Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ
tan trong nước, nóng chảy ở 1850C
- Saccharose dễ tan trong nước, ở nhiệt độ thường có thể tan với tỷ lệ nước : đường là 1 : 2,
độ tan này tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Vì vậy trong làm kẹo, khi hòa tan đường cần
cấp nhiệt .
- Nhiệt độ nóng chảy của saccharose là 185- 1860C ở nhiệt độ lớn hơn 2000C tạo thành hợp chất màu nâu đen – caramel.
- Đối với kẹo cứng, sac tạo cấu trúc cứng giòn, trong suốt.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12683 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phụ gia trong sản xuất kẹo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 1
Tiểu luận
Phụ gia trong sản xuất kẹo
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẸO
1.1. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT KẸO
1.1.1. NGUYÊN LIỆU CHÍNH
Nguyên liệu chính trong sản xuất kẹo cứng là đường saccharose. Nguyên liệu chính trong
snar xuất kẹo mềm và kẹo dẻo là đường saccharose và chất tạo keo đông. Vậy nguyên liệu chính
gồm:
- Saccharose.
- Chất tạo keo đông.
1.1.1.1. Đường saccharose:
Là thành phần chủ yếu của :
+ Đường mía
+ Đường củ cải
+ Đường thốt nốt
Tính chất vật lý
- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ
tan trong nước, nóng chảy ở 1850C
- Saccharose dễ tan trong nước, ở nhiệt độ thường có thể tan với tỷ lệ nước : đường là 1 : 2,
độ tan này tăng theo sự tăng của nhiệt độ. Vì vậy trong làm kẹo, khi hòa tan đường cần
cấp nhiệt .
- Nhiệt độ nóng chảy của saccharose là 185- 1860C ở nhiệt độ lớn hơn 2000C tạo thành hợp
chất màu nâu đen – caramel.
- Đối với kẹo cứng, sac tạo cấu trúc cứng giòn, trong suốt.
Tính chất hóa học
Công thức phân tử : C12H22O11
Công thức hóa học:
Hình 1: Cây mía
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 3
- Khối lượng phân tử M = 342.
- Trong phân tử saccharose gốc - glucose và –fructose liên kết với nhau qua nguyên tử O
giữa C1 của glucose và C2 của fructose (C1 – O – C2), không có khả năng mở vòng.
- Không còn nhóm OH hemiaxetal.
- Tạo caramen ở nhiệt độ cao: đây là phản ứng không có lợi trong sản xuất kẹo.
Saccharose t0 caramen (màu vàng →nâu→đen; mùi đường cháy).
- Dưới tác dụng của chất oxy hóa thì không bị khử (do trong thành phần cấu tạo của nó
không có gốc –OH tự do).
- Trong môi trường nhiệt độ và acid chuyển thành đường nghịch đảo (glucose + fructose).
Saccharose H+ glucose + fructose (hỗn hợp đường khử).
Ứng dụng
- CN thực phẩm : sx bánh kẹo, nước giải khát…
- CN dược phẩm : pha chế thuốc
1.1.1.2. Chất tạo gel, tạo keo đông:
Một số chất tạo keo đông thường gặp
- Acid anginic – anginat - Chitin
- Agar - Gua gum
- Xenlulose và dẫn xuất - Xantan gum
- Gelatin - Glucomannan
- Pectin - Glycosaminoglycan
- Caragcnan - β-glucan….
- Arabinoxynan
Tính chất của chất tạo keo đông :
- Háo nước.
- Khi hút nước , thể tích tăng gấp nhiều lần.
Tính chất của dung dịch keo đông :
- Mạng dài ngậm nước với những hạt keo sắp xếp có trật tự với phân tử nước
- Độ nhớt cao
- Trong, bóng , đàn hồi.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 4
Vai trò của chất tạo keo đông:
- Là nguyên liệu chính cho sản xuất các loại kẹo mềm, kẹo dẻo.
