Theo như lời của Bác Hồ trong tập “Bác Hồ với di sản văn hoá loài người”
của Giáo sư Phạm Hồng Việt thì : “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật là nhằm xây
dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. Đạo Phật nguyên
thuỷ, nghĩa là đạo Phật qua những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trước hết là
những nguyên lý đạo đức hơn là một hệ thống triết học.Những điều Đức Phật quan
tâm không phải là một thế giới thần linh hay một vũ trụ siêu nghiệm mà là thế giới
của những con người trần thế với tất cả sức mạnh và sự yếu đuối bản chất, những
niềm vui và nỗi khổ của họ. Triết học Phật giáo căn bản là triết học về con người
và đời sống của con người.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phật giáo với con người với sự ảnh hưởng cảu nó tới quan niệm sống của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Phật giáo với con người với sự ảnh
hưởng cảu nĩ tới quan niệm sống
của người Việt
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 1 of 10
PHẬT GIÁO VỚI CON NGƯỜI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
TỚI QUAN NIỆM SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT.
Lời mở đầu
Theo như lời của Bác Hồ trong tập “Bác Hồ với di sản văn hoá loài người”
của Giáo sư Phạm Hồng Việt thì : “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật là nhằm xây
dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. Đạo Phật nguyên
thuỷ, nghĩa là đạo Phật qua những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trước hết là
những nguyên lý đạo đức hơn là một hệ thống triết học. Những điều Đức Phật quan
tâm không phải là một thế giới thần linh hay một vũ trụ siêu nghiệm mà là thế giới
của những con người trần thế với tất cả sức mạnh và sự yếu đuối bản chất, những
niềm vui và nỗi khổ của họ. Triết học Phật giáo căn bản là triết học về con người
và đời sống của con người.
Phật giáo cùng với ba yếu tố khác là yếu tố Bản địa, Nho giáo là Lão giáo đã
hoà nhập với nhau tạo nên cho người Việt một quan niệm sống tương đối hoàn
chỉnh, toàn diện trong lịch sử - đó là những quan niệm về sự gắn kết giữa cá nhân
và xã hội, giữa tâm linh và thực tiễn .v.v. Những tư tưởng của Phật giáo từ khi du
nhập vào Việt nam ảnh hưởng đến thế giới quan, đến tư duy truyền thống của
người Việt cực kỳ sâu sắc. Xét ở nhiều khía cạnh, sự ảnh hưởng đó vẫn còn tồn tại
đến giai đoạn đổi mới ngày nay. Các quan niệm của học thuyết Phật giáo về cứu
khổ, cứu nạn, vòng luân hồi, nhân quả, nghiệp báo không thể không tác động đến
quan niệm sống của người Việt.
Trong phạm vi bài viết này muốn nhấn mạnh vào khía cạnh Triết học Phật
giáo căn bản là triết học về con người và đời sống của con người, những ảnh hưởng
của học thuyết này đối với quan niệm sống của người Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 2 of 10
PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÓ Ở VN:
Có thể nói không ngoa rằng Aán Độ là một đất nước mộ đạo và trọng triết học bậc
nhất trên thế giới. Đối với người ad tôn giáo cốt yếu hơn chính trị, còn triết học thì
ích lợi và cần thiết bậc nhất trong tất cả mọi hình thức hoạt động của con người.
Trong chừng hai trăm năm, từ thế kỷ VII đến thế kỷ V trước công nguyên, đời sống
trí tuệ ở Ấn Độ đã phát triển tới một sự bừng nở sắc sảo. Nhiều trường phái triết
học xuất hiện nhưng có ảnh hưởng sâu rộng nhất vẫn là Phật giáo.
Phật giáo thịnh đạt tỏa bóng rộng lớn bao trùm những tôn giáo khác ở Ấn Độ gần
1500 năm. Mặc dù vị trí của Phật giáo ở ad hiện nay hết sức khiêm tốn, nó lại có
tầm vóc vô cùng rộng lớn trên phạm vi quốc tế. Về thời gian, Phật giáo là một
trong những tôn giáo vĩ đại nhất, thống lĩnh thế giới trong suốt 2500 năm qua. Về
không gian, Phật giáo lan tràn hầu khắp các nước phía Bắc, phía Đông, phía Nam
mảnh đất chôn nhau cắt rốn của nó. Đạo Phật là tôn giáo từ bên ngoài đưa vào VN
sớm nhất, cho đến nay đã 2000 năm, khi người Giao Châu tiếp nhận từ Tây vực
truyền sang.
