Tiểu luận Phân tích nhu cầu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trường sinh và những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay

Theo thống kê, số lượng DNVVN chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% lực lượng lao động của nền kinh tế quốc gia và đóng góp khoảng 50% GDP hàng năm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ năm 2011 đến nay, trong số doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản thì đa phần là các DNVVN vì đây là đối tượng mà nội lực về vốn và quản trị yếu hơn so với các khối doanh nghiệp khác. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ sở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN. Nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN rất hạn chế bởi đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là kinh doanh quy mô nhỏ, ít có chiến lược bài bản nên không đáp ứng được điều kiện tài sản thế chấp. Nhiều dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN không chứng minh được tính khả thi trong khi tình hình tài chính thiếu minh bạch và số liệu không đáng tin cậy. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ DNVVN tiếp cận được với vốn vay ngân hàng thấp so với nhu cầu vốn thật sự. Trong bối cảnh nền kinh tế đang hết sức khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất tăng, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, hàng tồn kho nhiều, tổng cầu giảm càng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Nhìn chung, DNVVN thiếu điều kiện về tài sản thế chấp nên khó tiếp cận với các nguồn tín dụng dài hạn. Không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng đã làm cho nhiều DNVVN rơi vào tình trạng sản xuất với thiết bị cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và cuối cùng dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Trước thực trạng nhiều DNVVN rơi vào tình trạng đình đốn sản xuất với lượng hàng hóa bị tồn kho lớn, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam nhận định, mặc dù DNVVN đang rất khát vốn, nhưng việc lãi suất cho vay hạ về mức 9 - 10% vào lúc này cũng không ích gì với các doanh nghiệp nếu như các ngân hàng thương mại không thực thi cho các doanh nghiệp giãn nợ, đảo nợ, có cơ hội phục hồi sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài, thì các DNVVN sẽ không vay vốn 5 và không còn đủ sức để đi vay, cho dù ngân hàng thương mại nới lỏng các gói tín dụng ưu đãi hay tiếp tục hạ lãi s uất. Tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 7/9, chỉ đạt 1,82%, trong khi ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DNVVN lại giảm mạnh. Những con số thống kê cho thấy "bi kịch" khát vốn mà không tiếp cận được nguồn vốn, có nhu cầu về vốn mà lại không dám vay vốn của số đông các DNVVN. Vì vậy bài nghiên cứu của chúng tôi muốn phân tích các nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn vốn để từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính phù hợp. Giúp các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đồng thời chúng tôi xin kiến nghị một số chính sách cho vay của các Ngân hàng sao cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN. Về phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được lấy Công ty TNHH Minh Trường Sinh làm cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và có liên hệ với các bài nghiên cứu khác để từ đó rút ra giải pháp tài chính phù hợp với doanh nghiệp nghiên cứu nói riêng và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung. Nội dung bài nghiên cứu gồm 4 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Minh Trường Sinh và ngành kinh doanh Chương 2: Phân tích nhu cầu tài trợ của Công ty TNHH Minh Trường Sinh Chương 3: Phân tích thuận lợi và khó khăn của từng loại hình tài trợ vốn đối với Công ty nói riêng và DNNVV nói chung Chương 4: Đề xuất và giải pháp

pdf33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích nhu cầu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trường sinh và những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH TRƯỜNG SINH & NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH KINH DOANH ...................... 6 1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Minh Trường Sinh .................................................6 1.2. Tổng quan về ngành và môi trường kinh doanh ...................................................6 1.2.1. Tổng quan về ngành ô tô Việt Nam ...................................................................6 1.2.2. Môi trường kinh doanh ........................................................................................8 Chương 2 : PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP .................. 