Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy tính cạnh tranh hiện
nay, làm việc nhóm là một kỹ năng hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
cho những người lãnh đạo nhóm là làm sao để tạo dựng một nhóm hoạt động hiệu
quả vì mục tiêu chung của cả nhóm, làm sao dung hoà và kết hợp được những cá
nhân để tạo nên nhóm vững mạnh.? Thực sự ở cương vị một trưởng nhóm, hẳn
bạn s ẽ nhận thấy lãnh đạo nhóm là một việc không hề đơn giản. Chính vì lý do
này, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm” làm đề tài nghiên cứu cho
tiểu luận bộ môn Kỹ năng lãnh đạo.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu
để phát triển được kỹ năng lãnh đạo nhóm. Để thực hiện được mục đích nghiên
cứu này, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.
2. Nghiên cứu thực trạng của vấn đề.
3. Hệ thống hoá và đề xuất những biện pháp, phương thức nhằm phát triển kỹ
năng lãnh đạo nhóm
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5937 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
Học viên : Nguyễn Phương Hà
Lớp : Cao học QTKD6.2
STT : 20
Hà Nội, tháng 7/2010
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3
PHẦN I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nhóm và lãnh đạo nhóm .................................... 4
1.1.1. Khái niệm về nhóm.................................................................................. 4
1.1.2. Phân loại nhóm......................................................................................... 4
1.2. Những vấn đề về lãnh đạo nhóm....................................................................... 5
PHẦN II: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM................................. 6
2.1 Tìm hiểu các vấn đề của nhóm ........................................................................... 6
2.1.1 Quá trình hình thành một nhóm .............................................................. 6
2.1.2. Những lợi ích khi làm việc theo nhóm.................................................. 7
2.1.3. Những khó khăn và bất lợi mà nhóm có thể gặp phải ........................ 7
2.1.4. Các yếu tố tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả ................................. 8
2.2. Làm thế nào để lãnh đạo nhóm ......................................................................... 9
2.2.1. Hiểu rõ về công việc của nhóm.............................................................. 9
2.2.2. Hiểu rõ về các thành viên tham gia nhóm .......................................... 11
2.2.3. Điều hành và lãnh đạo nhóm ................................................................ 11
2.2.3.1. Thiết lập các quy tắc căn bản của nhóm....................................11
2.2.3.2. Giải quyết các vấn đề nhóm.......................................................12
2.2.3.3. Tăng cường giao tiếp nhóm.......................................................13
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 17
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 3
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy tính cạnh tranh hiện
nay, làm việc nhóm là một kỹ năng hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra
cho những người lãnh đạo nhóm là làm sao để tạo dựng một nhóm hoạt động hiệu
quả vì mục tiêu chung của cả nhóm, làm sao dung hoà và kết hợp được những cá
nhân để tạo nên nhóm vững mạnh...? Thực sự ở cương vị một trưởng nhóm, hẳn
bạn sẽ nhận thấy lãnh đạo nhóm là một việc không hề đơn giản. Chính vì lý do
này, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm” làm đề tài nghiên cứu cho
tiểu luận bộ môn Kỹ năng lãnh đạo.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu
để phát triển được kỹ năng lãnh đạo nhóm. Để thực hiện được mục đích nghiên
cứu này, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.
2. Nghiên cứu thực trạng của vấn đề.
3. Hệ thống hoá và đề xuất những biện pháp, phương thức nhằm phát triển kỹ
năng lãnh đạo nhóm.
Cấu trúc của tiểu luận: Ngoài trang bìa chính, trang bìa phụ, trang ghi ơn,
mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 4
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM
VÀ LÃNH ĐẠO NHÓM
1.1. Các vấn đề cơ bản về nhóm:
1.1.1. Khái niệm nhóm:
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc
làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá
nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện
một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng
nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào
thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
1.1.2. Phân loại nhóm:
Vậy tại sao cần phải làm việc theo nhóm? Nguyên nhân vì nhiều công việc
phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng, đòi hỏi nhiều kiến thức, một người không thể tự
giải quyết được mà cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người khác. Chính vì thế,
nhóm được thành lập.
Tuy nhiên, nhóm không hoàn toàn chỉ là việc tập hợp một đội ngũ và vạch ra
nhiệm vụ cho họ. Theo thống kê, có các loại nhóm sau đây:
Nhóm chức năng: Là một đội ngũ, có thể làm việc cùng nhau hoặc không,
có trách nhiệm báo cáo công việc với một người phụ trách duy nhất để đáp
ứng mục tiêu chung của nhóm hay lớn hơn là của tổ chức.