Sau nhiều thế kỷ đón nhận các nhà sư ad và Trung Hoa, đến thế kỷ thứ V trở đi,
VN bắt đầu có các nhà sư như Huệ Thắng(440 - 479), Đạo Thiền (457 – 483).
Trong bước đầu phát triển ở VN, Đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng dân gian, ở
nhiều nơi có 4 chùa (tứ pháp): Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện không chỉ
thờ Phật mà còn thờù các thần mây, mưa, sấm, chớp, và thờ các nữ thần nông nghiệp
như bà Dâu, bà Dận...Nhiều nhà sư dẫn đầu các lực lượng địa phương tham gia đấu
tranh chống ách thống trị của Trung Hoa.
Bước sang kỷ nguyên độc lập tự chủ từ cuối thế kỷ thứ X, Đạo Phật phát triển rất
mạnh, có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của Xã Hội, nhất là về tư tưởng, dd,
văn học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc.Đinh Tiên Hoàng đánh thắng 11 sứ quân cát
cứ, nhà sư Ngô chân Lưu làm Tăng thống. Khi Lê Hoàn làm vua, nhà sử Đỗ Thuận
làm giúp triều đình mọi mặt đối nội, đối ngoại. Đời nhà Lý, các nhà sư Vạn Hạnh,
Từ Lộ...làm quốc sư. Các vị trí đó nói lên vai trò của các nhà sư trong Xã Hội. Các
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 3 of 10
vua Lý, Trần phần lớn chịu ah tư tưởng pg. Tư tưởng pg cũng bám rễ vào nếp sống
thường ngày của dân chúng: “đất vua, chùa làng” trở nên thói quen truyền kiếp ở
nông thôn người Kinh.
Ở VN phật giáo có mối liên hệ mật thiết với Nho Giáo và Lão Giáo trong câu
thành ngữ”Tam giáo đồng nguyên”. Khi nói” đồng nguyên” không chỉ ý nói cùng
một ngọn nguồn chảy qua, mà còn có ý nói sự hòa quyện. Những giá trị về dd làm
người của Nho giáo được lồng vào giáo lý nhà Phật ở VN trong đời sống tt và dd xh
VN. Còn các chùa thờ Phật nhiều khi cũng thờ thêm các vị thánh thần của đạo Lão
mà dan tin cậy trông ngóng, như chùa Thày ở Sài sơn, nguọc lại các phủ cũng đặt
thêm tượng Phật lên bệ thờ.
“Tam giáo thịnh suy, bĩ thái cùng thấy, đếu có từng thời; song, điều đáng quý đối
với cúng ta là thời thế thế nào, thì cũng phải xử sự cho đúng thế ấy.”-Tiến sĩ Trần
Bá Lãm (đỗ Tam giáp khoa Đinh Mùi 1787).
Từ thế kỷ XV trở đi, pg suy tàn dần, tuy các thế lực cầm quyền vẫn muốn dùng
Phật Giáo để làm dịu sự phẫn nộ của nhân dân. Từng lúc một, đạo Phật cũng được
triều đình chăm sóc, đền chùa cũng thỉnh thoảng được tu bổ, lễ bái được khuyế
khích nhưng rồi lại bị ngắt quãng vì những quy định khắt khe về xây chùa, tô tượng,
đúc chuông. Sau khi Pháp chiếm, đạo Phật bị chèn ép, tín đồ giảm sút, một số đông
tăng ni, phật tử tham gia chống Pháp, trở thành một bộ phận trong khối quần chúng
cm. Thực dân Pháp đã tạo ra tổ chức “Chấn hưng Phật giáo”, nhằm khai thác
khuynh hướng tiêu cực như sùng bái mê tín, lễ bái rùm beng...Tăng ni, phật tử đã
không bỏ lỡ cơ hội, nắm phong trào đó để tụ tập lực lượng dưới nhiều hình thức,
góp phần thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong mặt trận Việt
minh, đã xuất hiện Hội Phật giáo cứu quốc. Trong thời ký kháng chiến Ông Mai
Thọ truyền cải tổ Hội Nghiên cứu Phật học ở vùng Pháp chiếm đóng thành Hội
Phật học VN; bên cạnh đó còn xh Hội tăng già Nam Việt và Hội tăng già Trung
Việt, Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt; các tổ chức sau này hợp thành Tổng hội Phật
giáo VN.
