Để phân tích nhân sinh quan triết học phật giáo, chúng ta cần phải biết lịch sử hình
thành và phát triển của triết học Phật giáo. Trường phái Phật giáo xuất hiện vào khoảng
thế kỷ V trước Công nguyên do Xítđácta Gôtama (563-483 Trước Công nguyên) sáng lập
và nhanh chóng được truyền bá ở miền Bắc Ấn Độ. Năm 29 tuổi Xítđácta Gôtama xuất
gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Nhưng qua 7 năm
theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ mà người vẫn chưa tìm
ra ch ân lý. Cuối cùng người lang thang đến khu rừng thiêng Uravela miền Bắc Ấn Độ và
ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau 3 ngày đêm suy ngẫm người phát hiện ra bản tính vô
ngã vô thường của thế giới, tiếp tục ngồi gốc cây bồ đề them 49 ngày nữa để chiêm
nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau.
Người cho rằng mình đã tìm được con đường cứu vớt chúng s inh. Từ đó người ta gọi ông
là Phật, nghĩa là người đã giác ngộ, thấu hiểu chân lý. Giáo đoàn phật giáo được ông xây
dựng và đi rao giảng giáo lý của mình.
Những nội dung cơ bản của Phật giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống giáo lý
của Phật giáo là một hệ thống rất đồ s ộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh
tạng (ghi lời Phật dạy), Luật tạng (các giới luật), và Luận tạng, nói vế thế giới quan và
nhân sinh quan của Phật Thích Ca.
Vậy nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan là cách nhìn nhận đời sống, công tác, xã
hội, lịch sử, dựa theo lợi ích của giai cấp mình. Nhân s inh quan cách mạng. Nhân s inh
quan của giai cấp công nhân đấu tranh để cải tạo xã hội. Nhân sinh quan cộng s ản. Nhân
sinh quan của nhữ ng người cộng s ản đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa cộng sản, đầy lòng
tin tưởng ở tư ơng lai tốt đẹp củ a loài người và sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho tương lai
ấy.
Nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa
đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên
khởi đi đến nhận thứ c là vô thủy, vô chung, từ nhữ ng thuyết vô thường, vô ngã bây giờ
chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan. Ở đây
chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
– Con người là gì ? Từ đâu mà s inh ra? Chết rồi đi đâu ?
Vị trí của con người trong Đạo Phật.
– Quan niệm của Phật về các vấn đề:bình đẳng, tự do, dân chủ.
–Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ ? và vấn đề giải thoát trong Đạo Phật là gì ?
Trước khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích Tứ diệu đế vì đây
là giáo lý kinh điển củ a Phật giáo bao quát toàn bộ các vấn đề trên
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7335 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nhân sinh quan Triết học phật giáo và liên hệ với bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Phân tích nhân sinh quan Triết học
phật giáo và liên hệ với bản thân
Để phân tích nhân sinh quan triết học phật giáo, chúng ta cần phải biết lịch sử hình
thành và phát triển của triết học Phật giáo. Trường phái Phật giáo xuất hiện vào khoảng
thế kỷ V trước Công nguyên do Xítđácta Gôtama (563-483 Trước Công nguy ên) sáng lập
và nhanh chóng được truyền bá ở miền Bắc Ấn Độ. Năm 29 tuổi Xítđácta Gôtama xuất
gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Nhưng qua 7 năm
theo các bậc chân tu khổ hạnh của truyền thống tu luyện Ấn Độ mà người vẫn chưa tìm
ra chân lý. Cuối cùng người lang thang đến khu rừng thiêng Uravela miền Bắc Ấn Độ và
ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề. Sau 3 ngày đêm suy ngẫm người phát hiện ra bản tính vô
ngã vô thường của thế giới, tiếp tục ngồi gốc cây bồ đề them 49 ngày nữa để chiêm
nghiệm tâm linh và giải thích thấu đáo bản chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau.
