Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán của tổng thống Iran Mouhamed Ahmadinejad

Iran tuy chỉ là một đất nước nhỏ với tiềm lực kinh tế lẫn chính trị không thực sự nổi bật nhưng lại đang gây được nhiều sự kiện xôn xao trên thế giới trong thời gian gần đây, một phần nào đó là vì ở nước đó có tổng thống Mouhamed Ahmadinejad. Một con người nổi tiếng được mệnh danh là vị tổng thống bảo thủ nhất trên thế giới, với phong cách lãnh đạo độc đoán cũng như chính sách đối ngoại cực kì cứng rắn đối với Mỹ, các nước phương Tây và các nước đồng minh. Ông là một con người có thể nói là đi đến đâu thì đều gây ra sự kiện đến đó. Ông dùng lời lẽ kích bác cùng với thái độ hiếu chiến muốn xóa tên Isreal ra khỏi bản đồ thế giới. Ông cương quyết bảo vệ vấn đề phát triển hạt nhân ở đất nước mình dù Mỹ và các nước phương Tây có nghi ngờ và đe dọa buộc ông phải cho dừng phát triển chương trình hạt nhân. Ông bảo thủ không cho phép người dân Iran tiếp thu nền văn hóa phương Tây. Và một điều hết sức lo ngại nữa là ông rất ít chú tâm vào việc phát triển kinh tế. Bên cạnh những nhược điểm nói trên thì ông cũng có rất nhiều ưu điểm đáng để nói đến. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã điều hành đất nước Iran đang ngày càng trở nên phát triển và gây được ảnh hưởng lớn đến thế giới. Ông cũng có một tấm lòng đầy nhân ái trước người dân Palestin, một thái độ thành kín tôn sùng đạo Hồi giáo và đặc biêt cũng giành được sự ủng hộ của chính quyền cũng như người dân Iran. Chính vì vậy mà ông lại tái đắc cử, điều hành đất nước Iran thêm một nhiệm kì nữa. Một nhiệm kì mới với nhiều hoạt động mới, chính sách mới, làm chính quyền Mỹ và các nước phương Tây thêm e ngại.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán của tổng thống Iran Mouhamed Ahmadinejad, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán của tổng thống Iran Mouhamed Ahmadinejad Lời mở đầu Iran tuy chỉ là một đất nước nhỏ với tiềm lực kinh tế lẫn chính trị không thực sự nổi bật nhưng lại đang gây được nhiều sự kiện xôn xao trên thế giới trong thời gian gần đây, một phần nào đó là vì ở nước đó có tổng thống Mouhamed Ahmadinejad. Một con người nổi tiếng được mệnh danh là vị tổng thống bảo thủ nhất trên thế giới, với phong cách lãnh đạo độc đoán cũng như chính sách đối ngoại cực kì cứng rắn đối với Mỹ, các nước phương Tây và các nước đồng minh. Ông là một con người có thể nói là đi đến đâu thì đều gây ra sự kiện đến đó. Ông dùng lời lẽ kích bác cùng với thái độ hiếu chiến muốn xóa tên Isreal ra khỏi bản đồ thế giới. Ông cương quyết bảo vệ vấn đề phát triển hạt nhân ở đất nước mình dù Mỹ và các nước phương Tây có nghi ngờ và đe dọa buộc ông phải cho dừng phát triển chương trình hạt nhân. Ông bảo thủ không cho phép người dân Iran tiếp thu nền văn hóa phương Tây. Và một điều hết sức lo ngại nữa là ông rất ít chú tâm vào việc phát triển kinh tế. Bên cạnh những nhược điểm nói trên thì ông cũng có rất nhiều ưu điểm đáng để nói đến. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã điều hành đất nước Iran đang ngày càng trở nên phát triển và gây được ảnh hưởng lớn đến thế giới. Ông cũng có một tấm lòng đầy nhân ái trước người dân Palestin, một thái độ thành kín tôn sùng đạo Hồi giáo và đặc biêt cũng giành được sự ủng hộ của chính quyền cũng như người dân Iran. Chính vì vậy mà ông lại tái đắc cử, điều hành đất nước Iran thêm một nhiệm kì nữa. Một nhiệm kì mới với nhiều hoạt động mới, chính sách mới, làm chính quyền Mỹ và các nước phương Tây thêm e ngại. Qua bài tiểu luận này,thông qua nhân vật tổng thống Mouhamed Ahmadinejad, chúng tôi muốn đi sâu vào phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán cùng với những ưu nhược điểm của nó. Từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm để áp dụng vào thực tế. Nhà lãnh đạo có thể sử dụng đơn nhất hoặc phối hợp các phong cách lãnh đạo khác nhau để phù hợp trong từng hoàn cảnh bởi một phong cách đều có những cái hay cái dở riêng. Khi nghiên cứu về mỗi phong cách ta phải nhìn nhận chúng dưới con mắt khách quan để có thể có những đánh giá một cách chính xác và đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cho bản thân. Điều này là thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với những người lựa chọn ngành nghề Quản trị kinh doanh để theo đuổi và đam mê như chúng ta. I. II. PHẦN MỞ ĐẦU Bài tiểu luận gồm những nội dung chính sau đây:  Đối tượng nghiên cứu: Phong cách lãnh đạo độc đoán của tổng thống Iran Mouhamed Ahmadinejad.  