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 4 of 10
Sau năm 1954, ở miền bắc Hội Phật giáo Thống nhất VN ra đời, vừa hoạt động tơn
giáo, vừa hoạt động yêu nước trong cương lĩnh mặt trận Liên Việt. Ỏ miền nam,
nhiều tổ chức, nhiều hệ phái ra đời, liên đới với nhau hoặc đối chọi nhau. Từ sau
năm 1963, dần dần quy tụ thành 5 xu hướng khác nhau:Tham gia kháng chiến
chống Mỹ trong mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam;Đấu tranh hợp pháp chống
Mỹ và tay sai;Dùng hoạt động tôn giáo để chống cộng quyết liệt;Không theo Mỹ,
xd thế lực chờ thời cơ;Hết sức tránh xa mọi tác động xh, đi vào tu hành”thuần túy”.
Tuy nhiên đa số Phật tử hướng về các hoạt động dân tộc và dân chủ.
sau năm 1975, đại đa số các tổ chức Phật giáo hai miền họp bàn với nhau, mở đại
hội thống nhất các tổ chức thành Giáo hội Phật giáo VN.
Đạo Phật vào VN đã hơn một nghìn năm, đã qua nhiều thời kỳ biến động, lúc thịnh
đạt, khi suy yếu, đã được cải biến không ít cả về nội dung giáo lý, niềm tin tôn giáo
và hình thức tổ chức; nhờ đó, có thể nói, cho đến nay khá hòa nhập với đời sống tt
và nhu cầu tâm linh của đa số dân cư...Tiếp thụ ah của hai phía ad và Trung Hoa,
pg VN ngày nay hội tụ cả hai dòng chính giáo của đạo Phật là Đại thừa và Tiểu
thừa, chịu ah của cả ba Tông phái lớn là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. pg
VN đã tạo dựng cho mình một truyền thống gắn bó với dân tộc và xứ sở, góp phần
quan trọng trong việc xd nền văn hóa dân tộc, tạo nên nhiều nét khắc sâu trong tâm
tưởng, dd, tâm lý, lối sống của nhân dân.
Hiện nay, đạo Phật là tôn giáo có đông tín đồ nhất trong các tôn giáo ở VN, ước
lượng khoảng 15 triệu trong đó có gần một triệu thuộc dân tộc Khơ-me ở nam bộ.
Số tăng ni các cấp được ghi nhận trong cả nước vào khoảng 30000, trong đó có một
phasn ba là sư sãi Khơ-me. Trong tổng số 12000 chùa cả nước, có 440 chùa Khơ-
me.
Khoảng mười năm gần đây, đời sống tín ngưỡng có nhộn nhịp hơn trước. Số người
đi lễ chùa tăng lên một cách đáng kể, trong đó có nhiều người không hiểu biết gì
về giáo lý và tổ chức giáo hội, thậm chí nhiều người chỉ cốt tìm ra một chốn yên ổn
tâm hồn. Ở một số chùa, việc cúng bái vượt ra khỏi giáo lý va kỷ cương nhà chùa,
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 5 of 10
pha tạp và xen kẽ nhiều hình vẻ mê tín dị đoan; trong”tâm linh” nhiều người đi lễ
chùa(như chùa Hương chẳng hạn), có không ít người muốn cầu xin một ít may mắn
nào đó để trốn được thuế, để ‘một vốn bốn lời’, thậm chí muốn xin xỏ một “đặc
ân” trên trời rơi xuống..
Ở khía cạnh khác đạo Phật còn là nguồn an ủi cho một lớp người đúng tuổi, là nơi
xa lánh cõi đời của một số người gặp”số mệnh” lênh đênh và cũng là vốn liếng cho
một số trí thức muốn lần trở lại khía cạnh triết lý nhân đạo của đạo Phật.
Tuy vậy Phật thực sự là tôn giáo tâm linh sâu sắc nhất và hiểu biết nhất được biết
đến trong lịch sử tinh thần nhân loại.
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 6 of 10
II. Triết học Phật giáo căn bản là triết học về con người và đời sống con người, những ảnh
hưởng tới quan niệm sống của người Việt.
Thứ nhất , đạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế
giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định, không do một vị thần nào sáng tạo
nên cả. Vì thế giới luôn là dòng biến ảo vô thường nên không có cái gọi là bản
ngã, không có thực thể; tất cả theo quy luật nhân quả cứ biến đổi không ngừng,
không nghỉ, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không và chỉ có sự
biến hoá ấy là thường hữu.