Nhóm chức năng chéo: là nhóm được thành lập bởi những thành viên đảm
nhận các chức năng khác nhau trong tổ chức. Các thành viên trong nhóm sử
dụng một quỹ thời gian nhất định cho hoạt động của nhóm, phần thời gian
còn lại được dành cho các nhiệm vụ khác.
Nhóm Tiger: cũng giống như nhóm chức năng chép, nhóm Tiger là nhóm
được thành lập bởi những thành viên đảm nhận các chức năng khác nhau
trong tổ chức nhưng toàn bộ thời gian của họ sẽ được sử dụng phục vụ cho
hoạt động của nhóm, vì mục tiêu chung mà nhóm đề ra, với nhiệm vụ hàng
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 5
đầu là phải đưa ra giải pháp cho một vấn đề nào đó của tổ chức, hay chính
là để thực hiện mục tiêu nhóm.
Nhóm chuyên nhiệm: là nhóm được tổ chức tạm thời với những thành viên
được tập hợp lại để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, thực hiện một mục
tiêu cụ thể mà nhóm đề ra khi quyết định thành lập nhóm.
1.2. Các vấn đề về lãnh đạo nhóm:
Khái niệm về lãnh đạo:
Lãnh đạo là hướng dẫn mọi người, có nghĩa rằng bạn phải biết lắng nghe,
quan sát và gây ảnh hưởng đến các cá nhân cũng như động cơ của cả nhóm. Nó
liên quan đến việc làm cho mỗi thành viên của nhóm cảm thấy nỗ lực và hiệu quả
công việc của họ được ghi nhận, hoà hợp tất cả các thành phần và tạo dựng nhận
thức cho các thành viên trong nhóm về việc họ đang làm gì, và tại sao họ phải làm
như vậy.
Lãnh đạo là thúc đẩy một nhóm kiên trì vượt qua xung đột và khúc mắc để
có thể đạt được những mục đích cao hơn. Điều đó có nghĩa người lãnh đạo nhóm
phải biết can thiệp đúng lúc để đưa nhóm của mình quay lại đúng con đường phải
đi.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 6
PHẦN 2: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM
2.1. Tìm hiểu các vấn đề của nhóm:
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề mà nhóm sẽ gặp phải khi
hoạt động nhóm, để từ đó tìm ra phương thức phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
sao cho hiệu quả nhất.
2.1.1. Quá trình hình thành một nhóm:
Người trưởng nhóm, hay người lãnh đạo nhóm trước hết cần phải nắm được
quá trình hình thành nhóm trải qua những giai đoạn nào. Có 5 giai đoạn hình thành
và phát triển nhóm bao gồm: Hình thành – xung đột – bình thường hoá – hoàn
thiện – tan rã.
- Giai đoạn hình thành: ở giai đoạn này, các cá nhân riêng lẻ gặp nhau, tập
hợp lại, hình thành nhóm để thực hiện cùng một mục tiêu chung. Giai đoạn
này sẽ xác định người trưởng nhóm, phân chia công việc và trách nhiệm
giữa các thành viên trong nhóm.
- Giai đoạn xung đột: trong giai đoạn này, xảy ra xung đột giữa các thành
viên trong nhóm hoặc giữa một thành viên với các thành viên còn lại trong
nhóm.
- Giai đoạn bình thường hoá: các mâu thuẫn giữa các thành viên hoặc giữa
thành viên với trưởng nhóm được giải quyết. Các thành viên làm việc
khăng khít với nhau do mâu thuẫn đã được giải quyết.
- Giai đoạn hoàn thiện: các khâu công việc, nhiệm vụ phân công cho từng
thành viên trong nhóm được các thành viên nỗ lực hoàn thành.
- Giai đoạn tan rã: nhóm tan rã sau khi đã đạt được mục tiêu đề ra hoặc khi
các thành viên rời bỏ nhóm.
Việc hiểu được các giai đoạn phát triển và hình thành nhóm giúp cho người
trưởng nhóm hiểu được hiện nhóm mình đang trong giai đoạn nào, phát triển như
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 7
vậy có hợp quá trình không để từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả cho những
vướng mắc của nhóm.
2.1.2. Những lợi ích khi là việc theo nhóm:
- Công việc được thực hiện tốt hơn vì có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm
rộng hơn do tập hợp của các thành viên trong nhóm.
- Sức sáng tạo lớn hơn, nhiều triển vọng hơn, có thể giải quyết vấn đề hiệu
quả hơn.