Phạm vi nghiên cứu: Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán trong lĩnh vực chính trị, văn hóa- xã hội và kinh tế.  Mục tiêu nghiên cứu: - Từ những phân tích thực trạng về những vấn đề tích cực và tiêu cực trong việc quản lý và lãnh đạo bằng phong cách này so với những phong cách lãnh đạo khác.Hiểu được phong cách lãnh đạo độc đoán trên mọi khía cạnh lí thuyết lẫn thực tiễn. - Thấy được ưu nhược điểm của phong cách này ở tổng thống Mouhamed Ahmadinejad. Đưa ra những suy nghĩ, nhận xét và bài học kinh nghiệm nói chung cho việc lựa chọn các cách thức để vận dụng quản lý con người và công việc trong các trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và hiệu quả thông qua việc phân tích hình ảnh lãnh đạo độc đoán của Mahmoud Ahmadinejad. - Nhằm đưa ra các đề xuất ,các ý kiến của nhóm về việc xác định biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán,chuyên quyền nói chung và phong cách lãnh đạo của Mahmoud Ahmadinejad nói riêng. - Qua đó mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp. III. PHẦN NỘI DUNG: Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo độc đoán 1.1 Các khái niệm:  Phong cách là gì? - "Phong" là vẻ bề ngoài, "cách" là cách thức để trưng bày ra, là cá tính, nét đặc trưng riêng của mỗi người, tổ chức, sự vật , sự việc... - “Phong cách” là sự khác biệt rất riêng, nổi bật của từng đối tượng... nó tạo nên nét đặc trưng cho một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một Quốc gia nghĩa là một đặc điểm của một “vật thể” mà khi nhắc đến “vật thể” này người ta nghĩ ngay đến đặc điểm đó, hay khi nhắc đến đặc điểm đó người ta nghĩ ngay đến “vật thể” này.  Lãnh đạo là gì? -“Lãnh đạo” là tiến trình điều khiển, tác động đến người khác để họ góp phần làm tốt các công việc hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã định của tổ chức.  Phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. 1.2 Phân loại phong cách lãnh đạo: Để có thể lãnh đạo một cách hiệu quả nhà lãnh đạo – quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo hợp lý . Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của mọi người, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng phong cách lãnh đạo sẽ là chìa khoá của 90% thành công trong việc quản lý và điều hành. Trong thực tế có thể có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, song tựu trung lại vẫn là 3 phong cách lãnh đạo phổ biến:  Phong cách lãnh đạo độc đoán.  Phong cách lãnh đạo dân chủ.  Phong cách lãnh đạo tự do. Các lãnh đạo tài ba luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Mỗi nhà lãnh đạo đều sở hữu một trong ba phong cách lãnh đạo chủ yếu trên. Không có phong cách nào tốt hơn hay kém hơn cái còn lại. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế của mỗi người là một chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả.Ở đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu phong cách lãnh đạo độc đoán để thấy được những điểm tích cực và hạn chế nhất định mà nhà lãnh đạo sử dụng 1.3 Phong cách lãnh đạo độc đoán: 1.3.1.Định nghĩa:  Độc đoán là gì? “Độc đoán” là hành vi hùng hổ mang tính chất duy ý chí chủ quan, ra lệnh và áp đặt buộc người khác phải tuân theo nhằm để đạt được những điều mong nuốn của bản thân bất chấp sự cảm nhận và thái độ của người khác bị ảnh hưởng ra sao. Vậy phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?  Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. 1.3.2 Phân loại: Phong cách lãnh đạo độc đoán gồm có hai loại:  Độc đoán - áp chế: Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên bằng đe doạ. Quá trình quản lý thông tin tiến hành từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định.  