Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong
suốt quá trình xây d ựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để
đất nước vươn lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá
trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa
dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế
biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trongnước được đảm
bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao
su. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công
bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc
theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ
chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.
Song, cũng như các nước thực hiệnquá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá
trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và
nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông
nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng
cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng
thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông
thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ
bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục. cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ
thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giáo viên giảng dạy: Lớp: Cao học KTNN-K16
TS. Lê Khương Ninh HVTH: Nguyễn Hoàng Trung
MSHV: 130930
Cần Thơ, Năm 2009
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT...................... 1
1. Sản xuất là gì? .................................................................................................. 1
1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm) ......................... 1
1.2 Hàm sản xuất .................................................................................................. 1
2. Năng suất biên và năng suất trung bình............................................................. 2
2.1 Năng suất biên (MP) ....................................................................................... 2
2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần ................................................................... 3
2.3 Năng suất trung bình (AP) .............................................................................. 3
2.4. Mối quan hệ giữa đường sản lượng, MP, AP.................................................. 4
2.5 Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng ............................................... 5
3. Đường đẳng lượng ............................................................................................ 5
3.1 Đường đẳng lượng .......................................................................................... 5
3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)............................................................... 6
3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất biên (MP). 6
4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng.................... 7
4.1 Hàm sản xuất tuyến tính.................................................................................. 7
4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định ........................................................... 8
4.3 Hàm sản xuất COBB-DOUGLAS................................................................... 8
5. Hiệu suất theo quy mô ...................................................................................... 9
6. Đường đẳng phí ................................................................................................ 10
7. Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng hay tối thiểu hoá chi phí................................. 11
7.1 Nguyên tắc tối đa hoá sản lượng ..................................................................... 11
7.2 Nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí sản xuất ........................................................ 11
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................ 12
1. Thực trạng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn hiện nay ........................... 12
1.1. Thực trạng chung .......................................................................................... 12
1.2. Công tác dạy nghề.......................................................................................... 14
1.3. Thực trạng tuyển sinh ở bậc Đại học ngành nông nghiệp ............................... 15
1.4. Xu hướng rời bỏ ngành .................................................................................. 16
2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam
hiện nay ................................................................................................................ 17
2.1. Công tác dạy nghề.......................................................................................... 17
2.2. Chính sách đào tạo ở các Trường Đại học ...................................................... 18
2.3. Y tế ................................................................................................................ 19
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 20
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong
suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm qua, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để
đất nước vươn lên.
Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá
trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa
dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế
biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm
bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao
su... Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công
bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc
theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ
chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.
Song, cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá
trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và
nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử
dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông
nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng
cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng
thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông
thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ
bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục... cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ
thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng,...
Xuất phát từ những thực tiễn đó mà tôi muốn đi sâu nghiên cứu một nhân tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến những thực trạng trên, bên cạnh nhiều nhân tố tác động
khác nhưng do sự hạn chế là chỉ ở quy mô của một tiểu luận nên tôi chỉ nghiên cứu
về “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn Việt nam hiện nay”.
1
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
1. Sản xuất là gì?
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hoá
giữa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm). Thực tế cho thấy
rằng cách thức đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên,
đối với các loại hàng hoá để sản xuất ra một sản lượng nhất định thì cần phải có một
yếu tố ban đầu nào đó.
1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) và yếu tố đầu ra (sản phẩm)
Yếu tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các loại hàng hoá - dịch vụ
được dùng để sản xuất ra hàng hoá - dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động,
máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng....hàng hoá và dịch vụ là
những yếu tố đầu ra (hay sản phẩm) của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo
lường bởi sản lượng.
Mỗi yếu tố sản xuất cụ thể sẽ cần những yếu tố đầu vào riêng. Vì vậy, để nghiên
cứu một quá trình sản xuất tổng quát, các nhà kinh tế chia các yếu tố đầu vào theo
tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất thành lao động và vốn.
1.2 Hàm sản xuất
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm (sản
lượng) của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của
một loại sản phẩm nào đó cho biết sản lượng tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có
thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau giữa vốn (K) và lao
động (L) ứng với một trình độ công nghệ nhất định trong một khoảng thời gian nào
đó.
