Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:
“Luận cương đến với Bác Hồ.
Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài,đất nước đợi mong tin.”
Đã hơn 80 năm kể từ sự ra đi của con người vĩ đại ấy,nhân loại đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Nhưng những gì mà Lênin đã để lại thì sẽ mãi mãi sống với chúng ta,trong kho tàng tri thức của loài người. Một trong những chân lí quí giá mà Mặt Trời Nga đã để lại chính là định nghĩa về vật chất trong phạm trù triết học.
Đầu tiên muốn hiểu rõ định nghĩa này,ta phải đặt nó vào dòng chảy của lịch sử để có thể xem xét thấu đáo cách thức cũng như nguyên nhân ra đời của định nghĩa này.Xin được trích từ cuốn “Giáo Trình Những Nguyên Lí Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin”:” Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.
Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chứng.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6225 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin và giá trị của nó trong sự phát triển khoa học tự nhiên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA TIẾNG PHÁP
TIỂU LUẬN
MÔN : TRIẾT HỌC
Đề bài:
Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin và giá trị của nó trong sự phát triển khoa học tự nhiên hiện nay
Họ và tên: Nguyễn Minh Tân
Lớp:
MSSV:
Hà Nội - 2012
Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin và giá trị của nó trong sự phát triển khoa học tự nhiên hiện nay.I/Định nghĩa vật chất của Lênin Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài,đất nước đợi mong tin.”Đã hơn 80 năm kể từ sự ra đi của con người vĩ đại ấy,nhân loại đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Nhưng những gì mà Lênin đã để lại thì sẽ mãi mãi sống với chúng ta,trong kho tàng tri thức của loài người. Một trong những chân lí quí giá mà Mặt Trời Nga đã để lại chính là định nghĩa về vật chất trong phạm trù triết học. Đầu tiên muốn hiểu rõ định nghĩa này,ta phải đặt nó vào dòng chảy của lịch sử để có thể xem xét thấu đáo cách thức cũng như nguyên nhân ra đời của định nghĩa này.Xin được trích từ cuốn “Giáo Trình Những Nguyên Lí Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin”:” Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.
Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chứng.
Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ. Thời cổ đại, phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp, phái Milet cho rằng đầu tiên ấy đơn thuần là nước, không khí, lửa, nguyên tử…Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bản vẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều.
Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứng tỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể. Việc đồng nhất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu được bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức; không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội. Hạn chế đó tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật nửa vời, không triệt để: khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyết những vấn đề xã hội họ lại trượt qua chủ nghĩa duy tâm.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những phát minh của W. Roentgen, H. Becquerel, J.J. Thomson…đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là “giới hạn tột cùng”, từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới.
Trong bối cảnh lịch sử đó, Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã vạch rõ ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Như vậy,phạm trù vật chất trong triết học không phải là một khái niêm mới bởi lẽ nó đã xuất hiện cách đây trên 2500 năm.Tuy nhiên do rằng buộc từ những quan điêm xưa cũ của chủ nghĩa duy vật cũng như những hạn chế về nhận thức vào thời điểm đó,định nghĩa vật chất vẫn chưa được hoàn chỉnh. Chỉ đến khi Lênin, từ bối cảnh lịch sử và nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, đã tổng kết những thành tựu khoa học và khẳng định định nghĩa vật chất.Theo Lênin, vật chất là 1 phạm trù triết học, thì nó khác với vật chất trong khoa học tự nhiên và trong đời sống hàng ngày.Vật chất trong khoa học tự nhiên, trong đời sống hàng ngày là các dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, hữu hạn; có sinh ra có mất đi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chúng bao gồm vật chất dưới dạng hạt, trường, trong tự nhiên, xã hội, dưới dạng vĩ mô, vi mô rất phong phú đa dạng.
Vật chất với tính cách là 1 phạm trù TH tức là vật chất đã được khái quát từ tất cả các sinh vật cụ thể. Do đó, nó tồn tại vô cùng vô tận, không có khởi đầu, không có kết thúc, không được sinh ra, không bị mất đi; đây là phạm trù rộng nhất, vì thế không thể quy nó vào các vật cụ thể để hiểu nó.
Vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Nghĩa là vật chất là tất cả những gì tồn tại thực, tồn tại khách quan ở bên ngoài, độc lập với cảm giác, ý thức con người, không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không là vật chất. Điều đó khẳng định vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức.
Vật chất tồn tại không huyền bí mà nó là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh“. Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất, chỉ có những điều chưa biết chứ không thể có những điều không biết.
Tóm lại,từ những thành tưu khoa học tự nhiên và xuất phát từ nhu cầu của lịch sử thời điểm đó, Lênin đã khẳng định một định nghĩa, một chân lí quý giá trong kho tang tri thức nhân loại:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
II/Giá trị của định nghĩa vật chất của Lênin trong sự phát triển của Khoa Học Tự Nhiên hiện nay
Làm rõ giá trị của định nghĩa vật chất của Lênin trong sự phát triển của Khoa Học Tự Nhiên hiện nay tức là đi tìm ý nghĩa của nó. Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của triết học, thể hiện rõ lập trường duy vật biện chứng. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất.(ý thức có trước,vật chất có sau)
- Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của Chủ nghĩa duy vật trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).
- Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của Chủ nghĩa duy vật tầm thường về vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)
- Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.
- Định nghĩa này đã liên kết Chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).
Như vậy,giá trị của định nghĩa vật chất là đã đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về chất chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Sau đó là khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại. Mở đường cổ vũ cho khoa học tự nhiên đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất.