Tiểu luận Phương hướng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam

- Vận tải đa phương thức quốc tế là sự vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi ít nhất hai hình thức vận tải khác nhau trên cơ sở của một hợp đồng vận tải đa phương thức (Multimodal transport contract), từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. - Luật Hàng hải, điều 87 và 88 đưa ra định nghĩa về vận tải liên hiệp. Điều 87 định nghĩa, vận tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của các phương thức vận tải khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường không. Tuy nhiên Bộ luật không nói đến việc hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Điều 87. 1- Việc vận chuyển hàng hoá được thực hiện với sự tham gia của người vận chuyển đường bộ, đường sông hoặc đường không, gọi là liên hiệp vận chuyển. Vận đơn được ký phát cho cả quá trình vận chuyển hàng hoá trong liên hiệp vận chuyển, gọi là vận đơn suốt. 2- Các quy định về vận đơn nói tại Bộ luật này cũng được áp dụng đối với loại vận đơn suốt do người vận chuyển đường biển ký phát, trừ trường hợp có những văn bản pháp luật khác qui định cụ thể. - Nghị định 125/2003/NĐ-CP, ngày 20 tháng 10 năm 2003 đưa ra một số định nghĩa về vận tải đa phương thức như sau: + "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác. + "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức. + "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển.

doc39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4849 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mục lục I. Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam: 1.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức: 1.2. Luật và các văn bản dưới luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức: 1.2.1.Bộ luật Hàng hải với các luật chuyên ngành về vận tải đa phương thức: 1.2.2. Văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức: 1.2.2.1. Nghị định số 125/2003/NĐ-CP: 1.2.2.2. Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT: 1.2.2.3. Thông tư số 10/2004/TT-BGVT: 1.2.2.4. Thông tư 125/2004/TT-BTC: 1.3. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 1.3.1.Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: 1.3.2.Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: II.Thực trạng kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 2.1. Thực trạng giao thông ở Việt Nam: 2.1.1.Giao thông đường bộ: 2.1.1.1.Mạng lưới giao thông đường bộ: 2.1.1.2.Phương tiện giao thông vận tải đường bộ: 2.1.1.3. Hiện trạng vận tải đường bộ Việt Nam: 2.1.1.4.Những hạn chế còn tồn tại: 2.1.1.5. Chiến lược phát triển vận tải đường bộ đến năm 2020: 2.1.2. Giao thông đường sắt: 2.1.2.1.Hệ thống giao thông đường sắt: 2.1.2.2.Hạn chế còn tồn tại : 2.1.2.3. Chiến lược phát triển: 2.1.3. Giao thông đường biển: 2.1.3.1.Đội tàu vận tải biển Việt Nam: 2.1.3.2.Hệ thống cảng biển trên cả nước: 2.1.3.3.Hạn chế còn tồn tại: 2.1.4. Giao thông đường thủy nội địa: 2.1.4.1. Hiện trạng vận tải đường thủy nội địa Việt Nam: 2.1.4.2. Hạn chế tồn tại: 2.1.5. Giao thông đường hàng không: 2.1.5.1. Các cụm cảng hàng không Việt Nam: 2.1.5.2. Thực trạng vận tải hàng không ở Việt Nam: 2.2. Tình hình kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 2.2.1. Thực trạng kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 2.2.2. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức: 2.2.3.Nguyên nhân: III. Phương hướng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 3.1. Phương hướng phát triển của vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam: Tài liệu tham khảo I. Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam: 1.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức: - Vận tải đa phương thức quốc tế là sự vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi ít nhất hai hình thức vận tải khác nhau trên cơ sở của một hợp đồng vận tải đa phương thức (Multimodal transport contract), từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. - Luật Hàng hải, điều 87 và 88 đưa ra định nghĩa về vận tải liên hiệp. Điều 87 định nghĩa, vận tải liên hiệp là việc vận chuyển hàng hóa có sự tham gia của các phương thức vận tải khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường không. Tuy nhiên Bộ luật không nói đến việc hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác. Điều 87. 