Tiểu luận Phụ nữ và nghèo đói

Đói nghèo là một vấn đề mang tinh cất toàn cầu. Nó không chỉ là môt thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngay cả những nước phát triển cao vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Phát biểu tại Diễn đàn “Bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững”, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai ngoài việc điểm lại những thành tích, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng như bình đẳng giới cũng đã cho rằng: “Phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn nam giới và chính họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo" (Ngày 2/6/2008, Diễn đàn Bình đẳng giới và Giảm nghèo bền vững tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội). Và đặc biệt trong nhóm nghèo đó phụ nữ lại chính là những người chiếm đa số 70% trong số 1,3 tỷ người nghèo trên thế giới là phụ nữ. (Trích trong bài báo: “Khi người nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 - 2011). Theo các nhà nghiên cứu xã hội thì phụ nữ thường phải gánh chịu những ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, và dường như hình ảnh phụ nữ đa phần được gắn liền với nghèo đói bởi đa phần những thế hệ phụ nữ nông thôn đều có cùng một điểm chung: ít học, lấy chồng sớm, đẻ nhều, sức khỏe kém, công việc bấp bênh, thu nhập thấp, không có tiếng nói trong gia đình và xã hội.

pdf45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phụ nữ và nghèo đói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận PHỤ NỮ VÀ NGHÈO ĐÓI 1 3.1. Nghèo đói mang gương mặt phụ nữ. 3.1.1. Nghèo đói phân theo giới. 3.1.2. Phụ nữ nghèo đói phân theo khu vực. 3.1.3. Phụ nữ nghèo đói phân theo trình độ học vấn. 3.1.4. Phụ nữ nghèo đói phân theo nghề nghiệp. 3.2. Những nguyên nhân khiến cho phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói. 3.2.1. Do những quan điểm đánh giá trong xã hội và do sự bất bình đẳng giới. 3.2.2. Do phụ nữ có trình độ văn hóa thấp. 3.2.3. Do thu nhập của phụ nữ còn thấp. 3.2.4. Do sức khỏe phụ nữ kém đã ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống của họ. 3.2.5. Do phụ nữ bị bất bình đẳng trong sở hữu tài sản. 3.2.6. Do phụ nữ có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn nam giới. 3.2.7. Do người phụ nữ có vị thế thấp kém trong xã hội. 3.3. Quan hệ giới và sự thiếu quyền quyết định 3.3.1. Mối quan hệ giới. 3.3.2. Phụ nữ và sự thiếu quyền quyết định. 2 3.4. Vai trò của phụ nữ trong tấn công nghèo đói. 3.4.1. Phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động chính trị - xã hội. Đây chính là vai trò quan trọng của phụ nữ trong tấn công nghèo đói, và góp phần xóa đi khoảng cách của sự bất bình đẳng giới. 3.4.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế. 3.4.3. Phụ nữ cả nước tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, khuyên góp vào các quỹ để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn → làm giảm đi số hộ nghèo ở nước ta. 3.4.4. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đói. 3.4.4.1. Phụ nữ nông thôn giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. 3.4.4.2. Phụ nữ nông thôn đã tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt động cộng đồng: 3.4.4.3. Phụ nữ nông thôn ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng để vay vốn làm ăn → giảm đi số hộ nghèo. 