Phật giáo xuất phát từ con người để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vì thế mới
có câu “ người ta là một cái tiểu vũ trụ” trong cái đại vũ trụ là trời đất. Nó không
xuất phát từ cái trừu tượng để tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của vũ trụ mà xuất phát
từ cái trừu tượng để nhận thức sự huyền đồng của con người trong vũ trụ. Sở dĩ đạo
Phật đặt trọng tâm vào con người trước là bởi vì đạo Phật cho rằng con người biết
được mình thì sẽ biết rõ được trời đất, vạn vật. Nhà Phật cho rằng “lý sự vô ngại”,
nghĩa là cái lý siêu hình của vũ trụ, vạn vật cùng các sự vật trên đời không phải là
hai , không có sự ngăn cách, và việc của trời đất và việc của con người không phải
là không liên hệ với nhau. Thông hiểu được cái huyền diệu của bản thân thì cũng
thông hiểu được cái lẽ huyền diệu của trời đất, vũ trụ.
Quan niệm vô thường, vô ngã của đạo Phật đã thấm vào tư duy của người Việt
nam. Đó là kiểu tư duy tổng quan tức là loại tư duy tổng hợp một cách quân bình.
Đó là thứ tư duy “động”, từ cái “có” qua cái “không” và từ cái “không” qua cái
“có”. Nó bao giờ cũng hàm chứa mâu thuẫn: có mà không, không mà có. Tâm hồn
người Việt luôn bị cái triết lý “vô thường” của Phật giáo chi phối nên mọi cảnh
tượng thực mà hư, hư mà thực. Theo Phật giáo, mọi việc trên đời đều luôn luôn
động. Do động nên mất quân bình nhưng mất quân bình chỉ là tạm thời để tìm lại
quân bình. Luật quân bình là luật của tạo hoá để duy trì sự sống. Quân bình là
không thái quá, không bất cập. Bởi thế, trong tư duy của người Việt, trong trời đất
không có gì là thái quá mà trường tồn vĩnh cửu được. Đứng trước công cuộc công
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 7 of 10
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thế giới quan và lối tư duy tổng hợp của người
Việt nam đã mang lại những thuận lợi nhất định bởi nó đặc tính rất linh hoạt. Điều
này có thể coi là thích hợp cho sự thâm nhập của kinh tế thị trường vốn có đặc điểm
là năng động, nhanh nhạy.
Phật giáo đã nhìn thấy mối quan hệ cơ bản, phổ biến của mọi sự vật, hiện
tượng, đó là mối quan hệ nhân quả. Nhấn mạnh đến tính nhân quả, Phật giáo muốn
hướng con người vào việc hướng thiện, làm việc tốt ở đời này để đem lại phúc đức
cho gia đình và người thân. Ảnh hưởng của quan niệm này lớn đến mức mà chính
nó đã biến thành quan niệm thế giới quan và nhân sinh quan của đại đa số người
Việt. Người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả ấy” hay “gieo gió thì gặp
bão”. Quan điểm nhân quả của Phật giáo xét về mặt nào đó, có ý nghĩa tích cực
nhất định. Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những việc làm của
mình. Nó chống lại những tư tưởng sống gấp, chết là hết, v.v.
Thứ nhì, Đạo Phật còn đưa ra thuyết Tứ diệu đế . Đây là tư tưởng triết lý nhân
sinh của đạo Phật. Đó là 4 chân lý cơ bản về cuộc sống và thái độ của con người
trong cuộc sống: Khổ đế, Tập đế, Diệu đế và Đạo đế.
♦ Khổ đế là chân lý về bản chất của sự khổ trên đời. Theo Đức phật, cái mà chúng
ta gọi là “cái tôi”, “cá nhân” chỉ là sự kết hợp của “ngũ uẩn”, tức 5 nhóm các năng
lực vật và chất tinh thần, bao gồm :
• Sắc uẩn: tập hợp những yếu tố vc cấu thành thân thể người ta gồm các giác
quan, tay chân và ngũ tạng.
• Thụ uẩn: gồm các cảm thụ nảy sinh khi ngũ quan và cơ quan tinh thần tếp
xúc với thế giới bên ngoài.
• Tưởng uẩn: là nhóm những tri giác tưởng tượng cũng bắt nguồn từ quan hệ
của sáu năng lực của con người với thế giới bên ngoài.
• Hành uẩn: chứa tất cả những hành vi, ý muốn.
