Chúng ta biết rằng xã hội loài người cùng với sự phát triển của nó đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội chính: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những đặc thù riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Song,dù là hình thái kinh tế - xã hội nào đi chăng nữa thì vai trò của pháp luật vẫn luôn được đề cao. Bởi pháp luật chính là công cụ để quản lí xã hội của giai cấp cầm quyền. Pháp luật còn là phương tiện không thể thiếu đảm bảo cho sự tồn tại,vận hành bình thường của xã hội nói chung cũng như từng lĩnh vực (kinh tế,chính trị,văn hóa,giáo dục,đạo đức ) nói riêng. Trong đó, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của ý thức đạo đức.
Pháp luật và đạo đức đều là những bộ phận của hình thái ý thức xã hội. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau mặc dù bản thân chúng có những đặc thù riêng biệt.
Để làm rõ hơn về khía cạnh này,chúng ta phải đi vào phân tích mối liên hệ mật thiết giữa pháp luật và đạo đức trong sự hình thành và phát triển xã hội nay, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới của đất nước ta.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 21202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật với đạo đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC
LỜI MỞ ĐẦU
Kính chào cô và các bạn!
Chúng ta biết rằng xã hội loài người cùng với sự phát triển của nó đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội chính: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những đặc thù riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Song,dù là hình thái kinh tế - xã hội nào đi chăng nữa thì vai trò của pháp luật vẫn luôn được đề cao. Bởi pháp luật chính là công cụ để quản lí xã hội của giai cấp cầm quyền. Pháp luật còn là phương tiện không thể thiếu đảm bảo cho sự tồn tại,vận hành bình thường của xã hội nói chung cũng như từng lĩnh vực (kinh tế,chính trị,văn hóa,giáo dục,đạo đức…) nói riêng. Trong đó, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của ý thức đạo đức.
Pháp luật và đạo đức đều là những bộ phận của hình thái ý thức xã hội. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, thường xuyên tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau mặc dù bản thân chúng có những đặc thù riêng biệt.
Để làm rõ hơn về khía cạnh này,chúng ta phải đi vào phân tích mối liên hệ mật thiết giữa pháp luật và đạo đức trong sự hình thành và phát triển xã hội nay, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới của đất nước ta.
Đó cũng chính là lý do nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này, trong quá trình làm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của thầy cô và các bạn!
Qua đây, chúng em chân thành cảm ơn cô Bùi Kim Dung, giảng viên hướng dẫn đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này!
Chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện.
MỤC LỤC
Trang
I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG ………………………………………………………3
1. Khái niệm……………………………………………………………3
1.1. Pháp luật là gì? ……………………………………………...3
1.2. Đạo đức là gì? ………………………………………………..4
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ………………………...4
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC…………………………………………………………………………6
Sự giống nhau của pháp luật và đạo đức……………………. ..6
Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức....................................7
2.1. Về bản chất...............................................................................7
2.2. Về phương thức điều chỉnh con người.............................8
2.3. Về kết quả đạt được...............................................................8
2.4. Về tính bền vững.....................................................................9
III. PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC LĨNH VỰC....10
Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh..................................10
1.1. Tình hình kinh tế, đời sống doanh nghiệp......................10
1.2. Vai trò của đạo đức và pháp luật trong kinh doanh...10
1.3. Kết luận ……………………………………………………….15
2. Pháp luật và đạo đức trong ngành y ........................................16
3. Pháp luật và đạo đức trong văn hóa........................................19
4. Pháp luật và đạo đức trong nhà trường....................................21
4.1. Thực trạng hiện nay...............................................................21
4.2. Nguyên nhân và sự cần thiết của việc giáo dục pháp
luật và đạo đức trong nhà trường..............................................21
LỜI KẾT.......................................................................................................23
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG.
1. Khái niệm.
1.1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểu pháp luật tương ứng. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái xã hội khác nhau,và có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước cũng chưa hề biết đến pháp luật là gì, nhưng cũng đã có một trật tự nhất định cho cuộc sống cộng đồng; trật tự xã hội đó hình thành trên các cơ sở chuẩn mực xã hội như tập quán, tín điều tôn giáo, đạo đức… cũng mang tính quyền lực, nhưng theo Mác thì đó chỉ là quyền lực xã hội chứ không phải là pháp luật vì nó nhằm phục vụ cho cả cộng đồng. Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết pháp luật tự nhiên quan niệm. Theo Mác – Ph.Ăngghen phân tích thì pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này thì pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Nếu như pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó.
