Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công
nghệ xuất hiện một cách hết sức nhanh chóng và thường xuyên được đổi mới. Ngày
nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh
nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên
cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được
ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan
niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên gấp bội so với vài thập
niên gần đây.
27 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 9594 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 1
Chương 1 : Mở đầu
1.1 Lý do
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công
nghệ xuất hiện một cách hết sức nhanh chóng và thường xuyên được đổi mới. Ngày
nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh
nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên
cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được
ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan
niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên gấp bội so với vài thập
niên gần đây.
Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cách khoa
học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lý
thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra được các biện pháp tổ
chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy khoa học vốn đã
mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn.
Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người
những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những hiểu
biết về phương pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu
khoa học đã gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, là một trong những
yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.
Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên cứu phương pháp nghiên cứu
khoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứu khoa học
đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.
1.2 Mục đích của tiểu luận
Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một
cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, giúp
người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của từng phương pháp.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Phạm vi nghiên cứu chính của tiểu luận : trình bày các phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh.
1.4 Những đóng góp của tiểu luận
Từ cơ sở lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiểu luận trình
bày khái quát về nghiên cứu khoa học và hệ thống về nội dung các phương pháp
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Qua đó, đưa ra hạn chế và ưu điểm của từng
phương pháp và rút ra giá trị bài học thực tiễn.
1.4 Kết cấu của tiểu luận
Kết cấu của tiểu luận bao gồm 4 chương :
Chương 1 Mở đầu : nêu lý do, mục đích, những đóng góp của tiểu luận;
Chương 2: Khái luận về nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu khoa học;
Chương 3 : Trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh;
Chương 4 : Kết luận.
----------/\----------
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 3
Chương 2: Khái luận về nghiên cứu khoa học
2.1 Đề tài nghiên cứu khoa học
2.1.1 Khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử
nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm
nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới
tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao
hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ bằng những phương pháp
nhất định để tìm kiếm, vạch ra một cách chính xác những gì con người chưa biết
hoặc biết chưa đầy đủ nhằm tạo ra sản phẩm mới dước dạng tri thức mới.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức nghiên cứu khoa học do một
người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện
để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, lý luận nền tảng, có thể chưa để ý đến
việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động
trí tuệ mang tính sáng tạo.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được
khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực
nghiên cứu.
2.1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện
được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy,
cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên
cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích
khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công
việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 4
vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của
nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà
người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu
có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt
động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là
điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
2.1.4 Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Việc lựa chọn một vấn đề nghiên cứu là một việc làm hết sức công phu đòi
hỏi người nghiên cứu phải sử dụng tối đa sự hiểu biết và kinh nghiệm để tìm ra
được một lĩnh vực nghiên cứu trong đó tài năng và kiến thức của mình có thể được
đem ra đóng góp với hiệu quả nhiều nhất. Vấn đề quan trọng đối với người mới
bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu là làm thế nào tìm ra được một vấn đề có ích lợi
then chốt mà khả năng của mình cho phép thực hiện cộng việc nghiên cứu, và sau
khi đã lựa chọn được vấn đề tổng quát hay lĩnh vực tổng quát để nghiên cứu, phải
phân tích thật kỹ vấn đề bằng cách tìm ra các biến số và các mối tương quan giữa
chúng với nhau.
Bước đầu tiên để tìm ra một vấn đề chuyên biệt trong quá trình nghiên cứu là
lựa chọn một lĩnh vực hay một vấn đề tổng quát mà người nghiên cứu đã được học
hỏi hoặc có kinh nghiệm nhiều nhất. Như vậy sẽ giúp cho người nghiên cứu biết
những vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào là then chốt trong một lĩnh vực, đồng
thời làm dễ dàng hơn công việc tham khảo các tài liệu liên hệ. Sau khi đã quyết
định về lĩnh vực nghiên cứu tổng quát, người nghiên cứu sẵn sàng vạch ra cho mình
một chương trình tham khảo tài liệu liên quan đến lĩnh vực ấy để có thể từ đó tìm ra
một vấn đề chuyên biệt làm căn bản cho việc nghiên cứu của mình.