1- Việc vận chuyển hàng hoá được thực hiện với sự tham gia của người vận chuyển đường bộ, đường sông hoặc đường không, gọi là liên hiệp vận chuyển. Vận đơn được ký phát cho cả quá trình vận chuyển hàng hoá trong liên hiệp vận chuyển, gọi là vận đơn suốt. 2- Các quy định về vận đơn nói tại Bộ luật này cũng được áp dụng đối với loại vận đơn suốt do người vận chuyển đường biển ký phát, trừ trường hợp có những văn bản pháp luật khác qui định cụ thể. - Nghị định 125/2003/NĐ-CP, ngày 20 tháng 10 năm 2003 đưa ra một số định nghĩa về vận tải đa phương thức như sau: + "Vận tải đa phương thức quốc tế" (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác. + "Người kinh doanh vận tải đa phương thức" là doanh nghiệp ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà không phải là đại lý hoặc đại diện của người gửi hàng hoặc thay mặt người vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức. + "Hợp đồng vận tải đa phương thức" là văn bản theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển. + "Chứng từ vận tải đa phương thức" là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. 1.2. Luật và các văn bản dưới luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức: 1.2.1.Bộ luật Hàng hải với các luật chuyên ngành về vận tải đa phương thức: Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi-có hiệu lực từ 01/01/2006), Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ 01/01/2002), Luật Giao thông đường thủy nội địa (có hiệu lực từ  01/01/2005), Luật Đường sắt (có hiệu lực từ 01/01/2006), Luật Hàng không dân dụng (có hiệu lực từ 01/01/2002). Trích bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, có hiệu lực từ 01/01/2006 MỤC 4 HỢP ĐỒNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Điều 119: Hợp đồng vận tải đa phương thức 1. Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hoá để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển. 2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người gửi hàng. 3. Người gửi hàng là người tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức. 4. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng thoả thuận của hợp đồng. Điều 120: Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức 1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá theo hợp đồng vận tải đa phương thức từ thời điểm nhận hàng cho đến khi trả hàng. 2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể ký các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển. Điều 121: Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức 1. Trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức. 2. Trường hợp không thể xác định được hàng hoá bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở phương thức vận tải nào thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển tại Điều 78 và Điều 79 của Bộ luật này. Điều 122: Quy định chi tiết về vận tải đa phương thức Chính phủ quy định chi tiết về vận tải đa phương thức. So với bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990,bộ luật 2005 đã có thêm một mục mới điều chỉnh về hợp đồng VTĐPT. Tuy nhiên, các quy định hợp đồng VTĐPT trong Bộ luật 2005 chỉ áp dụng đối với VTĐPT mà trong đó có một phương thức vận tải bằng đường biển (khoản 1, Điều 119). Trách nhiệm của người VTĐPT được xác định theo nguyên tắc: hàng hóa bị hư hỏng, mất mát ở phương thức vận tải nào thì xác định trách nhiệm quy định của luật tương ứng (ví dụ mất mát, hư hỏng xảy ra ở chặng vận tải đường sắt thì áp dụng Luật Đường sắt); khi không thể áp dụng mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra ở chặng vận tải nào thì áp dụng theo quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật năm 2005 (Điều 121).    Như vậy, trong các luật chuyên ngành nói trên (cả 05 lĩnh vực), duy nhất chỉ có Bộ luật Hàng hải Việt Nam có một điều (Điều 119-Hợp đồng vận tải đa phương thức); nội dung chủ yếu quy định mối quan hệ, giới hạn trách nhiệm của người người kinh doanh vận tải đa phương thức với người gửi hàng. Còn lại các luật chuyên ngành khác không có nội dung nào quy định về hoạt động vận tải đa phương thức, mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến: an toàn, kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ...; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường thủy nội địa...; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường sắt, đường sắt đô thị...; quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, cảng hàng không dân dụng, bảo đảm an toàn hàng không... Như vậy, giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các luật chuyên ngành chưa có “tiếng nói chung” về hoạt động vận tải đa phương thức. 1.2.2. Văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức: 1.2.2.1. Nghị định số 125/2003/NĐ-CP: Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế, ban hành sau 1 năm mới có thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện. Về cơ bản, nội dung của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP đã thể hiện ‘tính mở” và hướng tới hội nhập: không phân biệt các thành phần kinh tế trong