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, được thể hiện thành luật lệ. Như vậy, có nghĩa pháp luật "là biện pháp chính trị". Điều này được C. Mác và Ph. Ăng-ghen khái quát khi nói về pháp luật tư sản rằng, pháp quyền của các ông chỉ là lý trí của giai cấp tư sản đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung trong đó là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp quyết định. Pháp luật đã trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. Do đó, Nhà nước nào, pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính cưỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn định.
1.2. Đạo đức là gì?
Đây là một trong những câu hỏi đã làm bận lòng biết bao nhà ngiên cứu trên thế giới ở mọi thời đại. Hàng ngàn, hàng ngàn ý kiến, định nghĩa đã được nếu ra xoay quanh chủ đề này. Và rồi hàng ngàn, hàng ngàn ý kiến, định nghĩa tiếp theo về chủ đề này cũng đã và đang được nêu ra trong những năm tiếp theo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không đưa ra định nghĩa trực tiếp về đạo đức mà sử dụng cách đối lập giữa các sự việc, hiện tượng để nêu khái niệm đạo đức: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”(1)... Người cũng lấy sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công dân để định nghĩa đạo đức công dân: “Tuân theo pháp luật nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số..., hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc”(2).
Ở đây chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng: Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực xã hội, những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã hội… Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là các giá trị trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự trọng, sự tự ý thức về danh dự, nhân phẩm mỗi con người.
Như vậy, đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định được là đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài ấy. Điều đó chứng tỏ rằng đạo đức chính là cái gốc của những hành vi, lời nói tốt đẹp bên ngoài.
Ngoài ra đạo đức còn mang tính giai cấp. Đạo đức chiếm vị trí chi phối, giữ địa vị thống trị đạo đức xã hội là đạo đức của giai cấp cầm quyền.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
Theo quan điểm của C. Mác và Ph.Ăng-ghen, việc nghiên cứu đạo đức nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ các mối quan hệ kinh tế thì sẽ không thể làm sáng tỏ bản chất và đặc trưng của đạo đức, mà còn cần phải nghiên cứu nó trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học, văn hoá nghệ thuật... Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải là kết quả do tác động của một yếu tố riêng biệt, duy nhất nào. Tính phức tạp, thống nhất và biện chứng trong sự phát triển của nó luôn gắn liền với nhiều tác động lớn, trong đó quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là đáng chú ý hơn cả.
Bất kỳ một giai cấp nào, một nhà nước của giai cấp cầm quyền nào cũng đều có ý thức trong việc sử dụng hai hình thái ý thức này phục vụ cho lợi ích của mình. Thông thường, pháp luật, đạo đức là của một giai cấp cụ thể nào đó trong một hình thái xã hội cụ thể nào đó. Chúng là các hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, quy phạm chung tham gia quy định, điều chỉnh các hành vi và hoạt động xã hội của con người, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị của giai cấp thống trị. Pháp luật có vai trò bảo vệ, duy trì và củng cố một kiểu đạo đạo nhất định; ngược lại, đạo đức cũng có tác dụng củng cố, bảo vệ hệ thống pháp luật nhất định. Đấy chính là nghệ thuật của quyền lực chính trị.
Pháp luật phải dựa trên đạo đức, là chuẩn của đạo đức, pháp luật và đạo đức gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau.
Đạo đức là để hành động, hành động thì phải có chuẩn đích rõ ràng, phải có kỷ luật thúc đẩy. Cho nên, nếu đạo đức là gốc của pháp lý, thì pháp lý là chuẩn của đạo đức. Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng cho hành động của con người. Đạo đức là cái nền thì pháp luật đảm bảo cho chuẩn mực đạo đức được thực hiện và bảo vệ nếu bị vi phạm. Chuẩn mực cao nhất của đạo đức phong kiến là tôn quân (vua) tuyệt đối thì vua có quyền tuyệt đối, kể cả quyền đứng trên pháp luật và giết vua là tội nặng nhất trong pháp luật phong kiến. Còn trong xã hội ngày nay nếu vi phạm pháp luật, sẽ bị chính tòa án lương tâm và tòa án pháp quyền xử lý. Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai công cụ pháp luật và đạo đức. Ở phương Tây có câu thành ngữ: “Cuộc đi săn không đáng sợ bằng lúc chia phần”, cho thấy phương Tây đề cao pháp luật hơn đạo đức, kết quả là xã hội nhiều luật nhưng đạo đức thì ít đến tối thiểu, ngay cả hôn nhân cũng là kết quả của những tính toán về lợi ích. Điều đó được thể hiện qua các vụ ly lị, chia tay, họ thường đấu tranh, kiện tụng, nhờ luật sư can thiệp để có được phần tài sản “bồi thường” sao cho lớn nhất. Còn ở phương Đông, đạo đức lại là yếu tố được đề cao hơn, điển hình là trong trường phái Nho gia (Khổng – Mạnh) hay trong các bài giảng đạo của Phật giáo.
