Chuyên đề Năng lượng hạt nhân

• Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy. • Một viên nhiên liệu uranium duy nhất chứa nhiều năng lượng là 480 mét khối khí tự nhiên, 807 kg than hoặc 149 lít dầu. • Năng lượng hạt nhân được sử dụng để tạo ra khoảng 11% lượng điện của thế giới, với lượng khí thải hầu như không có hiệu ứng nhà kính. • Nhà máy điện hạt nhân có thể tạo ra điện liên tục trong nhiều tháng tại một thời điểm, không bị gián đoạn. • Năng lượng hạt nhân được sử dụng bởi hơn 30 quốc gia trên thế giới. Công nghệ hạt nhân có nhiều công dụng, bao gồm cung cấp năng lượng sao Hỏa.

docx10 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Năng lượng hạt nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN Chủ đề : Năng lượng hạt nhân Nhóm: 8 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Lê Thu Thảo 91102112 2 Huỳnh Đăng Quang 91102096 3 Hoàng Thị Hạnh 91102035 Tp. Hồ Chí Minh, 2014 GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN Khái niệm Năng lượng hạt nhân là một loại công nghệ hạt nhân được thiết kế để tách năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thông qua các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt nhân và phân rã phóng xạ. Tất cả các lò phản ứng với nhiều kích thước và mục đích sử dụng khác nhau đều dùng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện hoặc tạo lực đẩy. Một viên nhiên liệu uranium duy nhất chứa nhiều năng lượng là 480 mét khối khí tự nhiên, 807 kg than hoặc 149 lít dầu. Năng lượng hạt nhân được sử dụng để tạo ra khoảng 11% lượng điện của thế giới, với lượng khí thải hầu như không có hiệu ứng nhà kính. Nhà máy điện hạt nhân có thể tạo ra điện liên tục trong nhiều tháng tại một thời điểm, không bị gián đoạn. Năng lượng hạt nhân được sử dụng bởi hơn 30 quốc gia trên thế giới. Công nghệ hạt nhân có nhiều công dụng, bao gồm cung cấp năng lượng sao Hỏa. Năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình Mục tiêu tổng thể quốc tế liên quan đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân là để đảm bảo rằng những lợi ích của năng lượng hạt nhân là có sẵn cho tất cả các nước mà chọn sử dụng nó, theo các điều khoản công bằng và thông qua hợp tác quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng việc sử dụng năng lượng hạt nhân không dẫn đến sự gia tăng của vũ khí hạt nhân không gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường. Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình có nghĩa là loại bỏ vũ khí hạt nhân hoặc từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Chính vì mối đe dọa sản xuất vũ khí hạt nhân, thế giới đã tiến hành đàm phán và ký kết “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Hiệp ước này được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân với 3 nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình. Theo đó: Hiệp ước cung ứng cho các quốc gia khác khả năng sản xuất năng lượng hạt nhân, với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để phát triển vũ khí hạt nhân. Cho phép làm giàu urani để sản xuất năng lượng. Mọi quốc gia quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình, và khi trên thị trường đang có những thiết kế cho nhà máy năng lượng hạt nhân dùng lò phản ứng nước nhẹ sử dụng nhiên liệu urani làm giàu, các quốc gia này cần phải được cấp phép để làm giàu urani hoặc để mua loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế. Kiểm soát tiến trình làm giàu urani có thể được xem như là một phần trong biện pháp ngăn cản sự phát triển đầu đạn hạt nhân để nếu nước nào muốn làm điều này thì phải rút lui khỏi “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Không quốc gia nào có thể bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi còn bị ràng buộc chịu sự thanh tra của hiệp ước. Các quốc gia ký kết và hiện duy trì “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” đều