- Tạo cho kẹo cấu trúc mềm , dai , dẻo, đàn hồi.
Gelatin:
- Gelatin là một chất keo thu được từ chất keo sống của xương , da, gân … của động vật ( nói
chung là nguyên liệu có collagen).
- Gelatin là sản phẩm của quá trình thủy phân một phần collagen. Lấy từ các lò mổ, thuộc da.
- Gelatin là các polypeptide cao phân tử dẫn xuất từ collagen, là thành phần protein chính
trong các tế bào liên kết của nhiều loại động vật. Cấu tạo là một loại chuỗi acid amin gồm 3 acd
amin chủ yếu là glyxin, prolin và hydroprolin. Trong phân tử gelatin, các acid amin lien kết với
nhau tạo chuỗi xoắn ốc có khả năng giữ nước.
- Thành phần acid amin có trong gelatin là: aspartic acid (6%), arginin( 8%), alanin (9%),
glutamic acid (10%), prolin và hydroprolin (25%), glycine (27%), các acid amin khác (10%).
- Gelatin ở dạng hạt màu vàng nhạt tới trong suốt.
- Đặc điểm:
+ Ở nhiệt độ thường : không tan, hút nước , trương nở, lượng nước hấp thu gấp 5-10 lần thể
tích.
+ Gia nhiệt ở 50-550C: hóa lỏng , nhiệt độ nóng chảy thấp( 27- 340C), khi hóa lỏng khối lượng
và thể tích tăng.
+ Hạ nhiệt độ ( 10-150C ): thì đông tụ tạo thành dung dịch keo mềm , độ nhớt cao. Khi nồng độ
của dung dịch vượt quá 10% tạo nên ứng lực rất lớn khoảng 2kg/cm2. Những người sx kẹo lợi
dụng tính chất này của gelatin để sx kẹo mềm làm cho khối kẹo mềm , ổn định, đàn hồi, có thể
chịu được tại trọng tương đối mà không bị biến dạng.
+ Gelatin là loại keo ưa nước điển hình . Nếu gia nhiệt trong thời gian dài , Gelatin sẽ phân giải
thành pectin , phân gỉai càng nhiều cường độ đông tụ càng giảm.
+ Năng lực đông tụ càng lớn , thì lượng Gelatin sử dụng càng ít.
Cơ chế tạo gel và ứng dụng:
Gelatin trương nở khi cho vào nước lạnh, lượng nước hấp thu gấp 5 -10 lần thể tích chính
nó.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 5
Khi gia nhiệt nó bị nóng chảy, hòa tan và thành lập gel khi làm lạnh. Sự chuyển dạng sol
sang dạng gel có tính thuận nghịch và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. đây chính là tính chất đặc
biệt được ứng dụng nhiều trong thực phẩm.
Gelatin có nhiệt độ nóng chảy thấp 27- 34 0C. độ tan chảy của gel gelatin phụ thuộc vào
các yếu tố như nhiwwtj độ và kích thước của hạt gelatin. Gelatin tan trong rượu và các dung môi
hữu cơ.
Gelatin dùng phổ biến trong:
- Sản xuất kem: nồng độ dùng là 0,25%
- Kẹo dẻo: nồng độ 1,5% để ngăn sự tạo tinh thể.
- Công nghệ bánh kẹo năng lượng thấp.
- Y học: sản xuất vỏ thuốc con nhộng.
Pectin:
- Pectin là một polysaccharite tồn tại phổ biến trong thực vật, là thành phần tham gia xây
dựng cấu trúc tế bào thực vật.
- Cấu tạo phân tử pectin là một dẫn xuất của acid pectic, acid pectic là một polymer của
acid D-galacturonic liên kết với nhau bằng liên kết 1-4-glycozit.
- Các pectin đều là những chất keo háo nước nên có khả năng hydrate hóa cao nhờ sự gắn
các phân tử nước vào nhóm hydroxyl của chuỗi polymethyl galacturonic.