Người cho rằng mình đã tìm được con đường cứu vớt chúng sinh. Từ đó người ta gọi ông
là Phật, nghĩa là người đã giác ngộ, thấu hiểu chân lý. Giáo đoàn phật giáo được ông xây
dựng và đi rao giảng giáo lý của mình.
Những nội dung cơ bản của Phật giáo được thể hiện trong giáo lý. Hệ thống giáo lý
của Phật giáo là một hệ thống rất đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh
tạng (ghi lời Phật dạy), Luật tạng (các giới luật), và Luận tạng, nói vế thế giới quan và
nhân sinh quan của Phật Thích Ca.
Vậy nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan là cách nhìn nhận đời sống, công tác, xã
hội, lịch sử, dựa theo lợi ích của giai cấp mình. Nhân sinh quan cách mạng. Nhân sinh
quan của giai cấp công nhân đấu tranh để cải tạo xã hội. Nhân sinh quan cộng sản. Nhân
sinh quan của những người cộng sản đấu tranh để thực hiện chủ nghĩa cộng sản, đầy lòng
tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của loài người và sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho tương lai
ấy.
Nhân sinh quan Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa
đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế, không tưởng về đời sống
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duy ên
khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ
chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan. Ở đây
chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
– Con người là gì ? Từ đâu mà sinh ra? Chết rồi đi đâu ?
Vị trí của con người trong Đạo Phật.
– Quan niệm của Phật về các vấn đề:bình đẳng, tự do, dân chủ....
–Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ ? và vấn đề giải thoát trong Đạo Phật là gì ?
Trước khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích Tứ diệu đế vì đây
là giáo lý kinh điển của Phật giáo bao quát toàn bộ các vấn đề trên.
Tứ diệu đế:
Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế, là bài thuy ết pháp đầu tiên của
Phật sau khi thành đạo tại vườn Lộc giã cho năm từ khưu trước kia đi theo Phật.
Tứ đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết
khác trong giáo lý Phật.
Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
a. Khổ đế:
Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì sao mà khổ ,
phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ.
Nói như thế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là
khổ, và đạo Phật là đạo yếm thế. Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời một cách khách quan,
không ru người ta vào một giấc mơ Niết Bàn hay cực lạc và cũng không làm cho người
ta sợ hãi, chán nản bởi những đau khổ trong cuộc sống. Phật chỉ cho chúng ta nhận thức
sự vật, cuộc đời theo chân tướng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát.
Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa thật hết nghĩa nên
mới dẫn đến những hiểu lầm trên.
Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả thụ. Như vậy
không phải chỉ có khổ thụ mà còn có lạc thụ. Đối với cảnh nghịch sinh ra khổ thụ nhưng
đối với cảnh thuận thì sinh ra lạc thú. Các cảnh có thể làm cho người ta vui hoặc khổ
hoặc không vui, không khổ. Đạo phật không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú ) của
cuộc đời mà còn phân tích ra nhiều hình thức vui. Nhưng những cái vui ấy, cũng như
những cái khổ ấy đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những
cái khổ ấy đều là vô thường hư giả.
Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì những lạc thú
siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa thoát khỏi tam giới vô
thường, hư giả.
Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt cái Dukkha ấy
chứ không phải là tránh khổ, tìm vui như thế gian thường hiểu, thường lầm.
Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại:
1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi
phối nên khổ.
2, Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến. Cái
già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da
nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta
phiền não.
3, Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể
suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ.
4, Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào
thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não
vô cùng.
5, Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu
hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì phải lo
giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc.
6, Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly.
7, Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ t iến đến bên mình.
8, Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.
Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp.
b. Tập đế:
Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ. Những nguy ên
nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta. Nguyên nhân thì có nhiều
nhưng có thể tóm lại như sau:
1.Tham lam.
2.Giận dữ.
3.Si mê.
4.Kiêu mạn.
5.Nghi ngờ.
6.Thân kiến ( tưởng thân thể là thực có là trường tồn).