có thành tích tốt trong việc tuân thủ hiệp ước. Trong một số khu vực, yếu tố tất cả quốc gia trong vùng đều không có vũ khí hạt nhân giúp mỗi quốc gia đơn lẻ không cảm thấy có nhu cầu phải chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những mong đợi khi hiệp ước được thiết lập. Tình hình phát triển, tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân Tính đến thời điểm 1/3/2011, có 443 nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới đặt tại 47 quốc gia khác nhau. Trong năm 2009, năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 14% tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Hiện tại, Litva đang là nước phụ thuộc lớn nhất vào năng lượng hạt nhân khi 76,2% nhu cầu năng lượng của nước này được các lò phản ứng cung cấp, vị trí thứ hai là Pháp. Tại Mỹ, 104 lò phản ứng hạt nhân đang cung cấp tới 20% điện năng cho quốc gia này. Ba cường quốc: Pháp, Nhật Bản và Mỹ chiếm tới hơn 50% tổng sản lượng điện hạt nhân được sản xuất trên toàn thế giới. Với những lợi thế khủng khiếp về khả năng tạo năng lượng/ khối lượng, năng lượng hạt nhân đang ngày càng trở nên được ưa chuộng. Hiện hầu hết các tàu sân bay mới được sản xuất, các thiết bị thăm dò, thám hiểm dài ngày đều sử dụng năng lượng hạt nhân. Một lượng lớn các khí tài quân sự siêu cấp như tàu ngầm... đều sử dụng nguồn năng lượng này. Chính các động cơ hạt nhân trên các tàu sân bay đã mang lại khả năng chiến đấu và sức mạnh cho hải quân Mỹ và Nga. Ưu điểm: Quá trình này đem lại cho con người một lượng năng lượng khổng lồ, sạch và quan trọng hơn, gần như vô tận. Chất thải môi trường ít. Chi phí vận hành, hiệu năng sản xuất và diện tích đất sử dụng ít hơn nhiều so với một nhà máy thủy điện. Nhược điểm: Quá trình sản xuất điện hạt nhân thải ra một lượng chất thải phóng xạ bao gồm: Urani không chuyển hóa được, một số nguyên tử thuộc nhóm Actini (chủ yếu là Plutoni và Curi). Các chất thải này hiện chưa có cách xử lý triệt để và là nguy cơ lớn cho sự an toàn của con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường của các nhà máy điện hạt nhân còn đến từ lượng phóng xạ tỏa ra từ quá trình phân rã hạt nhân, tuy nhiên, con người đã có thể kiểm soát chúng khá tốt. Khi xảy ra sự cố thì hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. CHÍNH KIẾN CỦA NHÓM Theo nhóm chúng tôi, sử dụng năng lượng hạt nhân là không an toàn. Chính vì thế, cả nhóm quyết định phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân, kể cả việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nhóm quyết định như vậy bởi vì những nguyên nhân chính như sau: Sự cố nhà máy điện hạt nhân nghiêm trọng Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl năm 1986 Ngày 26 tháng 4 1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl phát nổ, gây ra một loạt vụ nổ ờ các lò phản ứng khác, làm tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân. Đây là sự cố hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử. Do không có tường chắn nên các đám mây bụi phóng xạ bay lên bầu trời và lan rộng ra nhiều khu vực phía tây Liên bang Xô Viết, một số nước Đông Âu và Tây Âu, Anh và phía đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Sau thảm họa, hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng như về sức khỏe đe dọa người dân. Theo một báo cáo gần đây của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài 56 người bị cướp sinh mạng ngay tại thời điểm xảy ra vụ nổ, khoảng 9.000 người, trong đó có 1.800 trường hợp là trẻ em, đã chết vì ung thư sau thời điểm đó. Tuy nhiên, Tổ chức Hòa bình xanh (tổ chức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện con người) cho rằng tổng số người chết liên quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Đó là chưa tính những nguy hiểm luôn rình rập với hàng trăm công nhân vẫn hàng ngày thay nhau làm việc gần chiếc "quan tài bê tông", lớp