- Trong phân tử pectin có mang điện tích âm nên chúng có khả năng đẩy lẫn nhau, làm
giãn mạch và làm tăng độ nhớt của dung dịch.
- Khi làm giảm độ tích điện và hydrate hóa sẽ làm cho sợi pectin xích lại gần nhau và
tương tác với nhau tạo nên một mạng lưới ba chiều rắn chứa pha lỏng ở bên trong.
- Pectin là chất tạo gel quan trọng nhất được sử dụng để tạo ra cấu trúc của thực phẩm. Khả
năng tạo gel của nó được sử dụng trong những thực phẩm cần có sự ổn định của nhiều
pha. Tác dụng tạo gel của pectin được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm mứt trái cây
và mứt đông.
- Pectin khác Gelatin ở chỗ: điều kiện để Pectin đông tụ là :
+ 1% pectin
+ 65-70% đường
+ PH 3,1-3,4
- Dung dịch keo Pectin mềm , độ nhớt thấp.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 6
Agar
- Là sulfat polysaccarit được tách bằng nước sôi từ loài tảo đỏ.
- Được lấy từ dịch chiết tảo đỏ.
Cấu tạo mạch chính: β-D-galactose và 3,6- anhidro- α-L-galactose liên kết xen kẽ nhau
bằng liên kết α-1,3 và β-1,4.
Gồm 2 thành phần chính:
+ Agarose: thành phần tạo gel chính của agar.
+ Agaropectin: thành phần không tạo gel.
Sự tạo gel của agar:
Quá trình tạo gel xảy ra khi làm lạnh agar.
Dung dịch agar tạo gel ở nhiệt độ = 40- 50 độ C, tan chảy ở nhiệt độ = 80- 85 độ
C.
Khả năng tạo gel phụ thuộc vào hàm lượng đường agarose.
Không dùng trong môi trường pH < 4 và nhiều chất oxy hóa mạnh.
Khi đun nóng polymer tạo thành một khối, khi dung dịch nguội đi sẽ bao lấy nhau
và liên kết với nhau từng đôi một bằng liên kết hydro để tạo thành chuỗi xoắn
kép, tạo ra một mạng lưới không gian ba chiều nhốt các chất khô bên trong do số
lượng liên kết hydro lớn.
- Không được hấp thu vào cơ thể nên thường dùng để sản xuất các loại kẹo chứa ít năng
lượng.
- Khả năng tạo gel đông tại nồng độ rất thấp 1- 1,5% khối lượng so với lượng đường trong
hỗn hợp kẹo.
- Điều kiện đông tụ dễ dàng không cần sự hỗ trợ nào, không ảnh hưởng vị của sản phẩm.
Gia nhiệt đến nhiệt độ nóng chảy 800C thì Agar hóa lỏng, hạ nhiệt độ về nhiệt độ thường
30- 400C thì Agar đông tụ .
- Dung dịch keo đông Agar cứng, có độ nhớt thấp
- So với Gelatin thì chỉ cần sử dụng với nồng độ thấp đã có thể đông tụ.
- So với Pectin thì Agar không cần chất hỗ trợ, thích hợp dùng cho kẹo có acid thấp hoặc
không acid.
Ưu điểm sử dụng và một vài ứng dụng:
Tạo gel cứng ở nồng độ thấp, không cần các chất hỗ trợ và pH.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 7
Không ảnh hưởng tới màu, vị của sản phẩm.
Sự khác biệt rõ ràng giữa nhiệt nóng chảy và tạo gel.
Rẻ
Thường được sử dụng trong sản xuất:
Kẹo
Mứt trái cây.
Sữa socola
Yoghurt
Nuôi cấy vi sinh
Các loại Gum ( Arabica, Gum Gua, Xanthan Gum):
- Arabica có nguồn gốc từ 1 loại nhựa lấy từ thân cành của cây Acacia. Cấu tạo là polymer
từ monomer khác nha. Tính tan : dd max 50%/ 5% các loại kẹo khác. Dung dịch keo
đông mềm, trong bóng, đàn hồi.