- Khả năng sẵn sàng phản ứng trước những thay đổi và rủi ro cao hơn.
- Tạo môi trường hoạt động hứng khởi và giàu động lực hơn cho các thành
viên trong nhóm.
- Các thành viên cùng chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, nhờ đó, vấn
đề có thể được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Thoả mãn nhu cầu giao tiếp của con người.
- Được học hỏi thêm từ các thành viên khác.
- Vượt qua được những xu hướng thiên lệch cá nhân.
- Các thành viên của nhóm tích cực trong việc biến các ý tưởng của nhóm
thành sự thật
- Ý tưởng do một nhóm người đưa ra sẽ dễ chấp nhận hơn
2.1.3. Những khó khăn và bất lợi mà nhóm có thể gặp phải:
- Các mục tiêu của nhóm không rõ ràng, hoặc mâu thuẫn với nhau.
- Các thành viên trong nhóm không hợp tác tốt khi kết hợp với nhau.
- Xảy ra xung đột giữa các thành viên trong nhóm.
- Sự lấn át của một bộ phận hoặc bè phái trong nhóm đối với những thành
viên khác trong nhóm có thể hạn chế năng suất làm việc nhóm, làm giảm
thành quả có được của cả nhóm.
- Ý kiến của cá nhân có ảnh hưởng đến cả nhóm.
- Tốn thời gian và đòi hỏi sự cố gắng của cả nhóm.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 8
- Chú trọng đến mục tiêu của nhóm hơn là mục tiêu chung của toàn tổ
chức.Quyết định nhiều khi đưa ra để dung hoà mọi ý kiến trong nhóm .
2.1.4. Các yếu tố tạo nên một nhóm làm việc hiệu quả
* Chia sẻ quyền lãnh đạo
- Lãnh đạo nhóm là người được các thành viên tin tưởng và có thể đưa ra các
quyết định
- Tất cả các thành viên của nhóm đều nhận được thông tin đầy đủ
- Lãnh đạo nhóm tôn trọng ý kiến của mọi thành viên.
- Mọi người trong nhóm đều tham gia vào quá trình ra quyết định một cách hợp
lý (đúng người, đúng việc)
- Lãnh đạo nhóm chú trọng đến việc phát triển và đào tạo các thành viên của
nhóm
• Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Kỹ năng liên quan đến chia sẻ thông tin, tham gia và điều khiển một cuộc họp,
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, sự đồng tâm nhất trí trong nhóm.
• Không khí trong nhóm
- Không khí cởi mở, thân thiện, hỗ trợ và tin tưởng lẫn nhau, làm cho các thành
viên cảm thấy thoải mái khi tham gia cùng nhóm. Các thành viên không để lợi ích
cá nhân ảnh hưởng đến công việc của nhóm.
• Sự gắn bó
- Mức độ gắn bó trong nhóm, sự đồng lòng quyết tâm cùng đạt mục đích chung.
- Công việc được phân công hợp lý cho từng thành viên và được toàn nhóm nhất
trí.
• Sự đóng góp của thành viên trong nhóm
- Tất cả mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình
- Chia sẻ thông tin, công việc, quan hệ với nhau cởi mở, tham gia tích cực
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 9
- Chia sẻ trách nhiệm và công việc đồng đều giữa các thành viên trong nhóm và
từng thành viên hiểu rõ công việc mà mình đang làm sẽ ảnh hưởng tốt/xấu thế nào
đến toàn nhóm.
2.2. Làm thế nào để lãnh đạo nhóm?
Vậy làm thế nào để có thể tạo ra một nhóm làm việc hiệu quả và lãnh đạo
nhóm đó đạt được tốt mục tiêu đề ra?
Vai trò của một người lãnh đạo nhóm có thể bắt đầu bằng việc nhận biết
nhiệm vụ mà nhóm cần thực hiện, mục tiêu mà nhóm cần hướng tới. Sau đó là lập
kế hoạch và lựa chọn thành viên cho nhóm. Tuy nhiên, công việc thực sự lại bắt
đầu từ trước đó. Các cá nhân riêng biệt gặp nhau, tập hợp thành một nhóm và tập
trung tại một địa điểm. Nhiệm vụ của người trưởng nhóm là phải tập hợp các cá
nhân này thành một nhóm gắn bó, cùng cam kết vì nhiệm vụ chung của nhóm.
2.2.1. Hiểu rõ về công việc của nhóm:
Trước hết, người lãnh đạo nhóm cần phải hiểu rõ công việc của nhóm và
mục tiêu nhóm cần hướng tới là gì.
Mặc dù những mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm sẽ giúp định hướng hoạt
dộng của các thành viên trong nhóm, nhưng bất cứ một nhóm nào cũng thực hiện
những hoạt động chung bao gồm:
- Xác định rõ mục tiêu cần hoàn thành của nhóm và nỗ lực để đạt được mục
tiêu đó.
- Thống nhất về phương thức, phân công việc giữa các thành viên trong
nhóm để đạt mục tiêu đã đề ra.
- Thúc đẩy tiến độ công việc để đạt được mục tiêu đề ra.
- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về mặt chuyên môn.
- Thực hiện các bước công việc đã đề ra.
- Đánh giá, tổng hợp và điều chỉnh các khâu công việc thông qua việc giao
tiếp, trao đổi với các thành viên khác và các bộ phận liên quan.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 10
Nhận biết mục đích của nhóm: bất cứ một nhóm nào được thành lập ra
cũng nhằm một mục đích nhất định. Mục tiêu này cần được phổ biến đến mọi
thành viên của nhóm để mọi thành viên này cùng nắm bắt, hiểu rõ cái đích mà
mình cần hướng tới cũng như nhiệm vụ mà mình sẽ đảm nhận trong nhóm. Và cho
dù nhiệm vụ của từng cá nhân có khác nhau, người lãnh đạo nhóm vẫn phải hướng
các thành viên về mục đích chung cố hữu mà nhóm đã đề ra.
Ngoài ra cũng cần phải xác định phạm vi hoạt động của nhóm và phạm
vi ra quyết định của nhóm. Ví dụ, nhóm được ra nhiệm vụ lên kế hoạch cho một
chương trình PR. Tuy nhiên, ngân sách lại phụ thuộc vào bộ phận tài chính. Vì
thế, các kế hoạch, chương trình mà nhóm xây dựng phải nằm trong khung tài
chính mà tổ chức phê duyệt.
Sau khi xác định được mục tiêu và phạm vi hoạt động của nhóm, người
trưởng nhóm cần lựa chọn các thành viên tham gia nhóm, đảm bảo cá nhân này có
thể bù trừ những kỹ năng còn thiếu của các thành viên khác trong nhóm. Không
chỉ đơn giản là tìm kiếm thành viên được trang bị những kỹ năng mà nhóm đang
cần, mà hơn nữa, họ phải có khả năng phát triển những kỹ năng khác. Một tập hợp
những kỹ năng cần thiết sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của từng nhóm,
nhưng tất cả các nhóm đề đòi hỏi phải thông thạo về kỹ thuật chuyên môn, bao
gồm:
- Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Kỹ năng giao tiếp cá nhân.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
Tuy nhiên, cũng không nên quá coi trọng kỹ năng của các cá nhân khi lựa
chọn họ tham gia vào nhóm. Thái độ làm việc của cá nhân cũng rất quan trọng. Kỹ
năng có thể được đào tạo, tất nhiên phải dựa trên nền tảng kỹ năng mà cá nhân đó
đã có, nhưng thái độ của cá nhân đó đối với công việc không thể bị coi nhẹ. Cũng
cần phải lưu ý rằng những thành viên tự nguyện tham gia nhóm sẽ có xu hướng
tận tuỵ với công việc của nhóm hơn các thành viên được chỉ định tham gia nhóm.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 11
Sự tận tâm này sẽ còn lớn hơn nhiều khi các thành viên trong nhóm nhận ra mục
đích quan trọng phía sau những nỗ lực của nhóm.
Lựa chọn số lượng thành viên tham gia nhóm cũng tuỳ thuộc vào nhiệm vụ
và tính chất công việc đặt ra:
- Thành lập nhóm nhỏ từ 5-9 thành viên nếu nhiệm vụ đặt ra cho nhóm là
phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng cụ thể. Vì việc tập hợp thông tin và tổng
kết, trao đổi sẽ phức tạp hơn nhiều nếu số lượng thành viên trong nhóm lớn.
- Thành lập nhóm lớn có thể lên tới hơn 20 người nếu nhiệm vụ đặt ra có
phạm vi hoạt động rộng, nhưng tính chất công việc lại khá đơn giản và dễ
thực hiện.
- Có thể chia nhóm lớn thành các nhóm nhỏ nếu các thành viên trong nhóm
chấp thuận uỷ nhiệm công việc khi cần thiết.