Độc đoán - nhân từ: Các nhà lãnh đạo có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt. Họ có tiếp thu ý kiến từ cấp dưới, và có giao quyền, có cho phép cấp dưới ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách. 1.3.3 Đặc điểm: Những nhà quản lý theo phong cách này thường nói với nhân viên rằng họ phải làm gì, làm như thế nào và khi nào thì phải hoàn thành. Họ phân công vai trò và gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được. - Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà quản lý nói, nhân viên lắng nghe và sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà quản lý có phong cách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy, nhân viên biết chính xác họ phải làm gì. - Thiết lập mục tiêu: Nhà quản lý sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn hạn với nhân viên và những mục tiêu này phải được xác định rõ ràng về nội dung,ấn định về thời gian. - Cách thức ra quyết định. Nhà quản lý thường quyết định phần lớn nếu không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện. - Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà quản lý thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện công việc. Các nhà lãnh đạo này thường xuyên cung cấp thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn. - Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Điều khiến cho nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán cảm thấy hạnh phúc là khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của họ. Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm và phải làm nó như thế nào. Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách quản l ý này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Song, mặt trái của nó mang lại đó là nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả công việc chỉ cao khi có mặt nhà lãnh đạo và thấp khi lãnh đạo vắng mặt, hơn nữa là bầu không khí trong tổ chức trở nên bất ổn (gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân…) Chương 2: Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Mahmoud Ahmadinejad 2.1. Thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Mahmoud Ahmadinejad: 2.1.1. Sơ lược về Mahmoud Ahmadinejad:  Tiểu sử: - Ahmadinejad có tên khai sinh Mahmoud Saborihijan, xuất thân là con trai thợ rèn, sinh ngày 28-10-1956 tại làng Aradan, vùng Garmsar, Iran. Khi gia đình chuyển sang Narmak tại Nam Iran để kiếm sống thì Saborihijan đổi tên thành Ahmadinejad. - Năm 1976, Ahmadinejad đậu vào Đại học Quốc gia, ghi tên học Đại học Khoa học và Kỹ thuật Iran (IUST) ở Tehran. - Năm 1986, Ahmadinejad lấy được bằng Thạc sĩ. - Những năm 1980, Ahmadinejad bắt đầu con đường chính trị khi làm Thống đốc Maku và Khoy thuộc Tây Azerbaijan. Cuối cùng ông trở thành cố vấn cho Thống đốc Kurdistan trong 2 năm. - Từ 1993-1997, ông được chỉ định là Thống đốc tỉnh Arbadil. - Năm 1997 ông lấy được bằng tiến sĩ. Cùng năm 1997, ông bị mất chức và buộc phải quay lại công việc dạy học. - Năm 2003, ông trở lại chính trường khi được bổ nhiệm làm Thị trưởng Tehran. Ông đã có nhiều thành tích trong quãng thời gian này nhưng đơn giản ông chỉ giữ lại những cải cách từ những Thị trưởng thuộc phe ôn hòa trước đó. - Ngày 6 tháng 8 năm 2005 là Ông trở thành đương kim tổng thống của Cộng hòa Hồi giáo Iran sau khi chiến thắng trong bầu cử tổng thống Iran lần thứ 6. - Ngày 12 tháng 6 năm 2009, Ahmadinejad tái đắc cử nhiệm kỳ lần 2 trong một cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi. 2.1.2 Những nhân tố tác động làm nên tính cách độc đoán của tổng thống Mahmoud Ahmadinejad:  Gia đình: Xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, bố làm thợ rèn tại làng Aradan, vùng Garmsar khô cằn, đầy bụi nằm ngay rìa sa mạc lớn nhất Iran, sau đó gia đình chuyển đến một khu vực lao động tại Tehran để sinh sống. Từ nhỏ đã phải vất vả kiếm sống va chạm nhiều loại người trong xã hội nên hình thành trong ông một tính cách tự lập, tự chủ cao biết đương đầu vượt qua những khó khăn trong công việc và trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa, Ahmadinejad từng theo học Đại học Khoa học Kỹ thuật Iran (IUST) ở Tehran, sống và được giáo dục trong môi trường như vậy thì có phần ảnh hưởng đến cách diễn đạt sử dụng ngôn từ và ngữ điệu của ông khi nói chuyện cũng như khả năng ngoại giao đàm phán với người khác hơi khá khiếm nhã mang đậm nét ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Do vậy,ông khó đạt được sự đồng thuận của đối phương. Nếu ông xuất thân từ một gia đình tri thức tầng lớp trên trong xã hội và lựa chọn theo học một trường chuyên đào tào lĩnh vực về kinh tế hoặc khoa học xã hội nhân văn chẳng hạn thì chắc có lẽ ông sẽ có một cách sống, hệ tư tưởng mới cũng như cách dùng lời lẽ khi giao tiếp có thể nhã nhặn, ít đanh thép dễ thuyết phục lòng người hơn.  