- Arabica, gum gua là Gum thực vật.
- Xanthan gum là Gum vi sinh vật , được lấy từ vi khuẩn .Ưu điểm tính tan tốt nhất trong
loại tạo keo đông. Nhược điểm : giá thành cao nhất.
1.2.2. NGUYÊN LIỆU PHỤ
1.2.2.1.Mạch nha ( mật tinh bột )
- Mạch nha cũng là 1 nguyên liệu quan trọng để làm kẹo. Nó là sản phẩm trung gian của
quá trình thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme. Là mật tinh bột khi thủy phân bằng
acid, là mạch nha khi thủy phân bằng enzyme.
- Mạch nha dùng làm kẹo phải là dung dịch không màu (hoặc hơi vàng ), trong suốt, sánh
và có vị ngọt êm dịu.
- Thành phần chủ yếu của mạch nha là: glucose, maltose, dextrin, fructose. Tùy theo mức
độ thủy phân tinh bột mà hàm lượng của bốn thành phần này có khác nhau và từ đó cũng
quyết định tính chất và giá trị sử dụng của mạch nha.
- Khi chọn mạch nha cần xét 2 mặt:
+ Một là: với lượng mạch nha thích đáng có thể làm chậm lại hoặc dừng hẳn tốc độ hồi
của kẹo trong quá trình chế biến và lưu chuyển.
+ Hai là: mạch nha có thành phần khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến hình thái
tổ chức và hương vị của kẹo.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 8
- Các thành phần chủ yếu của mạch nha và ảnh hưởng của chúng đến quá trình sản xuất
kẹo:
+ Glucose: trong kẹo có tính chống kết tinh.
+ Maltose: không ổn định với nhiệt, khi gia nhiệt đến 90-1000C sẽ tạo ra các sản phẩm
phân giải và tăng tính hút nước, khi gia nhiệt đến trên nhiệt độ nóng chảy (
102-1030C) tính hút ẩm của của Maltose càng mãnh liệt, tiếp tục gia nhiệt thì sẫm màu,
rất dễ bị cháy.
+ Dextrin: có dạng bột hay dạng hạt nhỏ phi tinh thể, màu trắng vàng hay sẫm, không
ngọt, tan trong nước. Số lượng và tính chất của Dextrin trực tiếp ảnh hưởng đến độ nhớt,
độ ngọt, độ trong của mạch nha. Khi mạch nha ngậm nhiều Dextrin sẽ làm cho kẹo khó
chảy, khó hồi đường, nhưng giảm vị ngọt, giảm độ trong và tăng độ nhớt. Độ nhớt của
Dextrin quá cao sẽ cản trở sự truyền nhiệt trong quá trình nấu kẹo, gây khó khăn trong
thao tác. Do vậy Dextrin trong nha dùng để nấu kẹo, chỉ cần có độ nhớt vừa phải, tính
linh động tương đối cao và tính tan khá tốt.
+ Fructose: khi thủy phân tinh bột, không trực tiếp ra Fructose, chỉ trong điều kiện nhất
định, một phần Glucose chuyển thành Fructose, do đó hàm lượng Fructose thường không
lớn. Fructose dễ tan trong nước, có tính hút ẩm cực mạnh ; khi độ ẩm không khí trên 45%
Fructose đã hút ẩm. Do vậy , sự có mặt của Fructose sẽ làm tăng khả năng chảy nước của
kẹo
- Trong sản xuất kẹo, nha được sử dụng, không những dùng làm chất chống kết tinh mà
còn là chất độn lý tưởng đối với hầu hết các loại kẹo.
- Trong bảo quản mạch nha dễ bị lên men, tạo bọt và có mùi rượu, mạch nha biến chất làm
ảnh hưởng đến chất lượng của kẹo.