Hàm sản xuất thông thường được viết như sau:
LKfq ,
Trong đó: q là sản lượng tối đa có thể được sản xuất ra ở một trình độ công
nghệ nhất định với số lượng lao động là L và số lượng vốn là K. Sản lượng q thay
2
đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của vốn và lao động. Hàm sản xuất chỉ có ý nghĩa đối
với những giá trị không âm của K và L. Thông thường hàm sản xuất được giả định là
hàm số đồng biến với vốn và lao động, nghĩa là 0
K
q và 0
L
q trong miền xác
định của nó vì trong một chừng mực nhất định khi sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn,
nhà sản xuất sẽ sản xuất ra sản lượng cao hơn.
Hàm sản xuất áp dụng cho một trình độ công nghệ nhất định. Một hàm số f cụ
thể có thể đặc trưng cho một trình độ công nghệ nhất định. Khi công nghệ được cải
tiến thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và sản lượng sẽ lớn hơn với cùng số lượng các yếu
tố như trước hay thậm chí ít hơn.
* Hàm sản xuất và vấn đề học thông qua trải nghiệm
Hàm sản xuất chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sản lượng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố đầu
vào mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm có được thông qua quá trình sản
xuất. Kinh nghiệm thu thập được của một doanh nghiệp cũng là một yếu tố quyết
định sản lượng cùng với số lượng các yếu tố đầu vào.
Với quan điểm trên thì hàm sản xuất được điều chỉnh để biểu thị ảnh hưởng của
học thông qua thực hành thành: qLKfq ,, , trong đó q là sản lượng tích luỹ
trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp, với 0
q
q
. Đối với hàm sản
xuất này, lịch sử sản xuất của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng.
2. Năng suất biên và năng suất trung bình
2.1 Năng suất biên (MP)
Năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó (vốn hay lao động) là lượng sản
phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó,
nếu các yếu tố khác là không đổi. Như vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần
lượt là đạo hàm riêng của sản lượng (q) theo số lượng vốn (K) và số lượng lao động
(L):
KK fK
q
K
qMP
và LL fL
q
L
qMP
3
Trong đó: MPK và MPL lần lượt là năng suất biên của vốn và lao động.
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm riêng
của hàm số tổng sản lượng (hay hàm sản xuất) theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Về
mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đồ thị hàm sản xuất (hay đường tổng sản
lượng) tại từng điểm của đồ thị.
2.2 Quy luật năng suất biên giảm dần
Quy luật năng suất biên giảm dần: Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng
dần trong khi số lượng các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ tăng
nhanh dần (nghĩa là năng suất biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng lớn). Tuy nhiên,
vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn (nghĩa là năng suất
biên của yếu tố sản xuất đó ngày càng nhỏ nhưng vẫn còn dương). Nếu tiếp tục gia
tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa (năng suất
biên bằng không) và sau đó sẽ sút giảm (năng suất biên ngày càng nhỏ và mang giá
trị âm).
Đứng trên phương diện toán học, quy luật năng suất biên giảm dần tương ứng
với giả định là đạo hàm riêng bậc hai của hàm sản xuất là âm.
02
2
KK
K f
K
q
K
MP và 02
2
LL
L f
L
q
L
MP
Trong phân tích sản xuất, ta giả định rằng chất lượng của từng đơn vị của một
yếu tố sản xuất nào đó là như nhau. Năng suất biên giảm dần là kết quả của việc hạn
chế sử dụng các đầu vào cố định khác. Quy luật năng suất biên giảm dần tác động
đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố sản xuất
để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận.
2.3 Năng suất trung bình (AP)
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất nào đó được tính bằng cách lấy
tổng sản lượng chia cho số lượng yếu tố sản xuất đó.
Công thức tính năng suất trung bình:
L
qAPL và K
qAPK , trong đó: APL và
APK lần lượt là năng suất trung bình của lao động và của vốn.
4
Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất giảm xuống khi năng suất biên
thấp hơn năng suất trung bình và ngược lại năng suất trung tăng lên khi năng suất
biên lớn hơn năng suất trung bình.