Tham khảo tài liệu : Đây là bước đi quan trọng nhất của người nghiên cứu vì
nhờ có việc tham khảo tài liệu một cách có hệ thống người nghiên cứu mới có thể
nhận định được cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. Để thực hiện
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 5
công việc này một cách có kết quả, người nghiên cứu phải vạch ra một chương trình
tham khảo tài liệu có hệ thống.
2.2 Thu thập tài liệu và giả thuyết nghiên cứu khoa học
2.2.1 Thu thập tài liệu
2.2.1.1 Mục đích thu thập tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất
kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và
tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn
kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
Giúp người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện
trước đây, đồng thời làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình hàm lượng kiến thức
rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước
đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính. Giúp người nghiên cứu xây
dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học.
2.2.1.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu
Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử
dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu. Có
thể chia ra loại tài liệu tài sơ cấp và tài liệu thứ cấp.
Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực
tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề
nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các
nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương
pháp để ghi chép, thu thập số liệu.
Tài liệu thứ cấp : Loại tài liệu nầy như : Luận cứ khoa học, định lý, qui luật,
định luật, khái niệm; Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo
trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học; Số liệu niên giám
thống kê, tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách; thu thập
thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng cũng được
thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 6
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu khoa học
2.2.2.1 Định nghĩa
Giả thuyết là câu trả lời ướm thử hoặc là sự tiên đoán để trả lời cho câu hỏi
hay “vấn đề” nghiên cứu. Chú ý: giả thuyết không phải là sự quan sát, mô tả hiện
tượng sự vật, mà phải được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm.
2.2.2.2 Các đặc tính
Giả thuyết có những đặc tính tuân theo nguyên lý chung và không đổi trong
suốt quá trình nghiên cứu, phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết, đồng
thời giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi cao. Một giả thuyết
tốt phải thoả mãn các yêu cầu về tài liệu tham khảo, khả năng thu thập thông tin,
cũng như khả năng thực nghiệm để thu thập số liệu…
2.2.2.3 Mối quan hệ giữa giả thuyết và “vấn đề” khoa học :
Sau khi xác định câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu khoa học, người nghiên
cứu hình thành ý tưởng khoa học, tìm ra câu trả lời hoặc sự giải thích tới vấn đề
chưa biết (đặt giả thuyết). Ý tưởng khoa học nầy còn gọi là sự tiên đoán khoa học
hay giả thuyết giúp cho người nghiên cứu có động cơ, hướng đi đúng hay tiếp cận
tới mục tiêu cần nghiên cứu. Trên cơ sở những quan sát bước đầu, những tình
huống đặt ra (câu hỏi hay vấn đề), những cơ sở lý thuyết (tham khảo tài liệu, kiến
thức đã có,…), sự tiên đoán và những dự kiến tiến hành thực nghiệm sẽ giúp cho
người nghiên cứu hình thành một cơ sở lý luận khoa học để xây dựng giả thuyết
khoa học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
2.3.1 Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách
có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá
chính đối tượng đó, đây là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là các cách thức nhận thức các hoạt động
của thế giới tự nhiên, xã hội, kinh tế, … bao gồm những quan điểm tiếp cận, những
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 7
quy trình, các thao tác cụ thể tác động vào đối tượng kinh doanh để làm bộc lộ bản
chất của đối tượng kinh doanh đó.
2.3.2 Một vài đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối
tượng cụ thể, ở đây có hai chú ý là: chủ thể và đối tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể
và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là
năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc
ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá đối
tượng.
Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc
điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp
có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong
hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm
việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các
quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta
phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được
các quy luật khách quan của thế giới.
Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích,
mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa
chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác,
phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả
yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.
Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung các vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định
phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong
mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ
thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 8
chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không
lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có
các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương
pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ
vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của
phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải
tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương
tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
Tóm lại, nghiên cứu khoa học có những đặc điểm : Tính mới; Tính tin cậy;
Tính thông tin; Tính khách quan – trung thực; Tính kế thừa; Tính phi kinh tế; Tính
mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học; Tính chuyên sâu của đội ngũ những người
nghiên cứu.