vỏ được xây dựng bao quanh lò phản ứng bị nổ để ngăn 190 tấn bụi phóng xạ tiếp tục phát tán ra môi trường. Đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng số 4 nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bao phủ một phần lớn lãnh thổ châu Âu, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Ukraine và các nước láng giềng Ảnh hưởng của 190 tấn bụi phóng xạ phát ra từ vụ nổ - gấp 500 lần quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima (Nhật Bản) hồi Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đã khiến toàn bộ khu vực nằm trong nhà máy bị cách ly hoàn toàn. Thực tế đau thương này chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa dù những biện pháp khắc phục hậu quả đã được triển khai. Xe tải, xe bọc thép và máy bay trực thăng bị nhiễm xạ nằm im trên một khu đất trống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Khoảng 1.350 phương tiện gồm máy bay trực thăng, xe bus, xe ủi, xe tăng, xe tải, xe cứu hỏa và xe cấp cứu đã được sử dụng để chống lại thảm họa hạt nhân và tất cả đều đã bị nhiễm xạ. 1/5 đất nông nghiệp ở Belarus đã bị nhiễm xạ sau khi lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ. Mỗi năm, có khoảng 6.000 trẻ em ở Ukraine được sinh ra với quả tim có vấn đề. Người ta nghi ngờ là do nhiễm phóng xạ, tuy nhiên điều này vẫn chưa được chứng thực. Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima Gần đây nhất, ngày 11 tháng 3, 2011, sau trận thảm họa động đất và sóng thần Sendai 2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp hàng loạt các vấn đề đối với các lò phản ứng và rò rỉ phóng xạ gây ra sự cố nhà máy điện Fukushima I. Tình trạng ô nhiễm phóng xạ ngày càng cao. Tuy không có người tử vong tại chỗ, nhưng nó gây nhiều lo ngại về sức khỏe của con người trong khu vực bị ảnh hưởng sau này. Dự kiến phải mất vài năm để sửa chữa nhà máy và vài tháng để khử sạch phóng xạ. Không có thương vong trực tiếp từ việc rò rỉ phóng xạ tuy nhiên nó khiến hàng nghìn người phải đi sơ tán và nhiều vùng đất không thể ở được trong nhiều thập kỷ tới. Khoảng 100 tấn nước nhiễm xạ bị thoát ra từ một bể chứa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, trong đợt rò rỉ lớn nhất kể từ năm ngoái. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục tiến hành sản xuất vũ khí hạt nhân Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 100 triệu tấn (mặc dù hiện nay chưa thể thực hiện được) thì có thể phá hủy một vùng với bán kính 100 – 160 km. Cho đến nay đã có hai quả bom hạt nhân được dùng trong Đệ nhị thế chiến: quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 có tên là Little Boy và được làm từ uranium; quả sau có tên là Fat Man và được ném xuống Nagasaki, cũng ở Nhật Bản ba ngày sau đó, được làm từ plutonium đã san băng 2 thành phố lớn này. Cường quốc hạt nhân tiếp tục duy trì ưu thế hạt nhân: Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố, tính đến ngày 1 tháng 3, Nga sở hữu 1.480 đầu đạn hạt nhân, ít hơn Mỹ 174 đầu đạn; phương tiện lắp vũ khí hạt nhân có 492 chiếc, ít hơn Mỹ 300 chiếc; thiết bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, thiết bị phóng tên lửa đạn đạo của tàu ngầm và máy bay ném bom hạng năng 900 chiếc, ít hơn Mỹ 128 chiếc. Tổng số vũ khí hạt nhân của hai nước Mỹ, Nga vẫn chiếm trên 90% toàn cầu, tiếp tục duy trì vị trí ưu thế hạt nhân. Tháng 5 và tháng 9 năm 2013, Mỹ đã 3 lần bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III, đã hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra bắn thường niên năm 2013. Tháng 8, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ ở Guam bay đến biển Hoàng Hải tập trận, hơn nữa còn cùng với máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A, từ ngày 28 tháng 3 bay qua lại gần 21.000 km, đến bán đảo Triều Tiên thực hiện diễn tập tập kích tầm xa và ném bom, khoa mục diễn tập sát với chiến đấu thực