan tâm đến mọi vấn đề khách hàng đang quan tâm để khách hàng
tin tưởng và lựa chọn mình.
Khi tiếp xúc với luật sư, khách hàng rất tin tưởng và kỳ vọng vào
luật sư nhiều điều. Vì vậy khi làm việc với khách hàng, luật sư phải có
một số thao tác bắt buộc. Trước hết, không được tỏ ra bi quan hoặc lạc
quan thái quá sau khi biết được những thông tin đầu tiên của khách hàng.
Cần lắng nghe, nếu một lần chưa đủ có thể đề nghị họ trình bày nhiều lần
và yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu hoặc hẹn gặp để thông qua giao tiếp
nắm được một cách cụ thể bản chất của vấn đề mà khách hàng yêu cầu.
Có những vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn ngay luật sư vẫn phải thận
trọng trước khi đưa ra các kết luận, bởi một kết luận sai sẽ làm ảnh hưởng
đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng, làm giảm uy tín của bạn.
3. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng và tìm hiểu yêu cầu tư vấn
Với bất kỳ một khách hàng nào khi tìm đến luật sư họ đều mong
muốn thông qua quá trình tư vấn của luật sư, quyền và lợi ích của họ được
bảo vệ một cách hợp pháp. Để nắm bắt những yêu cầu của khách hàng,
giai đoạn đầu tiên của luật sư là tiếp xúc với khách hàng.
Khi tiếp xúc khách hàng, luật sư phải lắng nghe, không phản đối,
không phê bình và chê bai. Trong mọi trường hợp, đứng về phía khách
hàng. Không nhắc nhiều đến giá cả mà tập trung vào giải quyết khó khăn
và nguyện vọng của khách hàng. Khi nói chuyện với khách hàng, luật sư
nên sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, tránh dùng các từ chuyên
ngành.
Nghe là một kỷ năng không thể thiếu được trong cuộc sống và nghề
nghiệp của mỗi luật sư, nhưng không phải ai cũng coi kỹ năng này là quan
trọng và cần thiết. Biết lắng nghe khách hàng là một trong những bí quyết
của những người thành đạt. Để thu thập được thông tin từ khách hàng thì
chúng ta cần phải tập trung khi khách hàng nói. Không ngắt lời khách
bằng những gợi ý chủ quan của mình để tránh những hiểu lầm về ngôn
ngữ có thể xảy ra trong quá trình trao đổi thông tin giữa khách hàng và
nhân viên. Hãy để cho khách hàng diễn đạt ý muốn theo cách của họ và
chỉ hỏi lại khách hàng những điểm mà bạn chưa rõ sau khi khách hàng đã
diễn đạt xong.
Vấn đề đặt ra cho luật sư ở giai đoạn tiếp xúc khách hàng là cần
phải nắm bắt được sự việc mà khách hàng trình bày, cố gắng gợi mở để
khách hàng trình bày đầy đủ và đúng sự thật của sự việc mà khách hàng
yêu cầu tư vấn, phải cố gắng lắng nghe họ, nếu chưa thông suốt luật sư có
thể yêu cầu họ trình bày lại. Để tránh mất thời gian, cần hỏi khách hàng
trước những thông tin mà khách hàng cần tư vấn khi khách hàng gọi điện
thoại hoặc đến văn phòng luật sư , những vấn đề như : Ai? Ở đâu? Việc
gì?...
Cần phải thận trọng khi khách hàng yêu cầu tư vấn ngay vì một kết
luận tư vấn sai có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng
và uy tín nghề nghiệp của luật sư. Khi nắm bắt sự việc, luật sư cần đặt
những câu hỏi thật ngắn gọn, rõ ràng, dể hiểu để khách hàng trình bày rõ
ràng cụ thể hơn, cần khéo léo khai thác hết thông tin từ phía khách hàng
để đưa ra kết luận chính xác nhất, bởi với khách hàng Việt Nam họ luôn
bảo vệ cái sai của mình và muốn luật sư biến cái sai của họ thành cái đúng
hay buộc luật sư phải hiểu như họ, tâm lý của người trình bày là luôn
muốn luật sư cuốn theo suy nghĩ chủ quan của mình và luôn cho nó là
đúng, từ đó họ luôn che đậy bớt thông tin và không cung cấp đầy đủ,
chính xác thông tin cho luật sư, gây khó khăn cho công việc của luật sư và
làm cho luật sư nhận định sai vấn đề dể dẫn đến tư vấn sai hoặc không
đầy đủ.