- Số lượng thành viên trong nhóm nên là số lẻ để thuận tiện trong việc biểu
quyết ra quyết định.
2.2.2. Hiểu rõ về các thành viên tham gia nhóm:
Hãy tìm hiểu động lực của các cá nhân khi tham gia nhóm. Mỗi cá nhân khi tham
gia nhóm đều có mối quan tâm và động lực riêng của họ. Một số động lực cơ bản
của các cá nhân khi tham gia nhóm như sau:
- Cơ hội học hỏi từ những người khác để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
- Đáp ứng nhu cầu giao tiếp, tham gia nhóm và được hợp tác với người khác.
- Nhu cầu đạt được mục tiêu chung như nhóm đã đề ra.
- Nhu cầu được khẳng định bản thân mình.
...
2.2.3. Điều hành và lãnh đạo nhóm:
2.2.3.1. Thiết lập các quy tắc căn bản cho nhóm:
Quy tắc căn bản quan trọng nhất của nhóm là xác định xem quyết định của nhóm
sẽ được đưa ra như thế nào. Công việc của nhóm thường đòi hỏi những quyết định
liên tục, càng nhiều thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 12
càng làm tăng thêm sự hỗ trợ tích cực cho kết quả công việc. Quyết định thường
được hình thành theo một số cách sau đây:
- Lãnh đạo ra quyết định: Đây là cách ra quyết định nhanh nhất do quyền ra
quyết định tập trung vào một người lãnh đạo duy nhất. Tuy nhiên, cách ra
quyết định này ít khi nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của toàn bộ các
thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, nếu các thành viên trong nhóm cảm thấy
quan điểm hay ý kiến của họ được lắng nghe, được lãnh đạo cân nhắc và
xem xét trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng, và quan trọng nhất là
họ có lòng tin vào người lãnh đạo, thì phương pháp ra quyết định này có thể
phát huy hiệu quả.
- Đa số quyết định: phương pháp này khá quen thuộc và thường được chấp
nhận trong quá trình ra quyết định của nhóm. Tuy vậy, những cá nhân đưa
ra ý kiến thiểu số sẽ có cảm giác mình là người ngoài cuộc.
- Một nhóm nhỏ các thành viên trong nhóm đưa ra quyết định: Sự tín nhiệm
là yếu tố đặc biệt quan trọng khi áp dụng cách thức ra quyết định này.
- Quyết định bằng sự nhất trí: Đây là mức cao nhất của việc ra quyết định
nhóm. Không hẳn là tất cả các thành viên đều đồng ý với quyết định đó,
nhưng có được sự nhất trí sẽ tạo nền tảng để các thành viên hợp tác với
nhau thực hiện mục tiêu chung của nhóm. Khi đã là một thành viên nhóm
có nghĩa rằng bạn phải chấp nhận ủng hộ các quyết định của nhóm, kể cả
khi bạn không ủng hộ quyết định này. Đây là cách ra quyết định mất nhiều
thời gian nhất, nhưng hiệu quả công việc có thể đạt lên cao nhất, tuy nhiên,
không thích hợp khi phải quyết định những vấn đề khẩn cấp.
2.2.3.2. Giải quyết các vấn đề của nhóm:
Giữ cho nhóm đi đúng mục tiêu: Mục tiêu nhóm đề ra từ ban đầu có thể bị chệch
hướng vì rất nhiều lý do. Ý thức về phương hướng của các thành viên trong nhóm
có thể bị giảm sút do phong cách lãnh đạo, hoạt động nội bộ hoặc mâu thuẫn giữa
các thành viên. Trách nhiệm của người trưởng nhóm là phải luôn hướng các hoạt
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo TS. Lê Thị Thu Thủy
Nguyễn Phương Hà – STT 20 – QTKD K6.2 13
động của các thành viên về mục tiêu chung của cả nhóm, định hướng lại những
hoạt động sai lệch hướng mục tiêu mà nhóm đề ra.
Giải quyết xung đột: Xung đột không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực.
Những xung đột mang tính tư duy hoặc mang tính sáng tạo có thể sẽ có ích. Khi
các thành viên không đồng tình với kết quả thì những cách giải thích, tiếp cận hay
những lý lẽ mà họ đưa ra có thể tạo nên những kết quả đột phá. Ngược lại, những
xung đột không kiểm soát được hay mang tính mâu thuẫn tình cảm cá nhân sẽ làm
giảm nỗ lực của các thành viên trong nhóm, gây tổn hại đến mục tiêu chung của cả
nhóm. Xung đột cần phải được giải quyết kịp thời v