Thế giới đã trải qua một cơn chấn động mạnh với cuộc suy thoái từ năm 2008 đã
suýt tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng thứ hai trên quy mô toàn cầu. Đợt suy thoái
quy mô ớn này, bên cạnh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng, đã tạo ra những
tranh luận nghiêm túc về kinh tế học hiện đại với những trận chiến giữa các luồng
tư tưởng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã để lại những hệ lụy nặng nề cho
toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế bị ảnh hưởng nói riêng.
Trong phạm vi môn học, nhóm thực hiện tiểu luận cố gắng mô tả những tác động
lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua để thấy được kết cấu mong
manh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tất cả các nước
tại mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với những hậu quả này và phải chật vật tìm
kiếm những giải pháp và điều chỉnh những kế hoạch trung và dài hạn.
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng này là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng năm
1929-1933, làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Cuộc khủng
hoảng bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và kéo theo toàn bộ nền
kinh tế thế giới xuống dốc. Trong khi người ta nghĩ rằng Mỹ là một trong những
động lực của nền kinh tế toàn cầu với những chính sách kinh tế đúng đắn thì cuộc
khủng hoảng là một sản phẩm mang nhãn hiệu Mỹ được xuất khẩu ra toàn thế giới
với khoảng một phần tư các khoản vay thế chấp của Mỹ đã được chuyển sang nước
ngoài.
Cuộc khủng hoảng cũng đã làm nhiều nền kinh tế gánh chịu tổn thất do lượng cầu
của thế giới tụt giảm. Các nước đang phát triển cũng gánh chịu những hậu quả
nặng nề, đặc biệt là dòng vốn giảm mạnh, trong một số trường hợp là đảo chiều.
Mặc dù đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của nhiều chính phủ, nền
kinh tế thế giới tưởng như đã thoát khỏi suy thoái với những tín hiệu lạc quan vào
cuối năm 2010, nhưng tâm lý lo ngại vẫn bao trùm viễn cảnh kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ năm 2008 đã để lại một hệ lụy là nền kinh tế suy
yếu, những khoản nợ chồng chất, giá cả tăng vọt, lạm phát leo thang, thất nghiệp
tăng cao và các chính sách thắt lưng buộc bụng đã gây ra bất ổn xã hội ở nhiều
quốc gia.
Trong cuộc khủng hoảng, người ta cũng chứng kiến một xu hướng bổ sung là sự
thay đổi vị thế sản xuất và lợi thế so sánh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil và các
nước đang phát triển khác. Sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng cho
4
thấy những nền kinh tế lớn trở nên ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển của
những nước này tác động lẫn nhau một cách đáng kể và tác động tới những nước
phát triển.
Những nền kinh tế mới nổi đã bật lên được từ cuộc khủng hoảng và trở thành động
lực của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Trong khi đó, các nước phát triển
lại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tăng trưởng thấp và nợ nần. Trong môi
trường phức tạp đó, nền kinh tế thế giới đang hình thành một cục diện mới theo
hướng hợp tác để cân bằng và ổn định lại, thiết lập các điều kiện mới để có thể
giúp các nước tăng trưởng trở lại.
Cuộc khủng hoảng rồi sẽ là quá khứ, thế giới cũng sẽ thay đổi. Sẽ có các quy định
mới, những điều chỉnh chính sách để thay đổi tình trạng thất bại và sự không hoàn
hảo của nền kinh tế thế giới vừa qua. Từ hậu quả của cuộc suy thoái, người ta rồi
sẽ thành công trong việc tạo ra một cấu trúc mới hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng
trưởng và ổn định.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Môn học: Tài chính quốc tế
Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng
hoảng tài chính toàn cầu
Giáo viên: TS. MAI THU HIỀN
Lớp TCNH – 19A
Nhóm thực hiện: - Nguyễn Như Trinh
- Đậu Huy Ngọc
- Ngô Hoài Nam
- Đào Thị Thu Thủy
- Trần Thị Thu Nga
1
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU
CHƯƠNG II. VỊ THẾ MỚI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ THÔNG ĐIỆP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đã trải qua một cơn chấn động mạnh với cuộc suy thoái từ năm 2008 đã
suýt tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng thứ hai trên quy mô toàn cầu. Đợt suy thoái
quy mô ớn này, bên cạnh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng, đã tạo ra những
tranh luận nghiêm túc về kinh tế học hiện đại với những trận chiến giữa các luồng
tư tưởng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã để lại những hệ lụy nặng nề cho
toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế bị ảnh hưởng nói riêng.