- Khi độ khô của mạch nha vượt quá 80% thì bền, khó hỏng nhưng nếu đặc quá thì khó lấy
ra khỏi thùng.
1.2.2.2. Shortening ( là ester của glyxerin và axit béo )
- Shortening là chất béo đã được huydro hóa, quá trình hydro hóa làm cho chất béo chưa
no ở thể lỏng qua tác dụng của hydro trở thành chất béo no ở thể rắn.
- Điểm nóng chảy của Shorteningcao, đó là ưu điểm lớn . Tính keo & độ cứng của
Shorteningcó ảnh hưởng rất quan trọng đối với chất lượng kẹo. Tính keo của Shortening
giúp co kẹo có thể chịu được lực tác dụng bên ngoài, nghĩa là không bị biến dạng , nứt
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 9
nẻ. Ngoài ra nó còn có các ưu điểm : độ cứng cao, màu sắc sáng, không mùi ở dạng
nguyên chất, giá thành hạ.
1.2.2.3. Acid thực phẩm
Tác dụng của Acid thực phẩm:
- Tạo vị
- Tạo ph thích hợp để chuyển hóa đường sac.
Lưu ý : Cho vừa đủ acid sẽ làm thủy phân đường Saccharose thành đường Fructose và
đường Glucose (chống hồi đường cho kẹo).
Cho nhiều acid, lượng đường Fructose và đường Glucose tạo thành nhiều làm kẹo dính
răng , dễ bị chảy nước.
Acid Citric
- Acid citric là loại acid hữu cơ dược dùng rộng rãi nhất trong sán xuất kẹo.
- Acid citric có dạng tinh thể, rất dễ tan trong nước.
- Acid citric có nhiều trong hoa quả tự nhiên, nhiều nhất trong chanh ( khoảng 6-8% khối
lượng).
- Lượng acid citric dùng cho kẹo cứng thường là 0,4% - 1,4%.
- Nếu tinh thể A.Citric quá lớn phải nghiền nhỏ mới dùng.
Acid Tactric
- Khi thiếu Acid Citric, có thay thế một phần hay toàn bộ bằng Aid Citric.
- Thành phần trong nho chiếm 0,3 %- 1,7 % ( acid nho).
- Vị rất chua, vị chua mạnh hơn Acid Citric gấp 1,2 - 1,3 lần.
- Acid Tactric dạng bột trắng ngà, không mùi, dễ tan trong nước.
1.2.2.4. Chất làm bền hệ nhũ tương
Đặc điểm
- Chất hoạt động bề mặt, trong phân tử chứa cả nhóm háo nước và nhóm kỵ nước.
- Thường sử dụng các ester của các acid béo và các polyol hoặc các phospholipid.
- Tác dụng làm bền hệ nhũ tương .
Nguyên tắc sử dụng :
- Phosphatide có lượng dùng không quá 0,5%.
- Di – Glyceride và Mono – Glyceride có lượng dùng không quá 0,5%.
1.2.2.5. Chất tạo mầm cưỡng bức ( trên bao bì ký hiệu là fondant).
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 10
- Bản chất là đường saccharose có độ tinh khiết cao, kích thước rất nhỏ.
- Có vai trò trong sản xuất kẹo, đặc biệt là kẹo mềm. Vì trong kẹo luôn có sự hồi đường,
tạo đường saccharose kết tinh tinh thể.
+ Kẹo cứng có bản chất cứng giòn, độ ẩm thấp, nếu có tinh thể xuất hiện cũng không
ảnh hưởng nhiều đến cảm quan.
+ Kẹo dẻo thì có độ nhớt cao, nên khả năng xuất hiện tinh thể thấp.
+ Kẹo mềm ( ẩm cao) nếu có xuất hiện tinh thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan (
kẹo bị hồi đường cục bộ)
- Khi có fondant, kẹo vẫn hồi đường nhưng là hồi đường khắp viên kẹo, dù cũng có ảnh
hưởng đến viên kẹo nhưng ít hơn, cảm quan ít nhận ra (do tinh thể đường nhỏ, mịn ).
1.2.2.6. Sữa
Vai trò:
- Tăng giá trị dinh dưỡng và tăng năng lượng.
- Tăng chất lượng cảm quan.
- Tạo melanoidin → tăng khả năng tạo màu, mùi.
1.2.2.7. Chất tạo xốp, làm nở.
- Vai trò: tạo xốp, làm nở kẹo.
- Bản chất: giữ khí, phân tán bọt khí đều.
- Thành phần: là polycerol ester của acid béo thực phẩm.
1.2.2.8. Hương liệu và màu thực phẩm.
Vai trò:
- Tăng tính cảm quan
- Đa dạng sản phẩm
Nguồn gốc: tự nhiên và tổng hợp hóa học.
- Tự nhiên: kém bền, khó bảo quản và sử dụng, an toàn, khó bảo quản.
Hương liệu tự nhiên: lấy từ cam, chanh, quýt…hàm lượng tinh dầu trong quả thuộc
giống, khí hậu, đất đai và điều kiện chăm sóc. Tinh dầu nhiều trong vỏ, còn thịt và quả ít
hơn.
Chất màu tự nhiên: caramen, trích từ rễ cây, vỏ quả.
- Tổng hợp hóa học:
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 11
Hương liệu tổng hợp: là những chất thơm nhận được bằng con đường tổng hợp hóa học.
là dung dịch rượu nước chứa từ 4- 13% chất thơm tổng hợp.
Chất màu nhân tạo: đỏ dâu (Amarant), màu vàng chanh (Tatrazin).
1.2. PHÂN LOẠI KẸO
Có nhiều cách phân loại kẹo
Phân loại theo nhân:
- Kẹo có nhân
- Kẹo không nhân
Phân loại theo nguyên liệu chính:
- Kẹo đường (chỉ có đường trong thành phần – sugar candy)
- Kẹo chocolate ( trong thành phần có cả đường và chocolate)
Phân loại theo trạng thái kết tinh của đường saccharose: đây là cách phân loại được sử dụng phổ
biến.
- Kẹo cứng (hard candy), độ ẩm < 3%.
- Kẹo mềm ( soft candy, chewy candy), độ ẩm 45%.
- Kẹo dẻo (jelly candy, gummy candy, gelatin candy), độ ẩm 520%.
Nếu phân loại theo đặc trưng của thành phần kẹo thì các loại kẹo đa dạng hơn và người ta thường
phân loại theo đặc điểm này:
Kẹo cứng:
Kẹo cứng hoa quả: cam, dứa, táo, nho…(không nhân, có nhân)
Kẹo cứng tinh dầu: bạc hà, hoa hồng, hoa quế…
Kẹo cứng bơ: bơ sữa, bơ dừa, bơ cacao…
Kẹo thuốc: kẹo kháng sinh (penicilin, biomixin..),
Kẹo dinh dưỡng ( sinh tố A, B, C…)
Kẹo mềm:
Kẹo mềm tinh bột: quýt, nho, vải…
Kẹo mềm pectin: quýt, chanh, dâu…
Kẹo mềm agar: cam, chanh, dứa, sữa…
Kẹo mềm albumin: quýt, dứa…
Kẹo mè xửng: chuối, nho…
Kẹo sôcôla: thuần nhất, có nhân ( hạnh nhân, mứt quả…)
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 12
Kẹo dẻo:
Kẹo cao su: bạc hà, chanh, cam thảo…
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KẸO CỨNG
Kẹo cứng là khối đường ở trạng thái vô định hình.