• Thức uẩn: là ý thức, hiểu biết.
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 8 of 10
Các yếu tố trong mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc lẫn
nhau. Mặt khác, cả ngũ uẩn đều ràng buộc và phụ thuộc thế giới bên ngoài.
Mỗi uẩn cũng như cả ngũ uẩn đều thay đổi từng giây từng phút. Cuộc đời chính bản
thân nó cũng là một sự vận động, một sự hóa thành liên tục và thay đổi không ngừng.
♦ Trong Tập đế, đức Phật đã nêu nguyên nhân của những nỗi khổ là lòng
ham muốn. Nguồn gốc của lòng ham muốn là sự không hiểu biết và lần
lượt trải qua một hệ thống của những mối liên hệ nhân quả nhiều cung bậc
gọi là “thập nhị nhân duyên”, gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục
căn, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Mười hai nhân duyên là quy
luật tương tác của quan hệ nhân quả ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nếu còn vô minh, mê muội, u tối, vọng động thì còn có điều kiện và nhân
tố sinh ra mọi biểu hiện của nghiệp và khổ. Phật giáo cho rằng quá trình
sống hiện tại là kết quả của những ý muốn sinh sống ích kỷ đã có trong
những lần sinh sống trước đó và những ý muốn sinh sống ích kỷ hiện nay là
nguyên nhân của những quá trình sinh sống sau này. Quan niệm này, trong
một phạm vi nhỏ, đã nói lên vai trò nội tâm của con người. Phật giáo là
một học thuyết về tâm. Cái tâm con người là vô cùng quan trọng, bởi lẽ nó
chính là tinh thần, ý thức, là cái phân biệt sự khác nhau giữa con người và
động vật. Trong môi trường quản lý hiện đại, người quản lý, lãnh đạo giỏi
cũng chính là người biết thu phục nhân tâm con người. Nếu người lãnh đạo
biết đoàn kết mọi người sẽ tạo nên được sức mạnh cộng hưởng của tập
thể. Lịch sử cũng đã chứng minh khi nào dân tộc ta đồng tâm hiệp lực thì
sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn vượt qua bao khó khăn, hiểm hoạ . Và đó
cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong đó có sự đóng góp
của Phật giáo.
Sau Tứ diệu đế, Phật còn dùng khái niệm “Giải thoát” và “Niết bàn” và để
nói tới hướng đi tới, mục đích của đời người. Suốt đời Phật Thích ca Mâu ni đã dốc
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần II: PHẬT GIÁO
Nguyễn Duy Kiệt QTDN K13-2002 9 of 10
tâm tu luyện và truyền đạo chính là để mưu cầu sự giải thoát của chính mình và
đem lại sự giải thoát cho mọi người. Phật giáo đã chỉ ra con đường để đi đến chỗ
giác ngộ, giải thoát bằng cách thực hiện 8 con đường đúng (bát chánh đạo) trong
các lĩnh vực: nhận thức (chính kiến, chính tư duy); lời nói, việc làm (chính ngữ,
chính nghiệp); việc mưu sinh (chính mạng, chính tịnh tiến) và sự tu luyện (chính
niệm, chính định). Trên 8 con đường đúng, bản thân chúng ta là người quyết định sự
tiến bộ của mình. Kinh Phật dạy “ Các đức Như lai chỉ làm công việc chỉ đường
vạch lối mà thôi còn từng người phải tự mình tìm đến, chứ không ai đi hộ người
khác được”. Đạo Phật còn đề ra những phương pháp trên con đường thực hành tu
luyện là “Ngũ giới” là “Lục độ” - đó chính là cụ thể hoá của Bát chính đạo, nghĩa
là những tiêu chuẩn đạo đức và trí tuệ cụ thể để mọi tín đồ noi theo và đạt tới theo
hướng tiến lên cõi Niết bàn và Giải thoát.
Giá trị của học thuyết Phật giáo cũng như các học thuyết phương Đông khác
thể hiện ở chỗ là nó cụ thể hoá thành hành động để mọi người thực hiện được nó
ngay bản thân, áp dụng được trong đời sống hàng ngày. Phật dạy về “Giải thoát”
và “Niết bàn” thì cũng không hoàn toàn chỉ là những tiêu đích lý tưởng xa xôi trong
tương lai mà chủ yếu là Phật muốn nhắn nhủ chúng ta phải sống và hành động như
thế nào ngay trong hiện tại. Phật giáo cho rằng việc ngh