Trong phạm vi môn học, nhóm thực hiện tiểu luận cố gắng mô tả những tác động
lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua để thấy được kết cấu mong
manh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tất cả các nước
tại mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với những hậu quả này và phải chật vật tìm
kiếm những giải pháp và điều chỉnh những kế hoạch trung và dài hạn.
Cho đến nay, cuộc khủng hoảng này là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng năm
1929-1933, làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Cuộc khủng
hoảng bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và kéo theo toàn bộ nền
kinh tế thế giới xuống dốc. Trong khi người ta nghĩ rằng Mỹ là một trong những
động lực của nền kinh tế toàn cầu với những chính sách kinh tế đúng đắn thì cuộc
khủng hoảng là một sản phẩm mang nhãn hiệu Mỹ được xuất khẩu ra toàn thế giới
với khoảng một phần tư các khoản vay thế chấp của Mỹ đã được chuyển sang nước
ngoài.
Cuộc khủng hoảng cũng đã làm nhiều nền kinh tế gánh chịu tổn thất do lượng cầu
của thế giới tụt giảm. Các nước đang phát triển cũng gánh chịu những hậu quả
nặng nề, đặc biệt là dòng vốn giảm mạnh, trong một số trường hợp là đảo chiều.
Mặc dù đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của nhiều chính phủ, nền
kinh tế thế giới tưởng như đã thoát khỏi suy thoái với những tín hiệu lạc quan vào
cuối năm 2010, nhưng tâm lý lo ngại vẫn bao trùm viễn cảnh kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ năm 2008 đã để lại một hệ lụy là nền kinh tế suy
yếu, những khoản nợ chồng chất, giá cả tăng vọt, lạm phát leo thang, thất nghiệp
tăng cao và các chính sách thắt lưng buộc bụng đã gây ra bất ổn xã hội ở nhiều
quốc gia.
Trong cuộc khủng hoảng, người ta cũng chứng kiến một xu hướng bổ sung là sự
thay đổi vị thế sản xuất và lợi thế so sánh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil và các
nước đang phát triển khác. Sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng cho
3
thấy những nền kinh tế lớn trở nên ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển của
những nước này tác động lẫn nhau một cách đáng kể và tác động tới những nước
phát triển.
Những nền kinh tế mới nổi đã bật lên được từ cuộc khủng hoảng và trở thành động
lực của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Trong khi đó, các nước phát triển
lại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tăng trưởng thấp và nợ nần. Trong môi
trường phức tạp đó, nền kinh tế thế giới đang hình thành một cục diện mới theo
hướng hợp tác để cân bằng và ổn định lại, thiết lập các điều kiện mới để có thể
giúp các nước tăng trưởng trở lại.
Cuộc khủng hoảng rồi sẽ là quá khứ, thế giới cũng sẽ thay đổi. Sẽ có các quy định
mới, những điều chỉnh chính sách để thay đổi tình trạng thất bại và sự không hoàn
hảo của nền kinh tế thế giới vừa qua. Từ hậu quả của cuộc suy thoái, người ta rồi
sẽ thành công trong việc tạo ra một cấu trúc mới hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng
trưởng và ổn định.
CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU
1.1. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng
Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua là cuộc khủng hoảng
nặng nề diễn ra sau sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế toàn cầu lên đến đỉnh cao
vào năm 2007. Sự “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ vào năm 2008 – 2009 đã kéo
theo hàng loạt hệ lụy trong đó có khủng hoảng nợ ở châu Âu. Kinh tế thế giới phát
triển mạnh nhưng không vững chắc trước năm 2007 chủ yếu bắt nguồn từ chính
sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng công ty
internet, thường được gọi là “dot.com” vào năm 2000. Sự mất cân đối vĩ mô toàn
cầu đã tạo điều kiện cho các dòng tài chính dịch chuyển với khối lượng chưa từng
thấy trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu biết và kiểm soát của giới chính sách, châm
ngòi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, sau đó lan ra các nước phát triển và kéo
theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới.