Vai trò của pháp luật đối với đạo đức, trước hết là đảm bảo thực hiện đạo đức:“Để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên trên”. Nếu đạo đức bị xâm hại thì pháp luật cũng bị vi phạm: “Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp”, khi đó pháp luật thể hiện vai trò không thể thay thế trong việc đưa xã hội trở lại ổn định, đồng thời khôi phục, bảo vệ đạo đức: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm”(3).
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT:
1. Sự giống nhau của pháp luật và đạo đức.
Như đã trình bày ở trên, pháp luật và đạo có sự thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để bảo đảm hoạt động của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng chính là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không phải tự nhiên mà có, bỗng dưng mà xuất hiện. Để con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục và tiếp thu lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức, nhân văn, truyền thống và nâng cao nhận thức con người. Tuy nhiên đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Điều đó sẽ được nêu ở phần dưới đây.
2. Sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật.
Pháp luật là cả một hệ thống quy tắc, nguyên tắc được thể hiện bằng các văn bản, đạo luật, sắc lệnh, nghị định..., được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Đằng sau hệ thống pháp luật là cả bộ máy Nhà nước đồ sộ cùng với những cơ quan đặc biệt khác để bảo đảm thực thi pháp luật.. Trong khi đó, đạo đức là những gì thuộc về bên trong con người, trong ý thức và tiềm thức, nó không được quy định trên văn bản hay đạo luật…mà đạo đức của xã hội lại được bắt đầu ngay từ khi loài người bước vào lịch sử của mình và ban đầu, nó được biểu hiện thông qua phong tục, tập quán nguyên thủy.
Như vậy, pháp luật và đạo đức có những điểm biểu hiện sự khác biệt, có sự vận động tương đối độc lập, mặc dù đều mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.
2.1. Về bản chất
Đạo đức mang tính chung, bao quát nhằm định hướng cho con người. Vì vậy đòi hỏi con người tự tìm tòi, tự khám phá và qua dư luận mà tự điều chỉnh hành vi của mình.Trái lại pháp luật thông qua những pháp quy, quy chế, điều chỉnh hành vi con người rất rõ và cụ thể.
Đạo đức có lời khuyên: “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, tức là muốn khuyên con người nên giúp đỡ nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn. Thế khi nào biết họ khó khăn và cần sự giúp đỡ? Để biết được điều đó, con người phải tự tìm hiểu chuẩn mực chung về đạo đức của xã hội đương thời để tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng, sao cho phù hợp. Nhưng pháp luật thì quy định một cách rõ ràng rằng: chứa chấp bao che tội phạm là vi phạm pháp luật, hoặc thấy người bị nạn mà không cứu giúp nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật… Như vậy pháp luật ở đây không phải định hướng như đạo đức mà nó quy định hành vi con người một cách rõ ràng và cụ thể.
Tuy nhiên pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các đạo đức khác trong xã hội. Cái cốt lõi, chung nhất của giá trị đạo đức và pháp luật là lẽ công bằng.
2.2. Về phương thức điều chỉnh hành vi con người.
Đạo đức và pháp luật khác nhau ở chỗ đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo, pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn. Bởi khi nhắc đến đạo đức là ta nghĩ ngay đến với sự khen chê về một vấn đề nào đó. Ví dụ như thầy cô giáo khen một học sinh giỏi, chăm ngoan và luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập: “Em này có đạo đức tốt”, hay mọi người hay mắng những đứa trẻ ngỗ nghịch, quậy phá: “Tụi nó đạo đức không tốt”. Bằng tập thể, xã hội, mọi người xung quanh để điều chỉnh hành vi của con người. Nếu hành vi đó là tốt con người tiếp tục duy trì và phát huy, còn nếu là xấu, là không tốt con người nên thay đổi hành vi đó. Nhưng con người có thay đổi hay không là tuỳ suy nghĩ và nhân cách mỗi người.
Nhưng pháp luật lại khác. Nhắc đến pháp luật là nhắc đến sự việc có tính bắt buộc, muốn hay không con người cũng phải thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với pháp luật, xã hội. Cá nhân không có quyền lựa chọn. Bởi khi không thực hiện đúng pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo luật pháp.
