Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay đã diễn ra rất nhiều hoạt động cả về văn hóa, về kinh tế khoa học, kỹ thuật , giữa các quốc gia. Tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu giao lưu với nhau để trao đổi cho nhau những hiểu biết về văn hóa của quốc gia mình hoặc là hợp tác làm ăn với nhau để thõa mãn những nhu cầu bức thiết của cuộc sống mà quốc gia mình không thể đáp ứng được. Vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế đã diễn ra. Nó nghiên cứu những giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ quốc gia với mục nhằm làm thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Có thể là hoạt động của các công ty đa quốc gia, có thể là hoạt động của 2 hay nhiều quốc gia với nhau. Ở đây chúng tôi xin đề cập đến hoạt động kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia.
Gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt lớn cho Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đặc biệt là Mỹ, một quốc gia có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại nông sản, một lợi thế của Việt Nam, trong đó có cà phê.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5327 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường Mỹ và đề xuất phương thức kinh doanh quốc tế cho cà phê Việt Nam tại Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
----- oOo -----
Ñeà taøi tieåu luaän:
PHAÂN TÍCH MOÂI TRÖÔØNG MYÕ – ÑEÀ XUAÁT PHÖÔNG THÖÙC KDQT CHO CAØ PHEÂ VIEÄT NAM TAÏI MYÕ
NHD: Th.S Quaùch Thò Böûu Chaâu
Lôùp: Ngoaïi Thöông 3
NhoùmTT:
Nguyeãn Thò Phöôïng My
Huyønh Thò Bích Phöôïng
Mardeung Souphakone
Nguyeãn Thò Bích Vaân
Năm 2008
LỜI MỞ ĐẦU
---(((---
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay đã diễn ra rất nhiều hoạt động cả về văn hóa, về kinh tế khoa học, kỹ thuật ,…giữa các quốc gia. Tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu giao lưu với nhau để trao đổi cho nhau những hiểu biết về văn hóa của quốc gia mình hoặc là hợp tác làm ăn với nhau để thõa mãn những nhu cầu bức thiết của cuộc sống mà quốc gia mình không thể đáp ứng được. Vì vậy hoạt động kinh doanh quốc tế đã diễn ra. Nó nghiên cứu những giao dịch diễn ra ngoài lãnh thổ quốc gia với mục nhằm làm thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và tổ chức. Có thể là hoạt động của các công ty đa quốc gia, có thể là hoạt động của 2 hay nhiều quốc gia với nhau. Ở đây chúng tôi xin đề cập đến hoạt động kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia.
Gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoặt lớn cho Việt Nam xâm nhập thị trường các nước, đặc biệt là Mỹ, một quốc gia có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại nông sản, một lợi thế của Việt Nam, trong đó có cà phê.
Sau đây chúng tôi xin phân tích về những thuận lợi và khó khăn của môi trường Mỹ để thấy được tình hình xuất khẩu cà phê trong thời gian qua của Việt Nam, đồng thời có một số kiến nghị về một số phương thức kinh doanh quốc tế của Việt Nam về cà phê trên đất Mỹ.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không thể tránh những sai sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự đóng góp tận tình của cô và các bạn. Chân thành cảm ơn.MỤC LỤC
Phân tích môi trường Mỹ 1
Môi trường vĩ mô 1
Môi trường tự nhiên 1
Môi trường chính trị 5
Môi trường pháp luật 6
Môi trường kinh tế 10
Môi trường văn hóa 13
Môi trường vi mô 15
Nhà cung ứng 15
Khách hàng 16
Đối thủ tiềm năng 16
Đối thủ hiện tại 17
Sản phẩm thay thế 17
Phương hướng đề xuất KDQT cho cà phê 18
Xuất khẩu 19
Liên doanh 21
Liên minh chiến lược 22 Đề tài:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MỸ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TẠI MỸ
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG MỸ
Môi trường vĩ mô:
Môi trường tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên giới, trải rộng từ vĩ độ 25o Bắc đến 50o Bắc, từ kinh độ 120o Tây đến 67o Tây (kéo dài 4500 km và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (160o Tây, cách nước Mỹ lục địa 3200 km), Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Ngòai ra Mỹ còn một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu.
Diện tích Hoa Kỳ là 3.615.122 dặm vuông. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới, có thể nói diện tích Mỹ bằng 3/10 kích thước châu Phi, hay xấp xỉ hơn 14 lần kích thước nước Pháp, hay gần bằng 39 lần kích thước của Anh quốc…. Điều này chứng tỏ một điều rằng nếu một mặt hàng phát triển được ở Mỹ thì nó tương đương như việc phát triển mặt hàng đó trên nhiều quốc gia mà lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Chẳng hạn như khi ta xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ thì chi phái vận chuyển hàng hóa chắc chắn sẽ thấp hơn khi xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước Anh, Pháp, Đức với tổng diện tích tương đương.
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Như vậy, Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du lịch, hệ thống giao thông đường thủy rộng lớn có thể buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Ngòai ra do nằm xa các quốc gia khác nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột nên khi kinh doanh có thể tập trung tối đa để phát triển kinh tế. Đồng thời do tiếp giáp với các thị trường lớn như Mehico, Canada nên có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường , hợp tác , liên doanh…
Địa hình:
Địa hình Hoa Kỳ rất đa dạng: ở miền đông ven biển có đất rừng ôn hòa, ở Florida có cây đước, ở trung tâm có đồng bằng lớn khá màu mỡ, có hệ thống sông Missisippi – Missouri, có ngũ đại hồ chung với Canada. Ở phía Tây đồng bằng có dãy Rocky (Thạch Sơn), ở phía tây dãy núi Rocky có các khu sa mạc và miền ven biển ôn hòa, ở miền Tây Bắc có rừng nguyên sinh. Riêng ở Hawaii và Alaska có các đảo núi lửa để thêm vào sự phong phú. Có thể chia diện mạo Hoa Kỳ thành ba vùng chính: vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh, vùng đất trũng nội địa (một phần tách ra thành vùng đồng bằng lớn và những đồng bằng sâu trong nội địa), và vùng Canadian Shield (Lá chắn Canada).
Địa hình đa dạng của Hoa Kỳ có một số ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử kinh tế và định cư của Hoa Kỳ. Ví dụ: ở vùng đất trũng nội địa , mặc dù dễ nhận thấy là cao hơn các đồng bằng ven biển, vẫn hầu như không có địa hình gồ ghề. Khu vực này giống như một cái đĩa, bị bẻ lên ở phần vành đĩa và được che phủ bởi một loạt tầng đá trầm tích chồng lên nhau. Những tầng trầm tích này nói chung là khá bằng phẳng; tính đa dạng về địa hình chủ yếu là kết quả của sự xói mòn hay là kết quả của những tảng băng vỡ trong Kỷ Băng hà. Với đặc tính này của nó, ngoài tiềm năng nông nghiệp to lớn mà khu vực này đem lại, quá nửa phần đất có thể đi lại được dễ dàng mà không gặp phải một trở ngại đáng kể nào về địa lý. Điều này tạo thuận lợi cho cả khu vực này và miền Tây xa xôi có thể hội nhập với cơ cấu kinh tế của cả nước. Gần như toàn bộ vùng đất trũng nội địa được thông với dòng chảy của sông Mississippi hoặc những nhánh của nó. Điều này hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực, qua việc cung cấp một tiêu điểm giao thông và kinh tế cho vùng đất phía tây của dãy Appalachia.
Khí hậu:
Ta có thể thực sự tìm thấy mọi loại khí hậu tại một nơi nào đó trên đất Mỹ. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong đại đồng bằng phía tây kinh tuyến 100o, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Lòng chảo. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy ở các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
Nhìn chung, phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt đới - với mùa đông ôn hoà và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt.
Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên Mỹ lại khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai, thanh long, … Ngược lại Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn.
Đồng thời nếu kinh doanh, hay xuất khẩu nông phẩm sang Mỹ sẽ khó khăn trong việc bảo quản các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, từ đó phát sinh ra rất nhiều chi phí khi tiến hành kinh doanh quốc tế.
Đất trồng:
Mỹ cũng có đa dạng các lọai đất trồng: Đất khô cằn chủ yếu có ở Tây Nam. Loại đất này chứa rất ít chất hữu cơ và hầu như không có giá trị về mặt nông nghiệp.
Đất spodosols phát triển trong miền khí hậu mát, ẩm, mặc dù nó được thấy ở bắc Florida. Loại này cũng nhiều axít và ít chất dinh dưỡng và chỉ có giá trị nông nghiệp đối với những cây trồng ưa axít.
Đất lạnh cũng hầu như không có giá trị về nông nghiệp, gắn với khí hậu lạnh và ẩm như ở Alaska. Loại đất này nông, thường xuyên bão hòa nước và có lớp đất kề với lớp bề mặt bị đóng băng quanh năm.
Đất cao nguyên có ở Tây Virginia, Utah và Alaska, hầu như không phát triển và không có giá trị nông nghiệp.
Mollisols là đất đồng cỏ của khí hậu nửa khô và nửa ẩm thuộc trung tâm, bắc trung tâm, và Tây Bắc Thái Bình Dương nước Mỹ. Loại đất này rất dày, màu sẫm từ nâu tới đen, và có kết cấu lỏng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó nằm trong số những loại đất trồng trọt tự nhiên phì nhiêu nhất của thế giới và sản xuất ra hầu hết ngũ cốc của nước Mỹ.
Alfisols là loại đất đứng thứ hai chỉ sau mollisols về mặt giá trị nông nghiệp. Nó là đất của những khu rừng ở vĩ độ giữa và nằm trên đường phân chia giữa vùng đất rừng và vùng đồng cỏ. Nó thật sự là đất “trung gian” theo nghĩa khí hậu. Loại đất này có ở những khu vực đủ ẩm ướt để cho phép tích luỹ phần đất sét nhưng không quá ẩm để tạo nên một thứ đất đã bị lọc hoặc bị biến dạng.
Alfisols được chia thành ba loại, mỗi loại có đặc trưng khí hậu riêng biệt đi kèm. Udalfs là đất của những cánh rừng thay lá hàng năm của vùng Middle West. Dù có một chút axít, loại đất này có năng suất rất cao nếu được bón vôi để giảm bớt lượng axít đó. Nếu có thủy lợi thì đây là loại đất cho năng suất rất cao.
Xeralfs là đất của mùa đông lạnh và ẩm, còn mùa hè thì nóng và khô. Nó có nhiều ở trung và nam California và cũng có năng suất rất cao.
Ultisols phát triển ở những vùng có lượng mưa dồi dào và có những thời kỳ dài không bị sương giá, như miền nam. Loại đất này có thể cho năng suất cao, song độ axít cao, hiện tượng thấm lọc và xói mòn cũng thường là những vấn đề cần quan tâm.
Entisols là loại đất hình thành gần đây, quá trẻ để có thể cho thấy những hiệu ứng điều chỉnh của môi trường xung quanh. Tiềm năng nông nghiệp của entisols rất thay đổi, song đất của cánh đồng nước phù sa, được tụ về từ những lớp đất cao hơn màu mỡ của thượng nguồn, thuộc loại đất trồng có năng suất cao nhất của nước Mỹ.
Kết luận: Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là các cây trồng nhiệt đới như cà phê, cacao, lúa nước…
Môi trường chính trị:
Hệ thống kinh tế chính trị:
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một hoạt động hay một bang được chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, một số cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu).
Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Đảng Cộng hoà thường được nhận ủng hộ tinh thần và tài chính từ các nhóm thương mại, các người sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi đảng Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các nhóm người thiểu số.
Các thế lực chính trị tại Mỹ:
Giới cầm quyền tại Mỹ: hiện nay ở Mỹ đang diễn ra cuộc vận động bầu cử chọn tổng thống mới giữa 2 Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ. Vậy người của Đảng nào sẽ thắng cử? Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đến vấn đề kinh doanh quốc tế. Vì tổng thống lên thì sẽ đưa ra những đạo luật mới để quản lý nước mình, làm thế nào để dân mình được ấm no, xã hội mình ngày càng thịnh vượng và nước mình ngày càng phát triển. Và cả sự đễ dàng hay khó khăn trong các đạo luật khi tiến hành kinh doanh quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích cho mình trên cơ sở vẫn phát triển được kinh tế nước nhà.
Các hiệp hội: đây là cách mà các doanh nghiệp trong nước hoặc là các hiệp hội của một quốc gì liên kết lại với nhau để tự bảo vệ mình, như hiệp hội cà phê,.... Điều này càng thể hiện rõ trong kinh doanh quốc tế.
Kết luận: Vì hệ thống chính trị với bộ máy nhà nước có cấu trúc phức tạp nên việc giải quyết một vấn đề nào đó cũng rất phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là dân chủ, chính quyền chịu nghe ý kiến của dân. Một cơ hội mà Việt Nam có được từ chính quyền Mỹ là một quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ hội trong việc xúc tiến hoạt động thương mại với Mỹ để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào các hiệp hội kinh tế của Mỹ để có nhiều cơ hội phát triển hơn về sau.
Môi trường pháp luật:
Các luật lệ, quy định:
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai.
Ví dụ, ở Hoa kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.
Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của các luật liên bang liên quan đến nhập khẩu xe hơi.
Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác. Ví dụ: luật của bang Pennsylvania chỉ qui định nguyên liệu nhồi trong đồ chơi không được có chất gây hại, trong khi đó luật của bang Ohio lại qui định khắt khe hơn là nguyên liệu nhồi trong đồ chơi phải là mới và phải được kiểm tra phòng truyền nhiễm bệnh do vi khuẩn.
Ngoài việc nghiên cứu các luật, việc nghiên cứu các quyết định của toà án cũng là một phần không thể thiếu để hiểu đầy đủ về luật pháp Hoa kỳ đối với một vấn đề nào đó.
Các rào cản thương mại:
Để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngòai trên thị trường Hoa Kỳ cũng như bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước mà Mỹ đã áp dụng các mức thuế quan hay hạn ngạch để điều tiết thương mại. Một số lọai thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ:
Thuế theo trị giá: được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng.
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản
Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm
Thuế leo thang: nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao
Các mức thuế:
Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Ngòai ra, còn có Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) . Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN.
Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hàng hoá nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN.
Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP.Theo luật Hoa Kỳ, cấm không cho nước cộng sản hưởng GSP trừ phi: các sản phẩm của nước đó được hưởng đối xử không phân biệt (MFN); nước đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nước đó không bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế.
Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN
Ưu đãi thuế quan cho những hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại
Ngòai ra, Hoa Kỳ còn có một số mức thuế ưu đãi cho các vùng như lòng chảo Caribe, hay châu Phi,….
Các rào cản phi thuế quan:
Ngoài việc áp dụng biểu thuế quan, Mỹ còn thiết lập một số hàng rào phi thuế quan để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan gồm các rào cản về kỹ thuật thuế chống phá giá và thuế đối kháng cũng như hạn ngạch nhập khẩu nhằm buộc các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ cũng như những nước xuất khẩu phải chịu trách nhiệm tuyệt đối với những khuyết tật của sản phẩm mà gây hại cho người tiêu dùng.
Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, nếu vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.
Thuế chống phá giá (antidumping duties- Ads): là lọai thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. Thuế chống phá giá được áp dụng khi:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là lọai thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nước ngòai cấp cho người xuất khẩu khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm giá hàng thấp một cách giả tạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ; được áp dụng khi:
USITC phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
DOC phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ.
Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi thuế quan:
Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)
Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)
Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
Luật chống khủng bố sinh học
Kết luận: Hệ thống pháp luật phức tạp, hàng rào thuế quan gay gắt gây nên khó khăn khi quan hệ với Mỹ về mọi lĩnh vực.
Môi trường kinh tế:
Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu quả cao. Hoa Kỳ là nước nhập cảng lớn nhất và cũng là nước xuất cảng lớn thứ nhì.
Năm 2007, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế ước tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ là 13.675,129 tỉ USD, với mức tăng trưởng 3,2% năm 2007, 2008 và dự đoán ở mức 3,15% năm 2009, 2010 ; thu nhập bình quân đầu người là 43.444 USD/người.
Theo tin tức trong mục tình hình kinh tế thế giới (The World FactBook) thì Tổng Sản Lượng (GDP) trong năm 2005 của toàn thế giới là 59.380 tỷ đô-la (USD). Tổng sản lượng này là số thu nhập của trên 6 tỷ dân trên toàn thế giới trong đó riêng Hoa Kỳ có gần 300 triệu dân với số thu nhập khoảng 12.370 tỷ USD. Như vậy, bình quân (per capita) mà nói thì số thu nhập của mỗi người Mỹ khoảng 41.800 USD/năm. Tuy vậy chỉ có khoảng 3% dân Mỹ là giàu có có mức thu nhập nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao lắm, đôi khi không đủ miếng ăn hàng ngày. Vì thế, phân bố thu nhập của nước Mỹ không được đồng đều. Đều này có thể do trình độ học vấn, về cơ sở vật chất của từng nơi, từng khu vực khác nhau,… sẽ tạo nên năng suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong nước.Vấn đề này có liên quan đến vấn đề dân số của Hoa Kỳ.
Tổng dân số:
Năm 2007, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 302.782.000 người bao gồm cả người di dân bất hợp pháp. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thì con số này không thể kiểm soát được.
Tốc độ tăng:
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894% (theo dự báo năm 2007). Do Hoa Kỳ là một nước công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới nên việc di dân đến làm cho dân số tăng lên là đương nhiên.
Tỉ lệ sinh: 14,16 0/00 (14,16 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ chết: 8,26 0/00 (8,26 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ di trú ròng : 3,05 0/00 (3,18 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ khả năng sinh sản: 2.09 trẻ/phụ nữ (theo