Vấn đề của nền KTTG ngày nay mang tính cơ cấu hơn là những biểu hiện mang
tính chu kỳ. Việc đầu tư quá nhiều gây ra dư thừa về năng lực sản xuất thường kéo
theo kết quả là suy thoái. Nhưng đó là sự giảm sút tạm thời về sản lượng như một
phản ứng của việc tái định giá hoặc khấu hao sản lượng dư thừa. Thường là sau khi
những sai lầm này được chỉnh sửa, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bình thường và thời
4
gian của các đợt suy thoái này thường là một năm. Khác với chu kỳ kinh tế, các
vấn đề cơ cấu thường diễn ra trong một thời gian dài trong cả thời kỳ tăng trưởng
kinh tế nhanh cũng như tăng trưởng chậm. Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực
sử dụng đồng Euro (Eurozone) hay thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và việc
không tạo thêm việc làm trong nhiều năm ở Nhật Bản.
Tất cả các khu vực giàu có trên thế giới đang gặp nhiều vấn nạn. Nhật Bản với tỷ lệ
tăng trưởng bình quân trên đầu người gần như bằng không, tỷ lệ tăng trưởng ở mức
âm. Eurozone liên tục gặp tỷ lệ thất nghiệp cao, phúc lợi xã hội không bền vững, tỷ
lệ sinh sản thấp hơn nhiều so với mức đủ thay thế lực lượng lao động. Mỹ đạt kết
quả tốt hơn một chút xét về mặt tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhưng cán
cân thanh toán của Mỹ bị thâm hụt triển miên.
Tăng trưởng trì trệ
Nền kinh tế thế giới đã trải qua một giai đoàn phát triển tương đối ổn định, trung
bình khoảng 5% cho đến trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào quý
I/2008. Các nước đang phát triển đã đạt mức tăng trưởng trung bình cao hơn
8%/năm so với mức 3%/năm của các nước phát triển trong giai đoạn này. Cuộc
khủng hoảng kéo dài sang năm 2009 lan trộng trên toàn thế giới đã khiến GDP
toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP
toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây). Khi khủng hoảng kinh tế
xảy ra, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề hơn, chạm đáy ở mức -8%
vào quý 4/2008, trong khi các nền kinh tế đang phát triển bị kéo lùi mức tăng
tưởng -4% vào quý I/2009. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 đến nay
có biên độ biến động rộng hơn hẳn so với thới kỳ trước. Sau một giai đoạn tương
đối ổn định, tăng trưởng kinh tế thế giới đã suy giảm mạnh vào những năm 2008-
2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Biên độ biến động rộng của tốc độ
tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro
tiềm ẩn, kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát. Cơ cấu GDP
của nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt.
Nhóm các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát
triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP của thế giới, đã duy trì được
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức trên 6 % trong suốt thời kỳ từ 2003 đến
2008, và là động lực để kiềm chế độ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
trong thời kỳ suy thoái 2008 – 2009. Tuy vậy nhóm nước phát triển vẫn chiếm trên
70% giá trị GDP của toàn thế giới.
5
Hình 1.1. Tăng trưởng GDP thế giới và một số nền kinh tế chủ chốt,
giai đoạn 2004-2012 (%)
20
15
Mỹ
10
Nhật Bản
Trung Quốc
5
Thế Giới
EU
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
-5
-10
Nguồn: worldbank.org
Thất nghiệp tràn lan
Sự trì trệ trở lại của nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu tác động nghiêm trọng đến thị
trường lao động. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO 2011), vừa qua chỉ có 50%
số việc làm cần thiết được tạo ra. Thị trường lao động tại các nước phát triển chỉ có
thể trở lại mức trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau ít nhất 5 năm nữa. Điều đó
chỉ có thể xảy ra nếu nền kinh tế toàn cầu tạo ra khoảng 80 triệu việc làm trong hai
năm tới.
Việc chính phủ nhiều quốc gia phải thực hiện các chính sách thắt chặt ngân sách
với mục tiêu đối phó với khủng hoảng tài chính hiện hữu trong năm 2011 đã dẫn
tới khủng hoảng việc làm với hơn 200 triệu người là nạn nhân. Theo cơ quan thống
kê của EU (Eurostat 2012), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đã lên tới mức kỷ lục
trên 10,2 % trong quý IV của năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo
mùa của 27 nước EU đạt mức 10% vào 3 tháng cuối năm 2011 và lên mức 10,2 %
trong 2 tháng đầu năm 2012, tương đương với hơn 27,7 triệu người không có việc
làm ở 27 nước EU và gần 17,4 triệu người tại 17 nước sử dụng đồng Euro.