Ví dụ: Việc hút thuốc lá nơi công cộng hay bất cứ nơi đâu, không những có hại cho sức khỏe của bản thân mà còn có gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của những người xung quanh. Nếu vẫn cứ hút thuốc nơi đông người như thế thì đó là coi thường sức khỏe, tính mạng người khác, việc làm đó là thiếu đạo đức, thiếu ý thức, không nên. Cái “không nên” ở đây có nghĩa rằng điều đó vẫn có thể xảy ra. Nhưng về mặt pháp luật thì bắt buộc và quy định rằng: “Không được hút thuốc nơi công cộng”. Nếu như anh cố tình hay chỉ vô tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo luật pháp đã định.
Tóm lại, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo, linh động trong từng trường hợp, còn pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn.
2.3. Về kết quả đạt được.
Để có được hành vi đạo đức đúng đắn, chuẩn mực, cần trải qua cả một quá trình giáo dục lâu dài và lặp lại nhiều lần của gia đình, của xã hội cho đến lúc con người tự ý thức được hành động của mình và tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng mực. Ngược lại, pháp luật lại đạt được kết quả nhanh chóng khi thực hiện.
Ví dụ: Để những bạn học sinh biết về việc không nên lái xe khi chưa đủ tuổi là một kết quả của sự giáo dục lâu dài của gia đình, của nhà trường, của xã hội, giúp cho những bạn trẻ ý thức được và thực hiện đúng. Trái lại thì pháp luật lại đòi hỏi kết quả ngay lập tức. Hành vi đó phải được điều chỉnh ngay nếu không thì chính các bạn trẻ, bố mẹ hay người giám sát phải chịu trách nhiệm vì đã để các bạn vi phạm luật giao thông đường bộ.
2.4. Về tính bền vững.
Như đã nói ở trên, đạo đức là kết quả của sự giáo dục lâu dài, khi con người ý thức được hành vi họ sẽ tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi đó. Điều chỉnh đây là tự thân vận động, là nội lực của người biểu hiện hành vi, không ai có thể tác động trực tiếp vào hành động. Do đó một hành vi đạo đức có được, sẽ có tính bền vững ít thay đổi; vì vậy mới có “đạo đức truyền thống”. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, ép buộc, sự tác động từ bên ngoài, dù muốn hay không thì người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình để đúng với pháp luật. Sự thay đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu vắng bóng pháp luật.
Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Để mọi người hiểu biết và hành động cho đúng thì đó là kết quả giáo dục và tuyên truyền. Nhưng khi con người đã hiểu và tự điều chỉnh hành vi của mình thì họ sẽ không bao giờ mắc sai lầm về chuyện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Hành vi đó trở thành bền vững. Với góc độ pháp luật thì hành động không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ, lập tức pháp luật có biện pháp xử lý, người vi phạm phải điều chỉnh ngay hành vi của mình, phải nộp tiền phạt… Nhưng nếu ở đâu vắng bóng cảnh sát giao thông thì hành động không đội mũ bảo hiểm có thể lại xảy ra.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra dự báo rằng, pháp luật sẽ mất đi cùng với sự xóa bỏ xã hội có giai cấp. Đến lúc đó, đạo đức sẽ "ngự trị" hoàn toàn, nó thay thế luật pháp để điều hòa các hành vi, hoạt động của con người. Tất nhiên, từ giờ cho tới lúc đó còn là một quá trình phát triển rất lâu dài. Nhưng, có thể đưa ra một nhận xét rằng, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật. Trách nhiệm đạo đức được biểu hiện thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội không chỉ lên án những hành vi phản đạo đức, mà còn cổ vũ, khuyến khích những hành vi tích cực biểu hiện nếp sống văn hóa, văn minh của xã hội hiện đại.
Dựa vào đặc tính này có thể đưa ra một kết luận rằng: xét dưới góc độ chuẩn mực xã hội, pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa.
III. PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh.
Tình hình kinh tế, đời sống doanh nghiệp.
Nền kinh tế thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang nhường chỗ cho nền kinh tế thị trường đầy sôi động và hấp dẫn với mọi người. Nhiều sản phẩm hàng hóa thủ công nghiệp ra đời với sự phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người cùng với đó là những dịch vụ vui chơi, giải trí. Cuộc sống của con người ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn.Song cũng vì thế mà xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực.Nổi cộm lên là vấn đề vi phạm pháp luật và suy thoái đạo đức trong xã hội nói chung và từng lĩnh vực của đời sống nói riêng.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển lâu dài của Nhà nước,pháp luật đã phát huy được sức mạnh của mình trong việc giữ gìn sự ổn định xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nó. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của Nhà nước trong quá trình quản lí xã hội,nó có v