10 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh ...................................10 2.1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................10 2.1.2. Hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm ........................................................12 2.1.3. Kết quả kinh doanh.............................................................................................13 2.1.4. Kế hoạch kinh doanh ..........................................................................................14 2.2. Tình hình tài chính ......................................................................................................14 2.2.1. Chỉ số về khả năng sinh lời: ..............................................................................14 2.2.2. Chỉ số về hoạt động: ............................................................................................15 2.2.3. Chỉ số về khả năng thanh toán: ........................................................................15 2.2.4. Chỉ số đòn bẩy:.....................................................................................................16 2.3. Nhu cầu tài trợ.............................................................................................................16 2.3.1. Nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh ...............................................................................16 2.3.2. Nhu cầu vốn ngắn hạn .........................................................................................17 Chương 3: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỪNG LOẠI HÌNH TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ DNVVN NÓI CHUNG ....... 20 3.1. Huy động vốn từ vay ngân hàng..............................................................................20 3.1.1. Về phía ngân hàng ...............................................................................................20 3.1.2. Về phía doanh nghiệp .........................................................................................21 3.2. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu ..................................................................24 3.2.1. Đối với doanh nghiệp ..........................................................................................24 3.2.2. Về phía nhà đầu tư ..............................................................................................25 2 3.3. Phát hành trái phiếu...................................................................................................27 Chương 4: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................... 28 4.1. Đề xuất hình thức huy động vốn cho Công ty Minh Trường Sinh ..................28 4.2. Một số giải pháp và đề xuất về huy động vốn cho DNVVN ..............................29 4.2.1. Đối với bản thân doanh nghiệp ........................................................................29 4.2.2. Đối với các Ngân hàng thương mại .................................................................29 4.2.3. Đối với cơ quan quản lý .....................................................................................30 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 32 3 LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê, số lượng DNVVN chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% lực lượng lao động của nền kinh tế quốc gia và đóng góp khoảng 50% GDP hàng năm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ năm 2011 đến nay, trong số doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản thì đa phần là các DNVVN vì đây là đối tượng mà nội lực về vốn và quản trị yếu hơn so với các khối doanh nghiệp khác. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ sở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN. Nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN rất hạn chế bởi đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là kinh doanh quy mô nhỏ, ít có chiến lược bài bản nên không đáp ứng được điều kiện tài sản thế chấp. Nhiều dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN không chứng minh được tính khả thi trong khi tình hình tài chính thiếu minh bạch và số liệu không đáng tin cậy. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ DNVVN t iếp cận được với vốn vay ngân hàng thấp so với nhu cầu vốn thật sự. Trong bối cảnh nền kinh tế đang hết sức khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất tăng, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, hàng tồn kho nhiều, tổng cầu giảm… càng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Nhìn chung, DNVVN thiếu điều kiện về tài sản thế chấp nên khó tiếp cận với các nguồn tín dụng dài hạn. Không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng đã làm cho nhiều DNVVN rơi vào tình trạng sản xuất với thiết bị cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và cuối cùng dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Trước thực trạng nhiều DNVVN rơi vào tình trạng đình đốn sản xuất với lượng hàng hóa bị tồn kho lớn, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam nhận định, mặc dù DNVVN đang rất khát vốn, nhưng việc lãi suất cho vay hạ về mức 9 - 10% vào lúc này cũng không ích gì với các doanh nghiệp nếu như các ngân hàng thương mại không thực thi cho các doanh nghiệp giãn nợ, đảo nợ, có cơ hội phục hồi sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài, thì các DNVVN sẽ không vay vốn 4 và không còn đủ sức để đi vay, cho dù ngân hàng thương mại nới lỏng các gói tín dụng ưu đãi hay tiếp tục hạ lãi suất. Tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 7/9, chỉ đạt 1,82%, trong khi ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DNVVN lại giảm mạnh. Những con số thống kê cho thấy "bi kịch" khát vốn mà không tiếp cận được nguồn vốn, có nhu cầu về vốn mà lại không dám vay vốn của số đông các DNVVN. Vì vậy bài nghiên cứu của chúng tôi muốn phân tích các nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn vốn để từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính phù hợp. Giúp các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đồng thời chúng tôi xin kiến nghị một số chính sách cho vay của các Ngân hàng sao cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN. Về phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được lấy Công ty TNHH Minh Trường Sinh làm cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và có liên hệ với các bài nghiên cứu khác để từ đó rút ra giải pháp tài chính phù hợp với doanh nghiệp nghiên cứu nói riêng và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung. Nội dung bài nghiên cứu gồm 4 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Minh Trường Sinh và ngành kinh doanh Chương 2: Phân tích nhu cầu tài trợ của Công ty TNHH Minh Trường Sinh Chương 3: Phân tích thuận lợi và khó khăn của từng loại hình tài trợ vốn đối với Công ty nói riêng và DNNVV nói chung Chương 4: Đề xuất và giải pháp 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH KINH DOANH 1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Minh Trường Sinh Công ty TNHH Minh Trường Sinh được thành lập từ năm 2000 theo giấy Đăng Ký Kinh doanh số 0102000617 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp, với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Tính đến nay, số vốn góp của các thành viên công ty đã lên tới 18,6 tỷ đồng do ông Nguyễn Như Bội và Nguyễn Như Hưng góp vốn. Ngành nghề kinh doanh của công ty là Đại lý bán ô tô; Buôn bán ô tô; Lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa các mặt hàng công ty kinh doanh (chủ yếu là ô tô, máy móc, thiết bị điện, điện lạnh); …. Hiện tại, Công ty Minh Trường Sinh đang góp vốn vào Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội có địa chỉ tại Km12, Quốc lộ 1A, Xã Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Tổng số tiền góp vốn vào Công ty Nam Hà Nội là: 1.800.000.000 VND tương đương với tỷ lệ: 3,33%. Thực chất, Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội cũng là vốn ông Nguyễn Như Bội – Giám đốc công ty bỏ ra thành lập. Trước đây, khi chưa thành lập Công ty ô tô Nam Hà Nội thì Công ty Minh Trường Sinh ký Hợp đồng đại lý với khá nhiều đơn vị như: Vidamco (các dòng xe ô tô con, xe du lịch); Nhà máy sản xuất ô tô 1-5; Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, … (các dòng xe ô tô tải, ô tô khách ghế ngồi, giường nằm). Tuy nhiên, năm 2008 sau khi Vidamco có ý kiến về việc Công ty ký Hợp đồng Đại lý song song với các đối tác khác ngoài Vidamco thì Giám đốc công ty đã quyết định thành lập Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội để kinh doanh dòng xe ô tô tải, ô tô khách ghế ngồi, giường nằm. 1.2. Tổng quan về ngành và môi trường kinh doanh 1.2.1. Tổng quan về ngành ô tô Việt Nam Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào và đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Do vậy ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân nhưng cũng chính bởi lý do đó việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô thành công là rất khó khăn. Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô với mong muốn đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn vào năm 2020. Trong những năm qua Nhà nước đã bảo hộ cho sản xuất ô tô trong nước thông qua việc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế nhập khẩu và thậm chí cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tương đối dài và đã phải trả một giá khá đắt để có được 11 liên doanh ô tô (VAMA). Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại,công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp đơn thuần. Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện,phụ tùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp các loại ô tô trong nước. Bên cạnh đó giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc vào dạng đắt nhất trên thế giới mà tỷ lệ nội địa hóa lại không cao_đây chính là một thiệt thòi lớn cho người tiêu dùng Việt Nam. 6 Đặc điểm nổi trội của ngành ô tô trước tiên chính là sự phức tạp của sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh kiện,phụ kiện hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe máy.Tính hợp nhất trong thiết kế, tính an toàn và tiêu chuẩn cao đồng thời có kích cỡ lớn ,nhiều chức năng hơn và tốc độ cao hơn so với xe máy.Chính vì lẽ đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phức tạp trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Cũng vì lý do ngành Công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn yếu kém mà các hãng ô tô thế giới không còn đánh giá Việt Nam là điểm đến đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á nữa, thay vào đó Indonesia. Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia M.S Hidayat vừa cho hay kinh phí nâng cấp Nhà máy Renault-Nissan ở Cikampek (Tây Java) của Nissan sẽ cao hơn dự tính ban đầu 100 triệu đô la Mỹ. “Nhà máy sẽ tăng năng lực sản xuất từ 100.000 xe lên 250.000 xe mỗi năm vào năm 2014”. Thông báo này được đưa ra ngay sau khi Honda cũng vừa công bố việc xem xét xây dựng một nhà máy xe hơi mới tại Jakarta với vốn đầu tư khoảng 337 triệu đô la Mỹ, gấp ba công suất nhà máy hiện tại của Honda tại Indonesia, lên 180.000 xe. Nhà máy này nhắm sản xuất dòng xe nhỏ như Brio phục vụ cho thị trường Asean. Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, Honda cho rằng họ chưa khai thác hết dây chuyền nhà máy ô tô 60 triệu đô la Mỹ của mình tại Vĩnh Phúc nên chưa có kế hoạch gì cho việc đầu tư thêm. Và hiện tại Nissan cũng chưa có được một nhà máy chính thức tại Việt Nam mà chỉ lắp ráp xe của mình tại Công ty liên doanh Sản xuất ô tô Hòa Bình (VMC) hoặc nhập một số xe nguyên chiếc về phân phối. Đặc điểm thứ hai là về mẫu thiết kế cho thị trường: thiết kế ô tô thường giống nhau giữa các nước( chẳng hạn như Toyota Camry phổ biến trên toàn thế giới).Yêu cầu của ngành ô tô là cần được sản xuất quy mô lớn ở một địa điểm trung tâm.Đó cũng chính là lý do mà đối với các nước đi sau việc bắt đầu sản xuất ô tô gặp khó khăn lớn so với các ngành công nghệ khác. Thị trường của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là thị trường nội địa nhưng phần lớn các liên doanh đều khẳng định thị trường Việt Nam còn hết sức nhỏ bé ( 0.043 triệu xe vào năm 2003) .Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp ô tô. Thị trường ô tô Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất Các Công ty, Nhà máy sản xuất tập trung chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Cụ thể được phân bổ như sau: Tại Hà Nội (GM Daewoo, Nhà máy sản xuất ô tô 1- 5); Tại Hải Dương (Ford); Tại Vĩnh Phúc (Toyota, Honda, Vinaxuki); Tại Bắc Giang (Xe 29 Hyundai Đồng Vàng); Tại Hưng Yên (Nhà máy sản xuất ô tô Ngô Gia Tự); ... Đây cũng là một trong các khu vực tập trung đông dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu cuộc sống của người dân cao hơn các nơi khác. Việc mở các Công ty, nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô và các đại lý kinh doanh ô tô tại Hà Nội và các tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm phương tiện đi lại đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hiệu quả hơn. 7 Đặc điểm thứ ba là ngành là bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố mang tính chu kỳ như: tâm lý của phần đông người tiêu dùng thường đầu tư mua sắm xe vào cuối năm để chạy vào dịp năm mới, tâm lý chạy theo xu hướng công nghệ do đó khi một mẫu xe mới được tung ra thì thị trường oto sôi động hơn rất nhiều. 