Bảng 1.1. Tỷ lệ thất nghiệp tại một số quốc gia và khu vực 2008 – 2012 (%)
6
2008 2009 2010 2011 2012
Các nền kinh tế phát triển 5,8 8,0 8,3 7,9 7,9
Mỹ 5,8 9,3 9,6 9,1 9,0
Khu vực Euro 7,7 9,6 10,1 9,9 9,9
Nhật Bản 4,0 5,1 5,1 4,9 4,8
Anh 5,6 7,5 7,9 7,8 7,8
Canada 6,2 8,3 8,0 7,6 7,7
Hàn Quốc 3,2 3,7 3,7 3,3 3,3
Nguồn: IMF, 2012
Thất nghiệp sẽ làm trì trệ hơn nữa tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và có thể làm bùng lên rối loạn xã hội hơn nữa ở một loạt các nước.
Phục hồi kinh tế trì trệ đã tác động nghiêm trọng đến các thị trường lao động, với 3
lý do chính: i) so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng, các công ty nay đã ở vị thế yếu
hơn rất nhiều; ii) khi sức ép thực hiện chính sách khắc khổ về tài chính tăng lên,
các chính phủ không sốt sắng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ thu nhập hoặc tạo
việc làm mới; iii) các nước phải hành động riêng rẽ vì thiếu sự phối hợp chính sách
quốc tế.
Trong năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới lên tới 7,4%, có nghĩa là thêm 59
triệu người lao động mất việc làm, đưa tổng số người thất nghiệp trên thế giới lên
239 triệu, lần đầu tiên vượt ngưỡng 7%. Tỷ lệ người nghèo và những người sống
với chưa đầy 2 USD/ ngày trên thế giới trong năm 2011 dự tính tăng gần 200 triệu
người so với năm 2007. Đồng thời, số người sống với 1,25 USD/ ngày trên thế giới
sẽ tăng 53triệu.
Nợ công tăng cao
Gánh nặng nợ nần không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở Hy Lạp hay Ireland và Dubai.
Nó đã trở nên khá phổ biến trên thế giới và không còn là đặc quyền của các nước
đang phát triển. Hiện nay, các nước phát triển giàu có cũng là những “chúa chổm”
khổng lồ.
Thời gian qua, các nước đã vay nợ với tốc độ chóng mặt do suy thoái làm giảm số
tiền thuế thu về trong khi các khoản chi phì tăng vùn vụt vì hoạt động giải cứu, hỗ
trợ thất nghiệp và những nỗ lực kích thích kinh tế. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF), chính phủ của 10 quốc gia giàu nhất thế giới đang có món nợ
50.000 USD tính trên mỗi đầu công dân của họ.
7
Chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 8/2011 những nỗ lực kém hiệu quả trong việc
ngăn chặn khủng hoảng nợ công ở châu Âu và việc Chính quyền Mỹ với Quốc hội
không đạt được thỏa thuận về lộ trình và liều lượng cắt giảm ngân sách khiến cho
giới đầu tư mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo và phối hợp chính sách kinh tế toàn
cầu của nhiều quốc gia chủ chốt.
Bảng 1.2. Nợ chính phủ năm 2011 của một số quốc gia
Quốc gia % GDP Quốc gia % GDP
Mỹ 93,2 Hy Lạp 142,8
Eurozone 85,1 Bồ Đào Nha 93,0
Trung Quốc 17,1 Singapore 97,2
Nhật Bản 220,3 Iceland 96,2
Đức 83,2 Italia 119
Pháp 81,7 Canada 84
Anh 80 Bỉ 96,8
Nguồn: CIA Factbook 2011
Hiện tại, Mỹ - con nợ lớn nhất thế giới với tổng số nợ đã tăng lên trên 500 tr USD
mỗi năm kể từ năm tài chính 2003, với mức tăng 1000 tỷ USD năm 2008, lên 1,9
nghìn tỷ trong năm 2009, và 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2010. Tổng số nợ công
cộng đã đạt mức 100% GDP và món nợ này là một trong những lý do được đưa ra
bởi Standard & Poor’s hạ cấp triển vọng tín dụng Hoa Kỳ xuống mức AA+ từ mức
AAA vào ngày 06/8/2011, lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này.
Năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp. Sau
khi từ Hy Lạp lan sang Ireland và Bồ Đào Nha, “bệnh nợ công” đã tấn công những
nền kinh tế chủ chốt của Khu vực đồng euro là Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Sự trợ
giúp của IMF chưa đủ để dập tắt nguy cơ khủng hoảng nợ công biến thành khủng
hoảng xã hội và thể chế trong khu vực.