2.4. Mối quan hệ giữa đường sản lượng, MP và AP
- Ở những đơn vị lao động đầu tiên, tổng sản lượng tăng rất nhanh nên độ dốc
của đường này tăng dần và như vậy đường năng suất biên dốc lên. Khi số lao động
lớn hơn L1, tổng sản lượng tăng chậm dần, độ dốc của đường tổng sản lượng giảm
nên năng suất biên giảm và đường năng suất biên dốc xuống. Sau đó đường tổng sản
lượng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số lao động không làm
tăng thêm sản lượng. Lúc này năng suất biên bằng không và đường năng suất biên
cắt trục hoành. Sau đó sản lượng giảm xuống, đường tổng sản lượng có độ dốc âm
nên năng suất biên âm.(Như đồ thị trên).
5
- Trên đường tổng sản lượng q, hãy chọn một điểm bất kỳ và kẻ một đường
thẳng từ gốc tọa độ đến điểm này. Ta có thể dễ dàng thấy năng suất lao động trung
bình của số lao động ứng với điểm này chính là độ dốc của đường thẳng vừa kẻ. Độ
dốc của đường thẳng này tăng dần khi số lao động tăng lên cho đến L2. Tại L2,
đường thẳng kẻ từ gốc tọa độ sẽ tiếp xúc với đường tổng sản lượng. Như vậy, tại L2
năng suất lao động trung bình sẽ bằng với năng suất lao động biên. Với số lao động
thấp hơn mức L2, độ dốc của đường thẳng kẻ từ gôc tọa độ sẽ nhỏ hơn độ dốc của
đường tổng sản lượng q nên AP < MP. Khi đó năng suất trung bình tăng lên nếu gia
tăng thêm số lượng lao động.
Ở các điểm bên phải L2 thì AP > MP. Do đó năng suất trung bình giảm dần khi
gia tăng thêm số lao động. Tại điểm MP cắt AP thì AP là cực đại.
Mối quan hệ giữa MP và AP có một ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế và
quản trị doanh nghiệp. Nguyên lí này ngụ ý rằng doanh nghiệp, địa phương cũng như
một quốc gia phải tuyển mộ thêm người trên nguyên tắc là người mới bao giờ cũng
phải có năng lực cao hơn mức trung bình của số người trước đây để làm tăng năng
suất trung bình hay làm tăng chất lượng làm việc.
2.5. Tác động của tiến bộ công nghệ đến sản lượng
Mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào và sản lượng được quyết định bởi
công nghệ sản xuất. Hay nói cách khác, công nghệ sản xuất là cách thức sản xuất ra
hàng hoá - dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới
được áp dụng vào sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ giúp sử dụng tài nguyên hiệu quả
hơn. Điều này có nghĩa là công nghệ mới có thể giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn
với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với công nghệ
mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao
hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Vì vậy, công nghệ
sản xuất thường được xem như là một yếu tố phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế về phương diện sản xuất.
3. Đường đẳng lượng
3.1 Đường đẳng lượng
6
Các kết hợp của các yếu tố đầu vào tạo ra cùng một sản lượng sẽ được biểu diễn
trên một đường đẳng lượng.
Đường đẳng lượng cho biết các kết hợp khác nhau về mặt số lượng của vốn (K)
và lao động (L) để sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định q0 nào đó.
Phương trình của đường đẳng lượng:
0, qLKf hay 50 , LqgK
Các đặc điểm của đường đẳng lượng:
- Tất cả những phối hợp khác nhau giữa vốn và lao động trên một đường đẳng
lượng sẽ cho ra một mức sản lượng như nhau.
- Tất cả những phối hợp về mặt số lượng của vốn và lao động nằm trên đường
đẳng lượng phía trên (phía dưới) mang lại mức sản lượng cao hơn (thấp hơn).
- Đường đẳng lượng dốc xuống về hướng bên phải và lồi về phía gốc toạ độ.
- Những đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau.
Trên một hệ trục ta có thể vẽ ra rất nhiều đường đẳng lượng tuỳ theo sản lượng.
Các nhà sản xuất sẽ linh hoạt sử dụng những kết hợp đầu vào tạo ra cùng một sản
lượng nhưng họ sẽ chọn tập hợp có chi phí thấp nhất khi xét đến yếu tố giá của các
đầu vào.
3.2 Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS)
Khi di chuyển dọc trên một đường đẳng lượng, ta thấy có sự thay thế giữa các
yếu tố sản xuất để tạo ra một sản lượng không đổi. Để đo lường mức độ thay thế giữa
vốn và lao động, ta có khái niệm tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS). Tỷ lệ thay thế
kỹ thuật biên của lao động cho vốn là số đơn vị vốn phải bớt đi để tăng thêm một
đơn vị lao động mà không làm thay đổi tổng sản lượng.
Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên:
00 qqqq
LchoK dL
dK
L
KMRTS
Trong đó: MRTSL cho K là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn. Ký
hiệu q = q0 cho ta thấy là việc tính toán tỷ lệ thay thế biên được thực hiện trên đường
7
đẳng lượng q0. Dấu (-) trong đẳng thức giữ cho tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên luôn có
giá trị dương. Vì vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên cho biết độ lớn của sự thay thế giữa
vốn và lao động. Căn cứ vào công thức này ta có thể thấy nghịch dấu với độ dốc của
đường đẳng lượng tại một điểm nào đó chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao
động cho vốn tại điểm đó. Đó là vì q0 = f(K, L) nên có thể suy ra phương trình đường
đẳng lượng là K = g(q0, L). Do đó: dL
dKMRTS hay chính là nghịch dấu với độ dốc
của đường đẳng lượng.
3.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) và năng suất
biên (MP).
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có quan hệ chặt chẽ với năng suất biên của lao động
và vốn.
Khi giảm sử dụng yếu tố đầu vào K một số lượng dK, sản lượng giảm đi một
lượng tương ứng là dK x MPK. Để cho sản lượng không đổi, lượng giảm sút này của
sản lượng sẽ phải được bù đắp bằng cách sử dụng thêm yếu tố đầu vào L một lượng
là dL thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng là dL x MPL. Do đó ta có:
-dK x MPK = dL x MPL => MRTSdL
dK
MP
MP
K
L
Như vậy, tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động cho vốn bằng với tỷ số giữa
năng suất lao động biên (MPL) và năng suất vốn biên (MPK). Rõ ràng là MRTS tăng
lên khi năng suất lao động biên tăng lên (do lượng lao động giảm đi) hay do năng
suất biên của vốn giảm đi (do lượng vốn tăng lên) và ngược lại.
4. Một số hàm sản xuất thông dụng và đường đẳng lượng tương ứng
4.1 Hàm sản xuất tuyến tính
bLaKq 0, ba . Với hàm sản xuất này, khi vốn hay lao động tăng thêm
một đơn vị thì sản lượng sẽ tăng thêm một lượng tương ứng là a hay b đơn vị. Do
vậy, năng suất biên của vốn và lao động lần lượt là các hệ số a và b. Năng suất biên
của vốn và lao động không thay đổi khi số vốn và lao động được sử dụng tăng thêm.
Do đó, đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng và số lượng các đầu vào (vốn và
lao động) là các đường thẳng dốc lên với độ dốc là a hay b.
8
Do phương trình của đường đẳng lượng ứng với hàm sản xuất tuyến tính là:
bLaKq 0 nên La
b
a
qK . Như vậy, đường đẳng lượng của hàm số này là
những đường thẳng song song có độ dốc
a
b
.
Trong trường hợp hàm sản xuất này, vốn và lao động có thể hoàn toàn thay thế
cho nhau. Nhà sản xuất có thể chỉ sử dụng vốn hay lao động cho sản xuất tuỳ thuộc
vào giá của chúng.
4.2 Hàm sản xuất với tỷ lệ kết hợp cố định
bLaKq ,min ; 0, ba . Phương trình hàm sản xuất này cho biết sản lượng
bằng với giá trị nhỏ nhất của hai giá trị trong ngoặc.
- Nếu aK < bL thì q = aK. Trong trường hợp này, vốn là yếu ràng buộc đối với
sản lượng. Việc tăng thêm lao động không làm không làm gia tăng sản lượng nên
MPL = 0. Vốn là yếu tố quyết định.
- Nếu aK > bL thì q = aL. Trong trường hợp này, lao động là yếu ràng buộc đối
với sản lượng. Việc tăng thêm vốn không làm không làm gia tăng sản lượng nên
MPK = 0. Lao động là yếu tố quyết định.
- Khi aK