3.4.4.4. Tỷ lệ nữ tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp ngày càng cao hơn trước → giúp họ có thu nhập → khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và xã hội. 3.4.4.5. Phụ nữ ngày nay đã được tự do kinh doanh theo ý thích, ít bị phân biệt đối xử → thu nhập gia đình tăng lên → giảm nghèo đói. 3 3.1. Nghèo đói mang gương mặt phụ nữ. 3.1.1. Nghèo đói phân theo giới. Đói nghèo là một vấn đề mang tinh cất toàn cầu. Nó không chỉ là môt thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trong khu vực và trên toàn thế giới. Ngay cả những nước phát triển cao vẫn còn một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Phát biểu tại Diễn đàn “Bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững”, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai ngoài việc điểm lại những thành tích, nỗ lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng như bình đẳng giới cũng đã cho rằng: “Phụ nữ thường phải gánh chịu ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn nam giới và chính họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo" (Ngày 2/6/2008, Diễn đàn Bình đẳng giới và Giảm nghèo bền vững tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội). Và đặc biệt trong nhóm nghèo đó phụ nữ lại chính là những người chiếm đa số 70% trong số 1,3 tỷ người nghèo trên thế giới là phụ nữ. (Trích trong bài báo: “Khi người nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 - 2011). Theo các nhà nghiên cứu xã hội thì phụ nữ thường phải gánh chịu những ảnh hưởng của nghèo đói nhiều hơn so với nam giới, và dường như hình ảnh phụ nữ đa phần được gắn liền với nghèo đói bởi đa phần những thế hệ phụ nữ nông thôn đều có cùng một điểm chung: ít học, lấy chồng sớm, đẻ nhều, sức khỏe kém, công việc bấp bênh, thu nhập thấp, không có tiếng nói trong gia đình và xã hội. 4 “Nghèo đói mang guơng mặt phụ nữ”. Đó là lời của một đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội. Đây là “diễn đàn cho phụ nữ của thế kỷ XXI chia sẻ kinh nghiệm chiến lược và giải pháp với mục tiêu chung là thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu”. (Theo Báo mới, ra ngày 08/ 06/ 2008).) 3.1.2. Phụ nữ nghèo đói phân theo khu vực. Nhóm hộ nghèo ở VN đa số là phụ nữ người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa thuộc biên giới hải đảo, vùng miền núi. Nông dân ở vùng nông thôn, nhất là những vùng đất canh tác ít, hay gặp thiên tai. - Ở nông thôn với trên 70% dân số có ít nhất trên 20 triệu phụ nữ nghèo ít có điều kiện tiếp cận với các tiện nghi, phúc lợi xã hội và đang vất vả trong sản xuất nông nghiệp, buôn bán hàng rong, thậm chí phải đi ở đợ. (Trích trong bài báo: “Khi người nghèo là phụ nữ, của báo Phụ nữ Đà Nẵng, ra ngày Thứ sáu, 2 - 12 - 2011). - Ở thành thị, phụ nữ nghèo chính là những người sống trong các ngôi nhà "ổ chuột", trong những dãy nhà trọ nhỏ hẹp hay ở khu vực ngoại thành. Lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn nam trong dòng di cư nhưng lại chịu vị thế bất lợi. Quan sát chỗ ở và điều kiện sinh hoạt của các khu lao động tập trung ở thành phố ta thấy rõ những vấn đề bức xúc đối với sức khỏe và phẩm giá của những phụ nữ nông dân vừa rời làng quê ra tỉnh lao động kiếm sống. → Phụ nữ nghèo ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị do ở nông thôn ít việc làm để kiếm tiền hơn, chủ yếu là làm nông nghiệp nên một số đông phụ nữ đã phải bỏ ra thành phố thuê nhà trọ ở để đi làm thuê, bán hàng rong kiếm 5 sống. Cuộc sống của họ rất vất vả, khó có thể thoát khỏi được cảnh nghèo đói. Vì thế mà từ xưa đến nay, phụ nữ nông thôn luôn bị gắn với hình ảnh nghèo đói, cực khổ. 3.1.3. Phụ nữ nghèo đói phân theo trình độ học vấn. Phụ nữ thường ít được đến trường học hơn so với nam giới cho nên trình độ học vấn của họ thấp, họ không biết là mình có thể làm được việc gì khác không ngoài nông nghiệp. Vì vậy mà những phụ nữ nghèo thường chủ yếu là những người có trình độ học vấn thấp, ít được học hành và không có sự hiểu biết rộng. Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, tỷ lệ lao động nữ có trình độ cao trong tương quan so với nam giới hiện nay là thấp. Phân tích về vấn đề nữ quyền và giáo dục, PGS.TS Trần Lê Bảo - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Trong 20 năm qua cho dù khoảng cách giữa nam và nữ có giảm đi một nửa, song những bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng như một thách thức nhân loại, trong 880 triệu người mù chữ trên thế giới có gần 2/3 là phụ nữ; trong số 130 triệu trẻ em không được đến trường tiểu học có 60% là em gái. Phần lớn phụ nữ và em gái này sống ở nông thôn. Trong chương trình giáo dục cũng như sách giáo khoa ở nhiều nước vẫn còn những quan niệm thành kiến với phụ nữ, không đề cập đến những thành tựu của phụ nữ hay những vấn đề đặt ra hàng ngày đối với phụ nữ. Thậm chí người ta cho rằng “nghèo khổ mang gương mặt phụ nữ - thầm lặng”. (Trích trong bài “Giáo dục là một phương tiện hữu hiệu để giải phóng phụ nữ” của báo Dantri.com.vn, ra ngày Thứ Hai, 09/05/2011). 3.1.4. Phụ nữ nghèo đói phân theo nghề nghiệp. 6 - Những người phụ nữ nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa chủ yếu là làm trong các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công… - Những người phụ nữ nghèo ở các khu đô thị thì chủ yếu là họ làm nghề bán hàng rong, thu mua đồng nát, nhặt rác, ngồi bán hàng nhỏ lẻ ở các chợ, hay đi làm thuê cho người khác… Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, cho đến năm 2011 thì phụ nữ Việt Nam chiếm 50,8% dân số, 51,4% lực lượng lao động trong cả nước. Trong lao động nông nghiệp, phụ nữ chiếm gần 80%, trong ngành giáo dục phụ nữ chiếm 71,6%, trong ngành y tế chiếm 67%, công nghiệp nhẹ 65%, phục vụ công công cộng 52,1%, ngoại giao 33,7%, trong hoạt động nghiên cứu khoa học phụ nữ chiếm 33%. (Trích trong báo: Dantri.com.vn, ra ngày 09/05/2011). → Như vậy ta thấy rằng số phụ nữ làm nông nghiệp là rất lớn (chiếm gần 80%), còn trong những công việc chính trị, lĩnh vực nghiên cứu thì phụ nữ lại làm rất ít, mà những phụ nữ nghèo đói chủ yếu là tập trung ở nhóm làm nghề nông nghiệp. Vì vậy Nhà nước ta cần phải có những biện pháp làm cân bằng tỷ lệ lao động trong các ngành nghề theo giới tính, để số phụ nữ làm nghề nông giảm đi, còn ở những ngành nghề khác thì tăng lên. Có như vậy thì tình trạng phụ nữ nghèo mới có thể giảm đi nhiều được. 3.2. Những nguyên nhân khiến phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói. 3.2.1. Do những quan điểm đánh giá về phụ nữ trong xã hội và do sự bất bình đẳng giới. 7 Từ trước trong xã hội phụ quyền, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình. Họ vẫn phải làm các công việc như nam giới như làm ruộng, buôn bán, làm dịch vụ nhưng không được công nhận là tham gia công việc xã hội. Đặc biệt phụ nữ bị hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ. Phụ nữ chỉ được học để phục vụ chồng, con và những người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội. Xã hội Việt Nam thời trước Cách mạng tháng 8/1945 là một xã hội nghèo đói, chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân của nó là tình trạng bất bình đẳng giới phổ biến. Một nửa dân số đất nước là phụ nữ bị kìm hãm, sống trong nghèo đói và thất học, bị hạn chế không được đóng góp trực tiếp vào sự phát triển. Họ không phải là nguồn nhân lực có chất lượng cao và sự tồn tại của họ gắn với các nhãn mác: ngu dốt và rẻ mạt. Không có nhà khoa học nổi