7.Biên kiến ( sự hiểu biết một mặt như chấp đoạn, chấp thưởng ).
8.Tà kiến ( sự hiểu biết không đúng ).
9.Kiến thử ( chấp trí hiểu biết của riêng mình là đúng).
10.Giới cấm tu ( tu hành không chính đạo ).
Ba nguyên nhân chính ( tham, sân, si) Phật còn gọi là tam độc, là nguồn gốc của mọi
sự khổ. Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được thể hiện trong công thức
sau:
Nghiệp
Ái dục + Vô minh ––––> Sự khổ.
Ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những cảnh yêu thích,
vừa lòng, chán ghét cảnh trái ý. Vì say đắm với những cảnh nên rong ruổi theo cảnh, bám
lấy cảnh hình thành nên tham vọng và ước muốn.
Vô minh: là mê lầm, không sáng suốt. Đối với những hiện tượng trụ không nhận rõ
chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng, là vô thường mà lại lầm
tưởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn. Vô minh che lấp ta không nhận thấy
được chân tâm mà luôn luôn chạy theo vọng tâm, làm ta thấy có thân, có cảnh, có ta, có
người của ta và thấy quý thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta.
Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý nên Phật gọi là thân nghiệp, khẩu
nghiệp và ý nghiệp.
Kết quả của hành động ấy gọi là nghiệp báo. Không phải hoạt động nào của ta cũng
gây nghiệp báo. Những việc như : đi, đứng, nhìn, ngồi,... thì không gây nghiệp báo.
Nghiệp có hai loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác.
Nghiệp thiện : là những việc có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho mình.
Nghiệp ác: là những việc làm hại cho ngươi và đem lại quả báo xấu cho mình.
Như vậy, Phật đặt số mệnh của con người trong chính tay họ. Tự con người đã gây
nên nỗi khổ cho mình. Do đó, Phật đưa ra lý thuyết t hập nhị nhân duyên để thấy được
nguồn gốc của sự vật trong thế gian. 12 nhân duyên là sợi dây liên tục nối tiếp con người
trong vòng sinh tử luân hồi đó là:
1. Vô minh 5. Lục nhập 9. Thù
2. Hành 6. Xác 10. Hữu
3. Thức 7.Thụ 11.Sinh
4. Danh sắc. 8.Ái 12. Lão tử.
Tập đế là một chân lý thể hiện tính biểu chứng sâu sắc trong mối quan hệ nhân quả
và đã tìm tới các nguyên nhân rất đa dạng, phong phú. Các nguyên nhân ấy quan hệ với
nhau, cái nào cũng có thể làm nhân làm duyên cho cái khác, như làn sóng trên mặt biển,
lớp trước là lớp nhân là duyên cho lớp sau và cứ thế tiếp diễn. Nhưng cái hạn chế của tập
đế là chưa đề cập đến nguyên nhân từ xã hội. Đặc biệt là chưa nhắc tới quan hệ giai cấp,
bóc lột trong xã hội. Luận điểm này thể hiện rõ từ trào hướng nội hướng nội trong nhận
thức luận Phật giáo.
c. Diệt đế:
Diệt đế là tích quả Niết bàn do thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang lại.
Diệt đế là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc là chỗ kết nghiệp đã hết không còn
luân hồi sinh tử nữa.
Có tịnh nghiệp tất sinh tịnh quả. Ấy là khi diệt đế vọng niệm không còn khởi lên,
tâm hồn luôn an trụ trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết Bàn.
Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - N gã - Tịnh.
Thường là thường còn, không biến đổi.
Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại.
Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn.
Tịnh là thanh tịnh, trong sạch không còn ô nhiễm.
Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào
khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm
túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh
diệt.
Phật dạy rằng: khi môn đệ làm cho lòng mình sạch hết tham lam, nóng giận và si mê
thì môn đệ đã đến được bến giác, tức là cảnh giới Niết Bàn. Do đó, con người phải dày
công tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si mê để chứng được cảnh giới Niết
Bàn ngay trong cõi đời hiện tại.
d. Đạo đế:
Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả giải
thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử.
Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường được đề cao là
phương pháp 37 đạo phẩm.
Phương pháp này gồm có:
1. Tứ niệm xứ: 4.
2. Tứ chính cần: 4.
3. Tứ như ý túc: 4.
4. Ngũ cân: 5.
5. Ngũ lực: 5.
6. Bát chính đạo: 8.
7. Thất giác : 7.
Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất. Nó là con đường giúp người ta
thoát khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại, an lạc. Bát chính đạo gồm
có:
1. Chính ngữ : là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái.
2. Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người.
3. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính.
4. Chính tịnh tiến : tiến tới trên con đường đạo, không đi vào các đường tà.
5. Chính niệm: tâm trí luôn luôn nghĩ đến đạo lý vô ngã, diệt trừ những kiến chấp
mê lầm, đoạt trừ những tư tưởng, hành động bất chính.
6. Chính định : Giữ tâm vắng lặng không một vọng niệm khởi lên để trí tuệ xuất
hiện, chứng quả tu đà hoàn.
7. Chính kiến : kết quả của việc sống, tư duy con người phải có ý biến lấy tiêu biểu
là các vị Phật.
8. Chính tư duy: Sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ một cách chân
chính, làm chủ được dòng tư duy.
Để đi qua tám con đường trên thì không ngoài ba nguy ên tắc: giới, định, tuệ hay còn
gọi là tam học. Các nguy ên tắc này có sự liên hệ mật thiết bổ xung cho nhau.
1.Giới học: là cả một thiên luân lý thực hành của Đạo Phật, mục đích để kiềm chế rồi
đi đến diệt lục. Giới gồm những phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng
ngày của con người, hướng con người sống theo đạo, thích hợp với đạo, tức là luôn
hướng về thiện .
Phật chỉ định ra nhiều giới đạo cho người tu hành tại gia, tu xuất gia, cho nam giới,
nữ giới, cho người mới vào đạo và người tu lâu ngày. Người tu hành phải giữ giới
nghiêm túc thì mới định được. Nếu không giữ được tất con người luôn bị vọng dộng, bị
cảnh chuyển, không vào cảnh định được.
2. Định học là đình chỉ mọi tư tưởng xấu ý nghĩa xấu nguyên nhân phát sinh những
hành động xấu đi đến gây nghiệp báo xấu. Định còn là tập trung tư tưởng, suy nghĩ làm
những việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái an lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra.
3. Tuệ học : là trí tuệ s áng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, đã diệt
được tam độc là tham, sân, si, đã thấu được lý vô thường, vô ngã do đó chỉ nghĩ đến làm
điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh.
Với pháp tứ diệu đế Phật muốn cho chúng sinh thấy 2 cảnh giới khác nhau là Niết
Bàn và Thân Lụy: một con đường giác ngộ, an lạc và một con đường mê lầm tội lỗi. Và
cùng phương pháp tứ diệu đế, bây giờ chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi đã đặt ra ở
trên.
Hiện nay, trên thế giới, đang nổi bật lên một sự quan tâm với xu hướng ngày càng
tăng đối với Phật giáo. Từ lâu, vấn đề Phật giáo đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời
sống tinh thần không những của nhiều triệu người có đạo này mà còn thu hút cả sự chú ý
của hàng chục triệu người quan tâm và nghiên cứu nó dưới nhiều góc độ. Để góp phần
tìm hiểu Phật giáo, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trình bày một số vấn đề chung
quanh ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức xã hội ta hiện nay.
Một số người coi Phật giáo như một hệ thống siêu việt, là những điều không thể thực
hành được đối với những người bình thường. Họ tưởng rằng, nếu muốn đi theo con
đường của Phật giáo thì phải xa lìa đời sống hiện tại để rút vào một ngôi chùa hay một
nơi tịnh lặng, thâm u nào đó. Thật ra, đó là một ý tưởng sai lạc. Theo sự thuyết giảng của
Phật, giáo lý nhà P hật không chỉ dành bậc tu sĩ sống ở nơi chùa chiền, mà còn dành cho
đông đảo những người bình thường đang sống ở nhà với gia đình họ. Những qui tắc sống
của Phật giáo dành cho tất cả mọi người, không hề có sự phân biệt đẳng cấp, sanh hèn
….. Bởi lẽ, Phật rất tôn trọng cuộc đời của người trần tục, gia đình họ và những mối liên
hệ xã hội của họ.
Cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, khi một người trẻ tuổi tên là Sigala hỏi Phật
về con đường theo Phật thì được trả lời rằng, trong môn học cao cả của Người những
điều tưởng như cao xa nhất lại chính là bắt đầu từ những điều thường nhật, con người có
thể làm tròn bổn phận của mình một cách hết sức bình thường ngay trong các quan hệ bố
mẹ, thầy trò, vợ con, bạn bè, bà con, láng giềng v.v….. Những bổn phận này được Phật
dẫn dụ trong bài giảng của mình cho Sigala:
1. Bố mẹ là thiêng liêng với con cái. Con sẵn sàng làm tròn những bổn phận đối với
bố mẹ. Chăm sóc bố mẹ già, làm những gì cần thiết cho bố mẹ, giữ gìn danh dự cho gia
đình, theo truyền thống, bảo toàn tài sản do bố mẹ tạo dựng, làm lễ tang để tưởng nhớ bố
mẹ khi bố mẹ qua đời. Về phần mình, bố mẹ cũng gánh một số trách nhiệm với con cái
mình: Phải giữ chúng khỏi đi vào con đường xấu xa, hướng chúng vào những hoạt động
tốt và có lợi, bảo đảm cho chúng được giáo dục tốt, giao tài sản cho chúng vào những
thời điểm thích hợp v.v…..
2. Quan hệ thầy và trò: Học trò phải kính trọng và tuân lời thầy, chuyên cần học tập.
Về phần mình, thầy rèn tập cho học trò đến mức cần thiết, dạy học trò thật giỏi, giới thiệu
học trò cho những bạn bè của nó, cuối cùng cố gắng tìm việc làm yên ổn cho học trò, khi
họ học xong.
3. Quan hệ giữa chồng và vợ: tình yêu gắn bó họ phải được coi như thiêng liêng.
Tình yêu là chỗ dựa cho mối liên kết gắn kết của vợ chồng. Chồng và vợ phải trung
thành, kính trọng và tận tâm với nhau: chồng phải luôn tôn trọng vợ, phải yêu vợ và
chung thủy với vợ, phải bảo đảm vị trí và tiện nghi của vợ, phải làm vui lòng vợ. Về phía
mình, vợ phải chăm sóc những công việc nội trợ, phải đón tiếp khách, bạn bè, phải yêu
thương chồng, chung thủy với chồng, phải giữ gìn tài sản và phải khéo léo, dũng cảm
trong mọi hoạt động của mình.
4. Về những liên hệ bạn bè, bà con láng giềng: Phải hiếu khách và nhân từ, bày tỏ
thái độ đáng yêu và lịch thiệp, cùng nhau làm việc vì phúc lợi chung, phải đối xử bình
đẳng với nhau, không được xung đột nhau, giúp nhau lúc thiếu thốn và không được bỏ
nhau khi khó khăn.
5. Những liên hệ giữa người trên và người dưới (chức bậc, tuổi tác …). N gười trên
có nghĩa vụ đối với người dưới: phải giao cho một công việc thích hợp với sự khéo léo
và năng lực của họ, phải trả tiền công, thích đáng, phải bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho
họ khi cần trao tặng phẩm và tiền thưởng. Ngược lại, người dưới phải cần mẫn và dũng
cảm, trung thực và vâng lời, không được lấy cắp của người trên, phải thật sự nhiệt tình
trong công việc của mình.
Như vậy, chúng ta thấy rằng cuộc sống của người trần tục trong gia đình và trong các
mối liên hệ xã hội của họ cũng nằm trong "môn học cao cả" và trong khuôn khổ cuộc
sống mà Phật đã vạch ra. Chứ đâu phải như ai đó tưởng rằng, Phật giáo chỉ quan tâm tới
những lý tưởng cực kỳ cao xa, những tư tưởng đạo đức chỉ để chiêm ngưỡng. Phật quan
tâm hết sức căn bản và thiết thực đến đời sống và hạnh phúc đích thực của con người.
Không thể có hạnh phúc nếu đặt nó ngoài một cuộc sống thuần khiết, dựa trên nền tảng
những nguyên tắc đạo đức và tinh thần.
Nhưng Phật cũng biết rằng thật khó đạt tới cuộc sống như vậy, nếu như điều kiện vật
chất và xã hội không thuận lợi và đầy rẫy tai ương. Song Phật giáo lại hoàn toàn không
coi sự sung túc vật chất như một cứu cánh tự thân, mà đó chỉ là một phương tiện để nhằm
tới một mục đích là làm cho con người nhân đạo hơn, hài hoà hơn và tốt đẹp hơn với
nhau và với thiên nhiên. Nhưng đó là phương tiện quan trọng, cần thiết để đạt tới mục
đích cao hơn đối với hạnh phúc toàn vẹn của con người. Do đó, Phật giáo thừa nhận ở
một mức tối thiểu nào đó về những yêu cầu vật chất như những điều kiện thuận lợi làm
tiền đề cho sự thành đạt và viên mãn về tinh thần.
Rõ ràng, Phật không tách rời cuộc sống, thoát ly nền tảng xã hội và kinh tế, Phật coi
cuộc sống như một tổng thể hàm chứa tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, đạo đức tinh thần
của đời sống xã hội. Sự thuy ết giảng của Phật về các vấn đề đạo đức, tinh thần đã được
Phật biện minh khá rõ. Chẳng hạn, Phật khẳng định rõ ràng, nghèo khổ là một trong
những nguyên nhân gây ra thói vô đạo đức và những tội ác. Phật cho rằng, muốn hạn chế
tình trạng tội ác thì có thể thực hiện bằng cách cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân.
Và chẳng hạn, Phật cho rằng một cuộc sống gia đình bình thường có bốn hình thức hạnh
phúc :
a) Có sự yên ổn kinh tế hay có một số của cải đầy đủ được làm ra bằng những
phương tiện đúng đắn và trung thực.
b) Chi tiêu một cách thoải mái số của cải ấy cho bản thân mình, cho gia đình, cho
bạn bè và người thân thuộc, cũng như cho những việc đáng làm.
c) Tránh được sự nợ nần.
d) Sống một cuộc đời ngay thẳng trong sạch không phạm điều xấu trong suy nghĩ, lời
nói hay hành động. Cần nhớ rằng ba hình thức trên là mang bản chất kinh tế, nhưng Phật
cuối cùng cũng nhắc nhở con người rằng, hạnh phúc vật chất và kinh tế "không đáng một
phần mười sáu" của hạnh phúc tinh thần, kết quả của một cuộc đời trong sạch và hảo
tâm.
Vậy là, Phật coi phúc lợi kinh tế như một điều kiện của hạnh phúc con người, nhưng
Phật không thừa nhận một sự tiến bộ nào là hiện thực và đích thực, nếu như sự tiến bộ ấy
chỉ có tính chất thuần túy mà không gắn với nó một đời sống tinh thần và đạo đức. Khi
khuyến khích tiến bộ vật chất, Phật giáo nhấn mạnh tới sự phát triển về tính cách tinh
thần và đạo đức, nhằm thiết lập một xã hội hạnh phúc và thanh bình toàn vẹn.