nước, mở cửa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài vào tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức, hàng hóa vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan... Tuy nhiên, Nghị định số 125/2003/NĐ-CP vẫn còn một số điểm hạn chế và bất cập mà trong quá trình thực hiện các DN đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, phiền hà và đặc biệt về thủ tục xin “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức”. Một số DN nước ngoài kiến nghị với Chính phủ Việt Nam: không nên quy định điều kiện “Phải là DN của nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức”..., vì làm như thế là phân biệt đối xử và không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trích khoản 3 điều 6- Nghị định số 125/2003/NĐ-CP: Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, có đủ các điều kiện sau đây sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức : a) Là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của nước đã ký hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức; b) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự; c) Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam, trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn góp của phía Việt Nam không dưới 51%. 1.2.2.2. Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT: Thông tư số 0/8/2004/TTLY-BTM-BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 của 3 Bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng  container tại các cảng biển Việt Nam. Thông tư này được xem là phù hợp với nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường và đáp ứng với nguyện vọng của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này, bởi lẽ: thông tư áp dụng đối với các doanh nghiệp cảng biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan, không giới hạn đối tượng áp dụng, mà chỉ quy định các điều kiện về cảng biển, hàng hóa, xử lý hàng hóa và thanh toán dịch vụ trung chuyển hàng container. Nếu doanh nghiệp nào, tổ chức cá nhân nào thấy đủ điều kiện là có quyền đăng ký kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container tại cảng biển mà không cần phải xin phép. Đó là “tính mở” của Thông tư 08 đối với loại hình dịch vụ này, mà trước đây bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container đều phải xin giấy phép. Trích điều 2 mục I Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: a. "Dịch vụ trung chuyển container" (transhipment) là việc xếp dỡ container theo yêu cầu của người vận chuyển thông qua các hình thức sau: - Dỡ container được vận chuyển trên phương tiện vận tải từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; - Dỡ container được vận chuyển trên phương tiện vận tải từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp các container đó lên phương tiện vận tải để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. b. "Khu vực trung chuyển container" là khu vực thuộc cảng biển được dành riêng cho việc thực hiện dịch vụ trung chuyển container cách biệt với các khu vực khác của cảng biển và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. c. "Phương tiện vận tải" bao gồm tàu biển, tàu bay, ô tô vận tải, tàu hỏa, phương tiện thủy nội địa. d. "Hàng hóa trung chuyển" bao gồm các loại hàng hóa được đóng trong container trung chuyển. đ. "Người vận chuyển" là người dùng phương tiện vận tải thuộc sở hữu của mình hoặc thuê phương tiện vận tải thuộc sở hữu của người khác để thực hiện dịch vụ vận chuyển container hoặc những người đại diện hợp pháp của những đối tượng nêu trên. 1.2.2.3. Thông tư số 10/2004/TT-BGVT: Trích khoản a điều 1 (Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức) Thông tư số 10/2004/TT-BGVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 của chính phủ về vận tải đa phương thức a/Doanh nghiệp Việt Nam gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 1999; - Công ty Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003; - Các Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003; - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động theo quy định Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Thông tư 10/2004/TT-BGTVT quy định, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh được phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cho phép  cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức do chi nhánh và văn phòng đại diện thực hiện. Đáng lưu ý là quy định trong Thông tư 10 có thể gây xung đột pháp lý với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đây, bởi theo đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể cung cấp cả chu trình trọn gói gồm vận tải nội địa, vận tải đường bộ, giao nhận, dịch vụ cảng mà các loại dịch vụ đó theo quy định hiện hành là chỉ do các công ty trong nước hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp với vốn góp tối đa của bên nước ngoài không quá 49%. 