Bối cảnh lịch sử: - Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động. Đó là sự bất ổn chính trị năm 1953 mà đứng sau lưng vụ việc này là hai cường quốc Anh và Mỹ. Bên ngoài biến động trong nước cũng không khá hơn là bao nhiêu. Chính sách cai trị độc tài hà khắc của triều đình Shah lúc bấy giờ làm cho nhân dân nói chung và ông nói riêng có nhiều sự bất mãn nhất định. - Sau này đến năm 1979, khi mà cách mạng Iran thành công, nhà nước Cộng Hòa Iran ra đời lại gặp phải nhiều mâu thuẫn gay gắt với phương Tây cùng các cuộc chiến tranh liên miên của Iran với các nước láng giềng ( chủ yếu là Irắc) . Bị ảnh hưởng bởi tàn dư của tư tưởng phong kiến nên hình thành trong ông tính cách độc đoán gia trưởng.Hơn nữa, trước bối cảnh đó lòng yêu nước trỗi dậy, sôi sụt khiến ông căm ghét các cường quốc, ỷ thế lực hùng mạnh đặc biệt là Anh và Mỹ chuyên dọa nạt hà hiếp những nước nhỏ bé như Iran. Những tác động đó ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng cũng như các quyết định, chính sách mà ông đưa ra sau này.  Hệ thống tư tưởng Hồi giáo: - Ông là một tín đồ Hồi giáo, là một người con “ngoan đạo” . Từ nhỏ ông đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng Hồi giáo dân tộc chính thống, sùng bái và tuân thủ theo những chuẩn mực của giáo lý đạo Hồi một cách cực đoan bảo thủ. Những tư tưởng, giáo lý Hồi giáo như: “Phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của Hồi giáo”, “Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc”, “Xử phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù” cùng với những lễ nghi, phong tục, truyền thống phức tạp và nghiêm khắc đã tạo nên một con người với dòng máu chính trị nhân tạo mệnh lệnh áp đặt đối phương một cách khô khan, cứng nhắc, bảo thủ...độc đoán và ngang tàng. Sinh ra trong một gia đình thợ rèn, được giáo dục trở thành người cách mạng, được huấn luyện như một sát thủ và bị đối phương chế nhạo như một kẻ mê tín huyền bí, tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad là hiện thân của những gì mà người ta vẫn lo sợ về vấn đề hạt nhân của Iran. Nhưng có thể còn tệ hơn thế, khi nhắc đến cái tên “Ahmadinejad” làm cho người ta liên tưởng đến chiến tranh (bạo động đẫm máu, chết chóc…).Và chúng ta có thể nói rằng ông chính là sản phẩm của cuộc cách mạng Hồi giáo để lại. Vậy, tính cách độc đoán, ngang tàng của ông thể hiện qua những hành động gì sau khi ông trúng cử tổng thống và những hành động đó của ông mang những ưu điểm và khuyết điểm gì? Mời bạn Vinh lên trình bày phần phân tích thực trạng để thầy và các bạn hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. - Là một “ ngoan đạo” nên ông luôn trung thành với chế độ giáo quyền đặc biệt bị ảnh hưởng bởi đại giáo chủ Ali Khamenei. Khamenei sau khi lên làm lãnh tụ tối cao đã từng bước thiết lập guồng máy nhà nước Cộng hòa Hồi giáo sao cho ngày càng trung thành hơn với chính ông ta theo hướng khẳng định địa vị độc tôn của lãnh tụ tối cao đối với toàn bộ đời sống chính trị - xã hội Iran. Ahmadinejad được ông huấn luyện và chọn làm tổng thống nhằm phục vụ cho mục đích của ông và phù hợp giáo lý đạo Hồi.Bởi ảnh hưởng từ một người có quyền lực nhất Iran nên hình thành trong ông dòng máu chính trị nhân tạo mệnh lệnh áp đặt đối phương một cách khô khan, cứng nhắc, bảo thủ... 2.2 Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Mahmoud Ahmadinejad: 2.2.1 Đối ngoại:  Ông rất độc đoán trong những chính sách hạt nhân. Có thể nói, hạt nhân là một vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất ở Iran. Mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và phương Tây cũng bắt nguồn từ hạt nhân, những chính sách cứng rắn trong đối ngoại cũng do hạt nhân, các nước trên thế giới cũng phải dè dặt trước Iran cũng bởi vì Iran có vũ khí hạt nhân. Do vậy vấn đề hạt nhân sẽ được chúng tôi lựa chọn để phân tích đầu tiên.  