1.2.2. Môi trường kinh doanh Theo số liệu vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố sáng nay, 9/1, doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 12/2012 đạt 9.983 chiếc, tăng 4% so với tháng trước. Trong số này có 7.701 chiếc lắp ráp trong nước, giảm 1%; trong khi xe nhập đạt 2.282 chiếc, tăng 28% so với tháng trước. Toàn thị trường ô tô Việt Nam có doanh số 92.584 chiếc, giảm 33% so với năm 2011, trong đó lượng xe du lịch (sedan, SUV, crossover..) chiếm hơn 35.500 chiếc, phần còn lại hơn 57.000 chiếc thuộc xe thương mại (xe tải, xe buýt…). Với số liệu trên có thể thấy năm 2012 là một trong những năm khó khăn nhất của thị trường ô tôViệt Nam trong một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế thế giới và việt nam nói chung. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng phí, thuế cùng với việc các loại thuế, phí mới được ban hành. Đầu năm nay, quy định mới về khung lệ phí trước bạ ô tô tăng từ 10-15% lên 10- 20%, với mức thu cụ thể do các tỉnh, thành tự quyết. Theo đó, từ ngày 1/1/2012, mức thu lệ phí trước bạ tại Hà Nội đối với ô tô dưới 10 chỗ tăng từ 12% lên 20%; còn tại TP.HCM, tăng từ 10% lên 15%. Vì đây là hai thị trường ô tô lớn nhất cả nước nên việc tăng mức thu phí trước bạ đã lập tức tác động tới tình hình tiêu thụ xe. Do đó, doanh số của thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1/2012 rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 3 năm. Những tháng tiếp sau, doanh số có khá hơn, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Tính gộp 11 tháng đầu năm 2012 (chưa có số liệu thống kê của tháng 12), VAMA bán được 71.860 xe, chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kì năm 2011. Cuối năm 2012, Bộ Giao Thông Vân tại có sửa đổi, bổ sung một số diều Nghị định 71 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, nội dung được quan tâm nhất là quy định tăng mạnh mức xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ và bức xúc của người dân, Chính phủ đã yêu cầu tạm thời không phạt xe không chính chủ, để chờ soạn thảo lại thông tư hướng dẫn thực hiện. Trung tuần tháng 11, Bộ Tài Chính đã ban hành quy định về mức phí sử dụng đường bộ. Theo đó, , từ ngày 1/1/2013, xe mô-tô sẽ phải nộp từ 50.000 - 150.000 đồng/năm, còn với ô tô là từ 1,56 - 12,48 triệu đồng/năm. Nhận thấy sự không đồng nhất giữa các chính sách của các bộ ngành, mới đây chính phủ đã có Công văn số 7895/VPCP – KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yếu cầu các bộ Tài chính, Công thương căn cứ các chức năng nhiệm vụ theo quy định rà soát các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ôtô của VN hiện nay (như 8 chính sách thuế, phí, hải quan, quản lý nhập khẩu ôtô, xuất xứ linh kiện ôtô nhập khẩu…) và đề xuất cách giải quyết, báo cáo Thủ tướng chính phủ. Đây là tín hiệu cho thấy ngành oto sẽ sớm ổn định được chính sách và định hướng phát triển. 9 Chương 2 : PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh 2.1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty Minh Trường Sinh đã hoạt động được 12 năm trong lĩnh vực kinh doanh các loại xe ô tô, đã trải qua rất nhiều các biến động của thị trường từ thuận lợi đến khó khăn, trong đó giai đoạn khó khăn nhất có thể kể đến cuối năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm của Ban giám đốc Công ty trong hoạt động kinh doanh & tiềm lực tài chính ổn định tích lũy được trong các năm qua đã giúp Công ty vững vàng vượt qua khó khăn & tiếp tục khẳng định tên tuổi trong làng kinh doanh xe ô tô khu vực Miền Bắc. Mục tiêu, chiến lược phát triển trong thời gian tới của Công ty là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các mặt hàng truyền thống thông qua các Hợp đồng đại lý ký với các Công ty, Nhà máy sản xuất truyền thống đặc biệt là Vidamco để trở thành đầu mối cung cấp xe hàng đầu tại Miền Bắc. Việc quyết định đầu tư dự án Showroom & trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô tại Hải Dương cuối năm 2012 - trong giai đoạn nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn đã nói lên quyết tâm của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể đội ngũ CBNV trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới của Công ty. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, Công ty Minh Trường Sinh đang dựa trên các lợi thế hiện có như sau: + Nguồn hàng đa dạng (xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu); + Mặt bằng & Showrooom đẹp. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng Showroom trên thì Công ty có hệ thống các Showroom & văn phòng làm việc như sau:  Showroom & văn phòng làm việc của Công ty có diện tích 446 m2 (diện tích phòng trưng bày là: 200 m2) tại Km2 đường Pháp Vân – Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (thời hạn thuê đến 2020).  Showroom & văn phòng làm việc có diện tích 965,86 m2 (diện tích phòng trưng bày là: 350,28 m2) tại mặt đường QL 5 – Khu 2 Phường Cẩm Thượng – TP Hải
Luận văn liên quan