tiếng nào là phụ nữ. Nữ trí thức nếu có chỉ dừng ở mức là học sinh trung học và hầu như không có sinh viên đại học. Định kiến giới, phong tục tập quán đã làm hạn chế tỷ lệ và chất lượng làm việc của phụ nữ trí thức. Chẳng hạn, ngược với sự tự tin của nam giới, phụ nữ thường hay tự ti, cứ nghĩ rằng chắc là mình không làm được việc. Phụ nữ trí thức còn gặp cản trở, sự ganh ghét từ phía nam đồng nghiệp và từ chính phụ nữ đồng nghiệp. Trong khi đó, người lãnh đạo nhiều khi cũng lại có ý nghĩ rằng, việc này thì nam giới làm sẽ tốt hơn phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, nếu được đặt đúng vị trí thì phụ nữ cũng phát huy như nam giới, thậm chí tốt hơn do phụ nữ chu đáo và có tinh thần trách nhiệm cao. → Nghèo khổ thường đi đôi với phân biệt đối xử và cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu cái chết cho phụ nữ và em gái trên thế giới. 8 3.2.2. Do phụ nữ có trình độ văn hóa thấp. Cho đến tận nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ nhiều nước vẫn bị cấm đoán trong lĩnh vực khoa học. Phụ nữ không được học hành đầy đủ như nam giới, vì lẽ đó những danh nhân khoa học là phụ nữ trên thế giới chỉ là một thiểu số rất nhỏ so với nam giới. Trong các thế kỷ được gọi là “Đêm trường trung cổ” có những phụ nữ hàn lâm, có kiến thức và trí tuệ bị bài bác, thậm chí bị lên án, bị bỏ tù. Thế kỷ 17 có trên 4000 phụ nữ trong đó hầu hết là nhà khoa học bị nhà thờ Thiên Chúa giáo buộc tội là phù thuỷ và bị đàn áp. (Tạp chí Khoa học & Phụ nữ , 1990). Nhìn chung, sự phát triển của nữ trí thức không thể thiếu sự ủng hộ từ nhiều phía: gia đình, cơ quan, cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện các vai trò mà họ đảm nhiệm không đơn giản, nhất là vai trò trong gia đình những thiên chức gắn với họ suốt cả cuộc đời. Để điều hoà, giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các vai trò thực sự là khó khăn đối với họ. Trách nhiệm nặng nề với gia đình đã khiến một số phụ nữ đành phải gạt bỏ công việc sang một bên, chịu tụt hậu so với các đồng nghiệp nam. Nhiều kết quả nghiên cứu về giới cho thấy, đối với những nữ trí thức trẻ, khó khăn càng nhiều hơn khi có con nhỏ. Chính vì vậy, nhiều nữ trí thức bị quá tải về sức lực, thiếu thời gian nghỉ ngơi, học tập, không cập nhật thông tin, giảm sút sự thăng tiến, tạo tâm lý an phận. Vấn đề nâng cao năng lực của nữ trí thức trước hết là ở trong gia đình. Họ phải nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, chồng con. Đó là sự thay đổi rất lớn về “giá trị” trong gia đình từ truyền thống sang hiện đại, từ chỗ nam giới chỉ chấp nhận phụ nữ làm những công việc gia đình đến việc chấp nhận phụ nữ mang trí tuệ của mình phục vụ và lãnh đạo xã hội. 9 Trong các cuộc điều tra xã hội học cho thấy, khi phải chọn lựa giữa hai giá trị gia đình và công việc, phụ nữ thường chọn gia đình. Khác với nam giới, phần lớn phụ nữ cho rằng đạt được thành tích hoặc chức vụ lãnh đạo cũng tốt, không được cũng không sao, nhưng chăm sóc một gia đình êm ấm là trách nhiệm của họ. Yếu tố giới, đặc thù giới ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và nhận thức của phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng. Vì lẽ đó, hầu hết nữ trí thức đã phải trăn trở trước câu hỏi lớn của đời mình: sự nghiệp hay gia đình?, trong khi nam trí thức có thể tự do theo đuổi sự nghiệp của mình với một niềm đam mê lớn và có vợ ở đằng sau lưng để ủng hộ động viên. Trên thực tế đã có những bi kịch gia đình xảy ra khi nữ trí thức đam mê với công việc. Cái giá phải trả để có thể làm tốt cả việc nhà lẫn công việc ngoài xã hội của mình đã khiến nữ trí thức phải cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều lần so với nam trí thức. Phụ nữ trí thức phải chịu quá trình đào tạo “đứt đoạn” trong khi nam giới có quá trình đào tạo liên tục. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ, thể lực và khả năng sáng tạo của nữ trí thức. Thậm chí có một số nữ thanh niên do tích cực học đến khi đạt được bằng cấp cao thì lại vướng phải một khó khăn là khó lấy chồng do quan niệm của hầu hết nam giới là không muốn lấy vợ có học thức cao hơn mình. Tính cách và phẩm chất giới (kiên nhẫn, khiêm tốn, vị tha) là những thuận lợi cho sự hình thành và biểu lộ tri thức của phụ nữ. Tham gia vào khoa học vừa là dịp thử thách năng lực, phẩm chất của phụ nữ, vừa là cơ hội tốt cho sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Tuy nhiên, tư duy khái quát, hệ thống, tính duy lý, sự kiên nhẫn tìm tòi trong khoa học ở phụ nữ thường mâu thuẫn với xúc cảm, sự lo lắng, quan tâm đến các việc nhỏ nhặt, phân tán. So với 10 nam giới, phụ nữ thường ít tính quyết đoán mạnh mẽ trong một số trường hợp. Điều này cũng cản trở phụ nữ trong công việc. Phụ nữ ít điều kiện giao tiếp như nam giới. Điều này làm hạn chế họ trong việc thu thập những thông tin cần thiết cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và ứng xử. → Cũng do trình độ văn hóa còn thấp mà có yếu tố chi phối công việc của phụ nữ, kéo theo đó là mức thu nhập của họ cũng không cao. 3.2.3. Do thu nhập của phụ nữ còn thấp. Nguồn thu nhập chính của người phụ nữ chủ yếu là từ canh tác nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, chiếm 55,5% tổng thu nhập, tiền lương tiền công chiếm 23,8% tổng thu nhập. Thu nhập ít ỏi, nên phải dành ưu tiên chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu để duy trì sự sống như mua lương thực thực phẩm, chất đốt... luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 65,1%. Còn chi cho những nhu cầu phục vụ chất lượng sống như nhà ở, điện, nước, vệ sinh, y tế, giáo dục, giải trí... chỉ chiếm 34,9%.. Do đó, khi giá cả tăng cao, người nghèo sẽ phải dồn khoản tiền kiếm được chỉ để duy trì cuộc sống, như phải tăng thêm 0,5% tiền để mua thực phẩm, lương thực, thêm 0,5% tiền cho thuốc chữa bệnh và 1,4% cho đi lại (giai đoạn 2006-2008). Các nhu cầu may mặc, giáo dục, mua sắm đồ dùng, nhà ở bị co lại từ 0,2- 0,7%, dù nhóm người nghèo luôn được hưởng nhiều chính sách miễn giảm của Nhà nước. Đặc biệt, với những người lao động nhập cư, họ phải đối diện với nhiều khoản chi ngoài các chi tiêu cơ bản như: Tiền thuê nhà thường tăng từ 20- 11 30%, tiền điện, tiền nước thường cao hơn 2-4 lần so với dân địa phương (mà còn luôn tăng thêm do giá điện, nước tăng)... → Phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo đói, họ là những người: Về thu nhập: Họ có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người phụ nữ thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay thủ công nhiều nhưng thu nhập chẳng được là bao. Hơn thế nữa, những công việc này lại thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán, động đất...). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là những ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc sống là rất hạn chế. Hầu hết các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như cái ăn, cái mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp, thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên miên: chưa nói đến vấn đề đủ dinh dưỡng, riêng việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu cho con người để có thể duy trì hoạt động sống bình thường họ cũng chưa đáp ứng được, hoặc đáp ứng một cách khó khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như làm giảm sức khoẻ, do đó giảm năng suất lao động, từ đó giảm thu nhập... cứ như thế, nó đã tạo nên vòng luẩn quẩn mà những người phụ nữ nghèo rất khó thoát ra được. 3.2.4. Do sức khỏe phụ nữ kém đã ảnh hưởng nhiều đến công việc và đời sống của họ Phụ nữ xưa nay vẫn xem là phái yếu trong xã hội, họ không có sức khỏe như nam giới nên những công việc họ đảm nhiệm thường là những việc đơn giản, nhẹ nhàng. Chính vì vậy mà phụ nữ thường mang hình ảnh người tề 12 gia nội trợ, chăm sóc chồng con. Xét về thu nhập thì họ là những người có thu nhập thấp hơn, trong khi đó mọi khoản chi đều do họ nắm trả. Người phụ nữ có nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường cao như ốm đau, các bệnh về đường giao tiếp, tình trạng sức khoẻ phụ nữ thường có sức chịu đựng thấp hơn so với nam giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội tham gia công việc của họ. Cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nghèo đói chiếm đa số ở phụ nữ. 3.2.5. Do phụ nữ bị bất bình đẳng trong sở hữu tài sản. - Nam giới có cơ hội lớn hơn so với nữ giới trong “tiền tệ hóa” tài sản. Một trong những cách chính để tiền tệ hóa tài sản là sử dụng đất để thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những phụ nữ bị từ chối không được vay vốn, 20% nói rằng lý do là vì họ không có vật thế chấp (Quỹ phát triển khu vực tư nhân Mêkông 2006). Mặc dù phong tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả phụ nữ và nam giới đều được thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ít phụ nữ được đứng tên chủ sử dụng đất. Mặc dù đất đai đã được cấp cho các hộ gia đình nông thôn từ năm 1988 nhưng đa số giấy CNQSDĐ đều do nam giới đứng tên. Bản sửa đổi Luật đất đai năm 2003 quy định tất cả giấy CNQSDĐ mới phải bao gồm tên của cả hai vợ chồng. Cho dù đây là một bước đi đúng hướng và sẽ đảm bảo rằng rất nhiều phụ nữ tiếp cận được với đất đai và vốn tín dụng nhưng Luật lại không yêu cầu sửa đổi các giấy CNQSDĐ được cấp từ trước. Có 81% các hộ gia đình trong. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004 có giấy CNQSDĐ cho một phần đất đai của họ. Bảng 1 dưới đây phân chia các loại giấy CNQSDĐ theo người đứng tên chủ sử dụng đất. 13 Bảng 1. Nếu chỉ có một người đứng tên chủ sử dụng đất trong giấy tờ, thường đó là nam giới: Chủ sử dụng đất Loại Đất Chỉ nam Chỉ phụ Cả hai giới nữ Đất nông nghiệp 66 19 15 hàng năm Đất ở 60 22 18 (Nguồn: NHTG, 2006 sử dụng số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2004). Rất nhiều phụ nữ vì thế không đứng tên sở hữu tài sản là điều không chỉ cho phép họ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mà còn nâng cao sự an toàn cho bản thân họ như trong trường hợp ly hôn hoặc thừa kế. Với 3/4 phụ nữ tự làm, chủ yếu trong nông nghiệp hoặc khu vực không chính thức (so với 59% nam giới). Việc tiếp cận của phụ nữ với các nguồn vốn sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng nâng cao năng suất và mở rộng kinh doanh của họ. Bảng 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các nguồn tín dụng cho những người đứng tên trong giấy CNQSDĐ: các hộ có giấy CNQSDĐ tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức dễ dàng hơn so với những hộ không có giấy CNQSDĐ. Điều đáng chú ý là kể cả khi có giấy CNQSDĐ, các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ vẫn ít có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn so với các hộ do nam giới làm chủ hộ. Cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu
Luận văn liên quan