tế. Anh cho biết sẽ kéo dài thời gian phục vụ của tàu ngầm hạt nhân, đẩy nhanh chế tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới. Đồng thời, tích cực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới của tàu ngầm, nâng cao độ chính xác bắn trúng và khả năng kiểm soát uy lực của đầu đạn hạt nhân. Pháp sẽ đẩy nhanh cải tạo tàu ngầm hạt nhân hiện có, phát triển tên lửa đạn đạo mới cho tàu ngầm, đổi mới chủng loại máy bay ném bom chiến lược mới, khẩn trương nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình mới cho tàu ngầm và máy bay, đầu đạn hạt nhân có sức công phá nhỏ. Có thể thấy, vũ khí hạt nhân nằm ở trạng thái đề phòng cao của các nước hạt nhân phương Tây mặc dù thoạt nhìn giảm bớt số lượng, nhưng chỉ là đã chuyển vào trạng thái đề phòng thấp, địa vị ưu thế hạt nhân của họ hoàn toàn không thay đổi cùng với việc "cắt giảm hạt nhân". Nước lớn hạt nhân tăng cường khả năng chiến đấu thực tế hạt nhân Các nước lớn hạt nhân đều dựa vào kế hoạch dự kiến cải tiến vũ khí hạt nhân hiện có, Mỹ có kế hoạch tiến hành nâng cấp cải tạo toàn diện đối với kho vũ khí hạt nhân hiện có, tập trung phát triển đầu đạn hạt nhân sức công phá nhỏ và vũ khí hạt nhân mới an toàn và đáng tin cậy hơn Nga cố gắng duy trì cân bằng hạt nhân với Mỹ, căn cứ vào kế hoạch, trước năm 2021 Nga sẽ đổi sang trang bị toàn bộ hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ thứ 5, tức là hệ thống tên lửa Rubezh và Topol-M, tích cực phát triển và triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 và tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất mới Bulava, đẩy nhanh phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa xuyên lục địa trên biển mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 5. Kế tiếp tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borey Nga đầu tiên mang tên Yuri Dolgoruky chính thức trang bị cho Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga, Nga còn có kế hoạch trước năm 2017 chế tạo 8 tàu ngầm hạt nhân lớp này. Lực lượng hạt nhân của Anh, Pháp từng bước phát triển theo hướng cơ động linh hoạt, nâng cao đột phá phòng không và khả năng sống sót. Dấu hiệu phát triển vũ khí hạt nhân:  hiện nay Nhật Bản có thể đã bí mật sản xuất hoặc đang sản xuất 2-5 thiết bị nổ hạt nhân có sức công phá 500.000 đến 1 triệu tấn, vượt CHDCND Triều Tiên và Iran cả về số lượng và uy lực. Bài báo tuyên truyền, căn cứ vào lập trường "chủ nghĩa quân phiệt" những năm gần đây của nhà cầm quyền Nhật Bản, không ngừng đẩy nhanh các bước tăng cường quân bị, đặc biệt là các hành động như chính sách "bành trướng" của chính quyền Shinzo Abe trong vấn đề lãnh thổ, động thái phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản "cần phải" được dư luận tập trung theo dõi. Các nước “ngưỡng cửa hạt nhân” gấp rút phát triển vũ khí hạt nhân Tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ tháng 3 năm 2013 cho biết, CHDCND Triều Tiên đã nắm được công nghệ vũ khí hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân, có thể lắp đầu đạn hạt nhân đã có vào tên lửa có thể tấn công Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ấn Độ vẫn theo kế hoạch phát triển nhanh chóng hệ thống vũ khí hạt nhân "tam vị nhất thể", trong 1 năm qua, các bước mua nguyên liệu hạt nhân của Mỹ, nhập khẩu công nghệ hạt nhân của Nga không hề chậm lại chút nào. Pakistan cũng tiếp tục đầu tư vốn lớn, cố gắng tiến hành “vũ khí hóa” đầu đạn hạt nhân. Hiện nay, thế giới vẫn chưa có giải pháp an toàn để đối phó với các sự cố từ năng lượng hạt nhân. Cụ thể là thành phố Chernobyl, từ sau sự cố hạt nhân đến nay thành phố này vẫn là thành phố hoang, không có dân cư sinh sống và được nhắc đến với tên thành phố ma. Sau sự cố, đến nay vẫn còn rất nhiều chịu ảnh hưởng nặng nề do nó đem lại (bị ung thư,.) mà chưa có khả năng điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO