Tiểu luận Phân tích mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước phát triển hay đang phát triển, nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lý hợp lý sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang kết quả xấu. Để có thể tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ . đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi song song với việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải có sự hiểu biết sâu sắc trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là mối quan tâm lớn nhất, là vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hóa là nền kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế sẽ trở nên chặt chẽ. Nền kinh tế thế giới đang từng ngày, từng giờ biến đổi làm xuất hiện một xu thế mới – hình thành nền kinh tế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hòa mình vào nền kinh tế quốc tế. Tất cả các quốc gia không phân biệt trình độ đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Đường biên giới quốc gia và khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu nối tiếp nhau ra đời. Sự ra đời của các tổ chức lớn như WTO (tổ chức thương mại quốc tế), APEC (tổ chức hợp tác kinh tế Thái Bình Dương), NAFTA (hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ) và gần đây là sự ra đời của các khu vực đồng tiền chung Euro là ví dụ điển hình trong thiên niên kỷ mới này, cuộc cách mạng công nghệ tiếp tục đi sâu, mở rộng công nghệ ứng dụng tin học là động lực chính, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa. Nhận thấy được tình hình nước ta đang gặp khó khăn, tháng 12/1986 Đảng và nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế, vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế các nước và các tổ chức quốc tế là vấn đề quan tâm lớn. Ngày 7/11/2006, tại Geneva ( Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: “Phân tích mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.” Mục Lục Mục Lục 1 Lời mở đầu 2 Nội dung 4 I.Một số vấn đề lý luận: 4 I.1. Mâu thuẫn biện chứng 4 I.2. Mâu thuẫn biện chứng giữa hai mặt đối lập: cơ hội - thách thức 5 I.3. Tổ chức thương mại quốc tế - WTO: 5 I.4. Việt Nam ra nhập WTO 6 II. Thực trạng của Việt Nam – cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO: 8 III.Các kiến nghị đề xuất để hạn chế các nhược điểm và phát huy những mặt tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta: 11 Kết luận 14 Tài liệu tham khảo 15 Lời mở đầu Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước phát triển hay đang phát triển, nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lý hợp lý sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang kết quả xấu. Để có thể tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ ... đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi song song với việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải có sự hiểu biết sâu sắc trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là mối quan tâm lớn nhất, là vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hóa là nền kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế sẽ trở nên chặt chẽ. Nền kinh tế thế giới đang từng ngày, từng giờ biến đổi làm xuất hiện một xu thế mới – hình thành nền kinh tế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hòa mình vào nền kinh tế quốc tế. Tất cả các quốc gia không phân biệt trình độ đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Đường biên giới quốc gia và khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu nối tiếp nhau ra đời. Sự ra đời của các tổ chức lớn như WTO (tổ chức thương mại quốc tế), APEC (tổ chức hợp tác kinh tế Thái Bình Dương), NAFTA (hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ) và gần đây là sự ra đời của các khu vực đồng tiền chung Euro là ví dụ điển hình trong thiên niên kỷ mới này, cuộc cách mạng công nghệ tiếp tục đi sâu, mở rộng công nghệ ứng dụng tin học là động lực chính, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa. Nhận thấy được tình hình nước ta đang gặp khó khăn, tháng 12/1986 Đảng và nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế, vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế các nước và các tổ chức quốc tế là vấn đề quan tâm lớn. Ngày 7/11/2006, tại Geneva ( Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào một tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Chính vì các lý do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Phân tích mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh đã chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Nội dung I.Một số vấn đề lý luận: I.1. Mâu thuẫn biện chứng Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. V.I.Lenin đã gọi quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng vì nó đề cập đến vấn đề quan trọng nhất của phép biện chứng là nguồn gốc của sự phát triển. Đồng thời nó còn là cơ sở để tìm hiểu các quy luật và phạm trù cơ bản khác của phép biện chứng. Từ thời cổ đại, nhiều nhà triết học đã phát hiện được mâu thuẫn tồn tại dưới dạng các mặt đối lập trong sự vật và sự tác động qua lại giữa chung là cơ sở vận động và phát triển của thế giới. Quan điểm mác xít về Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau: Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, khuynh hướng, những yếu tố có xu hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật hay thể thống nhất. Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo thành từ nhiều bộ phận với những thuộc tính khác nhau mà còn có những mặt đối lập nhau. Những mặt đối lập tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng được hình thành trước hết từ hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa có xu hướng đấu tranh với nhau trong một chỉnh thể sự vật. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau, mặt đối lập này lẫy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình. Phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Đấu tranh không chỉ là sự xung đột , đụng độ, thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đa dạng, phong phú về hình thức đấu tranh của các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, mối quan hệ giữa các mặt đối lập; phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại cũng như điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đó. Lenin cho rằng: “ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.” Do đó mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. I.2. Mâu thuẫn biện chứng giữa hai mặt đối lập: cơ hội - thách thức Cơ hội là dịp để thành công. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động, chuyển hóa và là 2 mặt đối lập với nhau. Sự đấu tranh, tương tác giữa hai mặt đối lập này là động lực của sự phát triển thế giới. I.3. Tổ chức thương mại quốc tế - WTO: Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một “ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và việc làm” với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập WTO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ. WTO thể hiện như người lính canh gác trông coi về mậu dịch quốc tế, liên tục nghiên cứu các chế tài về thương mại của các nước thành viên mình, Trong các tổ chức của mình các thành viên theo dõi và nhắc nhở các biện pháp đã được các nước thành viên đề nghị hay đã soạn thảo mà chúng các thể trở thành nguồn gốc mâu thuẫn trong quan hệ mậu dịch. Trong các trường hợp nếu các mâu thuẫn không thể giải quyết ở mức độ song phương thì sẽ được cơ quan chuyên trách của WTO tiến hành xem xét và giải quyết. Các thành viên của WTO có trách nghiệm thông báo cho WTO tất cả các vấn đề cụ thể về những biện pháp mậu dịch khác nhau và số liệu thống kê để WTO lưu trữ vào ngân hàng dữ liệu của mình. I.4. Việt Nam ra nhập WTO Thật ra, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước không phải là một điều gì hoàn toàn mới đối với Đảng và Nhà nước ra. Nó là sự kế thừa, phát triển và vận động sáng tạo vào hoàn cảnh hiện nay của đất nước, những luận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong bài trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngày 23 tháng 10 năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Ngay hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong công cuộc kiến thiết quốc gia” ( Hồ Chí Minh : toàn tập, T4, NXB Chính trị quốc gia, HN 1995, tr74). Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nước ra đã gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia phong trào không liên kết, Liên hợp quốc mà một trong những nội dung cơ bản là đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới công bằng, Bên cạnh mối quan hệ với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã gia sức thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước tư bản chủ nghĩa mặc dầu lúc đó các thế lực thù địch thực hiện chính sách bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ta. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế càng được thể hiện rõ nét và được thực hiện tích cực hơn. Đại hội lần thức VI của Đảng họp tháng 12 – 1986 đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Việc triển khai Nghị Quyết Đại hội lại diễn ra trong bối cảnh tình hình Liên Xô, Đông Âu xấu đi nhanh chóng và tới đầu những năm 90 thì chế độ XHCN đã bị xóa bỏ tại các nước này, Liên bang Xô Viết tan rã, Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể. Để phục vụ cho việc thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội và các hội nghị Trung ương tiếp theo, nhất là các Nghị quyết 13/5/1988 của bộ chính trị, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương VIII tháng 3/1990, đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, đề ra các chủ trương và giải pháp ứng phó với những tiêu cực của tình hình với nội dung chủ yếu là đẩy lùi chính sách bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ra, mở rộng quan hệ quốc tế. Cũng theo tinh thần đó, năm 1987 nước ta đã thông qua Luật đầu tư với nước ngoài với những quy định khá thông thoáng. Đại hội lần thứ VII họp vào tháng 6/1991 mở ra bước đột phá mới: thông qua Cương lĩnh của Đảng và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, đồng thời đưa ra những đường lối đối ngoại mở rộng với khẩu hiệu: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ra tuyên bố rằng: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập phát triển”. Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa VII đã ra Nghị quyết về chính sách đối ngoại, trong đó nêu ra tư tưởng chỉ đạo là “ giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo. Năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng nước ta có quan hệ”. Đồng thời nghị quyết cũng nêu ra bốn phương châm: bảo đảm lợi ích dân tộc, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; ưu tiên hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Đại hội lần thứ VIII họp tháng 6/1996 đã khẳng định chủ trương “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII nêu nhiệm vụ “tích cực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ”, “gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là đường lối của Đảng và Nhà nước ta và một trong những điều kiện để quá trình này đạt hiệu quả tốt là chúng ta phải gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Ngày 7/11/2006 tại Geneva đã diễn ra lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Sau ba thập kỷ Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc chiến tranh và phát triển kinh tế thị trường, vươn lên trở thành nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 sau 20 năm cải cách thành công, đưa đất nước trở thành một trong những quốc gia có đà tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á. Bên cạnh đó, gia nhập WTO, Việt Nam có rất nhiều thời cơ và thách thức. II. Thực trạng của Việt Nam – cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO: Tham gia vào tổ chức Thương mại quốc tế WTO, Việt Nam được tiếp cậnthị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai – với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta – mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố đảm bảo tăng trưởng. Nhưng song song với đó, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “ phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không, chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v... Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế nầy ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, trên thế giới sự “ phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “ Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.” Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, cóđiều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tùy thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta. Nếu khả năng của chúng ta thua kém, đồng nghĩa với việc thất bại khi muốn đấu tranh để thiết lập trật tự kinh tế công bằng với chúng ta. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc. Mặc dầu chủ trương của chúng ra là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Như vậy, ta thấy được rằng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết định nhất. Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua, cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới trước ta, cho chúng ra niềm tin vững chắc rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức”. Sự chuyển hóa qua lại giữa cơ hội và thách thức giúp chúng ta đẩy mạnh công tác phát triển nền kinh tế nước nhà. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế s
Luận văn liên quan