2.3.3 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái
niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên
lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới
quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi,
khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng
như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận
chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan
và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết
các vấn đề đã đặt ra.
Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho
nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như
thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương
pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các
khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 9
học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi
của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới
mới.
Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn
khoa học (toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học…). Do vậy những phương
pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.
2.4. Phân loại phương pháp nghiên cứu
Có nhiều quan điểm tiếp cận phân loại, tuy nhiên căn cứ vào cách tiếp cận
đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau của những lao động cụ thể trong nghiên cứu
khoa học, người ta chia thành phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phương
pháp nghiên cứu lý thuyết.
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Loại phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực
nghiệm. Quan sát là phương pháp nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ
của sự vật, hiện tượng riêng lẻ xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó nhờ khả
năng thụ cảm của các giác quan, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát hoá.
Thực nghiệm, thí nghiệm là việc người nghiên cứu khoa học sử dụng các
phương tiện vật chất tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả
thiết, lý thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết
ban đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới.
Thí nghiệm, thực nghiệm bao giờ cũng được tiến hành theo sự chỉ đạo của
một ý tưởng khoa học nào đấy. Như vậy để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm phải
có tri thức khoa học và điều kiện vật chất.
Phương pháp thực nghiệm được áp dụng khá phổ biến trong các ngành khoa
học tự nhiên là những ngành khoa học có khả năng định lượng chính xác. Trong
những lĩnh vực này, còn cho phép tạo ra những môi trường nhân tạo, khác với môi
trường bình thường để nghiên cứu sự vận động biến đổi của đối tượng.
Các ngành khoa học xã hội là lĩnh vực khó có khả năng tiến hành các thí
nghiệm khoa học, áp dụng phương pháp thử nghiệm. Song thực tiễn là tiêu chuẩn
Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân
Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 10
của chân lý. Mọi khái quát, trìu tượng, mọi lý thuyết nếu không được thực tiễn chấp
nhận đều không có chỗ đứng trong khoa học. Ở đây quan sát, tổng kết thực tiễn
người nghiên cứu khoa học có khả năng nhận thức nhanh hơn con đường do lịch sử
vạch ra.
Trong phạm vi nhất định, người ta cũng có thể tiến hành các thí nghiệm xã
hội học. Ở đây cần lưu ý rằng tính toán xã hội của khoa học xã hội đòi hỏi những
phương tiện, điều kiện vật chất, môi trường thử nghiệm phải là những điều kiện phổ
biến.
Trong phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nhiều trường hợp người ta còn
sử dung phương pháp mô hình hoá mà đối tượng nghiên cứu không cho phép quan
sát thực nghiệm trực tiếp. Cơ sở áp dụng phương pháp mô hình hoá là sự giống
nhau về các đặc điểm, chức năng, tính chất đã được xác lập vững chắc giữa các sự
vật hiện tượng, quá trình xảy ra trong tự nhiên xã hội, tư duy. Dựa trên cơ sở này, từ
những kết quả nghiên cứu đối với mô hình người ta rút ra những kết luận khoa học
về đối tượng cần nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp khái quát, trừu
tượng hoá, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá,… được dùng cho
tất cả các ngành khoa học. Khác với nghiên cứu thực nghiệm phải sử dụng các yếu
tố, điều kiện vật chất tác động vào đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu lý thuyết
quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tư duy trừu tượng, sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ, chữ viết,…
Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn, quan sát
sự vận động của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết, nền tảng và
điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận (các quan điểm, các lý
thuyết). Do vậy việc nắm vững hệ thống lý luận nền tảng đóng vai trò quyết định
trong loại phương pháp này.
Tri thức khoa học là tri thức chung, tài sản chung của nhân loại. Bất cứ lý
thuyết nào nếu được thực tiễn chấp nhận, đều có hạt nhân khoa học