1.2.2.4. Thông tư 125/2004/TT-BTC: Thông tư 125/2004/TT-BTC là thông tư của Bộ tài chính nhằm hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế Trong đó điều có quy định trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải đa phương thức như sau - Nộp và xuất trình cho Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên các chứng từ nêu tại điểm 1 trên đây. - Giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đầu tiên về ICD hoặc cửa khẩu giao trả hàng cho người nhận. - Luân chuyển chứng từ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục Hải quan nơi giao trả hàng cho người nhận. (trích điều 3 thông tư 125/2004/TT-BTC) 1.3. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển và vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 1.3.1.Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế chỉ đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2000 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, với tổng số 410 DN, trong đó: DNNN-182, CTCP-79, TNHH-143, DNTN-2, LD-4; tương ứng với các loại hình dịch vụ: Đại lý tàu biển-289; đại lý VTĐB-192; môi giới hàng hải-237; cung ứng tàu biển-137; kiểm đếm hàng hóa-125; lai dắt TB-62; sửa chữa TB tại cảng-77; vệ sinh tàu biển-50 và bốc dỡ hàng hóa tại cảng-105. Các loại hình dịch vụ này đã thực hiện dịch vụ được 67 nghìn lượt tàu ra vào cảng, tương ứng với 287 triệu tấn tàu (DWT), tính bình quân trong một năm. Cùng trong thời gian này chỉ có 2 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, 11 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics; đồng thời, có 4 DN thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng: Bến Nghé, Hải Phòng, Sài Gòn và Tân Cảng. 1.3.2.Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Đối với dịch vụ trung chuyển hàng container đã được điều chỉnh bởi Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 của liên bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam. Hienj tại chỉ có 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung chuyển container là: công ty Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn, công ty TNHH 1 thành viên Cảng Bến Nghé, Cảng Hải Phòng, công ty liên doanh phát triển tiếp vận số 1. Có thể, đây là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển, có nhiều hãng tàu có nhu cầu dịch vụ trung chuyển hàng container, đã chưa gặp được các doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ này, nên số lượng các DN tham gia kinh doanh là rất ít so với từ trước khi có Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT. Đối với dịch vụ vận tải đa phương thức đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế .Theo số liệu năm 2006, hoạt động này cũng rất ít các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Cụ thể, số DN đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức là: DNNN-7, CTCP-8, TNHH-4, LD-0. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 4 năm 2007 chỉ tính riêng các thành viên chính thức của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) thì đã có 77 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic và vận tải đa phương thức. Việc phát triển khá nhanh này là do các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đã khá nhạy bén, thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường và đã có sự liên kết giữa các doanh nghiệp. II.Thực trạng kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 2.1. Thực trạng giao thông ở Việt Nam: 2.1.1.Giao thông đường bộ: 2.1.1.1.Mạng lưới giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ cả nước có tổng chiều dài 210.006 km, gồm đường quốc lộ 14.935 km, chiếm 7.1%; đường tỉnh 17.450 km, chiếm 8.3%; đường huyện 36.905 km, chiếm 17.6%; đường xã 132.054 km, chiếm 62.9%; đường đô thị 3.211 km, chiếm 1.5%; đường chuyên dùng 5.451 km, chiếm 2.6%. Trên mạng đường bộ hiện nay chưa có đường cao tốc. Ðường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ thấp. Hiện còn 663 xã chưa có đường ô tô vào trung tâm. Ðường có bề rộng mặt đường 2 làn xe còn ít, ngay trên hệ thống quốc lộ cũng chỉ chiếm 26.2%. Chỉ có 15.5% chiều dài toàn mạng được rải mặt nhựa. Các cầu trên tuyến có tải trọng thấp, khổ hẹp chiếm 20%, trong đó có 6.1% là cầu tạm. Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. 2.1.1.2.Phương tiện giao thông vận tải đường bộ: Hoạt động khai thác vận tải ôtô hiện có trên toàn mạng đường bộ với tổng chiều dài 17.272 km quốc lộ và 57.863 km đường tỉnh, đường huyện, 5.944 km đường đô thị và 134.463 km đường nông thôn
Luận văn liên quan