Yêu cầu kỹ thuật:
Độ ẩm 1,8 -2%
Đường khử < 15%
Dòn, không dính răng
Trong suốt
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 13
Bền trong quá trình bảo quản
2.1.1. Quy trình công nghệ
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KẸO CỨNG CÓ NHÂN
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 14
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 15
2.1.2. Thuyết minh qui trình
Phối liệu
Mục đích: quá trình sản xuất khối kẹo có thể coi như sự chuyển đường từ dạng tinh thể cứng
sang trạng thái phi tinh thể ( vô định hình ) cứng, dòn. Muốn làm được như vậy người ta có thể
thực hiện theo 2 cách:
− Nấu đường nóng chảy rồi làm nguội.
− Hòa tan đường trong nước rồi cô đặc đến nồng độ chất khô rất cao (>90%) rồi làm nguội
đến 40-45 độ C.
Lọc
Khi dung dịch đường sôi phải kịp thời đem lọc, nếu không nước bốc hơi nhiều dung dịch đặc
lại sẽ khó khăn. Quá trình lọc nhằm loại bỏ tất cả các tạp chất có trong dịch đường nhất là các tạp
chất keo trong nguyên liệu.
Sau khi phối liệu và nấu sơ bộ đến nồng độ chất khô là 84-86% thì cho siro vào bộ phận lọc
các tạp chất chứa trong dịch đường nhất là các tạp chất keo rồi đưa vào bình chứa tạm thời rồi
dùng bơm chuyển vào thiết bị nấu chân không.
Lưới lọc bằng kim loại không gỉ ( thép, inox…), ít bị ăn mòn, khoảng 120 lỗ/cm2 , đường
kính lỗ 3-0,5 mm.
Nấu siro caramen
Mục đích là nấu siro từ độ ẩm 14-16%
thành khối kẹo có độ ẩm 1-3%.
Sau khi được gia nhiệt sơ bộ và sau khi lọc,
siro có độ ẩm 14-16% được nấu xuống còn 1-
3%.
Tùy thuộc vào loại kẹo mà độ ẩm của khối
kẹo được nấu đến khác nhau trong giới hạn 1-
3%.
Yêu cầu kĩ thuật:
- Khối kẹo phải trong suốt, không có vết đưc thể hiện của sự hồi đường.
- Màu vàng tươi.
- Độ ẩm không được quá 3%.
Phụ Gia Trong Sản Xuất Kẹo GVHD: ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhóm 18 16
- Hàm lượng đường chuyển hóa không quá 20%.
- Cần phải dẽ ở giai đoạn tạo hình, có nghĩa là phải có khả năng chịu
được lực kéo dài để tạo ra hình dạng bất kì.
Thành phần hóa học của khối kẹo sau khi nấu:
- Đường Saccarroza: 58%.
- Dexintrin: 20%.
- Glucozo: 10%.
- Fuctoza: 3%.
- Maltoza:7%.
- Độ ẩm: 2%. Trong suốt, không có vết đục biểu hiện của sự hồi đường
- Có độ dẻo để tiến hành lăn, vuốt
Trộn
Ngay khi khối kẹo được xả ra khỏi nồi thì được bơm vào thiết bị trộn màu thực phẩm, hương
liệu, acid hữu cơ, chất điều vị, chất phụ gia …Nếu các chất trộn vào dưới dạng bột rắn thì phải
hòa tan trước ở ngoài với lượng tối thiểu nước hay dầu ( chất hòa tan trong chất béo ) để không
tạo mầm kết tinh.
Không nên khuấy nhiều quá vì không khí dễ lẫn vào khối kẹo tạo bọt khí rất khó phá vỡ làm
kẹo thành phẩm bị đục và mất giá trị cảm quan.
Làm nguội khối kẹo
Khi tạo hình, muốn cho viên kẹo không bị biến dạng, không hồi đường và giữ được tính dẻo
thì phải được làm nguội nhanh chóng và đúng cách.
Cán
Mục đích cán là để sản xuất ra loại kẹo cứng trong suốt vì cán có nhiệm vụ sau:
+ Phân bố đều các phụ liệu trong khối kẹo.
+ Loại trừ phần không khí thừa có trong khối kẹo.
+ Làm ch