1.2. Chuyển đổi trật tự toàn cầu
Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng và các nước phát triển bị đình đốn thì
con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay bằng hai tốc độ trái ngược đang
thúc đẩy quá trình tiếp cận giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển,
giúp cơ cấu lại luồng lưu thông thương mại và tài chính thế giới và đặc biệt là đang
đặt ra một trật tự thế giới mới.
8
Trong khi các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng nhờ biết đối phó với khủng
hoảng và gần như lấy lại được tốc độ tăng trưởng có được trước khi diễn ra vụ
ngân hàng Mỹ Lehman Brothers bị đổ bể, thì các quốc gia phát triển bị chìm ngập
trong nợ công và tương lai mờ mịt, trong đó nổi bật là tỷ lệ thất nghiệp cao và dân
số già, đang đón chờ họ. Điều này vô tình nâng cao vai trò của các nền kinh tế mới
nổi trong khuôn khổ kinh tế thế giới và trong quan hệ so sánh với Mỹ, châu Âu và
Nhật Bản.
Sự thay đổi trong cán cân quyền lực kinh tế có lợi cho các nước châu Á và trong
chừng mực nao đó là cả Mỹ Latinh, đáng lẽ phải diễn ra trong thời gian hàng chục
năm, nhưng cuộc suy thoái 2008-2009 vừa qua đã đẩy nhanh tiến trình này, khiến
các nước giàu, đặc biệt là châu Âu, phải hứng chịu một thảm hoạ được coi như lớn
nhất mà người ta có thể tưởng tượng được trong vòng 1 thập kỷ qua. Cho dù các
nước phát triển tiếp tục giữ ngôi vị cao về thu nhập tính theo đầu người so với các
nước lớn mới trỗi dậy và vai trò của họ trong các tổ chức tài chính – kinh tế thế
giới tiếp tục là chủ đạo, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, sự hiện diện,
ảnh hưởng và uy tín của họ đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Khu vực tài chính trở thành tâm điểm của kinh tế toàn cầu
Cùng với quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn và sự luân
chuyển mạnh mẽ của các dòng vón đã tạo nên động lực thúc đẩy khu vực tài chính
tăng trưởng nhanh chóng. Chứng khoán vốn, chứng khoán nợ tư nhân và tín dụng
ngân hàng là 3 thành tố chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản tài chính toàn cầu. Năm
2008, tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 nghìn tỷ USD (bằng
101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng ngân hàng tại Mỹ
đạt 12,5 tỷ USD (chiếm 20,4%). Quy mô của nợ chính phủ tăng trưởng chậm hơn
và dần chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng cơ cấu thị trường tài chính. Tuy nhiên cơ
cấu này cũng khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi giữa các thời kỳ trong cùng
một quốc gia. Như tại thị trường Nhật Bản, chứng khoán vốn chiếm tới 68% tổng
giá trị tài sản, tỷ lệ này ở EU là 36%, Hoa Kỳ là 22% và ở các nền kinh tế mới nổi
là 56%, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn tại Nhật Bản (26%). Chứng
khoán nợ tư nhân phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ (42%) và EU (36%), ít
phát triển tại thị trường các nước mới nổi (6%) và chưa xuất hiện tại thị trường
Nhật Bản (theo số liệu 2004 - 2005). Tuy nhiên đến năm 2008, chứng khoán nợ tư
nhân đã tăng lên 9% tại thị trường Nhật Bản, thị trường cổ phiếu thu hẹp chỉ còn
12%, tín dụng ngân hàng tăng lên 44%, nợ chính phủ tiếp tục duy trì ở mức cao.
9
Quy mô thị trường vốn quốc tế đã tăng liên tục từ năm 2002. Cho vay và cấp tín
dụng là hoạt động chủ yếu, tiếp theo là giao dịch trái phiếu. Đầu tư trực tiếp chỉ
chiếm 20% năm 2007 nhưng đứng khá vững trong năm 2008 – khi khủng hoảng
kinh tế xảy ra. Trong khi đó, sự giảm sút đột ngột của dòng vốn cho vay và cấp tín
dụng năm 2008 là nguyên nhân cơ bản dẫn đến giảm sút thị trường vốn toàn cầu.