Sau khi nghe khách hàng trình bày, luật sư phải biết phân tích
thông tin: Đây là bước quan trọng để xác định đúng nhu cầu của khách
hàng. Nếu khách hàng có nhiều yêu cầu thì bạn nên chia nhỏ, phân loại và
nhóm các giao dịch có cùng tính chất lại với nhau. Sau khi đã hiểu được
nhu cầu của khách bạn cần phải có bước kiểm tra xem liệu bạn đã hiểu
đúng ý của khách hàng chưa bằng các câu hỏi có tính xác định.
Sau đó luật sư đặt câu hỏi để làm rõ những tình tiết, để nắm bắt bối
cảnh và tất cả những thông tin. Hỏi là một kỷ năng quan trọng nhất mà
luật sư nên tinh thông. Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi một cách
chính xác nằm ở khoảng cách giữa có làm rõ sự việc hay không? Luật sư
cần phải có khả năng vừa khái quát vừa cụ thế hóa vụ việc như :
+ Ai? các bên chủ thể.
+ Về cái gì? nội dung của sự việc, đối tượng của giao dịch.
+ Khi nào? thời điểm giao kết hợp đồng, thời điểm tranh chấp nhằm
xác định nghĩa vu phát sinh, thời hiệu khởi kiện, hiệu lực về thời gian của
văn bản pháp luật áp dụng….
+ Như thế nào? diễn biến của sự việc nhằm xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên, việc thực hiện nghĩa vụ, mục đích tham gia giao
dịch.
+ Tại sao? mong muốn của khách hàng.
Ví dụ: có phải chị muốn chuyển tiền 50 triệu đồng từ sổ tiết kiệm
này sang tài khoản số 1043 và chị muốn lĩnh 2.300 USD tiền mặt, mở sổ
mới 5.000 USD, phần còn lại chị muốn lĩnh tiền đồng có phải không???...
Kết hợp những câu hỏi xác đáng với kỷ năng nghe hiệu quả, luật sư
sẽ có sức mạnh và sự tự chủ để biết được nhu cầu của khách hàng, sau đó
định hình câu trả lời để thúc đẩy khách hàng quyết định. Sau khi nghe
khách hàng trình bày và đã hỏi chi tiết vụ việc thì luật sư sẽ đưa ra những
nhận định ban đầu về vụ việc. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là
quan hệ gì? Xác định chủ thể của quan hệ đó, những điểm mấu chốt của
sự việc, từ đó luật sư xem xét chứng cứ và đánh giá chứng cứ.
Xác định luật áp dụng và thực tế áp dụng như thế nào, các văn bản
pháp luật liên quan (còn hiệu lực hay không), có thể tham vấn các luật sư
hay các chuyên gia khác.
Đánh giá tóm tắt toàn bộ sự việc dựa trên sự trình bày và những căn
cứ mà khách hàng cung cấp, nêu ra những mặt mạnh, yếu của vấn đề
khách hàng đưa ra, từ đó đưa ra những giải pháp khác nhau, phân tích các
giải pháp đó và lựa chọn giải pháp tối ưu, hướng cho khách hàng lựa chọn
giải pháp theo hướng có lợi nhất. Luật sư nên nói cho chính xác những gì
mà mình có thể đạt được trong vụ việc như: có thể là văn bản, có thể là
quyết định, có thể là công văn…, không nên đảm bảo về kết quả cụ thể
đạt được theo yêu cầu của khách hàng, không nên hứa chắc chắn thắng,
chỉ nên nói “có chiều hướng thắng lợi”, không hứa như đinh đóng cột vì
nếu hứa với khách hàng một cách chắc chắn dễ dẫn đến bồi thường cho
khách hàng.
Nói như vậy nhưng điều mà tất cả các khách hàng quan tâm nhất
vẫn là thù lao của dịch vụ. Thông thường khi nhờ đến luật sư họ sẽ chủ
động hỏi về các chi phí và khách hàng nước ngoài thù lao thường được
coi là vấn đề nghiêm túc, thẳng thắn và sòng phẳng. Vì vậy, luật sư nên
chủ động tính toán vấn đề chi phí với khách hàng nước ngoài, thông báo
các chi phí cần thiết để họ chấp nhận hay không chấp nhận.