Thực trạng: Năm 2005, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, Ông cho rằng chính sách mềm mỏng của cựu Tổng thống Mohammad Khatami đã “dẫn tới việc đóng cửa các cơ sở hạt nhân” của Iran.Ông khẳng định chừng nào chính phủ của ông còn cầm quyền thì sẽ không có bất cứ tài liệu nào đi ngược với lợi ích của Iran được ký kết và cũng sẽ không có bất kỳ một sự khuất phục nào trước các cường quốc chuyên doạ nạt. Ông đã tuyên bố rằng Iran sẵn sàng đón đợi lệnh trừng phạt thêm nữa của phương Tây, chứ không chịu từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tháng 9/2006, Tổng thống W.Bush đã gửi một thông điệp tới nhân dân Iran với nội dung: "Nước Mỹ không thích gây chiến nhưng chính Iran đã từ chối sự tự do dân chủ của mình bằng việc sử dụng tài nguyên quốc gia để làm giàu các phương tiện chiến tranh". Chỉ vài giờ sau, cũng trên cùng một bục phát biểu, Ahmadinejad đã chỉ trích: “Mỹ và các nước đồng minh thâu tóm quyền lực của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an để buộc Iran ngừng chương trình làm giàu Uranium vì mục đích hòa bình”. Những suy nghĩ cứng nhắc, độc đoán về vũ khí hạt nhân của ông vẫn được duy trì và thực hiện trong suốt những năm nắm quyền, phát biểu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 16 tháng 6 năm 2009, đương kim Tổng thống thề rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ không đàm phán với các nước lớn về chương trình hạt nhân. Bởi vì ông đã coi chương trình hạt nhân là một sự nghiệp quốc gia sẽ phải thành công.  Ưu điểm: - Đặt vị thế là một đất nước bị các nước phương Tây áp đảo nhiều trên các lĩnh vực chính trị, quân sự lẫn kinh tế, Iran đã sử dụng nguồn tài nguyên trời phú của đất nước mình vào mục đích hòa bình và xây dựng nhà máy phát điện để phát triển kinh tế là một việc làm đúng đắn. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã cương quyết sử dụng hạt nhân để bảo vệ lợi ích quốc gia, mặc dù bị nhiều quốc gia lớn mạnh trên thế giới phản đối. - Ta thấy hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia đầu tư vào chương trình hạt nhân như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ… , và đã được một số thành tựu nhất định. Vậy với một đất nước độc lập và đầy đủ điều kiện để xây dựng một chương trình hạt nhân thì tại sao lại bị chỉ trích nhiều như vậy. Cho nên quan điểm giữ vững lập trường về hạt nhân là phù hợp với tình hình kinh tế và chính trị hiện nay.  Nhược điểm: - Ông đã quá lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán của mình khi sử dụng những lời lẽ hết sức hiếu chiến và độc đoán, đôi khi còn hăm dọa cả những nước khác. Chính điều này đã làm cho các nước phương Tây nghi ngờ và hiểu lầm về mục đích của chương trình hạt nhân ở Iran.  Phong cách lãnh đạo độc đoán của tổng thống Iran còn thể hiện ở tính cách hiếu chiến, thích dùng bạo lực trong hành động, thẳng thắn đôi khi còn xúc phạm đến đối phương trong lời nói. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn qua một số sự kiện sau.  Thực trạng: Tại cuộc họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 23 tháng 9 năm 2009, ông đã tuyên bố “gạch tên Israel ra khỏi bản đồ”. Hành động này đã làm các phái đoàn của các nước Argentina, Australia, Anh, Costa Rica, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungary, Italia, New Zealand, Mỹ phẫn nộ đến mức đồng loạt đứng dậy rời khỏi phòng họp khi ông Ahmadinejad bắt đầu bài phát biểu chống Israel Sở dĩ ông có nhũng lời lẽ xúc phạm,hiếu chiến và tuyên bố thực thi chính sách cứng rắn với Israel là vì ông cho rằng Israel đã “thực thi chính sách tàn bạo ở Palestine.” Ông nói “Làm thế nào mà những tội ác của kẻ chiếm đóng đối với những người phụ nữ, trẻ em không có khả năng tự bảo vệ bản thân lại có thể được một số chính phủ ủng hộ một cách vô điều kiện như vậy. “Và cùng thời điểm đó, những người đàn ông, phụ nữ bị đàn áp lại phải chịu nạn thảm sát và sự phong toả kinh tế nặng nề.
Luận văn liên quan