Thị trường bất động sản đạt mức cao nhất trong năm 2007 với tổng giá trị thị
trường lên tới 90 nghìn tỷ USD, tuy nhiên thị trường này đã giảm xuống 87,4
nghìn tỷ vào năm 2008. Sự tăng trưởng liên tục của thị trường bất động sản từ
1990 cho đến 2007 chính là nguyên nhân tạo nên các bong bóng bất động sản gây
ra các cuộc đổ vỡ tài chính nghiêm trọng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, hệ thống tài chính thế giới
được nhận định có sự cải biến tổng thể. Cơ chế kiểm soát rủi ro, an toàn về vốn, cơ
chế kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh đã được nhìn nhận lại và đòi hỏi
những sự thay đổi cơ bản trong hoạt động của các định chế tài chính trên toàn thế
giới. Mặc dù các dấu hiệu phục hồi là khá rõ rệt, sự phục hồi của tài chính thế
giứoi hiện nay được đánh giá là chưa bền vững.
Rõ ràng nền kinh tế thế giới đang hoạt động vượt ra ngoài số lượng của cải thực
có. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới đã tăng gần 8 lần trong vòng 30
năm, từ 10,1 nghìn tỷ USD vào năm 1980 lên 78,9 nghìn tỷ USD vào năm 2011.
Trong khi đó, quy mô tài sản tài chính của thế giới đã tăng gần 18 lần, từ 12 nghìn
tỷ USD vào năm 1980 lên 212 nghìn tỷ năm 2010 (McKinsey 2011). Mặc dù,
không thể so sánh một cách giản đơn về GDP toàn cầu với quy mô tài sản tài chính
toàn cầu, nhưng có thể thấy rằng trong 30 năm qua, quy mô của nền kinh tế thực
ngày càng nhỏ lại so với nền kinh tế “ảo”. Nói cách khác, hệ thống tài chính toàn
cầu đã vượt xa và đang tiếp tục tăng mạnh so với hệ thống vật chất của nền kinh tế
thực.
Vai trò động lực tăng trưởng của các nước đang phát triển
Năm 2007 đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng mà trong đó
Mỹ cho rằng có thể các nền kinh tế mới nổi vốn có cơ sở kinh tế vĩ mô vững chắc
và nền tài chính lành mạnh sẽ tách ra khỏi quỹ đạo của các nước giàu và dường
như không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng đó. Tuy nhiên sự “chia tay” này đã
không xảy ra vì cuộc khủng hoảng đó đã lan tới các nước đang phát triển bằng hai
kênh. Đó là kênh tài chính trong đó cơ hội tiếp cận tín dụng bị giảm sút đáng kể và
10
kênh thương mại, theo đó xuất khẩu của các nước đang phát triển sang thế giới
phát triển bị hạn chế bởi nhu cầu giảm.
Cho dù bị ảnh hưởng ít nhiều vì kinh tế các nước phát triển bị chững lại, các nước
đang phát triển lại dường như tập trung vào đối phó với việc nền kinh tế phát triển
nóng, lạm phát cao và kiểm soát luồng vốn đang tràn vào lãnh thổ quốc gia đe doạ
tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ mạnh và đồng nội tệ. Những diễn biến này hoàn
toàn trái ngược với những gì xảy ra tại các nền kinh tế phát triển: nợ công và nợ
nước ngoài quá tầm kiểm soát, tỷ lệ thất nghiệp cao, vốn đầu tư quá mỏng, hệ
thống tài chính yếu, không đủ sức để trang trải những gánh nặng do dân số già đặt
ra.
Trong một vài thập kỷ tới, chúng ta sẽ chứng kiến một quá trình tái cân bằng nền
kinh tế thế giới, và điều này càng làm cho thuyết phân biệt giữa trung tâm và ngoại
vi của chủ nghĩa cấu trúc đưa ra cách đây nửa thế kỷ càng trở nên lỗi thời. Đặc biệt
là Châu Á sẽ từng bước khôi phục vai trò kinh tế đã từng có của mình trước khi
cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và cũng không loại trừ một điều là nhiều ước
Mỹ Latinh cũng sẽ có tiếng nói riêng đối trọng lại các nước châu Âu, Nhật Bản và
trong một chừng mực nào đó cả với Mỹ.
Tương quan sức mạnh kinh tế thay đổi
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, những người khổng lồ châu Á – Trung Quốc và
Ấn Độ - đang dẫn dắt châu Á tiếp tục phát triển trong khi các nền kinh tế phương
Tây vẫn đang khó khăn bởi cuộc khủng hoảng. Thực tế là sự vững mạnh của