4. Thù lao của luật sư
Hiện tại chưa có một văn bản nào chính thức quy định về chi phí
mà khách hàng cần phải trả cho luật sư tư vấn. Theo Điều 55 Luật Luật
sư, mức thù lao và phương thức tính thù lao dựa trên các căn cứ: Nội
dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; Thời gian và công sức của luật sư sử
dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; kinh nghiệm và uy tín của luật sư; giờ
làm việc; vụ, việc với mức thù lao trọn gói; vụ, việc với mức thù lao tính
theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị
dự án; hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
Ngoài các khoản thù lao, khách hàng có thể thoả thuận với luật sư
về việc thanh toán tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc
thực hiện yêu cầu của mình. Việc thanh toán các khoản chi phí thực hiện
theo các quy định của pháp luật về kế toán (Điều 56, 57, 58 Luật Luật sư).
Thông thường các luật sư khi tiếp xúc với khách hàng thường áp dụng
cách tính thù lao như sau:
- Mức thù lao theo giờ. Thông thường khi khách hàng tiếp xúc với
bạn, sau khi đã nắm bắt được nội dung công việc luật sư tư vấn chủ động
thông báo cho khách hàng số giờ cần phải thực hiện và số tiền phải trả
cho mỗi giờ đó.
- Mức thù lao hỗn hợp. Được tính theo giờ chung cho mọi luật sư
tham gia cuộc giao dịch từ các luật sư lâu năm đến các luật sư mới vào
nghề. Mức thù lao này căn cứ vào mức trả quy định chung cho mỗi luật
sư, thời gian bỏ ra của từng luật sư cộng với một khoản tiền xê dịch lên
xuống. Nhìn chung khách hàng thích trả tiền thù lao cho luật sư theo mức
thù lao hỗn hợp vì họ biết rằng nếu có phát sinh vấn đề phức tạp trong
giao dịch hoặc nếu công việc cần thêm thời gian của các luật sư lâu năm,
thì họ vẫn phải chi trả cùng một mức thù lao hỗn hợp.
- Lệ phí trần. Khách hàng thường tìm cách giảm tối thiểu các chi
phí pháp luật trong tổng chi phí của một giao dịch để tăng khả năng cạnh
tranh của mình và giảm tới mức thấp nhất thiệt hại nếu vụ việc không
thành công.
- Lệ phí cố định. Việc áp dụng giá cố định đối với những công việc
nhất định ngày càng trở lên thông dụng. Một số khách hàng đã quen với
mức lệ phí cố định theo quy mô của cuộc giao dịch. Lệ phí cố định giống
như lệ phí trần, nhưng khác ở chỗ, lệ phí cố định khuyến khích luật sư tiến
hành giao dịch và quản lý nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm tăng tối
đa lợi nhuận. Khi lựa phương thức lệ phí cố định, phải cân nhắc nên thu lệ
phí về việc gì, liệu lệ phí tính theo mức quy định chung cho các luật sư là
thấp hay cao hơn mức tỉ lệ cố định nói trên.
- Tạm ứng tiền thù lao. Thông thường với các việc kéo dài hoặc
không rõ sẽ kết thúc vào thời điểm nào, trong hợp đồng được ký kết giữa
luật sư tư vấn và khách hàng sẽ có thêm điều khoản tạm ứng tiền thù lao
trước. Điều khoản này có thể được thoả thuận và nêu rõ số lượng tiền tạm
ứng, thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán. Việc tạm ứng tiền chỉ
áp dụng cho những việc có thù lao cao.
5. Hình thức tiếp xúc tư vấn pháp luật cho khách hàng
Thực tế hiện nay có hai hình thức tư vấn là tư vấn trực tiếp bằng
miệng và tư vấn bằng văn bản.
5.1 Tư vấn trực tiếp bằng miệng:
Qua thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật cho thấy hình thức tư vấn
bằng miệng là hình thức phổ biến. Với các vụ việc có tính chất đơn giản,
các khách hàng Việt Nam thường gặp gỡ luật sư để tìm hiểu bản chất
pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Tuy vậy, hoạt động tư
vấn pháp luật là một hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi một quá trình
lao động trí óc. Vì vậy khi tư vấn trực tiếp bằng miệng cho khách hàng,
luật sư tư vấn cần thiết phải tôn trọng một quy trình sau đây:
- Luật sư phải lắng nghe khách hàng trình bày và ghi chép đầy đủ
nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó đặt câu hỏi để làm rõ thêm. Thông
thường, lần đầu tiên tiếp xúc, luật sư chưa thể nắm bắt một cách chắc
chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý
chủ quan và bỏ qua nhiều c